Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chiến lược marketing nhằm phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.69 KB, 7 trang )

Chiến lược marketing nhằm phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều thuận lợi về du lịch, tài nguyên du lịch đa dạng, giàu
bản sắc cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển
hình…) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc, những phong tục tập quán, truyền
thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc…) để phát triển nhiều loại hình du lịch dài ngày và
ngắn ngày. Ngành Du lịch Thanh Hóa muốn phát triển hơn nữa cần coi trọng đẩy mạnh
chiến lược maketing, tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, mang
thương hiệu riêng để hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
1. Đặt vấn đề
Hoạt động marketing ngày nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
không chỉ trong lĩnh vực thương mại, bảo hiểm, du lịch, giáo dục y tế, chính trị, mà còn
được ứng dụng trong phạm vi một vùng, một khu vực, một địa phương, một quốc gia.
Marketing địa phương là một thuật ngữ chỉ việc tập hợp các chương trình hoạt
động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của địa
phương và phát triển kinh tế. Vì thế có thể thấy rằng, hoạt động marketing địa phương là
một hoạt động vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các
vùng có ý thức thực hiện marketing lãnh thổ sẽ giúp cải thiện một cách toàn diện cách
thức, thủ tục, nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền.
2. Thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại Thanh Hóa
2.1. Đánh giá hiện trạng của tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Những yếu tố hấp dẫn
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, hội tụ đủ các điều kiện để huy
động các nguồn lực thỏa mãn nhu cầu phát triển ngành kinh tế du lịch trở thành trọng
điểm du lịch quốc gia.
Thứ nhất, Thanh Hóa có chiều dài bờ biển hơn 120 km với nhiều bãi tắm đẹp,
được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như là một trong những nơi tắm
nắng, nghỉ ngơi và thư giãn lý tưởng nhất. Đây cũng chính là những yếu tố thuận lợi để
thúc đẩy ngành Du lịch của tỉnh phát triển.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa cịn có vùng núi đá vơi với nhiều hang động đẹp, gắn với
các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa như động Từ Thức (huyện Nga Sơn), hang Con
Moong (huyện Thạch Thành), động Hồ Công, Tiên Sơn (huyện Vĩnh Lộc)… Đặc biệt,


Thanh Hóa có Vườn Quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) hứa hẹn sẽ trở thành khu du
lịch sinh thái hấp dẫn.
Thứ hai, Thanh Hóa cịn có các di tích lịch sử văn hóa: Di tích quốc gia đặc biệt
Lam Kinh, Di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Hồn, Di tích Phủ
Trịnh… và độc đáo hơn cả là Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Ngồi ra, Thanh
Hóa cịn có hệ thống văn hóa phi vật thể đa dạng với 210 lễ hội truyền thống, tơn giáo tín
ngưỡng; nhiều món ăn đặc sản và nhiều làng nghề độc đáo…


Thứ ba, các lễ hội và sự kiện được tổ chức tại Thanh Hóa. Một số sự kiện thu hút
sự quan tâm và để lại ấn tượng trong lòng của du khách, như: lễ hội Lam Kinh, Mai An
Tiêm, Lê Hoàn, lễ kỷ niệm 40 năm Hàm Rồng chiến thắng, liên hoan văn hóa ẩm thực
các tỉnh phía Bắc, festival trị diễn dân gian Thanh Hóa 2010, giới thiệu sản phẩm 1000
năm những kinh đô Việt cổ chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội…
Thứ tư, cơ sở hạ tầng ở Thanh Hóa tương đối đầy đủ. Bộ mặt của thành phố đã
thay đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn
thành phố có đủ bốn loại đường giao thông thông dụng là đường hàng không, đường bộ,
đường sắt, đường biển.
2.1.2. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh
Các địa phương trong quá trình thực hiện marketing cần phải biết mình đang đứng
ở đâu và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ đang làm gì, họ có ảnh hưởng gì đến chiến
lược của địa phương mình hay không. Trong lĩnh vực thu hút khách du lịch, Thanh Hóa
nổi lên với những bãi biển đẹp. Đây cũng là lợi thế của Thanh Hóa trong thu hút khách
du lịch. Các địa phương như Hải Phòng, Nha Trang, Hạ Long, Phan Thiết, Vũng Tàu là
những đối thủ cạnh tranh của Thanh Hóa trong lĩnh vực này.
2.2. Phân tích SWOT về du lịch Thanh Hóa
* Điểm mạnh
- Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch:
Với vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây, Côn Minh-Hải Phòng và là
trục giao lưu nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, Nam Bộ, Thanh Hóa có hệ thống giao thơng

đường bộ huyết mạch: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Xuyên Việt, quốc
lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh, đường chiến lược 15A xuyên suốt
vùng trung du và miền núi Thanh Hóa, đường 217 nối với nước bạn Lào. Về đường thủy,
Thanh Hóa có 4 hệ thống sơng chính và bờ biển dài 102 km cùng với cảng biển nước sâu
Nghi Sơn. Về hàng khơng, Thanh Hóa có Cảng Hàng khơng Thọ Xn với tuyến Thanh
Hóa – TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa - Bn Mê Thuột, Thanh Hóa - Nha Trang và chuẩn
bị mở nhiều tuyến bay khác. Những điều kiện giao thông trên là những nhân tố thuận lợi
trong hội nhập quốc tế và phát triển dịch vụ du lịch.
- Tiềm năng du lịch của Thanh Hóa rất lớn:
Như đã đề cập ở phần trên, Thanh Hóa là địa bàn giàu có, trù phú về tài nguyên du
lịch tự nhiên, đây là những điểm du lịch kỳ thú ngày càng hấp dẫn du khách đến với
Thanh Hóa.
Về tài nguyên du lịch nhân văn, Thanh Hóa có 1.535 di tích văn hóa lịch sử và
danh thắng, trong đó 145 di tích quốc gia, 658 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt phải kể đến di
tích lịch sử Thành Nhà Hồ đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa Thế giới; Khu
di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh, Di tích khảo cổ hang Con Moong; Di tích lịch sử và
kiến trúc nghệ thuật khu di tích Bà Triệu đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng cấp
quốc gia đặc biệt...


Hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và đặc sắc, từ các
loại hình nghệ thuật, các điệu hị trên sơng Mã đến các làn điệu dân ca, dân vũ (hị sơng
Mã, hát sẩm xoan, múa đèn Đơng Anh, trị diễn Xn Phả, múa sạp, múa xoè…); những
lễ hội (Bà Triệu, Lam Kinh, Sòng Sơn, Hàn Sơn…), ẩm thực (chè Lam Phủ Quảng, bánh
gai Tứ Trụ, bưởi Luận Văn, báo Sâm, nem chua, dừa, cá Mè sông Mực, nước mắm Du
Xuyên)…
Với những thế mạnh đó, Thanh Hóa có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch
như du lịch văn hóa lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái văn hóa miền núi,
du lịch cộng đồng; sản phẩm làng nghề; du lịch đường thủy…
* Điểm yếu

- Thanh Hóa chưa tạo được nét riêng của mình:
Tiềm năng nổi trội nhất của du lịch Thanh Hóa là du lịch biển. Tuy nhiên, Thanh
Hóa vẫn chưa biết cách khai thác hợp lý tiềm năng này. Việc quy hoạch bờ biển không
hợp lý đã phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường. Quỹ đất dọc bờ biển chủ yếu dành
cho các cơng trình xây dựng, nhất là các khu resort và các khu nghỉ mát cao cấp đã làm
ảnh hưởng tới hoạt động du lịch biển của du khách... Thương hiệu du lịch biển cũng chưa
được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có thể quan tâm đến.
- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn:
Mặc dù trong nhiều năm qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Thanh Hóa
cịn rất nghèo sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch vẫn chưa đủ sức giữ chân khách.
Sản phẩm du lịch tại địa phương chưa được đầu tư nghiên cứu để phát triển. Chưa có
nhiều các hoạt động dịch vụ về đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu thương mại
hàng hóa đặc trưng và độc đáo để cho du khách có dịp tiêu tiền.
- Nguồn nhân lực cho ngành Du lịch còn thiếu và yếu:
Các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương chưa nhận thức đầy đủ
về việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Thanh Hóa bằng chính chất
lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử đối với du khách.
Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn yếu kém, ảnh hưởng đến
việc thu hút khách du lịch nước ngoài.
* Cơ hội
- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch cả nước nói
chung và Thanh Hóa nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thanh Hóa
ngày càng tăng mạnh.
- Việc gia nhập vào tổ chức WTO đem đến cho Việt Nam nói chung và Thanh
Hóa nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du
lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch cao cấp ven biển là những cơ hội to
lớn của Thanh Hóa trong phát triển du lịch.
- Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng
nhu cầu hội nhập và phát triển của thành phố.



- Chính trị ổn định trong thời gian dài.
* Nguy cơ
Hội nhập tạo nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan, mơi trường biển đang
trong tình trạng báo động đỏ, thể hiện sự kém cỏi trong công tác quản lý quy hoạch và
định hướng phát triển của cấp vĩ mô.
3. Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa
3.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu Thanh Hóa hướng đến là ưu tiên phát triển du lịch biển; đồng thời phát
triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản
phẩm văn hóa đặc thù có sức mạnh cạnh tranh cao trong nước và khu vực.
Trong “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030”, chỉ tiêu đã được đặt ra nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng
Thanh Hóa thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia (xem Bảng 1).
3.2. Thiết kế chiến lược tiếp thị cho tỉnh Thanh Hóa
3.2.1. Chiến lược marketing hình tượng địa phương
Hình tượng địa phương là tổng hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người
ta có về một địa phương. Hình tượng tiêu biểu cho sự đơn giản hóa phần lớn những liên
hệ và các mẩu thông tin gắn liền với một địa phương.
Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tượng mục tiêu là khách
du lịch về hình ảnh của thành phố như là một nơi lý tưởng để du lịch, để nghỉ ngơi và
chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh. Để tạo được ấn tượng của mọi người về địa
phương, cần xây dựng hình tượng địa phương thật hấp dẫn và độc đáo. Khi giới thiệu về
hình ảnh thành phố, chúng ta có thể sử dụng khẩu hiệu: “Thanh Hóa - điểm hẹn lý
tưởng”.
3.2.2. Chiến lược marketing các đặc trưng của địa phương
Đây là những điểm nổi bật của địa phương có giá trị thu hút khách cao. Các điểm
nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng nên.
Thanh Hóa với chiều dài 120 km bờ biển, bãi cát trắng mịn, độ dốc thoải, khơng có dịng

chảy mạnh, được thiên nhiên ban tặng những bãi biển lý tưởng như Sầm Sơn, Hải Tiến,
Hải Hòa… Đặc biệt, Sầm Sơn đã là một điểm đến với thương hiệu và vị trí được công
nhận trên bản đồ du lịch Việt Nam.
3.2.3. Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông thuận tiện ở Thanh Hóa là một trong những yếu tố lớn để thu
hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa hiện đang có 04 dự án lớn với quy mơ lên đến hàng tỷ
USD như Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Bến En; Dự án tôn tạo, bảo tồn Khu di tích
lịch sử Hàm Rồng; Khu du lịch sinh thái biển Hải Hòa; Khu du lịch Suối cá Cẩm Lương
hứa hẹn sẽ là những điểm hấp dẫn du khách đến với Thanh Hóa.
3.2.4. Chiến lược marketing con người


Việc nâng cao ý thức người dân về thái độ và cách ứng xử có văn hóa đối với các
khách du lịch là một hoạt động cần tăng cường thực hiện hiện nay.
3.3. Các giải pháp thu hút khách du lịch
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Để thực hiện tốt hoạt động marketing, địa phương cần phải hết sức coi trọng đến
lực lượng phục vụ ngành Du lịch. Trước mắt, cần rà soát và đánh giá lại lực lượng lao
động trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý. Đặc biệt tạo điều kiện
thuận lợi cho các trường cao đẳng nghề, cao đẳng cộng đồng hoạt động, để từ đó có thể
dễ dàng thu hút các học sinh tốt nghiệp phổ thơng theo học nghề, giúp cho họ có một tay
nghề kỹ thuật vững chắc, góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch của Thành phố.
Hơn nữa cần đẩy mạnh sự phát triển của các trường đại học trong vùng; cung cấp
một lực lượng cán bộ trẻ, đủ trình độ, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội nói chung và
của ngành Du lịch nói riêng.
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Trong đó, tập trung vào một số sản phẩm chính, như: du lịch nghỉ dưỡng - tắm
biển; văn hóa - tâm linh; sinh thái, cộng đồng, làng nghề; du lịch kết hợp hội thảo, hội
nghị, mua sắm, công vụ; du lịch đường sông.

Cụ thể như xây dựng, đưa vào khai thác các khu nghỉ dưỡng, bãi tắm mới theo
hướng du lịch sinh thái cao cấp nhằm thu hút khách quốc tế tại một số điểm, như: Quảng
Cư, Nam Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn - Tĩnh Gia.
Dựa trên nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có thể phát triển các loại hình du
lịch đặc trưng có sức hấp dẫn du khách như đua thuyền buồm, lướt ván, mô tô nước, dù
bay, các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh… Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các tụ
điểm vui chơi giải trí để giữ chân khách như casino, vũ trường hiện đại, khách sạn đầy đủ
tiện nghi.
Đối với sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh, tiếp tục xây dựng, tôn tạo và khai
thác các giá trị phục vụ du lịch tại một số khu, điểm, như: Di sản văn hóa thế giới Thành
Nhà Hồ, Khu di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu, Am Tiên. Đồng thời lựa
chọn và xây dựng một số lễ hội văn hóa đặc trưng, tổ chức thường niên nhằm quảng bá,
tạo thương hiệu riêng cho du lịch Thanh Hóa, như: Lễ tế Nam Giao Thành Nhà Hồ.
Ngoài ra, thu hút mở rộng các sản phẩm du lịch công vụ và du lịch đường sông,
như: dịch vụ bơi thuyền, ca nô; tổ chức các lễ hội truyền thống trên sông nhằm thu hút du
khách như: bơi chải, đua thuyền…; xây dựng và triển khai đề án phát triển các loại hình
văn hóa phi vật thể (hị sông Mã, múa đèn Đông Anh…) phục vụ tuyến du lịch đường
sơng.
Thứ ba, rà sốt lại quy hoạch phát triển du lịch.
Thanh Hóa hiện nay chủ yếu khai thác yếu tố thiên nhiên mà chưa có một quy
hoạch tương xứng với những gì mình có. Vì thế, cần rà sốt lại các quy hoạch để Thanh
Hóa trong tương lai sẽ trở thành thành phố môi trường, thành phố du lịch.
Thứ tư, tăng cường quảng bá du lịch.


Để hình ảnh Thanh Hóa trở nên quen thuộc với mọi người cần chú ý đến hoạt
động quảng bá du lịch. Chẳng hạn:
- Thực hiện tuyên truyền quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại
chúng với nhiều chuyên mục, phóng sự giới thiệu tiềm năng du lịch xứ Thanh như Việt
Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn, Việt Nam - đất nước con người, Người hướng dẫn du lịch, Dọc

ngang đất nước...
- Tiến hành tổ chức các kiốt thông tin du lịch tại nhiều điểm: Sầm Sơn, thành phố
Thanh Hóa và cửa khẩu quốc tế Na Mèo, triển khai hệ thống biển tuyên truyền dọc quốc
lộ 1A và địa bàn thành phố Thanh Hóa, sản xuất các ấn phẩm và quà tặng… mang lại
hiệu quả thiết thực trong việc thu hút khách du lịch.
- Chú trọng công tác khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch; phối kết hợp với Vụ Thị
trường - Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan truyền thông… thực
hiện nhiều chương trình khảo sát, nghiên cứu thị trường quốc tế và nội địa. Khảo sát các
tuyến du lịch nằm trong hành trình những kinh đơ Việt Nam, hay tổ chức các đồn tới
Thanh Hóa khảo sát, quảng bá sản phẩm du lịch tại một số tuyến, điểm du lịch: Pù
Luông, Bến En, Nga Sơn; Lam Kinh - thành nhà Hồ - suối cá Cẩm Lương...
- Quảng bá Thanh Hóa bằng cách thuê một công ty PR chuyên nghiệp trong nước
hoặc nước ngoài để tổ chức các sự kiện lớn nhằm PR cho tỉnh Thanh Hóa; Cung cấp
thơng tin du lịch qua website, email, facebook, fanpage, liên kết với các web nổi tiếng
như Google, MSN, Bing, Yahoo để du khách nước ngồi dễ tìm kiếm.
Thứ năm, nâng cao ý thức người dân.
Cộng đồng địa phương có một vai trị rất lớn trong sự phát triển du lịch, các hoạt
động du lịch đều có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Vì thế, để nâng cao khả năng
thu hút khách, cần tác động đến ý thức của cộng đồng để họ thực sự trở thành những
người bảo vệ các đối tượng du lịch.
Đồng thời, việc tuyên truyền, vận động toàn dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi
trường sống, bảo vệ mơi trường du lịch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch bền
vững. Bên cạnh đó, cần làm cho người dân thấy được cách thức ứng xử có văn hóa với
khách du lịch, thân thiện, hịa đồng là một yếu tố quan trọng trong thu hút khách đến địa
phương.
Thứ sáu, thực hiện công tác liên kết phát triển du lịch.
Trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì liên kết hợp tác trong phát
triển du lịch để cùng nhau phát triển lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc đẩy mạnh
liên kết hợp tác giữa các tỉnh nhằm khai thác, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc, tiềm
năng du lịch tự nhiên vừa đặc trưng, vừa đa dạng của mỗi địa phương; tiến tới xây dựng

một điểm đến du lịch chung.
Vì vậy, Thanh Hóa cần liên kết chặt chẽ với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An và các
tỉnh khác trong vùng Bắc Trung bộ trong việc quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm
cũng như thị trường du lịch.


4. Kết luận
Thanh Hóa là nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Vì thế để
phát triển hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này cần có một chiến lược marketing địa
phương đúng đắn thu hút khách du lịch. Muốn thực hiện tốt chiến lược thì cần có một sự
phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân để
Thanh Hóa trở thành một điểm đến có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Đồng thời cịn để Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm phát triển du lịch của khu
vực Bắc Trung bộ và cả nước.



×