Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tóm tắt luận án nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thành phố thanh hoá, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.03 KB, 14 trang )

0

1
Cơng trình được hồn thành tại Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ P TNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1. PGS. TS Nguyễn Huy Hoàng
2. PGS. TS Trịnh Khắc Quang
Phản biện 1:.................................................................................

VŨ ĐỨC KÍNH
Phản biện 2:.................................................................................

Phản biện 3:.................................................................................
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI THÀNH PHỐ THANH
HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ngày ..... tháng...... năm...

Mã số: 62 62 01 10


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư Viện Quốc gia
2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư Viện tỉnh Thanh Hóa

Hà Nội, 2015


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố (TP) Thanh Hoá là Trung tâm văn hoá - kinh tế
- chính trị - của tỉnh Thanh Hố, là đầu mối giao thơng, giao lưu
hàng hố của tỉnh và nối liền hai miền Nam Bắc. Thực hiện Quyết
định số 84/QĐ –TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; do đó
Thành phố Thanh Hố tăng lên cả diện tích, dân số, có sự thay đổi
về nhiều mặt…đặt ra thử thách cho sự phát triển của Thành phố.
Như vậy, trong những năm tới Thành phố Thanh Hoá vừa phải đối
mặt do q trình mở rộng Thành phố diện tích đất nơng nghiệp và
phi nông nghiệp tăng lên.Vấn đề đặt ra cho nền nơng nghiệp của
Thành phố Thanh Hố hiện nay là từng bước đưa nông nghiệp phát
triển theo hướng Nông Nghiệp hàng hố có sức cạnh tranh hội
nhập với khu vực cũng như thế giới tiến tới xây dựng một nền
Nông Nghiệp sinh thái hội tụ các yếu tố đa dạng sinh học, phát
triển bền vững nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thị
trường tại chỗ và các vùng lân cận, tiến tới xuất khẩu.

Việc điều tra, nghiên cứu cơ cấu cây trồng (CCCTr), đánh
giá hiệu quả xác định cơ cấu cây trồng phù hợp vừa bảo vệ môi
trường vừa phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
bền vững là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên việc nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại địa phương nhằm tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân tại TP Thanh Hoá, cần
thiết thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hoá tại Thành phố Thanh Hoá - tỉnh Thanh
Hố”.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào điều chỉnh cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại địa phương nhằm tăng hiệu
quả sản xuất trên một đơn vị diện tích góp phần hình thành nền
nơng nghiệp hàng hoá phát triển hiệu quả và bền vững ở địa
phương.

3
2. Mục đích và yêu cầu đề tài
2.1. Chuyển đổi CCCTr có cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm phát
triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố trên địa bàn TP Thanh
Hố.
2.2. Phân tích đánh giá đúng các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,
chi phối sự phát triển cơ cấu cây trồng tại TP Thanh Hoá.
2.3. Đánh giá được thực trạng phát triển của cơ cấu cây trồng gồm:
loại cây trồng, giống cây trồng và các công thức luân canh, xen
canh…qua đó phát hiện những ưu điểm để kế thừa, phát triển và
tồn tại để khắc phục.
2.4. Xây dựng được cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng đất và
điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng tiểu vùng, đáp ứng nhu
cầu sản xuất theo hướng hàng hóa của TP và các vùng phụ cận,

hướng tới xuất khẩu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng CCCTr phù
hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá xã- hội của TP Thanh Hoá;
3.2. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, phân
vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hoá bền vững phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế- xã hội của TP Thanh Hoá;
3.3. Kết quả nghiên cứu là tài liệu giúp cho các nhà quản lý, điều
hành định hướng đúng sản xuất nơng nghiệp ở TP Thanh Hố.
3.4. Hình thành được CCCTr mới có hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ
chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hố, góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân địa phương.
3.5. Xác định được hướng chuyển dịch CCCTr hợp lý, xây dựng
được CCCTr thích hợp theo hướng sản xuất hàng hố và phát triển
nơng nghiệp bền vững ở TP Thanh Hoá.
3.6. Chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, kém bền vững sang
sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các cơ cấu cây trồng hiện có, giống cây
trồng mới; Các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, các
yếu tố sinh vật trong đó có cây trồng, vật ni, các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm các cơ chế chính sách thị trường, giá cả dịch vụ,


4
điều kiện cơ sở hạ tầng và nơng hộ…có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc chuyển đổi CCCTr theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Đề tài tập trung nghiên cứu CCCTr hàng năm hiện có, đề xuất
loại cây trồng, giống cây trồng và CCCTr mới trong nông nghiệp
trên địa bàn TP Thanh Hoá, chú trọng theo hướng sản xuất hàng

hoá phục vụ nội tiêu và hướng tới xuất khẩu.
- Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến 2014
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đã đánh giá được điều kiện cơ bản (tự nhiên, kinh tế- xã hội)
của TP. Thanh Hóa, những thuận lợi, khó khăn trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng (CCCTr) theo hướng hàng hóa bền vững;
5.2. Đã đánh giá được hiện trạng CCCTr, cơ cấu loại cây trồng và
cơ cấu giống cây trồng trên 4 chân đất nơng nghiệp chính của TP
Thanh Hóa;
5.3 Đã tuyển chọn được giống lúa HT6 ngắn ngày, năng suất, chất
lượng cao để bố trí vào cơ cấu 2 vụ lúa và giống đậu tương ĐT26
năng suất cao, ngắn ngày thích hợp gieo trồng trong vụ Đông phục
vụ chuyển đổi CCCTr lên 3 vụ trên chân đất vàn trong đê của TP
Thanh Hóa;
5.4 Đã đề xuất được cơ cấu cây trồng mới theo hướng sản xuất
hàng hóa của TP Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020, định hướng đến
2025 trên 4 chân đất cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận đạt
398.018,0 triệu đồng/năm, cao hơn lợi nhuận từ cơ cấu cây trồng
cũ là 106.037,0 triệu đồng/năm. Hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi
trường ổn định; góp phần phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa
hiệu quả và bền vững;
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có 149 trang, bao gồm: mở đầu: 4 trang, chương 1
(Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài): 44 trang, chương
2 (Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu): 13 trang,
chương 3 (Kết quả nghiên cứu và thảo luận): 76 trang, Kết luận và
kiến nghị: 3 trang, tham khảo 104 tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng
nước ngồi; có 03 cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án;
Luận án có 66 bảng số liệu, 07 hình minh họa và các phụ lục.


5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số nhận thức và khái niệm chung
Cơ cấu cây trồng có thể hiểu như “một cơ thể” được hình
thành trong điều kiện mơi trường (hiểu theo nghĩa rộng) nhất định.
Trong đó, các bộ phận của nó được lắp ráp phối hợp cấu tạo có tính
quy luật và hệ thống theo một kích cỡ và tỷ lệ thích ứng; vị trí, vai
trị của từng bộ phận và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng
trong tổng thể.
CCCTr theo theo hướng sản xuất hàng hoá cần đạt được 2
yêu cầu: một là CCCTr phải đạt được hiệu quả kinh tế cao và hai là
CCCTr phải hợp lý, ổn định và bền vững về mặt sinh thái.
CCCTr hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng
trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí, thời điểm,
nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại
cây trồng với nhau để khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm và hợp
lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
CCCTr hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng
trên đồng ruộng bao gồm cây trồng, vị trí cây trồng và tỷ lệ diện
tích từng loại cây trồng cùng với mối quan hệ hữu cơ giữa các loại
cây trồng với nhau, có tính chất xác định lẫn nhau trong cơ cấu để
tạo thành hệ thống cây trồng cùng nhóm.
Cải tiến cơ cấu cây trồng hợp lý có vai trị quan trọng thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển, tăng giá
trị tổng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập và nâng
cao đời sống của nhân dân.
1.1.2. Những yếu tố chi phối sự hình thành cơ cấu cây trồng
CCCTr phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khí hậu, đất đai, nước

tưới tiêu, giống cây trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác, khả
năng cải tạo đất... Các yếu tố đó khơng tác động riêng lẻ, biệt lập
mà ln có sự đan xen phức tạp với cây trồng, phát hiện ra những
vấn đề trở ngại để có những giải pháp phù hợp dự báo phương
hướng phát triển làm cơ sở khoa học của đề tài.


6
1.1.3. Sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa (SXNN HH)
SXNN HH là nền nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối
lượng hàng hoá nhiều, chủng loại phong phú và có chất lượng cao;
gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm
canh; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến thông qua việc
phân công lại lao động, xã hội hóa sản xuất, ứng dụng các công nghệ
tiến bộ mới vào sản xuất.
1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV)
PTNNBV gồm: Bền vững về an ninh lương thực trong thời
gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp (HTNN) phù hợp với điều
kiện sinh thái và không tổn hại tới môi trường; bền vững về tổ chức
quản lý, HTNN phù hợp với các mối quan hệ của con người, kể cả
với các thế hệ mai sau và bền vững thể hiện tính cộng đồng trong
HTNN. Nơng nghiệp bền vững đạt được nhờ: quản lý đất bền
vững, công nghệ được cải tiến, cải thiện tài nguyên môi trường và
hiệu suất kinh tế được nâng cao, ổn định.
1.1.5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Có nhiều phương pháp: mơ hình hố, chun khảo và phân
tích kinh tế,.. Nghiên cứu phát triển HTNN phải coi nông nghiệp là
một hệ thống để có thể tác động một cách đồng bộ.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước về CCCTr

Nghiên cứu hệ thống nơng nghiệp ở những nước nhiệt đới
và á nhiệt đới. Những kinh nghiệm rút ra từ các nước là những bài
học quý báu để chúng ta tham khảo và vận dụng trong quá trình cải
tiến cơ cấu cây trồng mà đề tài nghiên cứu.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về CCCTr
Nghiên cứu bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phát triển sản
xuất nông nghiệp, phân vùng sinh thái.
Nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trên đất canh tác chủ yếu
nhờ nước trời Bùi Huy Đáp (1985) đề xuất: 2 vụ màu Đông và
Xuân rồi lúa tiếp chân, sử dụng những loại màu Xuân có thời gian
sinh trưởng dài, ngắn khác nhau tuỳ theo sau trồng Lúa Mùa sớm
hay Lúa Mùa chính vụ. Đây là chế độ canh tác khai thác được khá
triệt để tiềm năng của các loại đất cao cấy 1 vụ lúa Mùa nhờ nước
trời.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác

7
thích hợp để chống xói mịn, giữ ẩm, giữ màu ở đất dốc, luân canh
hợp lý cùng với nhập nội các giống mới năng suất cao, ngắn ngày
được tuyển chọn đã có tác dụng làm thay đổi cả cơ cấu cây trồng
trên phạm vi cả nước. Vụ Lúa Xuân đã thay thế hồn tồn vụ Lúa
Chiêm, vụ Lúa Đơng đã phát triển với quy mơ lớn với các mơ hình
3 vụ /năm.
1. 3. Nơng nghiệp ở thành phố Thanh Hóa và những vấn đề tồn
tại
1.3.1. Bối cảnh chung
1.3.1.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống và CCCTr
1.3.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và CCCTr
1.3.1.3. Tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp và CCCTr
1.3.2. Nông nghiệp thành phố Thanh hóa những lợi thế và tồn

tại
Bộ giống cây trồng ở thành phố Thanh hóa có nhiều, kỹ
thuật canh tác khá đa dạng (đặc biệt là phân bón); năng suất cây
trồng đạt khá, nhưng chất lượng chưa đồng nhất, chưa phù hợp với
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Để nghiên cứu chuyển đổi CCCTr theo hướng sản xuất
hàng hóa tại TP Thanh Hố cần rà sốt cơ cấu sử dụng đất, loại bỏ
cơng thức trồng trọt/canh tác có giá trị gia tăng thấp, không bền
vững và mở rộng các cơng thức có giá trị gia tăng cao, cơng thức
trồng trọt/canh tác phù hợp. Đối với từng loại cây trồng cần tuyển
chọn bộ giống tốt (năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị hàng hoá
cao) và xác định hệ thống biện pháp canh tác phù hợp theo hướng
nông nghiệp hữu cơ để có chất lượng nơng sản an tồn. Trên cơ sở
đó xác định các cơ cấu cây trồng hợp lý, bền vững theo hướng sản
xuất hàng hoá trên các chân/nhóm đất khác nhau của TP. Đây là
các căn cứ và cũng là các nhiệm vụ đặt ra nhằm nghiên cứu chuyển
đổi CCCTr theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững tại TP Thanh
Hoá.
1.4. Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu
Chuyển đổi CCCTr theo hướng sản xuất hàng hoá về bản
chất là chuyển từ sản xuất loại cây trồng có giá trị thấp sang trồng
tập trung những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn nhằm thu
được lợi nhuận nhiều hơn trên 1 đơn vị diện tích.


8
Để xây dựng CCCTr cần nghiên cứu bố trí lại hệ thống cây
trồng thích hợp với các điều kiện đất đai và chế độ nước khác nhau,
phải áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao nhất
các nguồn lợi tự nhiên, lao động. Đa dạng giống cây trồng và loại

cây trồng là biện pháp để nâng cao tính ổn định của hệ thống.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Các số liệu, tài liệu thống kê: Về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của thành phố Thanh Hóa,
2.1.2. Những tài liệu và bản đồ quy hoạch tổng thể: Phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa và Thành phố Thanh Hóa
2.1.3. Những giống cây trồng được sử dụng gồm:
- Bộ giống lúa gồm 8 giống lúa chất lượng thuộc nhóm ngắn ngày,
được Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam và các cơ quan nghiên
cứu khoa học trong nước chọn tạo, gồm: HT9, HT6, LTH31,
LTH134, RVT, SH8, SH2 và BT7 (đối chứng). Ngồi ra cịn một số
giống khác như Xi23, ZZD001, GS9, Thái Xuyên111,...
- Bộ giống đậu tương: vật liệu gồm 8 giống đậu tương: ĐT22, ĐT25,
ĐT26, ĐVN14, D912, DT99, Đ9804, DT84
- Giống ngô: CP999, CP919, NK66, NK6654
- Giống lạc: L12, L14, L18, L116 và TB25
- Khoai lang: Hoàng Long.
- Giống hoa: Hoa hồng, hoa lily, hoa cúc, …
- Rau các loại: Cà chua, xà lách, súp lơ, cải xanh, bắp cải,…
- Thuốc lào
- Các loại phân bón: phân chuồng, phân urê, phân hỗn hợp N,P,K.
- Các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh thông dụng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của TP Thanh
Hóa trong mối quan hệ với cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hóa;
2.2.2. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp và CCCTr
ngắn ngày của TP Thanh Hóa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hoá;

2.2.3. Nghiên cứu và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa tại TP Thanh Hóa.

9
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu;...
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia
(PRA);
2.3.3. Điều tra các công thức trồng trọt/canh tác trên các chân đất;
2.3.4. Thu thập số liệu, thông tin từ nhóm KIP;
2.3.5. Phương pháp so sánh và khảo nghiệm các bộ giống cây
trồng theo Quy chuẩn Việt Nam;
2.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng; các phương pháp
phân tích khác;
2.3.7. Xử lý và phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức trồng
trọt/luân canh/canh tác theo công thức:
RAVC = GR-TC
Trong đó:
RAVC : Là lợi nhuận (RAVC – Return Above Variable
Cost)
GR : Tổng thu nhập thuần (GR – Gross Return)
TC
: Tổng chi phí khả biến (TC – Total Variable Cost)
Và tỷ suất lợi nhuận toàn phần = (GR – TC)/ TC
Tính tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên theo công thức của
CIMMYT (1988):

MBCR 


(TGTN  TGDC )
(CPTN  CPDC )

Trong đó:

MBCR- tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên;
TGTN - tổng giá trị sản lượng của công thức thử nghiệm;
TGDC - tổng giá trị sản lượng của cơng thức đối chứng;
CPTN - tổng chi phí của cơng thức thử nghiệm;
CPDC - tổng chi phí của cơng thức đối chứng.
Tiêu chí đánh giá: MBCR <1,5: lợi nhuận thấp, không nên áp
dụng; MBCR từ 1,5 đến 2,0: lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận
được; MBCR > 2,0: lợi nhuận cao, chấp nhận cho phát triển. Việc
định giá thống nhất theo bảng giá trung bình năm 2012, 2013 và 2014
tại TP Thanh Hoá.
Số liệu được xử lý thống kê trên máy vi tính bằng phần
mềm MS. Excel 2003 và Statistix ver 8.2.


10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh
Hoá trong mối quan hệ với cơ cấu cây trồng (CCCTr) theo
hướng sản xuất hàng hố
3.1.1. Vị trí địa lý và khả năng phát triển nền nơng nghiệp hàng
hố
Vị trí địa lý của thành phố Thanh Hóa thuận lợi, có nhiều
lợi thế để TP Thanh Hóa phát triển một nền nơng nghiệp theo
hướng hàng hóa bền vững. Những lợi thế đó là:
3.1.1.1. Lợi thế phát triển kinh tế - xã hội với không gian giao lưu

thuận tiện nhiều vùng miền trong, ngoài nước.
3.1.1.2. Lợi thế trong quan hệ giao lưu tương tác với các đô thị lớn
ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc tố quốc và Đông Bắc
Lào.
3.1.1.3. Lợi thế là đầu mối kết nối nhiều tuyển giao thông quốc gia
đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không cho giao lưu
trong nước, quốc tế
3.1.1.4. Lợi thế là đơ thị trung tâm của tỉnh Thanh Hóa có tài
nguyên phong phú, nguồn lực dồi dào, thuận lợi cho phát triển
kinh tể - xã hội và đô thị
3.1.1.5. Lợi thế trong quan hệ giao lưu tương tác thúc đẩy nhau
cùng phát triển với các đô thị lớn trong tỉnh
3.1.1.6. Lợi thế về điều kiện vị trí cho phát triển không gian đô thị,
xây dựng thành phố sinh thái, cảnh quan, văn hóa lịch sử hấp dẫn,
giàu bản sắc.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu và sự hình thành mùa vụ gieo trồng
Với đặc điểm khí hậu của thành phố Thanh Hóa đã hình
thành ở đây các mùa vụ trồng trọt, trình bày tại bảng 3.2.
3.1.3. Tài nguyên đất của thành phố Thanh Hoá
Ở thành phố Thanh Hoá hiện nay đất sử dụng để sản xuất
nơng nghiệp có 4 nhóm, với tổng diện tích 6.617,0 ha. Hầu hết các
nhóm đất có tầng dày thích hợp; có hàm lượng chất hữu cơ tầng
mặt dao động trung bình từ 1,5% (Đất phù sa trung tính ít chua)
đến 2,6% (Đất phù sa có tầng đốm rỉ glây nơng), thuộc loại trung
bình đến khá và giảm nhanh theo chiều sâu. Thành phần cơ giới
biến động từ thịt pha sét, thịt pha cát và thịt trung bình đến nặng.
Nhìn chung thành phần hố học và thành phần cơ giới của các

11
nhóm đất thuận lợi cho sản xuất các loại cây trồng hàng năm chủ

lực của thành phố.
Bảng 3.2. Mùa vụ trồng trọt và loại cây trồng ở TP Thanh Hố
Loại cây trồng Vụ Xn
Vụ Mùa
Vụ Đơng
Lúa
Tháng 12-30/5 Tháng 5 - 10/10
Ngô
Tháng 2 - 10/6 05/6 - 25/9 (đất bãi)
05/9 - 30/1
Lạc
Tháng 2 - 10/6
05/6- 10/10
Khoai lang
Tháng 2-10/6
Rau, đậu các
Tháng 1 - 5
Tháng 5 - 10/10 15/8 (gối vụ) - 20/1
loại
Cây hoa các
Tháng 10 (gối vụ) Tháng 12 - 4 Tháng 8 - tháng 11
loại
12
Cây trồng khác Tháng 1 2 - 4
Tháng 9 - 1 2
Vừng
10/6 - 15/9
3.1.4. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước ở thành phố Thanh
Hố
Nằm trong lưu vực sơng Mã và một phần lưu vực sông Chu,

khu vực Thành phố là nơi tập trung nhiều hồ và các sông nhánh
nhỏ chảy qua. Dịng chảy sơng Mã tạo thành vịng cung chảy giữa
và ôm lấy thành phố bên bờ Nam từ phía Tây Bắc xuống Đơng
Nam, đóng vai trị là nguồn cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt đồng
thời là tuyến giao thông đường thủy ngược lên miền núi và xuôi ra
biển.
3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến chuyển đổi cơ
cấu cây trồng ở Thành phố Thanh Hoá
Thành phố là địa bàn tập trung đông dân ở các nơi trong và
ngoài tỉnh đến làm ăn, sinh sống, dân số (2012) có 333,9 nghìn
người, mật độ dân cư trung bình 2.275 người/km2, cao gấp 7,3 lần
so với tồn tỉnh (312 người/km2) và cao gấp 2,5 lần so với mật độ
dân cư đồng bằng ven biển Thanh Hóa.
Trước khi mở rộng địa giới hành chính, phần lớn dân cư thành
phố sinh sống tập trung ở các phường nội thành và làm các nghề phi
nông nghiệp, sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số nội thành
trung bình năm 2012 có 161.662 người, chiếm 48,4% dân số của tành
phố, tính cả tạm trú dân số qui đổi ở nội thành khoảng 210.000 người.
Tồn thành phố có 24.545 hộ nơng nghiệp, với số nhân khẩu
nông nghiệp là 61.156 người; số lao động tham gia nông nghiệp thực
tế là 30.274 người.


12
Đặc điểm dân số, lao động, việc làm và phát triển kinh tế của
thành phố Thanh Hóa; Kết cấu hạ tầng giao thông; hệ thống thuỷ
lợi, điện, xây dựng nông thơn mới và các chính sách của nhà nước
liên quan đến nông nghiệp là những yếu tố tiền đề cho phát triển
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa.
3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và hiện trạng cơ

cấu cây trồng ngắn ngày ở thành phố Thanh Hoá
3.2.1. Thực trạng sản xuất nơng nghiệp tại TP Thanh Hố
Sản xuất nông nghiệp ngoại thành đang dần phát triển đi vào
chiều sâu, cung cấp các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao
cho khu vực nội thành và bên ngồi. Trong 2 năm 2011- 2012, giá
trị sản xuất nơng nghiệp (GTSX) tăng bình qn 3,7%/năm. Năm
2012, GTSX nơng nghiệp (giá tt) đạt 3.596 tỷ đồng.
3.2.2. Đánh giá cơ cấu cây trồng ngắn ngày hiện tại của TP
Thanh Hoá
Cơ cấu cây trồng ngắn ngày hiện tại của thành phố Thanh
Hóa được hình thành từ nền nơng nghiệp của sản xuất hàng hóa
nhỏ. Hộ nơng dân là đơn vị sản xuất cơ bản.
3.2.2.1. Cơ cấu cây trồng các vụ và khả năng sản xuất hàng
hóa ở thành phố Thanh Hóa
Số liệu của các bảng 3.6, 3.7 và 3.8 cho thấy: - Lúa là cây
trồng chính ở thành phố Thanh Hóa, diện tích gieo trồng đạt
10.214,6ha, làm ra tổng sản lượng thóc là 62.462 tấn thóc; 75% số
lượng thóc trên dùng để ăn trong gia đình và 21.875 tấn thóc bán ra
thị trường.
- Cây trồng lương thực đứng thứ 2 là ngô, diện tích gieo trồng
đạt 1.634 ha, tạo ra tổng sản lượng 7.851 tấn ngô dùng vào chăn
nuôi và bán ra thị trường 2.747 tấn.
- Diện tích gieo trồng rau ở thành phố Thanh Hóa đạt 1.165 ha tạo
ra sản lượng rau cả năm là 26.974 tấn, trong đó lượng rau bán ra thị
trường lên đến 24.277 tấn thị trường tiêu thụ chủ yếu là người dân
nội thành, các vùng phụ cận, các huyện miền núi trong tỉnh Thanh
Hóa và sang cả nước bạn Lào.
- Diện tích gieo trồng các loại hoa ở thành phố Thanh Hóa hiện đạt
408 ha, hoa là cây trồng hàng hóa phục vụ trong tỉnh và bán sang Lào
bằng con đường tiểu ngạch.

Ngoài các loại cây trồng được thống kê ở trên, ở vùng
ngoại thành của TP Thanh Hóa cịn một số loại cây trồng khác như
đậu tương, khoai lang… nhưng có diện tích ít.

13
Nghiên cứu CCCTr ở ngoại ơ TP Thanh Hóa cịn cho thấy
quỹ đất bỏ hóa vụ Đơng cịn rất rộng chưa được khai thác, các hệ
thống cây trồng đem lại hiệu quả cao chưa được mở rộng như sử
dụng đất trồng để ni trồng thủy sản, canh tác lúa cá cũng cịn
nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
Bảng 3.6. Cơ cấu cây trồng vụ Xuân và khả năng sản xuất hàng
hóa ở Thanh Hóa
Năng suất
Sản
Tỷ suất
Diện tích Cơ cấu
(tấn/ha)
lượng
hàng hóa
Cây trồng
(ha)
(%)
X  SX
(tấn)
(%)
1. Lúa
5.306,6
81,3
6,50 ± 0,50 34.453,9
25,0

2. Ngô
72,1
1,1
4,81± 0,49
346,8
35,0
3. Lạc
608,6
9,3
3,88 ± 0,52
2.361,6
80,0
4. Rau
318,1
4,9
23,00± 2,05 7.316,3
90,0
5. Rau thơm
50,2
0,8
100,0
6. Hoa
130,0
2,0
100,0
7. Thuốc lào
33,3
0,5
80,0
8. Các loại

6,1
0,1
cây khác
Tổng số
6.519,0
100
Nguồn: Số liệu thống kê TP Thanh Hóa năm 2012
Bảng 3.7. Cơ cấu cây trồng vụ Mùa và khả năng sản xuất hàng
hóa ở Thanh Hóa
Năng suất
Tỷ suất
Diện tích Cơ cấu
Sản lượng
(tấn/ha)
Cây trồng
hàng hóa
(ha)
(%)
(tấn)
(%)
X  SX
1. Lúa
4.914,
83,0
5,70± 0,63
28.009
25,0
0
2. Ngơ
452,6

7,6
4,82± 0,52
2.149
35,0
3.Rau thơm
83,5
1,4
20,00± 2,08
6.108
100,0
4. Rau
305,4
5,1
90,0
5. Hoa
130,0
2,0
100,0
6. Các loại
6,0
0,3
cây khác
Tổng số
5.819,
100,
0
0
Nguồn: Số liệu thống kê TP Thanh Hóa năm 2012



14
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thành phố Thanh Hóa trồng
rau và hoa ở cả 3 vụ đều cho lợi nhuận cao, cao nhất là ở vụ Đông,
tiếp theo là vụ Xuân và thấp hơn cả là ở vụ Mùa. Lúa là cây trồng
chính có diện tích gieo trồng lớn nhất, nhưng lợi nhuận mang lại
thấp, chỉ đạt từ 5,0 đến 10,0 triệu đồng/ha; vụ lúa Xuân có lợi
nhuận cao hơn vụ lúa Mùa.
Bảng 3.8. Cơ cấu cây trồng vụ Đơng ở TP Thanh Hóa và khả
năng sản xuất hàng hóa
Cơ Năng suất
Sản
Tỷ suất
Diện tích
(tấn/ha)
cấu
lượng
hàng
Cây trồng
(ha)
X  SX
(%)
(tấn) hóa (%)
1. Ngô
1.106,6
59,2 4,74± 0,28 5.356
35,0
2. Rau
542,2
29,0 25,00± 0,51 13.550
90,0

3. Rau thơm
83,5
4,5
100,0
4. Hoa
130,1
7,0
100,0
5. Các loại
6,0
0,3
cây khác
Tổng số
1.868,4
100,0
Nguồn: Số liệu thống kê TP Thanh Hóa năm 2012
Khoai lang, lạc và ngơ là cây trồng có lợi nhuận thấp sau
lúa nhưng là loại cây khó thay thế vì khơng thể trồng lúa trên đất
bãi.
Trên đất bãi ở thành phố Thanh Hố hiện có 20,0 ha đất có
địa hình cao khơng bị ngập nước vào mùa mưa, ở đây đã bắt đầu
hình thành vùng trồng cây đô thị, theo kết quả điều tra cho thấy có
5 loại cây tỏ ra thích hợp trên đất bãi. Tuỳ loại cây đã tạo ra tổng
thu hàng năm từ 500,0 – 800,0 triệu đồng/ha và lãi thuần hàng năm
đạt khoảng 250,0 triệu đồng/ha.
Từ kết quả điều tra về hiện trạng cơ cấu giống cây trồng
cho phép rút ra một số nhận xét chung sau:
Lúa là cây trồng chính, bộ giống lúa cũng khá đa dạng,
song giống có năng suất cao, chất lượng tốt cịn ít, mới chỉ có 1
giống BT7 thuộc nhóm lúa chất lượng trồng ở vụ Mùa. Ở vụ Xuân

chưa có giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt.
Cây ngô, cây lạc và cây khoai lang cũng có vị trí quan
trọng trên đất bãi và trồng vụ Đông trên đất 2 lúa; nhưng bộ giống
cho năng suất cao, chất lượng tốt chưa được sản xuất ở đây.

15
3.2.3. Đánh giá các công thức trồng trọt, công thức ln
canh cây trồng trên các chân/nhóm đất chính của TP Thanh
Hóa phục vụ chuyển đổi CCCTr theo hướng sản xuất hàng hoá
Số liệu tổng hợp từ các kết quả điều tra hiện trạng các công
thức trồng trọt/luân canh/canh tác (CCCTr) trên các chân/nhóm đất
ở ngoại ơ TP Thanh Hóa về diện tích, lợi nhuận, CCSDĐ và cơ cấu
lãi được trình bày tại bảng 3.35.
Kết quả trình bày ở bảng 3.35 cho thấy: Tổng diện tích quỹ
đất ruộng trồng cây nơng nghiệp hàng năm ở thành phố Thanh Hóa
có 6.623 ha, được chia thành 4 chân/nhóm đất chính. Trong đó đất
bãi có 240,8 ha chiếm 3,6%; đất cao trong đê có 982,6 ha chiếm
14,8%; đất vàn trong đê có 4784,4 ha chiếm 72,2% và đất trũng
trong đê 616,0 ha, chiếm 9,4%. Tổng số quỹ đất ruộng trồng cây
nông nghiệp ngắn ngày đã tạo ra lợi nhuận hàng năm là 200.015
triệu đồng trong đó đất bãi làm ra lợi nhuận đạt 5.314 triệu đồng
chiếm 2,6%.
Nếu so sánh tỷ lệ sử dụng đất với tỷ lệ lợi nhuận thì
chân/nhóm đất bãi đạt hiệu quả thấp; chân/nhóm đất cao trong đê
tạo ra lợi nhuận là 88.972,9 triệu đồng, chiếm 30,5% tổng lợi
nhuận, nếu so với tỷ lệ sử dụng đất thì hiệu quả sử dụng đất trên
đất cao trong đê đem lại lợi nhuận cao nhất, gấp 2 lần so với cơ cấu
quỹ đất.
Đất vàn trong đê hàng năm đã tạo ra mức lợi nhuận là
169.775,0 triệu đồng, chiếm 58,1% tổng lợi nhuận chung. Nếu so

sánh với cơ cấu sử dụng đất thì sản xuất trên đất vàn ở trong đê
đem
lại lợi nhuận thấp hơn đất trũng trong đê, cao hơn chân đất bãi ở
ngồi đê. Nhóm đất trũng ở trong đê hàng năm tạo ra lợi nhuận là
27.980,0 triệu đồng chiếm 9,6% tổng lợi nhuận. Nếu so sánh với tỷ
lệ sử dụng quỹ đất thì nhóm đất trũng đem lại lợi nhuận khá sau
chân đất cao trong đê.
3.3.1. Dự báo tình hình tiêu thụ nơng sản trên địa bàn TP Thanh
Hóa giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2025
Số liệu điều tra cho thấy với khả năng sản xuất của TP
Thanh Hóa mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 60% lượng gạo chất
lượng, trên 50% lượng gạo chất lượng trung bình cho tiêu dùng
trong thành phố. Đối với rau, hoa các loại thì mức đáp ứng cịn
thấp hơn nhiều; chưa kể đến nhu cầu cho các thị trường khác.


16
Bảng 3.35. Lợi nhuận của cơ cấu cây trồng hiện trạng trên các
chân/nhóm đất ở TP Thanh Hóa
Cơng thức trồng trọt/
Diện tích Lợi nhuận
So sánh (%)
luân canh/canh tác
(ha)
(triệu đồng)
CCSDĐ
CC lãi
1. Đất bãi: tổng số
240,0
5.314,0

3,6
1,8
1. Ngơ Xn – Bỏ hóa –
48,0
1.226,4
20,0
23,0
Ngơ Đơng
2. Lạc Xn – Bỏ hóa –
156,0
1.341,6
65,0
25,0
Ngơ Đơng
3. Ngơ Xn – Bỏ hóa –
24,1
1.387,2
10,0
26,0
Rau Đơng
4. Rau Xn – Bỏ hóa –
12,7
1.358,9
5,0
26,0
Rau Đông
2. Đất cao trong đê:
982,0
88.972,9
14,8

30,5
Tổng số
5. Chuyên hoa
136,1
16.876,4
13,8
19,0
6. Chuyên rau
305,4
40.618,2
31,0
45,7
7. Chuyên rau thơm
50,2
11.797,0
5,1
13,2
8. Lạc 1 vụ
5,0
13,0
0,5
9. Lạc Xuân – Ngô - Ngô 452,6
6.381,6
46,0
7,2
10. Thuốc lào – Rau thơm 33,3
13.286,7
3,6
14,9
3. Đất vàn trong đê:

4784,0
169.775,0
72,2
58,1
tổng số
11. Lúa Xuân – Lúa Mùa –
200,0
29.201,3
4,2
17,2
Rau Đông
12. Lúa Xuân – Lúa Mùa –
450,0
5.942,1
9,4
3,5
Ngô Đông
13. Lúa Xuân – Lúa Mùa 4.134,0
134.631,6
86,4
79,3
4. Đất trũng trong đê
616,0
27.980,0
9,4
9,6
14. Lúa Xuân – Lúa Mùa
130,0
1.950,0
21,1

6,9
15. Lúa Xuân – Cá
386,0
21.230,0
62,7
75,9
16. Nuôi cá
100,0
4.800,0
16,2
17,2
Tổng số
6.617,0
291.981,0
100,0
100,0
3.3. Nghiên cứu và đề xuất CCCTr mới theo hướng sản xuất
hàng hóa hiệu quả và bền vững tại ngoại ô TP Thanh Hóa

17
3.3.2. Các công thức trồng trọt/luân canh trên các chân/nhóm
đất chính, các giống cây trồng được lựa chọn để chuyển đổi
CCCTr theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững tại
TP Thanh Hóa
Căn cứ vào các tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường để lựa chọn các công thức trồng trọt/luân
canh trên các chân/nhóm đất của TP Thanh Hóa phục vụ chuyển
đổi CCCTr. Từ kết quả nghiên cứu về các công thức trồng trọt/luân
canh ở vùng ngoại ô TP Thanh Hóa và căn cứ vào dự báo nhu cầu
của thị trường tiêu thụ nông sản giai đoạn 2015 - 2020 và định

hướng đến năm 2025 các công thức trồng trọt/luân canh và các
giống cây trồng ở TP Thanh Hoá được lựa chọn để chuyển đổi
CCCTr theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững gồm:
(1) Trên chân/nhóm đất bãi lựa chọn cơng thức ngơ Xn – ngô
Đông: ngô là cây chủ lực phù hợp với đất phù sa được bồi hàng
năm với phương thức canh tác dựa vào tự nhiên (nước trời) là
chính; Tuy nhiên, cần phải tuyển chọn giống ngô năng suất cao và
biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với giống.
(2) Trên chân\nhóm đất cao trong đê các công thức trồng trọt: Rau
thơm - thuốc lào – rau thơm đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng
khơng mở rộng được vì nhu cầu của thị trường có hạn. Các cơng
thức trồng rau và hoa quanh năm cho lợi nhuận cao, thị trường tiêu
thụ có thể mở rộng được. Cần xây dựng mơ hình sản xuất rau theo
hướng an toàn và sản xuất rau quanh năm, đặc biệt chú trọng rau
vụ Hè, phục vụ cho lượng lớn khách du lịch đến với các danh lam
thắng cảnh của tỉnh; xây dựng mơ hình sản xuất hoa các loại phục
vụ nội tiêu trong tỉnh, các vùng lân cận và nước bạn Lào.
(3) Trên chân\nhóm đất vàn trong đê cơng thức trồng 2 vụ lúa là
chính, cần nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất
cao, chất lượng tốt để tăng giá bán và tuyển chọn cây trồng vụ
Đông phù hợp (đậu tương, rau), nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
hiệu quả môi trường, bồi dục sức sản xuất cho đất trồng, góp phần
phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững.
(4) Trên chân\nhóm đất trũng trong đê công thức canh tác lúa – cá và
chuyên nuôi cá cần được mở rộng.
(5) Về giống lúa: Duy trì 2 giống GS9 và Thái Xuyên 111 trong vụ
Xuân muộn và giống Xi23 trong vụ Xuân chính vụ. Trong vụ Mùa
sớm duy trì giống lúa BT7 và thay giống lúa Mùa trung bằng công
thức lúa (giống Xi23 vụ Xuân) – Cá.



18

19

(6) Sử dụng giống ngô CP999 trồng trong cả 3 vụ và duy trì giống
lạc L14 cho 2 vụ lạc Xuân và lạc Thu Đông.
(7) Nghiên cứu bổ sung giống lúa chất lượng tốt, ngắn ngày, năng
suất cao và giống đậu tương phù hợp với cơ cấu 3 vụ: 2 vụ lúa 1 vụ
đậu tương Đông hoặc rau, hoa trên nhóm đất vàn trong đê.
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tuyển chọn giống và xây dựng mơ
hình chuyển đổi CCCTr theo hướng sản xuất hàng hoá tại TP
Thanh Hoá (Nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới)
3.3.3.1. Khảo nghiệm tuyển chọn giống lúa ngắn ngày, chất lượng
và xây dựng mơ hình trình diễn giống lúa HT6 trong vụ Xuân và vụ
Mùa tại thành phố Thanh Hoá
Kết quả đánh giá về năng suất thực thu của các giống thí
nghiệm trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2012 và 2013 được trình
bày tại bảng 3.40.
Bảng 3.40. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Mùa năm 2012 và 2013, tại Quảng Thắng, TP
Thanh Hoá
Vụ Xuân

113,23
110,28
104,41
92,64
97,40
97,93

100,40

Năng
suất
(tạ/ha)
63,33a
61,67a
60,83a
53,33c
55,00bc
55,30bc
57,50b

So với
đ/c
(%)
113,15
110,18
108,68
95,28
98,27
98,80
102,73

Vụ Mùa
2012
2013
Năng
So với
Năng

So với
suất
đ/c
suất
đ/c (%)
(tạ/ha)
(%)
(tạ/ha)
60,17a 115,15
59,83a
114,13
59,33a 113,54 59,17ab 112,87
56,67b 104,84
57,33b
109,36
50,00d
95,68
50,77d
96,85
53,10c 101,62
54,37c
103,72
52,50c 100,47
53,30c
101,67
54,17c 103,66
54,70c
104,34

56,67c


100,00

55,97b

100,00

52,25c

100,00

52,42cd

100,00

4,77
1,79

-

5,14
2,80

-

4,19
2,11

-


4,32
2,26

-

2012
Tên
giống
HT6
HT9
LTH31
LTh134
RVT
SH2
SH8
BT7
(đ/c)
CV%
LSD0,05

Năng
suất
(tạ/ha)
64,17a
62,50a
59,17b
52,50d
55,20c
55,50c
56,90c


2013

So với
đ/c (%)

Kết quả cho thấy ở cả 4 vụ khảo nghiệm cơ bản (2 vụ Xuân
và 2 vụ Mùa) giống cho năng suất cao nhất là giống HT6, tiếp đến
là giống HT9 và giống LTH31. Các giống này cho năng suất cao
hơn giống đối chứng BT7 một cách có ý nghĩa (P>95%). Giống
HT6 cho năng suất cao, ổn định, độ thuần đồng ruộng cao, khả
năng chống đổ tốt, có thể sử dụng trong cơ cấu cây trồng trên đất 2
vụ lúa ở cả 2 vụ Xuân và vụ Mùa để xây dựng cánh đồng một
giống sản xuất theo hướng hàng hoá.

* Kết quả xây dựng mơ hình sản xuất thử giống lúa HT6
Kết quả xây dựng mơ hình cho thấy ở vụ Mùa năng suất
trung bình 2 năm (2012-2013) của giống HT6 đạt 61,3 tạ/ha, cao
hơn giống đối chứng BT7 là 8,25 tạ/ha, vượt 15,55%. Ở vụ Xuân
năng suất trung bình 2 năm (2013 - 2014) của giống HT6 đạt 64,3
tạ/ha, cao hơn giống BT7 là 8,1 tạ, tăng 14,41%.
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế của giống lúa chất lượng
HT6 và BT7 (đối chứng) được trình bày tại bảng 3.44. Số liệu bảng
3.44 cho thấy: giống lúa HT6 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với
giống đối chứng BT7 ở cả 2 vụ; ở vụ Xuân lãi thuần cao hơn 5,85
triệu đồng/ha; còn ở vụ Mùa cao hơn 5,25 triệu đồng/ha.
Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của giống HT6 trong vụ Xuân và vụ
Mùa năm 2013 và 2014 tại xã Quảng Thắng, TP Thanh Hóa
(ĐVT: Triệu đồng/ha)
Tổng Tổng

Lợi
Tổng
Tổng
Lợi
Cơng
thu
chi
nhuận
thu
chi
nhuận
thức
Vụ Xn 2013
Vụ Mùa 2013
HT6
40,6
19,4
21,2
38,9
20,4
18,5
BT7
34,1
19,4
14,7
33,5
20,4
13,1
(đ/c)
Vụ Xuân 2014

Vụ Mùa 2014
HT6
43,6
20,4
23,2
39,5
20,4
19,1
BT7
38,4
20,4
18,0
34,4
20,4
14,0
(đ/c)
TB vụ Xuân 2 năm
TB vụ Mùa 2 năm
HT6
42,1
19,9
22,2
39,2
20,4
18,8
BT7
36,25
19,9
16,35
33,95

20,4
13,55
(đ/c)
Lãi so
5,85
5,25
đ/c
3.3.3.2. Kết quả tuyển chọn giống đậu tương cho vụ Đơng và xây
dựng mơ hình sản xuất giống đậu tương ĐT26 trong vụ Đông trên
đất 2 vụ lúa
Kết quả khảo nghiệm 8 giống đậu tương ở 2 vụ Đơng năm
2012 và 2013 cho thấy có 3 giống ĐT26, Đ9804 và ĐVN14 có
TGST tương đối ngắn, phù hợp trong cơ cấu cây trồng lúa Xuân lúa Mùa - đậu tương Đơng; có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,


20

21

cho năng suất cao hơn giống đối chứng có ý nghĩa (P>95%), nhiễm
nhẹ các loại sâu bệnh hại chính; chống đổ tốt và ít bị tách quả.
Những giống này có thể bố trí vào cơ cấu cây trồng lúa Xuân - lúa
Mùa - đậu tương Đông trên đất vàn trong đồng, phục vụ chuyển đổi
CCCTr theo hướng sản xuất hàng hố và bền vững về mơi trường
canh tác.
Đã xây dựng mơ hình đậu tương vụ Đơng với 3 giống triển
vọng. Hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương tham gia xây dựng
mơ hình trình bày tại bảng 3.52.
Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương thử
nghiệm sản xuất trên đất 2 vụ lúa, tại xã Quảng Thắng, TP

Thanh Hóa vụ Đơng 2013 (ĐVT: triệu đồng/ha)
Tên giống
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tăng so đ/c (%)
18,13
ĐT26
22,6
8,1
14,5
ĐVN14

19,4

8,1

11,3

14,12

Đ9804

20,8

8,1

12,7

15,87

DT84(đ/c)
15,8

7,8
8,0
Số liệu bảng 3.52 cho thấy: Trong số 3 giống đậu tương
triển vọng tốt, phù hợp gieo trồng vụ Đông trên đất 2 vụ lúa của TP
Thanh Hóa, giống ĐT26 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận
thu được gần gấp 2 lần (181,3%) so với lợi nhuận của giống DT84.
Hai giống còn lại tăng từ 141,2- 158,7% so với đối chứng.
3.3.3.3. Hiệu quả kinh tế của CCCTr lúa Xuân – lúa Mùa – Đậu
tương Đơng trên nhóm đất vàn trong đê
Hiệu quả kinh tế của mơ hình cơ cấu cây trồng 3 vụ lúa
Xuân – lúa Mùa – đậu tương Đông với giống lúa HT6 và giống đậu
tương ĐT26 được trình bày tại bảng 3.54.
Số liệu bảng 3.54 cho thấy CCCTr mới (lúa Xuân: HT6lúa Mùa: HT6- Đậu tương Đông: ĐT26) cho tổng lợi nhuận là
50,68 triệu đồng/ha, cao hơn so với công thức 2 vụ lúa Xuân – lúa
Mùa (cấy giống BT7) là 22,86 triệu đồng/ha; tỷ suất chi phí lợi
nhuận cận biên (MBCR) đạt 2,57; tăng mức xếp loại về hiệu quả
kinh tế từ thấp lên trung bình; cơ cấu này khá bền vững có thể áp

dụng cho sản xuất đại trà trên chân/nhóm đất vàn trong đê của TP
Thanh Hóa.
Bảng 3.54. Hiệu quả kinh tế của cơng thức lúa Xuân- lúa Mùađậu tương Đông trên đất vàn trong đê của TP Thanh Hóa, năm
2013
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Xếp
Công thức trồng trọt
loại
triệu đồng/ha/năm
1, Lúa Xuân (BT7) – lúa Mùa
67,6
39,8
27,8

Thấp
(BT7) (đ/c)
2. Lúa Xuân (HT6)– lúa Mùa
Trung
(HT6) – Đậu tương Đơng
97,5
46,8
50,66
bình
(ĐT26)
MBCR
2,57
Cao
3.3.3.4. Kết quả thử nghiệm mơ hình trồng hoa lily trên đất vàn ở
xã Quảng Tâm theo công thức luân canh: Lúa Xuân muộn- lúa
Mùa sớm- hoa lily
Kết quả của mơ hình trồng hoa lily vụ Đơng trên đất 2
lúa tại xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa cho thấy: Mỗi 1 ha hoa lily
sản xuất theo hướng công nghệ cao cho giá trị sản phẩm từ 700
triệu đến 1,5 tỷ đồng; lợi nhuận thu được từ 250-800 triệu đồng.
Trung bình khoảng 294,2 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế của
CCCTr lúa Xuân- lúa Mùa- hoa lily vụ Đông trên đất vàn trong đê
của TP Thanh Hóa được trình bày tại bảng 3.55b
Bảng 3.55b. Hiệu quả kinh tế của công thức lúa Xuân- lúa Mùahoa lily Đông trên đất vàn trong đê của TP Thanh Hóa, năm
2013
Tổng
Tổng thu
Lợi nhuận Xếp
Cơng thức trồng trọt
chi

loại
triệu đồng/ha/năm
1, Lúa Xuân (BT7) – lúa
67,6
39,8
27,8
Thấp
Mùa (BT7) (đ/c)
2. Lúa Xuân (HT6)– lúa
Rất
515,6
333,9
Mùa (HT6) – Hoa lily 849,5
cao
Đông
MBCR
1,64
TB
Số liệu bảng 3.55b cho thấy CCCTr mới (lúa Xuân: HT6lúa Mùa: HT6- hoa lily Đông) cho tổng lợi nhuận là 333,9 triệu


22
đồng/ha, cao hơn so với công thức 2 vụ lúa Xuân - lúa Mùa (cấy
giống BT7) là 306,1 triệu đồng/ha; tỷ suất chi phí lợi nhuận cận
biên (MBCR) đạt 1,64; tăng mức xếp loại về hiệu quả kinh tế từ
thấp lên rất cao. Tuy nhiên, cơ cấu này khó áp dụng cho sản xuất
đại trà trên chân đất vàn trong đê; vì nếu trồng nhiều hoa lily thị
trường tiêu thụ bị giới hạn và vốn đầu tư ban đầu khá cao; tỷ suất
chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) đạt 1,64, thấp hơn MBCR của
cơ cấu lúa Xuân- lúa Mùa- đậu tương Đông (MBCR đạt 2,57). Do

vậy, trên loại đất vàn trong đê tốt nhất nên phát triển cơ cấu lúa
Xuân (giống HT6) – lúa Mùa (giống HT6)- đậu tương Đơng (giống
ĐT26).
3.3.3.5. Thực nghiệm mơ hình trồng rau và hoa trên đất cao trong
đê
Trong 2 năm 2012 và 2013 đã xây dựng 3 mơ hình trồng
rau và hoa: Mơ hình 1: cây hoa hồng; Mơ hình 2: cà chua (1 – 4) +
xà lách (tháng 5 – tháng 6) + cần tây (6 - 7) + súp lơ xanh (8 -10) +
cải (11 – 12) và Mơ hình 3: Hành hoa (1-2) + đậu cô ve 92 – 5) +
cần tây (5 – 6) + mướp đắng (6 – 10) + cà chua (10 – 12). Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Mơ hình chun trồng hoa lợi nhuận đạt
122,8 triệu đồng/ha. Mơ hình 2 và mơ hình 3 trồng rau trên đất
chuyên canh lợi nhuận đạt từ 130,0 – 140,0 triệu đồng/ha.
3.3.3.6. Xây dựng mơ hình sản xuất rau an tồn
Năng suất rau đạt 16 tấn/ha (hệ số quay vịng bình quân/năm
3,5 vụ) sản lượng đạt 55 tấn/ha/năm. Sau khi trừ chi phí và khấu
hao thiết bị, lợi nhuận đạt được 152,7 - 268,1 triệu đồng/ha/năm.
3.3.3.7. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống canh tác trên đất trũng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác trên đất
trũng cho thấy: canh tác lúa cá cho tổng lợi nhuận 331,1 triệu
đồng/ha, trong khi công thức trồng 2 vụ lúa (Lúa Xuân- lúa Mùa)
(đối chứng) tổng lợi nhuận chỉ đạt 20,2 triệu đồng/ha. Tỷ suất chi
phí lợi nhuận cận biên (MBCR) của mơ hình lúa- cá bằng 1,97;
thuộc loại có thể chấp nhận cho mở rộng.

23
3.3.4. Đề xuất cơ cấu cây trồng mới theo hướng sản xuất hàng
hoá bền vững giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2025 tại
TP Thanh Hóa
Đề xuất cụ thể về cơ cấu cây trồng mới theo hướng sản

xuất hàng hóa bền vững được trình bày tại bảng 3.61. Số liệu bảng
3.61 cho thấy: Với tổng diện tích đất canh tác 6.617,0 ha các cơ
cấu cây trồng mới đã tạo ra lợi nhuận 398.018,0 triệu đồng/năm,
cao hơn lợi nhuận từ cơ cấu cây trồng cũ là 106.037,0 triệu
đồng/năm
Bảng 3.61. Cơ cấu cây trồng đề xuất theo hướng sản xuất hàng
hóa trên các chân/nhóm đất tại TP Thanh Hóa giai đoạn 20152020 định hướng đến 2025
Lợi nhuận
Lợi nhuận
Diện tích
Gia tăng
Cơng thức trồng trọt
mới

(ha)
(Triệu đồng/năm)
Đất bãi: tổng số
240,0
6.258,0
5.314,0
944,0
1.Ngơ Xn- ngô Đông
204,0
3.512,0
2. Rau – ngô Đông
25,0
1.387,0
3. Ngô – hoa Đông
11,0
1.359,0

Đất cao trong đê: tổng
982,0
110.231,0
88.912,0
21.319,0
số
1. Chuyên hoa
236,0
29.980,0
2. Rau các loại
455,0
61.425,0
3. Thuốc lào + rau
33,0
12.266,0
4. Trồng cỏ + cây xanh
278,0
5.560,0
Đất vàn trong đê: tổng
4.784,0
247.924,0
169.775,0
78.149,0
số
1.(Lúa Xuân – lúa Mùa
247.924,0
169.775,0
78.149,0
– đậu tương Đông, rau 4.784,0
hoặc hoa Đông)

Đất trũng trong đê:
611,0
33.605,0
27.980,0
5.625,0
tổng số
1. Lúa - cá
611,0
33.605,0
27.980,0
5.625,0
Tổng số
6.617,0
398.018,0
291.981,0 106.037,0


24
CCCTr mới theo hướng sản xuất hàng hóa đề xuất ở thành
phố Thanh Hóa là CCCTr tiến bộ, có sự kết hợp giữa cái cũ với cái
mới, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất
bền vững. CCCTr mới có lợi ích về nhiều mặt: Kinh tế, xã hội và
môi trường.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Điều kiện cơ bản của thành phố Thanh Hóa với những lợi thế
về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, hạ tầng kỹ thuật, là đầu mối
kết nối nhiều tuyến giao thông quốc gia và quốc tế quan trọng; có
tài ngun đất nước, khí hậu phong phú đã hình thành 3 vụ trồng
trọt chính rõ rệt là vụ Xuân, vụ Mùa và vụ Đông, với các loại cây

trồng và giống cây trồng phong phú như lúa, ngô, khoai, lạc đến
rau đậu các loại, hoa và các cây trồng khác; đủ điều kiện đa dạng
để lựa chọn loại cây trồng phục vụ cho phát triển một nền nông
nghiệp hàng hóa; nguồn lực dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội và đô thị,…là điều kiện tiên quyết cơ bản cho việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu
quả và bền vững;
1.2. Về hiện trạng sản xuất nông nghiệp và CCCTr ngắn ngày ở
vùng ngoại ơ TP Thanh Hóa qua kết quả điều tra cho thấy sản xuất
nông nghiệp đang phát triển đi vào chiều sâu, nhằm nâng cao chất
lượng nông sản thực phẩm cho người tiêu dùng; cơ cấu cây trồng
hàng năm hiện tại của thành phố Thanh Hóa được hình thành từ
nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa nhỏ; hộ nông dân là đơn vị sản
xuất cơ bản với các CCCTr trong 3 vụ chính: vụ Xuân, vụ Mùa và
vụ Đông. Các loại cây trồng, giống cây trồng phong phú, với sản
lượng và tỷ suất hàng hóa đa dạng.
Đã hình thành được các nhóm cây trồng chun canh rau,
hoa, rau thơm, thuốc lào trên nhóm đất cao ở trong đê có lợi nhuận
cao từ 124,0- 399,0 triệu đồng/ha; trên đất bãi rau Xuân- rau Đông
cho lợi nhuận đến 107,0 triệu đồng/ha; công thức lúa Xuân- lúa
Mùa – rau Đông trên đất vàn trong đê cho lợi nhuận 67,0 triệu
đồng/ha và cơ cấu lúa – cá trên đất trũng cho lợi nhuận 55,0 triệu
đồng/ha.

25
Tuy nhiên vẫn còn nhược điểm: đất vàn trong đê có đủ
điều kiện để làm 2 vụ lúa và 1 vụ Đơng cịn khá rộng. Bộ giống cây
trồng khá đa dạng, đặc biệt là giống lúa tuy có năng suất cao nhưng
chất lượng thấp nên lợi nhuận thấp; còn một số loại cây trồng,
giống cây trồng và công thức luân canh đem lại hiệu quả kinh tế

thấp như lúa Xuân- lúa Mùa, lúa Xuân- lúa Mùa- ngô Đông cho lợi
nhuận từ 15,0- 21,0 triệu đồng/ha.
1.3. Đánh giá về các cơng thức trồng trọt/ln canh/canh tác trên 4
chân/nhóm đất chính ở thành phố Thanh hóa cho thấy các cơng
thức có thể đưa vào chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gồm:
Trên đất bãi cơng thức ngơ Xn – ngô Đông; Rau Xuân- rau
Đông. Trên đất cao trong đê gồm các công thức: Rau thơm- thuốc
lào – rau thơm đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng không mở rộng
được vì nhu cầu của thị trường có hạn. Các công thức trồng rau và
hoa quanh năm cho lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ có thể mở
rộng được. Trên nhóm đất vàn trong đê cơng thức trồng 2 vụ lúa là
chính, cần nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất
cao, chất lượng tốt để tăng giá bán và tuyển chọn cây trồng vụ
Đông phù hợp (cây đậu tương), nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu
quả môi trường, bồi dục sức sản xuất cho đất trồng, góp phần phát
triển sản xuất bền vững và trên nhóm đất trũng trong đê, công thức
lúa – cá cần được mở rộng.
1.4. Kết quả khảo nghiệm tuyển chọn giống mới và xây dựng mơ
hình CCCTr, cơng thức canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa tại
TP. Thanh Hóa đã:
- Tuyển chọn được giống lúa HT6 ngắn ngày năng suất cao
(vụ Xuân 64,3 tạ/ha; vụ Mùa 61,3 tạ/ha; tăng so với đối chứng BT7
14,41- 15,55% tương ứng), ổn định, độ thuần đồng ruộng cao, khả
năng chống đổ tốt, khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính
tốt, chất lượng tương đương giống lúa BT7; lợi nhuận tăng hơn so
với giống BT7 11,1 triệu đồng/ha/năm và giống đậu tương ĐT26
ngắn ngày, năng suất cao, đạt 22,5 tạ/ha; tăng hơn so với giống
DT84 (đ/c) 36,4%; sử dụng trong cơ cấu lúa Xuân- lúa Mùa- đậu
tương Đơng trên chân/nhóm đất vàn trong đê. Tổng lãi thuần của
cơ cấu đạt 50,66 triệu đồng/ha/năm; tỷ suất chi phí lợi nhuận cận

biên đạt 2,57; có thể mở rộng trong sản xuất đại trà.


26
- Thử nghiệm thành cơng mơ hình trồng hoa lily trên đất
vàn trong đê trong công thức luân canh lúa Xuân- lúa Mùa sớmhoa lily đạt hiệu quả kinh tế đến 294.200.000 đồng/ha; Tổng lãi
thuần của cơ cấu đạt 333,9 triệu đồng/ha, tỷ suất chi phí lợi nhuận
cận biên đạt 1,64.
- Xây dựng được mơ hình trồng rau và hoa trên nhóm đất
cao trong đê đạt lợi nhuận từ 122,8- 140 triệu đồng/ha;
- Thử nghiệm thành cơng mơ hình sản xuất rau an toàn cho
lợi nhuận từ 152,7- 268,1 triệu đồng/ha.
- Xác định được công thức canh tác lúa (giống Xi23) - cá
trên chân đất trũng trong đê đạt hiệu quả kinh tế khá cao, lãi thuần
đạt tới 331,1 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 16 lần so với công thức 2
vụ lúa (lãi thuần đạt 20,2 triệu đồng/ha/năm); tỷ suất chi phí lợi
nhuận cận biên đạt 1,97; có thể mở rộng trong sản xuất đại trà.
1.5. Đã đề xuất được cơ cấu cây trồng mới theo hướng sản xuất
hàng hóa của TP Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020 định hướng đến
2025 trên 4 chân/nhóm đất chính; với diện tích đất canh tác gồm
6.617,0 ha chia ra các công thức sau: Đất bãi: 240,0 ha, gồm 3
công thức: Ngô Xuân – ngô Đông (204,0 ha); Rau – ngô Đông
(25,0 ha) và Ngô – hoa Đông (11,0 ha). Đất cao trong đê: 982,0
ha, gồm 4 công thức: Chuyên hoa 236,0 ha; Rau các loại 455,0 ha;
Thuốc lào + rau 33,0 ha và trồng cỏ + cây xanh 278,0 ha. Đất vàn
trong đê: 4.784,4 ha, gồm công thức lúa Xuân – lúa Mùa - đậu
tương Đông hoặc rau, hoa. Đất trũng trong đê: 611,0 ha gồm công
thức lúa- cá. Các cơ cấu cây trồng mới đã tạo ra lợi nhuận
398.018,0 triệu đồng/năm, cao hơn lợi nhuận từ cơ cấu cây trồng
cũ là 106.037,0 triệu đồng/năm. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi

trường ổn định; góp phần phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa
hiệu quả và bền vững.
2. Đề nghị
2.1. Đề nghị cho áp dụng cơ cấu cây trồng mới đã đề xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa trên các chân/nhóm đất của TP Thanh
Hóa, nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất và phát triển xã hội.
2.2. Cần tiếp tục triển khai một số nghiên cứu mới để tiếp tục hình
thành cơ cấu cây trồng mới phục vụ phát triển nơng nghiệp hàng
hóa của thành phố Thanh Hóa trong những năm tiếp theo.

27

CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Đức Kính, Nguyễn Huy Hồng (2014), Nghiên cứu tuyển
chọn giống lúa chất lượng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hoá tại thành phố Thanh hố, tỉnh
Thanh hố, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, số 6, tr. 96- 104 .
2. Vũ Đức Kính, Nguyễn Huy Hồng, Trịnh Khắc Quang (2015),
Tái cơ cấu hệ thống cây trồng phục vụ chương trình xây dựng nông
thôn mới ở vùng ngoại ô thành phố Thanh hố, Tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam, số 1, tr. 107- 113.



×