Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Phân tích rủi ro ảnh hưởng chi phí triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

TRẦN THẾ ANH

PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG CHI PHÍ TRIỂN KHAI
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023


Cơng trình nghiên cứu được thực hiện và hồn thành tại: Trường Đại học Bách
Khoa- ĐHQG-TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: TS. Nguyễn Thanh Phong
Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS. Nguyễn Anh Thư
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thanh Việt
Luận văn thạc sĩ của học viên được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGTP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2023.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
1.

PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ

: Chủ tịch Hội đồng



2.

PGS.TS. Trần Đức Học

: Thư ký Hội đồng

3.

PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

: Cán bộ chấm nhận xét 1

4.

TS. Nguyễn Thanh Việt

: Cán bộ chấm nhận xét 2

5.

TS. Phạm Hải Chiến

: Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


PGS.TS. ĐỖ TIẾN SỸ

PGS.TS. LÊ ANH TUẤN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thế Anh
MSHV: 1970175
Ngày sinh: 02/11/1994

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng

Mã ngành: 8580302

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG CHI PHÍ TRIỂN KHAI CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RISK ANALYSIS OF AFFECTING COSTS IN THE IMPLEMENTATION OF
CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS ON SUSTAINABLE

DEVELOPMENT
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nhận dạng, xác định các nhân tố rủi ro ảnh hưởng chi phí cho dự án CTX tại Việt Nam.
 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án CTX.
 Xây dựng mô hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro gây biến đổi chi phí
ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án ĐTXD theo mục tiêu phát triển bền vững bởi
phương pháp Fuzzy AHP.
 Xác định chỉ số đánh giá rủi ro để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro
cho dự án CTX. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu phát sinh chi phí và
thúc đẩy phát triển xây dựng bền vững.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THANH PHONG & TS. NGUYỄN ANH THƯ
TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

TS. NGUYỄN THANH PHONG

TS. NGUYỄN ANH THƯ

TS. LÊ HOÀI LONG

TRƯỞNG KHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS. LÊ ANH TUẤN
i



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý
Thầy, Cô trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, đặc biệt là các Thầy, Cô bộ
môn Quản lý xây dựng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, hỗ trợ tạo điều kiện cho em
được học tập, trao dồi những kiến thức bổ ích trong suốt quãng thời gian ngồi trên
ghế giảng đường.
Em xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất đến thầy TS. Nguyễn Thanh Phong và cô
TS. Nguyễn Anh Thư đã tận tình giúp đỡ, khơng ngại khó khăn để hướng dẫn, chỉ
bảo em qua những buổi duyệt bài trong suốt quá trình làm luận văn. Nhờ vào những
chia sẻ kinh nghiệm quý báo, những nguồn tài liệu bổ ích để em có thể tham khảo và
vận dụng trong học tập lẫn công việc hiện tại.
Con cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã luôn động viên tinh
thần và luôn bên cạnh con vào những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống, giúp
con có thể đi đến được như ngày hơm nay.
Trong q trình thực hiện luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi những hạn chế, sai
sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ q thầy cơ để em hồn thiện tốt hơn.
Lời cuối cùng, em kính chúc Ban lãnh đạo Khoa cùng quý thầy cô ngày càng
thành đạt, nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

Trần Thế Anh

ii



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

TÓM TẮT
Hiện nay, việc áp dụng một phương thức thực hiện dự án hiệu quả, thuận lợi
cho người tham gia dự án đầu tư xây dựng là cần thiết trong xu thế hội nhập hiện nay.
Nhận thấy phát triển bền vững là một phương thức tiến bộ, được áp dụng rộng rãi và
là xu thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng và ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngành xây dựng đang chuyển đổi
sang công nghệ xanh hơn và thực hành xây dựng bền vững, tuy nhiên tiến độ còn
chậm. Xây dựng bền vững được chứng minh mang nhiều lợi ích mơi trường, kinh tế,
xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư xây dựng đã không ủng hộ việc triển khai các dự
án xây dựng xanh, điển hình các cơng trình xanh do chi phí đầu tư ban đầu cao hơn
so với các dự án xây dựng truyền thống.
Trong thực tế, chi phí cơng tác sẽ khác biệt so với giá trị ước lượng chi phí. Để
giải quyết thì người quản lý dự án phải đưa sự khơng chắc chắn vào việc ước lượng
chi phí cơng tác, từ đó phân tích yếu tố rủi ro ảnh hưởng chi phí của cả dự án. Dựa
trên kết quả phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê và khảo sát, nghiên cứu đã
xác định được các các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí dự án cơng trình xanh.
Luận văn này nhận dạng và phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng chi phí đến
cơng tác triển khai cũng như quản lý chi phí dự án các cơng trình xanh theo định
hướng phát triển bền vững. Nếu khơng kiểm sốt tốt có thể làm vượt ngân sách, phát
sinh chi phí và giảm lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơng
trình.Song song đó, xây dựng mơ hình phân tích thứ bậc ra quyết định đa mục tiêu
kết hợp với tập mờ của phương pháp Fuzzy AHP để đánh giá các nhân tố gây ra sự
biến đổi chi phí này.Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu phát sinh chi
phí và thúc đẩy phát triển các mơ hình cơng trình xanh tại Việt Nam trên quan điểm

của người làm công tác quản lý xây dựng.

iii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

ABSTRACT
Currently, the application of an effective and convenient project implementation
method for construction investment project participants is necessary in the current
integration trend. Realizing that sustainable development is a progressive method,
widely applied and a leading trend in the field of construction and increasingly
popular in the world, especially in developing countries like Viet Nam. The
construction industry is transitioning to greener technologies and sustainable
construction practices, but progress is slow. Sustainable construction is proven to
bring many environmental, economic and social benefits. However, many
construction investors did not support the implementation of green construction
projects, typically green buildings due to the higher initial investment costs compared
to traditional construction projects.
In acctually, the costs will be different from the estimated cost. To solve it, the
project manager must introduce uncertainty into the work cost estimate, thereby
analyzing the risk of cost impact of the whole project. Based on the results of data
analysis by statistical methods and surveys, the study has identified the risk factors
affecting the cost of green building projects.
This thesis will identify and analyze the risk factors affecting costs on the
implementation and cost management of green building projects in the direction of
sustainable development. If not well controlled, it can overrun the budget, incur costs
and reduce profits, greatly affecting the efficiency of construction investment. At the

same time, building a hierarchical analysis model for multi-level decision making.
The objective is combined with the fuzzy set of the Fuzzy AHP method to evaluate
the factors that cause this cost variation. From that, propose solutions to limit,
minimize the arising costs and promote the development of green building model in
Viet Nam from the perspective of construction managers.

iv


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do tơi hồn tồn tự nghiên cứu thực hiện
dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Thanh Phong và cô TS. Nguyễn Anh Thư,
với các thông tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu và kết
quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đó. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về bài nghiên
cứu này.

TP. HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

Trần Thế Anh

v


LUẬN VĂN THẠC SĨ


TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
1.1.

Giới thiệu chung .............................................................................................. 1

1.2.

Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 7

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7

1.5.

Đóng góp nghiên cứu ...................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................... 9
2.1.

Khái niệm cơ bản............................................................................................. 9

2.1.1.


Rủi ro chi phí ............................................................................................ 9

2.1.2.

Thái độ với rủi ro .................................................................................... 11

2.1.3.

Phân loại rủi ro ....................................................................................... 12

2.1.4.

Quản lý và chiến lược ứng phó rủi ro ..................................................... 13

2.1.5.

Dự án đầu tư xây dựng ........................................................................... 18

2.1.6.

Cơng trình xanh ...................................................................................... 22

2.1.7.

Đặc điểm các tiêu chí đánh giá cơng trình xanh .................................... 26

2.1.8.

Quản lý dự án theo định hướng phát triển bền vững .............................. 28


2.1.9.

Đặc điểm chi phí vịng đời dự án ........................................................... 31

2.2.

Các nghiên cứu tương tự trước đây ............................................................... 33

2.2.1.

Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 33

2.2.2.

Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 43

2.2.3.

Nhận xét.................................................................................................. 52

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 54
3.1.

Giới thiệu chương .......................................................................................... 54

3.2.

Các lý thuyết, kiểm định áp dụng .................................................................. 54


3.2.1.

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............... 54

3.2.2.

Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) .......... 55

3.2.3.

Trị trung bình (Mean) ............................................................................. 56

vi


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

3.2.4.

Lý thuyết mờ (Fuzzy Theory) ................................................................ 57

3.2.5.

Phương pháp AHP .................................................................................. 59

3.2.6.

Phương pháp Fuzzy Analytical Hierarchy Process (Fuzzy AHP) ......... 61


3.3.

Nghiên cứu giai đoạn 1: Thiết lập bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu: ........... 71

3.3.1.

Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................. 71

3.3.2.

Khảo sát các nhân tố rủi ro: .................................................................... 81

3.4.

Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: Quá trình thực hiện so sánh cặp ..................... 84

3.4.1.

Thiết kế BCH so sánh cặp ...................................................................... 84

3.4.2.

Lựa chọn chuyên gia .............................................................................. 85

3.4.3.

Cách thức thu thập dữ liệu...................................................................... 86

CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................... 88

4.1.

Thu thập số liệu ............................................................................................. 88

4.1.1.

Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng ....................................... 88

4.1.2.

Vai trò của người được khảo sát trong DA xây dựng ............................ 89

4.1.3.

Vai trị cơng ty của các đối tượng tham gia khảo sát ............................. 90

4.1.4.

Loại hình cơng ty của đối tượng tham gia khảo sát ............................... 91

4.1.5.

Loại hình DA của đối tượng tham gia khảo sát ..................................... 92

4.1.6.

Quy mô DA của đối tượng tham gia khảo sát ........................................ 93

4.2.


Kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................................................ 94

4.2.1.

CA các nhân tố liên quan đến Thiết kế: ................................................. 95

4.2.2.

CA các nhân tố liên quan đến Phí CTX: ................................................ 96

4.2.3.

CA các nhân tố liên quan đến Vật liệu: .................................................. 96

4.2.4.

CA các nhân tố liên quan Quản lý dự án:............................................... 97

4.2.5.

CA các nhân tố liên quan Môi trường – Xã hội: .................................... 98

4.2.6.

CA các nhân tố liên quan Pháp lý – Hợp Đồng ..................................... 98

4.3.

Kiểm định nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic) ............ 100


4.4.

Phân tích các nhân tố theo giá trị mean ....................................................... 109

4.5.

Xây dựng cấu trúc thứ bậc .......................................................................... 115

vii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỖ TRỢ ĐA QUYẾT ĐỊNH FUZZY AHP
ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DA ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CĨ XÉT YẾU TỐ RỦI RO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 117
5.1.

Giới thiệu chương ........................................................................................ 117

5.2.

Áp dụng phương pháp Fuzzy AHP ............................................................. 118

5.2.1.

Thiếp lập ma trận đánh giá mờ và tính toán chỉ số nhất quán.............. 118


5.2.2.

Tổng hợp ý kiến các chuyên gia ........................................................... 122

5.2.3.

Phá mờ .................................................................................................. 122

5.2.4.

Kiểm tra chỉ số nhất qn và tính tốn trọng số ................................... 122

5.2.5.

Phân tích độ nhạy ................................................................................. 126

5.3.

Đề xuất chỉ số đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro IIR ..................... 127

5.3.1.
5.4.

Đề xuất thang đo ảnh hưởng rủi ro ....................................................... 127

Ứng dụng thực tế ......................................................................................... 128

5.4.1.

Giới thiệu DA ....................................................................................... 128


5.4.2.

Chỉ số IIR DA minh họa....................................................................... 129

5.4.3.

Thảo luận kết quả ................................................................................. 131

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 134
6.1.

Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 134

6.2.

Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 136

6.3.

Hướng nghiên cứu tương lai ....................................................................... 137

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 141
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 146
LÝ LỊCH TRÍCH TRANG ......................................................................................... 194

viii



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
DA
ĐTXD
PTBV
CTX
NC
CA
QLDA

NỘI DUNG
Dự án
Đầu tư xây dựng
Phát triển bền vững
Cơng trình xanh
Nghiên cứu
Cronbach’s Alpha
Quản lý dự án

ix


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.1: Báo cáo tốc độ tăng trưởng của nghành xây dựng Việt Nam [Nguồn: BMI,
2020]................................................................................................................................. 2
Hình 2.1.1: Tổng quan về rủi ro ....................................................................................... 9
Hình 2.1.2: Mức độ rủi ro trong suốt vòng đời dự án .................................................... 12
Hình 2.1.3: Phân loại rủi ro ((Nguồn: Nguyễn Liên Hương (2013), [22]) .................... 12
Hình 2.1.4: Lưu đồ tiến trình Quản lý rủi ro [34] .......................................................... 14
Hình 2.1.5: Sơ đồ mạng liên kết giữa các loại rủi ro cấp độ quản lý dự án ................... 16
Hình 2.1.6: Hệ thống ma trận kiểm sốt thơng tin rủi ro cho dự án. [34] ...................... 16
Hình 2.1.7: Quy trình chứng nhận LEED [Nguồn Greenviet.org] ................................ 22
Hình 2.1.8: Số lượng CTX đạt chứng nhận tại thị trường Việt Nam ............................. 27
Hình 2.1.9: Mơ hình vịng trịn kinh tế học bánh rán ..................................................... 29
Hình 2.2.1: Tổng quan phương pháp nghiên cứu .......................................................... 54
Hình 3.2.1: Sơ đồ phương pháp Fuzzy AHP dựa trên Tesfamariam & Sadiq (2006) ... 61
Hình 3.2.2: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc điển hình ................................................................. 65
Hình 3.3.1: Quy trình thiết kế BCH ............................................................................... 71
Hình 3.3.2: Thang đo Likert 5 mức độ........................................................................... 77
Hình 3.3.3: Các phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 83
Hình 4.3.1: Các nhân tố rủi ro gây ảnh hưởng chi phí các DA CTX ........................... 104
Hình 4.5.1: Mơ hình cấu trúc thứ bậc từ kết quả phân tích nhân tố ............................. 116
Hình 5.1.1: Sơ đồ cấu trúc Chương 5........................................................................... 118
Hình 5.2.1: Biểu đồ thể hiện trọng số của các yếu tố con ............................................ 125
Hình 5.2.2: Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố ................................................ 125
Hình 5.2.3: Phân tích độ nhạy trọng số nhân tố ứng với thái độ người ra quyết định và
chỉ số lạc quan .............................................................................................................. 127
Hình 5.3.1: Thang đo mức độ tác động rủi ro đề xuất ................................................. 128
Hình 6.1.1: Kết quả nghiên cứu của luận văn .............................................................. 134

x



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2.1: Chi phí xây dựng tăng thêm ứng với thứ hạng theo chứng nhận CTX ........ 5
Bảng 1.2.2: Chi phí tăng thêm khi đầu tư xây dựng CTX ở Việt Nam [4] ...................... 5
Bảng 1.2.3: . Tổng quan về các cơ sở dữ liệu NC liên quan đến hiệu suất phí tăng thêm
các CTX trên thế giới [6] ................................................................................................. 6
Bảng 2.1.1: Phân biệt các chiều hướng rủi ro cho dự án ............................................... 10
Bảng 2.1.2: Ma trận mức độ xảy ra rủi ro ...................................................................... 17
Bảng 2.1.3: Các tiêu chí đánh giá dự án CTX ............................................................... 24
Bảng 2.1.4: Bảng Số lượng CTX đạt chứng nhận tại thị trường Việt Nam tính đến năm
2020 ................................................................................................................................ 27
Bảng 2.2.1: Một sô nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố gây ra sự ảnh hưởng chi phí
trong việc triển khai các DA Đầu tư xây dựng theo mơ hình CTX từ các bài, nghiên
cứu liên quan .................................................................................................................. 38
Bảng 2.2.2: Một sô nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố gây ra sự ảnh hưởng chi phí
trong việc triển khai các DA Đầu tư xây dựng theo mơ hình CTX từ các bài báo,
nghiên cứu liên quan. ..................................................................................................... 44
Bảng 2.2.3: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các tiêu chí gây ra
sự ảnh hưởng chi phí ...................................................................................................... 47
Bảng 3.2.1: Các phép tính cơ bản của số fuzzy ............................................................. 59
Bảng 3.2.2: Các thang đo so sánh cặp theo Saaty (1980) .............................................. 61
Bảng 3.2.3: Bảng tổng hợp nghiên cứu các phương pháp Fuzzy AHP của các chuyên
gia ................................................................................................................................... 63
Bảng 3.2.4: Các giá trị thang đo của fuzzy .................................................................... 66
Bảng 3.3.1: Các nhân tố rủi ro trong đề tài “Đánh giá tài liệu về các yếu tố chi phí xanh
cao cấp của xây dựng tòa nhà bền vững” của N.M. Russ, M. Hamid và K.M. Ye (2018)

........................................................................................................................................ 72
Bảng 3.3.2: Các nhân tố rủi ro trong đề tài “Yếu tố chi phí mềm trong CTX – Ngành
xây dựng Malaysia” của N.Z.M. Azizi, N.Z. Abidin, A. Raofuddin (2018). ............... 73
Bảng 3.3.3: Tổng hợp các nhân tố rủi ro........................................................................ 75
Bảng 3.3.4: Bảng kết quả Pilot Test ............................................................................... 78
Bảng 3.3.5: Thông tin vị trí cơng tác của các người được khảo sát Pilot Test .............. 81
Bảng 3.3.6: Ưu và nhược điểm các kỹ thuật lấy mẫu .................................................... 82
Bảng 3.4.1: Thang đo so sánh cặp giữa 2 nhân tố Mi và Mj ......................................... 84
Bảng 3.4.2: Thơng tin của nhóm chun gia phỏng vấn trực tiếp ................................. 85
Bảng 4.1.1: Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu ........................................... 88
Bảng 4.1.2: Bảng tóm tắt vai trò của người tham gia trong DA xây dựng .................... 89
Bảng 4.1.3: Bảng tóm tắt vai trị cơng ty của người tham gia khảo sát ......................... 90
Bảng 4.1.4: Bảng tóm tắt loại hình cơng ty của người tham gia khảo sát...................... 91
Bảng 4.1.5: Bảng tóm tắt loại hình DA của người tham gia khảo sát ........................... 92

xi


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

Bảng 4.1.6: Bảng tóm tắt quy mơ DA của người tham gia khảo sát ............................. 93
Bảng 4.2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm...................................................... 95
Bảng 4.2.2: Hệ số CA các nhân tố liên quan đến Thiết kế ............................................ 95
Bảng 4.2.3: Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan đến Phí CTX..................... 96
Bảng 4.2.4: Hệ số CA các nhân tố liên quan đến Vật liệu ............................................. 97
Bảng 4.2.5: Hệ số CA các nhân tố liên quan QLDA ..................................................... 97
Bảng 4.2.6: Hệ số CA các Môi trường – Xã hội ............................................................ 98
Bảng 4.2.7: Hệ số CA các Pháp lý – Hợp đồng ............................................................. 99

Bảng 4.2.8: Hệ số CA các Pháp lý – Hợp đồng ............................................................. 99
Bảng 4.3.1: Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test ................................................... 101
Bảng 4.3.2: Bảng phương sai trích ............................................................................... 101
Bảng 4.3.3: Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo ................................... 102
Bảng 4.3.4: Bảng kết quả phân trích EFA ................................................................... 108
Bảng 4.4.1: Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị mean ................................................ 109
Bảng 5.2.1: Ma trận đánh giá mờ tổng thể M. ............................................................. 119
Bảng 5.2.2: Ma trận đánh giá mờ M1 .......................................................................... 119
Bảng 5.2.3: Ma trận đánh giá mờ M2 .......................................................................... 119
Bảng 5.2.4: Ma trận đánh giá mờ M3 .......................................................................... 120
Bảng 5.2.5: Ma trận đánh giá mờ M4 .......................................................................... 120
Bảng 5.2.6: Ma trận đánh giá mờ M5 .......................................................................... 120
Bảng 5.2.7: Ma trận đánh giá mờ M6 .......................................................................... 121
Bảng 5.2.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất quán .................................... 121
Bảng 5.2.9: Kết quả tính tốn chỉ số nhất qn tổng hợp ............................................ 123
Bảng 5.2.10: Kết quả tính tốn trọng số của các nhân tố và yếu tố con ...................... 123
Bảng 5.4.1: Bản khảo sát đánh giá chỉ số IIR của DA CTX ........................................ 129

xii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Từ năm 2020, thế giới đã trải qua thời kỳ ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch covid
trên phạm vi toàn thế giới. Trái với kỳ vọng mạnh mẽ khôi phục kinh tế sau thảm họa
bất ngờ của đại dịch Covid, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 diễn ra trong bối

cảnh phải chịu nhiều khó khăn với tình trạng lạm phát, hệ thống tài chính suy yếu và
các thảm họa liên quan đến khi hậu. Khủng hoảng ngày càng kéo dài, đặc biệt là
nghành xây dựng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bước qua năm 2023, nền kinh tế cơ chế toàn cầu thị trường có xu hướng vực
dậy với chủ trương chỉ đạo quyết tâm hành động từ chính phủ cùng với sự nỗ lực vượt
qua khó khăn của các bộ máy cơng ty doanh nghiệp địa phương, những chính sách
cải thiện mức tăng trưởng giá trị cho nền kinh tế hóa dần được ban hành. Từ đó, các
biện pháp thay đổi, điều chính bộ máy cơ cấu tổ chức để điều hành, tháo gỡ những
khó khăn, trăn trở làm ách tắc về khía cạnh pháp lý nhà nước, điều chỉnh sao cho phù
hợp với nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường giúp tăng năng suất lao động, ổn
định nền kinh tế và kiểm sốt lạm phát. Có thể thấy giai đoạn khó khăn nhất đối với
nghành xây dựng đã và đang có dấu hiệu hồi phục, đó là cơ hội duy nhất, thậm chí là
sống cịn để các cơng ty trong nghành có mục tiêu lớn đột phá quy mô phát triển và
vươn xa, đặc biệt là thị trường ngoại quốc cho các doanh nghiệp.
Theo BMI phân tích và thống kê, nghành xây dựng Việt Nam được ước tính giá
trị đạt 1.356 tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 24,5% giá trị GDP cả nước và tăng trưởng gần
gấp đơi so với trung bình thế giới là 13,5%. Ngồi ra, tốc độ gia tăng giá trị phát triển
của Việt Nam được dự phóng bình qn ước tính 6,9%/năm trong thời kỳ 10 năm tới,
con số này được coi là điểm nổi bật với mức tăng trưởng bình quân trên thế giới. Tuy
nhiên, mức tăng trưởng này vẫn có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ giai đoạn bình
quân 10 năm trước là 7,1%/năm.

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

1


LUẬN VĂN THẠC SĨ


TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

Hình 1.1.1: Báo cáo tốc độ tăng trưởng của nghành xây dựng Việt Nam
[]
Sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế
thông minh, các tổ chức công ty xây dựng luôn phải tiếp cận các phương thức hoạt
động DA ĐTXD theo nhiều loại mơ hình sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị
trường, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chất lượng cũng như ngân sách thực hiện DA
với các nhà phát triển hoặc chủ đầu tư. Việc tổ chức thực hiện triển khai các hoạt
động DA hiệu quả, tính chun mơn cao, mang lợi ích lâu dài theo vịng đời DA cho
các bên tham gia là cần thiết nhất hiện nay. Nhận thấy việc chuyển đổi DA bình
thường sang DA CTX theo hướng phát triển xây dựng bền vững là một tiêu chí của
phương thức tiến bộ, ngày càng phổ biến rộng rãi ở các nước cường quốc thế giới.
Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt thêm các cơ chế đặc thù khác nhau của từng
mơ hình DA, điển hình là DA CTX thường yêu cầu kỹ thuật biện pháp thi công phức
tạp, chịu sự ảnh hưởng tác động tiêu cực với tần suất liên tục, thường xuyên của nhiều
yếu tố bên ngồi xã hội, mơi trường và các chủ thể tham gia. Vì vậy chúng ta phải đối
mặt với nhiều thách thức, khó khăn với nhiều rủi ro.
Chi phí cho các DA xây dựng CTX có thể được chia thành ba loại, tức là chi phí
đất, chi phí cứng và chi phí mềm [2]. Chi phí đất đai hoặc chi phí địa điểm bao gồm
các chi phí thu hồi đất và phát triển DA, thường bao gồm các chi phí như mua đất,
chuyển nhượng quyền sở hữu, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác. Chi phí đất
đai sẽ khơng thay đổi bất kể đó là DA thơng thường hay DA CTX. Các yếu tố chi phí

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

2



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

cứng bao gồm các chi phí liên quan đến cơng trình kiến trúc, cơng trình cơ điện, cơng
trình dân dụng và kết cấu và các cơng trình xây dựng vật chất khác. Các yếu tố chi
phí mềm bao gồm bảo hiểm, kinh nghiệm của nhà phát triển, chi phí thiết kế, chứng
nhận, vận hành và lập mơ hình năng lượng. Các chi phí mềm sau đó đã được sửa đổi
liên quan đến vai trò của họ trong quyết định đầu tư vào CTX của các nhà phát triển.
Các sửa đổi bao gồm tư vấn, tư vấn CTX, chứng nhận, vận hành, thị trường và thuế.
Tuy nhiên, chi phí cứng và chi phí mềm được cho là bị ảnh hưởng bởi lựa chọn ngay
từ thời điểm lên ý tưởng thiết kế cho đến việc triển khai thi công, bàn giao và vận
hành DA. Chi phí cứng đã được các học giả quan tâm nhiều, nhưng chi phí mềm cũng
vẫn khó nắm bắt trong sự đóng góp của nó vào sự gia tăng chi phí CTX. Như vậy,
nghiên cứu này tập trung thảo luận phân tích các yếu tố gây phát sinh chi phí các DA
CTX về các khía cạnh chi phí cứng và chi phí mềm, đánh giá các nhân tố gây tác
động lớn tổng chi phí của DA và xác định mối liên hệ lẫn nhau của chúng.
Căn cứ tập trung vào hiện trạng như trên, chúng ta luôn hiểu rằng bất cứ một
nhà phát triển đầu tư hay nhà thầu thi công đều cố gắng tạo ra lợi nhuận cao nhất và
giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh chi phí ở mức thấp nhất trong DA. Tuy nhiên, tồn
tại một số rào cản trong việc quyết định có nên thực hiện một DA CTX hay khơng?
Điều này phải chấp nhận bao gồm phí xây dựng cao hơn, thiếu động lực xã hội, thiếu
nhu cầu thị trường, thiếu nhận thức cộng đồng, nhận thức về ý nghĩa CTX chỉ dành
cho DA cao cấp, thiếu cơ sở chứng cứ cho lợi ích theo vịng đời DA, những khó khăn
trong việc tiếp cận vốn cho sự phát triển mơ hình cịn mới lạ vơ hình chung tạo nên
các yếu tố rủi ro khi chấp nhận quyết định đầu tư thực hiện DA. Nghiên cứu này góp
một phần cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến
chi phí của DA CTX trong việc triển khai thực hiện xây dựng bền vững ở Việt Nam.

1.2. Vấn đề nghiên cứu
Tối ưu chi phí là một yếu tố sống còn đối với các CĐT và chủ thể các bên tham
gia vào DA. Sự chậm trễ và khơng hồn thành cơng việc trong ngân sách nhất định

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

là những lý do chính dẫn đến xung đột trong DA xây dựng.Vấn đề này xuất phát từ
vô số các tác nhân tiêu cực, những rủi ro nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sự hiệu quả cho
cơng trình mà đội ngũ kỹ sư quản lý vẫn chưa lường trước được trong giai đoạn thực
hiện hoạt động chính. Chi phí vượt mức có tác động khơng chỉ đến ngành cơng nghiệp
xây dựng mà cịn có tác động đến nền kinh tế nói chung. Mặc dù thực tế có nhiều
nguyên nhân gia tăng gây biến động chi phí, nhưng nếu chúng ta nắm bắt mấu chốt
cốt lõi vấn đề, hiểu rõ các nguy cơ rủi ro chi phí thì sẽ chủ động kiểm soát các tác
động tiêu cực mong muốn.
Ngành xây dựng đang chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn và thực hành xây
dựng bền vững. Tuy nhiên, tiến độ còn chậm (Chegut et al. [6]). Chỉ số áp dụng CTX
năm 2019 chỉ cho thấy 13,8% trong số tất cả các tòa nhà văn phòng thương mại ở
Hoa Kỳ được chứng nhận xanh, và tỷ lệ áp dụng cho các tòa nhà xanh nhiều hộ gia
đình chỉ là 3,3% (đơn vị) (CBRE 2019). Trên tồn cầu, các tịa nhà xanh dần được
công nhận hiệu quả với môi trường chỉ chiếm 5,4% tổng số văn phòng thương mại
(CRI 2014). Báo cáo Xu hướng CTX Thế giới của Dodge Data & Analytics (DDA

2018) chỉ ra rằng các hoạt động xây dựng xanh đang gia tăng. Tuy nhiên, có một
khoảng cách lớn giữa các DA được coi là “phí chuyển màu xanh” bởi các nhóm DA
và những DA đang thực sự tìm kiếm chứng nhận xanh [6].
Bất chấp những lợi ích của CTX và nhiều nỗ lực khác nhau được thực hiện để
thúc đẩy môi trường xây dựng bền vững, các chủ thể liên quan trực tiếp của DA vẫn
phần nào hoài nghi về những lợi ích kinh tế, tài chính mà cơng trình có thể mang lại,
đặc biệt là chi phí ban đầu (Hwang & cộng sự 2017) [6],[7],[17]. Chi phí ban đầu cao
hơn được đánh giá là rào cản số một đối với CTX trong những năm gần đây, 49%
chuyên gia trong nghành vẫn cho rằng CTX đắt đỏ (DDA 2018). Trong khi đó, cũng
có nhà nghiên cứu cho rằng chi phí phụ của CTX là không đáng kể dựa trên dữ liệu
thực nghiệm, và họ cho rằng lợi ích LCC vẫn rất to lớn có thể mang lại so với chi phí
ban đầu. (Langdon 2007; Matthiessen và Morris 2004).

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

Tại Mỹ, những năm 2009 một cuộc khảo sát tài liệu và phân tích nội dung về
phí bảo hiểm xanh đã được rà sốt, thu được kết quả có sự chênh lệch về hiệu suất
chi phí tăng thêm của các DA CTX đạt tiêu chuẩn LEED tại khu vực California (Kat,
2003) [4]. Tương tự, các bài báo nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung Quốc cho
thấy nhiều yếu tố làm tăng chi phí xây dựng cơng trình bền vững và xây dựng cơng
trình truyền thống rất cao. Ngun nhân chênh lệch chi phí do việc thực hành các ứng

dụng công nghệ bền vững làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng. (Liu, Gue, & Hu).
Từ các kết quả nghiên cứu thực tế đã dần thu thập, xác định được chi phí thực hiện
các DA CTX cao hơn các loại hình DA thơng thường khác khoảng từ 2-8%. Bảng 1
trình bày tóm tắt chi phí gia tăng phụ thuộc vào mức chứng nhận [4]:
Bảng 1.2.1: Chi phí xây dựng tăng thêm ứng với thứ hạng theo chứng nhận CTX
Mức chứng nhận
Hạng 1 - Đạt

Chi phí xây dựng tăng
thêm
0,66%

Hạng 2 - Bạc

2,11%

Hạng 3 - Vàng

1,82%

Hạng 4 - Bạch kim

6,5%

Trung bình

1,84%

Riêng tại thị trường xây dựng Việt Nam, phí tăng thêm phụ thuộc khá nhiều về
mục tiêu hướng tới ban đầu của Chủ đầu tư về mức chứng nhận CTX mong muốn đạt

được. Theo báo cáo số liệu tổng hợp từ Hội đồng CTX Việt Nam (VGBC) thì mức
chi phí gia tăng (theo tiêu chí LOTUS) đối với các DA dân dụng, nhà cơng nghiệp
như sau:
Bảng 1.2.2: Chi phí tăng thêm khi đầu tư xây dựng CTX ở Việt Nam
Mức chứng nhận
Đạt chứng nhận (Certifield)

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

Chi phí đầu tư tăng thêm
1.2-2%

5


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

Bạc (Silver)

1.2-2%

Vàng (Gold)

1.8-5%

Bạch kim (Platinum)


5-10%

Thông qua những số liệu nghiên cứu trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt
mấu chốt về các yếu tố gây ảnh hưởng chi phí đến các DA ĐTXD theo mơ hình CTX
bắt đầu từ lúc hình thành ý tưởng của giai đoạn thiết kế, lựa chọn vật liệu xanh đến
giai đoạn thi công và điều phối DA, cho đến lúc bàn giao và vận hành xuyên suốt hết
vòng đời DA. Các vấn đề về cơ chế chính sách nhà nước, các hợp đồng ràng buộc
pháp lý và môi trường xã hội riêng biệt của từng quốc gia phần nào đó cũng tác động
ảnh hưởng đến chi phí thực hiện DA. Ngồi ra, các yếu tố rủi ro về phí bảo hiểm xanh
hoặc cịn gọi là phí CTX ln hiện diện, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu, gây phát sinh
gia tăng chi phí DA mà chúng ta chưa thể kiểm sốt hồn tồn được. Đây là một khái
niệm vẫn cịn mới và khá xa lạ trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Theo Minh Hu et al. [6], về tổng quan các phụ phí trong chi phí xây dựng CTX
thì tác giả có thống kê mức chi phí phát sinh của các tài liệu nghiên cứu trước đây
theo bảng 2:
Bảng 1.2.3: . Tổng quan về các cơ sở dữ liệu NC liên quan đến hiệu suất phí tăng thêm
các CTX trên thế giới
Tác giả nghiên cứu
Kats (2010)

Loại hình Chi phí xây dựng
dự án
tăng thêm
1-5
0,66%

Zhang (2011)

1,3,5


2,11%

Hwang et al. (2017)

1-5

1,82%

Chong et al. (2017)

1

6,5%

Ade and Rehm (2020)

1

1,84%

Ghi chú: 1- Văn phòng, 2- Cơ sở nghiên cứu, 3- Bệnh viện, 4- Trường học, 5Khu dân cư.

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

6



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

Đề tài nghiên cứu này sẽ nhận dạng và phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng chi
phí triển khai các DA ĐTXD theo định hướng phát triển bền vững. Nếu khơng kiểm
sốt tốt có thể làm vượt ngân sách, phát sinh chi phí và làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả ĐTXD. Song song đó, xây dựng mơ hình phân tích thứ bậc ra quyết
định đa mục tiêu kết hợp với tập mờ của phương pháp FAHP để đánh giá, xếp hạng
mức độ ảnh hưởng các nhân tố này. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu
phát sinh chi phí và thúc đẩy phát triển các mơ hình xây dựng xanh tại Việt Nam trên
quan điểm của người làm công tác QLDA xây dựng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nhận dạng, xác định được các nhân tố rủi ro ảnh hưởng chi phí khi cho dự án
CTX tại Việt Nam.

-

Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án CTX.

-

Xây dựng mơ hình để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro gây
biến đổi chi phí ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án ĐTXD theo mục tiêu
phát triển bền vững ở Việt Nam bởi phương pháp Fuzzy AHP.

-


Đề xuất chỉ số đánh giá rủi ro để định lượng mức độ tác động ảnh hưởng của
các nhân tố rủi ro cho dự án CTX. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm
thiểu phát sinh chi phí và thúc đẩy phát triển xây dựng bền vững.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2023 đến tháng 6/2023.

-

Đối tượng khảo sát: Các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm
thi công, công chức và viên chức đang làm việc tại các Ban QLDA, Sở Xây
Dựng, các chuyên gia về xây dựng thuộc các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý giám
sát đang tham gia các DA CTX ở Việt Nam.

-

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu các DA CTX tại Việt Nam.

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ


-

Quan điểm nghiên cứu: Dựa trên quan điểm phân tích của nhà QLDA tổng
thầu thi cơng thực hiện DA CTX.

-

Phương pháp thực hiện nghiên cứu:
• Phương pháp khảo sát thống kê
• Phương pháp Fuzzy Analytical Hierarchy Process – Fuzzy AHP

-

Giới hạn nghiên cứu: Chỉ xét yếu tố rủi ro về mặt mức độ ảnh hưởng, không
xét đến xác suất xảy ra.

1.5. Đóng góp nghiên cứu
Xét về mặt học thuật:
 Nhận dạng được các sự kiện rủi ro cơ bản.
 Hiểu được quy trình định lượng rủi ro.
Xét về mặt thực tiễn:
 Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí các dự án CTX.
 Đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố rủi ro.
 Đưa các giải pháp cơ bản cho việc hạn chế các yếu tố rủi ro để giảm thiểu
phát sinh chi phí cho các dự án CTX.

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175


8


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm cơ bản
2.1.1. Rủi ro chi phí
Vấn đề rủi ro ln là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong mọi khía cạnh đời
sống bao gồm cả tất cả công việc thường ngày, thậm chí cả một hành động hay một
sự việc bất chợt xảy đến với chúng ta hằng ngày. Khi nói đến rủi ro, tâm thức con
người luôn phản xạ một luồng thông tin tiêu cực đến nhận thức suy nghĩ ngay lập tức
về một điều gì xấu sắp xảy ra, một khó khăn nguy hiểm đang đến gần, hay “những
điều khơng chắc chắn không thể đo lường trước ở thực tại”. Khác với ý niệm truyền
thống của rủi ro, quan điểm hiện đại cịn xem xét cả góc độ tích cực, hiểu đúng bản
chất rủi ro luôn tồn tại đa phương hai chiều ý nghĩa, vừa có thể mang đến các lợi ích,
cơ hội mà cịn vừa có thể đem lại những bất lợi, thiệt hại.

Hình 2.1.1: Tổng quan về rủi ro
Rủi ro DA là bất kỳ một sự kiện hoặc điều kiện khơng chắc chắn nào đó mà nếu
xảy ra sẽ tác động tiêu cực hoặc tích cực đến các mục tiêu mà không lường trước theo
kế hoạch ban đầu (Hillson, 2004) [5]. Tất cả các DA đều có mức độ rủi ro riêng biệt
bởi vì chúng ta khơng thể biết trước hoặc dự đốn được những điều có thể xảy ra

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175


9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

trong tương lại. Các thành phần của rủi ro của một sự kiện có thể xảy ra hoặc khơng
xảy ra bao gồm xác suất của nó và cường độ tác động của việc xảy ra sự kiện đó.
Theo định nghĩa của Rủi ro (Garry Creedy, 2006): Rủi ro = (xác suất của sự kiện) x
(cường độ của tác động) [3].
Rủi ro của DA càng lớn khi:
 DA kéo dài tiến độ.
 Thời gian trong việc chuẩn bị triển khai kế hoạch và công việc thực tế
của DA bị chậm trễ.
 Các bên tham gia DA chưa có nhiều kinh nghiệm QLDA.
 Sử dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật mới phức tạp.
Rủi ro có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực:
Bảng 2.1.1: Phân biệt các chiều hướng rủi ro cho dự án







Rủi ro tiêu cực
Mối đe dọa
Nguy cơ đem lại những ảnh

hưởng bất lợi cho các mục tiêu đề
ra ban đầu.
Có khả năng gây phát sinh chi
phí DA, chậm trễ tiến độ, chất
lượng sản phẩm kém, lãng phí
nguồn nhân lực.
Khơng hồn thành mục tiêu, kết
quả như mong muốn








Rủi ro tích cực
Cơ hội
Khả năng đem lại ảnh hưởng có
lợi cho các mục tiêu đề ra ban
đầu
Tối ưu chi phí DA, nâng cao lợi
nhuận đầu tư cho các bên tham
gia DA, tiết kiệm nguồn nhân lực
cho DA.
Hoàn thành mục tiêu đề ra với
kết quả khả quan.

Những năm gần đây, các đề tài khoa học nghiên cứu tập trung xem xét các yếu
tố rủi ro theo mơ hình bền vững trong các DA CTX. Tuy nhiên, phần lớn các bài báo

nghiên cứu chỉ thực hiện ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Singapore,
Anh Quốc. Gần đây, các nhà đầu tư xây dựng đang tập trung vào các CTX ở các nước

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TS. NGUYỄN THANH PHONG – TS NGUYỄN ANH THƯ

đang phát triển. Điều này dẫn đến việc nhận thức tầm quan trọng với cách thức quản
lý rủi ro trong các DA CTX ở các nước này, trong đó có Việt Nam.
Đề tài này đi vào nghiên cứu khía cạnh xem xét rủi ro với sự quan tâm đến kết
quả mức độ ảnh hưởng, không xét đến xác suất xảy ra.
2.1.2. Thái độ với rủi ro
Chúng ta vẫn thường phơi bày tâm lý cảm xúc tự nhiên cơ bản trước rủi ro như:
thích rủi ro, lo sợ rủi ro và đồng cảm trung tính với rủi ro. Khi đối mặt một rủi ro tiềm
ẩn bất ngờ, một cá nhân hoặc tổ chức ngay lập tức chuyển trạng thái tâm lý bất an,
không thoải mái, sản sinh ra những hành vi bộc phát để đối phó với rủi ro, tìm ra sự
an toàn nhất cho bản thân. Khi áp dụng đối với các cơ hội, họ có thể khơng nhìn thấy
nhiều cơ hội, hoặc có thể có xu hướng đánh giá khơng đúng sự quan trọng của họ, và
có thể không chuẩn bị tốt để thực hiện các công việc cần thiết để tăng cường hoặc tận
dụng được cơ hội. Người thích rủi ro thì ngược lại, ln tìm kiếm các rủi ro để lựa
chọn. Người đồng cảm với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị mong muốn mà không để ý
tới các yếu tố không lường trước của tình huống. Có ba yếu tố tạo nên thái độ đối với
rủi ro như sau [21]:

- Hào hứng với rủi ro: Mức độ không chắc chắn/bất định người ta sẵn lịng hứng
chịu với kỳ vọng có được một kết quả tích cực.
- Khả năng chịu đựng rủi ro: Mức độ hoặc số lượng rủi ro mà một tổ chức hoặc
cá nhân sẽ chống chọi/chịu được.
- Giới hạn rủi ro: Mức độ bất định/ảnh hưởng mà tổ chức bắt đầu quan tâm và
có phản ứng với rủi ro, dưới mức đó họ chấp nhận rủi ro để xử lý, trên ngưỡng đó họ
khơng chấp nhận chịu rủi ro đó.

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

11


×