Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN VÀ DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 VÀ QUY ĐỊNH IUU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 75 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

LÊ THỊ NGỌC ÁNH

KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ
TRÊN BIỂN VÀ DƯỚI GĨC ĐỘ CỦA CƠNG ƯỚC LIÊN
HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 VÀ QUY ĐỊNH IUU
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

LÊ THỊ NGỌC ÁNH
KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN
VÀ DƯỚI GĨC ĐỘ CỦA CƠNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT
BIỂN 1982 VÀ QUY ĐỊNH IUU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 7380108C

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật quốc tế

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. NGUYỄN THẾ ANH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan kết quả đạt được trong khóa luận là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi, do tôi tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý
thuyết trong khóa luận tơi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong
phần tài liệu tham khảo. Tất cả các nguồn tài liệu đều có xuất xứ rõ ràng và được trích
dẫn hợp pháp.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật trước khoa và
nhà trường về sự cam đoan này.

Người cam đoan

Lê Thị Ngọc Ánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô của trường, đặc biệt là các thầy
cơ khoa Luật đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức trong suốt
4 năm qua. Được sự truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tận tình của q thầy cơ là
hành trang q báu cho sự nhận thức và hiểu biết của tôi.

Đặc biệt để hồn thành khóa luận này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy Nguyễn Thế Anh- giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tâm
huyết truyền đạt, hướng dẫn tận tình cho tơi những kiến thức bổ ích cũng như
những thiếu sót trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Trong q trình nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các
Thầy, Cơ bỏ qua và giúp tơi hồn thiện hơn đề tài này. Đồng thời do trình độ
lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cơ qua
đó giúp tơi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Ánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ......................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................3
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .........................................................................3
6. Bố cục tổng quát của khóa luận ..............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN THEO CÔNG ƯỚC UNCLOS NĂM
1982, QUY ĐỊNH IUU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ LUẬT VIỆT NAM......4
1.1 Tổng quan về Công ước UNCLOS năm 1982 và Quy định IUU của Liên minh
Châu Âu về hoạt động đánh bắt cá trên biển ..............................................................4
1.1.1 Công ước UNCLOS năm 1982 ..........................................................................4
1.1.2. Quy định IUU của Liên minh Châu Âu ............................................................6
1.2. Nội dung quy định của Công ước UNCLOS năm 1982 về hoạt động đánh bắt cá
trên biển .......................................................................................................................8
1.2.1. Chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước UNCLOS năm 1982 ..........8
1.2.2. Xác định vùng biển của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh cá theo Công ước
UNCLOS năm 1982 ..................................................................................................14
1.2.3. Quyền đánh cá theo Công ước UNCLOS năm 1982 ......................................16
1.2.4. Các vấn đề bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên biển theo Công ước UNCLOS .20
1.3. Quy định IUU của Liên minh Châu Âu về hoạt động đánh bắt cá trên biển .....23
1.3.1. Các nguyên tắc và các định nghĩa IUU theo quyết định 1005/2008 ...............23
1.3.2. Chương trình giấy chứng nhận khai thác cho hoạt động xuất nhập khẩu các
sản phẩm thủy sản .....................................................................................................26
1.3.3. Quy trình ban hành thẻ cho nước thứ ba .........................................................28
1.3.4. Hình phạt cho các quốc gia EU và các nhà khai thác .....................................30


iv
1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động đánh bắt cá trên biển..............32
1.4.1. Quy định về các hoạt động đánh bắt cá IUU trong chủ trương của Đảng và
Nhà nước ...................................................................................................................32
1.4.2. Quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về hoạt động đánh bắt cá IUU và quy
định về chứng nhận đánh bắt cá ................................................................................35
1.4.3. Quy định về quản lý tàu cá và các hoạt động giám sát tại cảng theo Luật Thủy
sản năm 2017 .............................................................................................................38
1.4.4. Các chế tài xử phạt hành vi vi phạm ...............................................................40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CÔNG ƯỚC UNCLOS NĂM
1982 VÀ QUY ĐỊNH IUU VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN CỦA
VIỆT NAM - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................44
2.1. Đánh giá về mức độ tuân thủ quy định Công ước UNCLOS năm 1982 và Quy
định IUU của Liên minh Châu Âu ............................................................................44
2.2. Đánh giá về sự tác động của Quy định IUU của Liên minh Châu Âu đến hoạt
động đánh bắt cá trên biển ........................................................................................46
2.2.1. Diễn biến quá trình Việt Nam bị phạt thẻ vàng ..............................................46
2.2.2. Tác động của thẻ vàng EU đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam ..................47
2.2.3. Những nỗ lực của Việt Nam nhằm hạn chế tác động của thẻ vàng ................51
2.2.4. Đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua ........................................53
2.3. Các giải pháp nhằm gỡ thẻ vàng cho Việt Nam.................................................54
2.3.1. Chấm dứt tình trạng khai thác tàu cá bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài
...................................................................................................................................54
2.3.2. Tăng cường các đội kiểm ngư, giám sát đội tàu và các hoạt động khai thác
trên biển .....................................................................................................................55
2.3.3. Truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản ..................................................56
2.3.4. Hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả thực thi ...........................57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................59
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QGVB
TLĐ
ĐQKT
LH

EU:
UNCLOS
IUU
EC
MCS
NK
Bộ NN&PTNT
RFMO
VMS
MSA

Quốc gia ven biển
Thềm lục địa
Đặc quyền kinh tế
Lãnh hải
Liên minh Châu Âu
Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982
Khai thác bất hợp pháp, không báo
cáo và không theo quy định
Ủy ban Châu Âu
Kiểm soát và Giám sát (MCS) các
Hoạt động liên quan đến Cá
Nhập khẩu
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Tổ chức quản lý nghề cá khu vực
Thiết bị giám sát hành trình tàu cá
Đạo Luật Magnuson Stevens về
quản lý và bảo tồn nghề cá



vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Hình 1.1 Quy trình ban hành thẻ của EC 1 ..........................................................30


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia dạng hình chữ S có đường biển nối dài trên khắp các tỉnh
thành từ Bắc vào Nam và tiếp giáp biển với nhiều quốc gia. Nên việc phân định đánh
bắt cá giữa các quốc gia liền kề, tiếp giáp nhau cần phải thiết lập rõ ràng. Thực trạng
đánh bắt cá trái phép tại vùng lãnh thổ giữa các quốc gia tiếp giáp nhau trên biển
Đông không ngừng được diễn ra với nhiều lý do khác nhau. Việc bị mất đi nhiều lợi
ích nên dẫn tới họ càng khai thác quá mức hơn dẫn tới những tranh chấp căng thẳng
về kinh tế và chính trị giữa các quốc gia. Các tranh chấp quốc tế về đánh bắt cá gián
tiếp góp phần làm suy giảm tài ngun cá. Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 là công ước được cơng nhận rộng rãi nhất mang tính tiến bộ, sự thỏa hiệp
trên tồn cầu tuy nó khơng giải quyết được hết tất cả nhưng nó đã đảm cho các quốc
gia trong khu vực có căn cứ pháp lý chung và là cơ sở cho các nước hợp tác khu vực.
Vùng biển ven bờ và vùng biển ngoài khơi trên thực tế đều chứa trữ lượng hải
sản rất lớn nên thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
và an ninh quốc phòng, biển đảo. Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng
tiềm năng khai thác thủy sản của chưa hiệu quả, thiếu bền vững, các tiến bộ công
nghệ, kỹ thuật vẫn cịn thấp dẫn đến việc khai thác trái phép khơng ngừng xảy ra tại
vùng biển nước ngoài.
Tuy nhiên việc EU gắn thẻ vàng IUU đối với Việt Nam về hoạt động đánh bắt
cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý vào năm 2017 đã ảnh hưởng rất
lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong vài năm gần đây, EU là đối tác

kinh tế quan trọng của Việt Nam, trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa đứng thứ 2
chỉ sau Hoa Kỳ nên việc bị gắn thẻ vàng không những ảnh hưởng trực tiếp đến xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường EU mà còn những thị trường khác nữa như Mỹ,
Nhật Bản,... Khi hàng hóa lưu thơng qua EU thì phải tn thủ những quy định khắt
khe, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an tồn chất lượng, và yếu tố bảo vệ mơi trường. Nên
EU đã ban hành quy định IUU để ngăn chặn các hành vi đánh bắt cá trái phép dẫn
đến mất cân bằng hệ sinh thái biển, đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh công
bằng.


2
Việt nam đã mở rộng giao lưu kinh tế và thúc đẩy phát triển với nhiều quốc gia
trên thế giới, chủ động tham gia ký kết thêm nhiều hoạt động thương mại, thúc đẩy
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng nền kinh tế về xuất
khẩu.
Bên cạnh những mặt hạn chế thì Việt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện
các biện pháp để được tháo gỡ thẻ vàng theo khuyến nghị của EC đối với việc đẩy lùi
và chấm dứt khai thác hải sản bền vững, có trách nhiệm, có kiểm sốt. Sau nhiều năm
thực hiện các chính sách thay đổi tư duy, đổi mới công nghệ, kỹ thuật để chuyển sang
nền kinh tế thị trường, Việt nam đã mở rộng giao lưu kinh tế và thúc đẩy phát triển
với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động tham gia ký kết thêm nhiều hoạt động
thương mại, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng
nền kinh tế về xuất khẩu.
Việt Nam đang thực hiện nghiêm ngặt hơn trong hoạt động triển khai chống
IUU, ban hành nhiều quy định pháp luật, đảm bảo thực thi nhất quán các quy định
của pháp luật nhất là các chế định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982 (gọi tắt là Công ước UNCLOS năm 1982). Xuất phát từ các vấn đề này trên và
nhận thấy được tầm quan trọng của nó nên tơi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài
về “Khung pháp lý cho hoạt động đánh bắt cá trên biển dưới góc độ của Cơng ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và quy định IUU của Liên minh Châu Âu.”

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu đề tài này vẫn chưa được triển khai
rộng rãi mặc dù đây là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Các quy định để nghiên
cứu chủ yếu là của nước ngoài, Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến vấn
đề này. Vì vậy, tơi rất mong bài nghiên cứu này của mình sẽ được xem xét và áp dụng
vào Việt Nam một cách hiệu quả và khoa học. Từ những văn kiện, tài liệu và quy
định thành văn của các nước về IUU, tôi sẽ tổng hợp và tổng kết những thiếu sót để
khắc phục và sửa chữa, giúp đất nước ngày càng phát triển, không vi phạm pháp luật
quốc tế khi hành nghề kinh doanh khai thác thủy sản mà đặc biệt là nghề đánh bắt cá.
Việt Nam sẽ khơng những nhanh chóng gỡ được thẻ vàng mà cịn hướng tới khơng
cịn vi phạm để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và hợp pháp.


3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận thẻ vàng, quy định chống khai thác IUU
theo quy định của Công ước UNCLOS năm 1982, quy định của Liên minh Châu Âu
( gọi tắt là EU) và Luật Việt Nam để làm sáng tỏa bản chất của đánh cá bất hợp pháp.
Cùng với đó, phân tích những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của việc Việt Nam bị
phạt thẻ vàng, tìm hiểu pháp luật và thực tiễn của các quốc gia khu vực thực hiện
phòng chống IUU. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tác động của thẻ
vàng EU để sớm hoàn thành mục tiêu gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Khung pháp lý cho hoạt động đánh bắt cá trên biển dưới
góc độ của Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và quy định IUU của
Liên minh Châu Âu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề này theo pháp luật Việt Nam và Công
ước Liên hợp quốc, Luật biển năm 1982 và quy định IUU của Liên minh Châu Âu.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp lịch

sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học,
phương pháp tiếp cận hệ thống .
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao
gồm 02 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung và quy định về hoạt động đánh bắt cá trên biển
theo Công ước UNCLOS năm 1982, quy định IUU của Liên minh Châu Âu và Luật
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động đánh bắt cá trên biển tại một số quốc gia và
Việt Nam


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN THEO CÔNG ƯỚC
UNCLOS NĂM 1982, QUY ĐỊNH IUU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ
LUẬT VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Công ước UNCLOS năm 1982 và Quy định IUU của Liên minh
Châu Âu về hoạt động đánh bắt cá trên biển
1.1.1 Công ước UNCLOS năm 1982
1.1.1.1. Lịch sự hình thành của Cơng ước UNCLOS năm 1982 liên quan đến hoạt
động đánh bắt cá trên biển
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là văn bản
pháp lý quan trọng về biển của cộng đồng quốc tế đã đáp ứng được các quyền lợi và
nhu cầu của các quốc gia thành viên một cách tốt nhất. Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 được thông qua tại Montego Bay của Jamaica vào ngày 10 tháng
12 năm 1982 có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Với 320 điều và 9 phụ
lục, với hơn 1000 điều luật UNCLOS đã tạo ra khung pháp lý liên quan đến các khía
cạnh của việc sử dụng, quản lý biển và đại dương. Và cũng từ khi có sự ra đời của

Cơng ước, cộng đồng quốc tế đã có nhận thức sâu sắc hơn về những hoạt động đánh
bắt, khai thác bất hợp pháp khi trái với quy định của Công ước.
Công ước UNCLOS năm 1982 ra đời đánh dấu sự hình thành một khn khổ
pháp lý quốc tế tồn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong
sử dụng biển, quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này
cho thế hệ mai sau. Công ước đã đặt ra cơ sở để xác định các vùng biển và căn cứ cho
các quốc gia xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng
biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Trước hết, phải kể đến Hiệp định năm 1994
về thực hiện phần XI của Công ước và Hiệp định năm 1995 về “đàn cá lưỡng cư và
di cư xa”. Các điều ước quốc tế khác về biển và đại dương đều ít nhiều căn cứ vào
các quy định của Công ước UNCLOS năm 1982 do tính chất tồn diện, bao trùm của
Cơng ước. Hiện nay, trong khuôn khổ Công ước, các quốc gia đang tham gia vào tiến


5
trình đàm phán văn kiện pháp lý mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh
học tại các khu vực nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia (BBNJ) để điều chỉnh các
hình thức hoạt động mới ở biển cả và đáy đại dương, hướng tới bảo tồn và sử dụng
bền vững tài nguyên chung của nhân loại1.
Công ước UNCLOS năm 1982 đã kế thừa được những tiến bộ của các Công
ước Geneva về Luật biển năm 1958 trước kia và ghi nhận được nhiều các vi phạm
mới. Đặc biệt là sự hiểu biết thêm về chế độ pháp lý về các vùng biển gồm hai khu
vực: “các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển (QGVB)
nằm tiếp giáp với lãnh thổ các QGVB; và khu vực theo chế độ pháp lý biển cả, trong
đó có quyền khai thác tài nguyên sinh vật dưới sự quản lý của cơ quan quyền lực dưới
đáy đại dương và các quốc gia được hưởng quyền tự do biển cả. Có thể nói thì Cơng
ước UNCLOS năm 1982 đã có một đóng góp quan trọng phát triển luật biển trong
lịch sử nói chung và và luật quốc tế về đánh cá nói riêng”2.
1.1.1.2. Vai trị Cơng ước UNCLOS năm 1982 đối với hoạt động đánh bắt cá trên
biển

Công ước UNCLOS năm 1982 là văn bản pháp lý bao quát một cách tổng quan
các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến chế độ pháp lý về biển, quy định được những
quyền lợi và nghĩa vụ trong nhiều lĩnh vực của mọi quốc gia đối với vùng biển thuộc
phạm vi quốc gia của mình cũng như các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế. Công ước
UNCLOS năm 1982 đã thể hiện sự hợp tác quốc tế về nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng,
tơn trọng chủ quyền và cùng có lợi giữa các quốc gia trên những vùng biển khác nhau,
nhằm sử dụng tài nguyên biển và biển vì lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, vì mục
đích hịa bình và an ninh thế giới.

1

Tùng Đinh (2019). Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển - UNCLOS 1982 là gì?, truy cập lần cuối ngày
6 tháng 3 năm 2023 từ < />%20h%E1%BB%A3p%20qu%E1%BB%91c%20v%E1%BB%81%20Lu%E1%BA%ADt,v%E1%BB%9Bi
%20l%E1%BB%A3i%20%C3%ADch%20chung%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20qu%E1%BB%9
1c%20gia>
2

Luật gia Hạnh Duy (2012). Công ước luật Biển năm 1982: Hiến chương của thế giới về biển và đại dương,
truy cập lần cuối ngày truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023 từ < />

6
“Công ước được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh
vực luật pháp quốc tế của thế kỉ XIX và công ước đã tạo ra một trật tự pháp lý mới
trên biển tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi”3.Với vai trò là “Hiến pháp
của biển và đại dương”, Công ước UNCLOS năm 1982 là khuôn khổ pháp lý quan
trọng cho việc xây dựng các văn kiện pháp lý khác về biển và đại dương.
Một vai trị tiếp theo của Cơng ước UNCLOS năm 1982 là khuôn khổ pháp lý
cho việc giải quyết các tranh chấp thách thức trên biển. Các quy định của UNCLOS
1982 đã tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong hoạt động
đánh bắt, khi thác và hoạt động bảo tồn, quản lý các tài nguyên sinh vật biển khi đặt

dưới sự phân chia thành các vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và biển cả.
1.1.2. Quy định IUU của Liên minh Châu Âu
1.1.2.1. Lịch sự hình thành Quy định IUU về hoạt động đánh bắt cá trên biển
Trong việc ngăn chặn các hoạt động khai thác IUU, EU luôn đứng đầu. Giai
đoạn vừa qua, EU đã nỗ lực trong việc phát triển và triển khai một hệ thống giám sát
đối với các hoạt động này, cụ thể: từ năm 1993, Liên minh Châu Âu đã ban hành một
số quy định để thực hiện Chính sách nghề cá chung như: Nghị quyết của Hội đồng số
1093/94 ngày 6 tháng 5 năm 1994 quy định các điều kiện theo đó tàu cá của nước thứ
ba có thể chở hàng hóa vào cảng của một quốc gia thuộc EU; Nghị quyết số
1447/1999 ngày 24 tháng 6 năm 1999 quy định các biện pháp xử lý đối với việc vi
phạm Chính sách nghề cá chung;...Các văn bản này đều quy định về nghĩa vụ của
quốc gia thành viên EU trong việc bảo tồn và quản lý đối với tất cả các tàu cá mang
cờ của quốc gia thứ 3 và tại các vùng biển quốc tế.
“Năm 2002, Uỷ ban châu Âu (EC) thông qua Kế hoạch hành động IUU, trên cơ
sở triển khai một Kế hoạch hành động quốc tế của Tổ chức nông lương của Liên hiệp

3

TS.LS Đồng Xn Thụ (2023). Vai trị của Cơng ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, truy cập lần
cuối ngày 10 tháng 3 năm 2023 từ < />

7
quốc (FAO) năm 2001 nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động đánh
bắt cá IUU4”
Đến năm 2007, EU thơng qua chính sách phịng chống IUU nhằm hồn thiện
Chính sách nghề cá chung của EU để kiểm sốt hàng thủy sản nhập vào thị trường
EU. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, trên cơ sở Chiến lược về phòng chống IUU và Chính
sách nghề cá chung. Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành Quy định của Liên minh
Châu Âu (EC) số 1005/2008, ngày 29/09/2008 về thiết lập hệ thống trong cộng đồng
nhằm phịng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp

pháp, không báo cáo, và không theo quy định số 1005/2008 để thực hiện chính sách
phịng chống IUU thơng qua việc áp đặt các biện pháp thương mại chặt chẽ đối với
tàu cá và các quốc gia ủng hộ IUU (sau đây gọi tắt là Quyết định 1005/2008). Quy
định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, qua đó thiết lập một hệ
thống trên tồn cầu EU nhằm phịng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ việc nhập khẩu các
sản phẩm bị khai thác IUU vào thị trường EU.
Quyết định 1005/2008 của EC gồm 12 chương (57 điều) và 4 phụ lục đã quy
định chi tiết, rõ ràng về những nội dung liên quan đến IUU. Quyết định này hạn chế
việc tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm thủy sản khai thác, yêu cầu các sản
phẩm phải được chứng nhận về việc tuân thủ theo Luật Thủy sản và các biện pháp
bảo tồn, và yêu cầu xử phạt đối với bất kỳ tổ chức nào của EU tham gia vào hoạt động
buôn bán trái phép thủy sản, đảm bảo:
Thứ nhất, chỉ các sản phẩm hải sản được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
hoặc nước xuất khẩu chứng thực là hợp pháp mới được nhập khẩu vào hay xuất khẩu
từ EU.
Thứ hai, danh sách các tàu khai thác IUU sẽ được cập nhật thường xuyên, các
tàu IUU này được xác định bởi Các tổ chức Quản lý Nghề cá khu vực (RFMOs).
Thứ ba, quy định IUU cũng đưa ra khả năng các nước trong danh sách đen có
thể làm ngơ trước các hoạt động khai thác bất hợp pháp.

4

Phòng vệ thương mại (2008). Quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp của liên minh Châu Âu, truy cập
lần cuối ngày 10 tháng 3 năm 2023 từ < />

8
Thứ tư, các công dân EU hoạt động khai thác hải thác hải sản trái phép tại bất
kỳ nơi nào trên thế giới, dưới bất kỳ lá cờ nào, đều phải đối mặt với các hình phạt
đáng kể tương ứng với giá trị kinh tế của các sản phẩm đánh bắt của họ, làm mất đi
lợi nhuận của họ.

1.1.2.2. Vai trò của Quy định IUU đối với hoạt động đánh bắt cá trên biển
Quy định IUU của EU được coi là động lực to lớn giúp các nước hiện đại hóa
ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa những nhà đánh bắt cá hợp pháp
với các tàu đánh bắt cá trái phép.
Quy định IUU cịn có vai trị giúp cộng đồng quốc tế giảm bớt mối lo ngại về
các tác hại nghiêm trọng mà IUU gây ra cho môi trường biển cũng như việc quản lý
và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển.
Hoạt động đánh bắt cá IUU gây ra sự đáng ngại lớn trong việc duy trì nguồn
thủy hải sản trên biển cũng như gây ra ô nhiễm nghiêm trọng về môi trường và ảnh
hưởng tới sự phát triển, ổn định về kinh tế - xã hội. Nên quy định của IUU ban hành
có vai trị để ngăn chặn các hoạt động “khai thác bất hợp pháp, khơng báo cáo, khơng
theo quy định mà cịn góp phần phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản”.
1.2. Nội dung quy định của Công ước UNCLOS năm 1982 về hoạt động đánh
bắt cá trên biển
1.2.1. Chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước UNCLOS năm 1982
1.2.1.1. Quy định của Công ước UNCLOS năm 1982 về các vùng biển thuộc chủ
quyền QGVB
Theo Công ước UNCLOS năm 1982, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia hoặc quyền chủ quyền của các QGVB gồm: nội thủy, lãnh hải (LH),
vùng tiếp giáp LH, vùng ĐQKT, thềm lục địa (TLĐ). Để xác định ranh giới của tất
cả các Vùng biển này Công ước UNCLOS năm 1982 đã đưa ra định nghĩa đường cơ
sở. Trước đây người ta gọi “đường cơ sở” dùng để tính chiều rộng của LH, sau này,
do việc mở rộng tất cả các vùng biển do đó, để xác định được các vùng biển này
người ta cần phải có một mốc nhất định đó là đường cơ sở, hầu hết, các định nghĩa
về các vùng biển đều dùng đường cơ sở làm điểm mốc xác định. Theo Công ước


9
UNCLOS năm 1982, đường cơ sở gồm có hai loại: đường cơ sở thông thường và
đường cơ sở thẳng.

Khoản 1, Điều 8 Công ước UNCLOS 1982 định nghĩa: “nội thủy là các vùng
nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy quốc gia”.
“Tại nội thủy, QGVB có chủ quyền hồn tồn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ
đất liền của mình. Về chế độ pháp lý, nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là
một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó các QGVB có chủ quyền hồn tồn tuyệt
đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và
vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, QGVB sẽ thực hiện đầy
đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc
gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà khơng có một ngoại lệ nào. Khi
vào nội thủy, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ các quy định của gia ven biển về
thời gian và thủ tục xin phép; tuyến đường hàng hải; hoa tiêu; kiểm dịch; y tế, hải
quan; bảo vệ môi trường; quay phim, chụp ảnh; thăm dò, đo đạc; sự quản lý và giám
sát của bộ đội biên phòng hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển;... và các quy định khác của
cảng biển. Đối với tàu dân sự, về nguyên tắc, tất cả những quy định về thủ tục, điều
kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy QGVB đối với tàu quân sự cũng được áp
dụng đối với tàu dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, thương
mại cũng như tự do hàng hải, pháp luật của các quốc gia thường cho phép các tàu dân
sự nước ngoài ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thơng thương và có đi có
lại. Đối với tàu quân sự, (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương
mại) là những tàu thuyền đang thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia giao
phó. Theo luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước UNCLOS năm 1982, khi hoạt
động ở bất cứ vùng biển nào kể cả vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của
quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt
đối và bất khả xâm phạm. Trong trường hợp tàu qn sự nước ngồi có hành vi vi
phạm pháp luật của QGVB thì QGVB có quyền: u cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy
trong một thời gian nhất định (có thể thơng báo cho tàu đó biết quyết định của quốc
gia chủ nhà bằng miệng hoặc văn bản); yêu cầu quốc gia có tàu đó mang quốc tịch
phải áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm; yêu cầu quốc gia



10
có tàu phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy
của QGVB.”
Theo Điều 2 Công ước UNCLOS 1982, “chủ quyền của quốc gia ven biển được
mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần
đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được
mở rộng đến vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”. Điều 3 Công ước 1982
quy định, “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng
này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”
(trước năm 1958 thì LH chỉ có 3 hải lý). Về chế độ pháp lý của LH, nghiên cứu Công
ước UNCLOS năm 1982, có thể khẳng định rằng, các QGVB có chủ quyền đối với
LH của mình. Tuy nhiên, tính chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội
thủy bởi vì trong LH của QGVB, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền “đi
qua không gây hại”. Đây là một quy tắc tập quán quốc tế đã được thừa nhận từ lâu
trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và ngày nay đã trở thành quy tắc điều ước và được
quy định tại Điều 17 Công ước UNCLOS 1982. Theo đó: “Với điều kiện phải chấp
hành Cơng ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay khơng có biển, đều
được hưởng quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải”. Mặc dù Công ước UNCLOS
năm 1982 không quy định cụ thể các nội dung liên quan đến việc khai thác tài nguyên
trong các vùng nội thủy, LH của QGVB. Tuy nhiên, nội thủy và LH là hai bộ phận
lãnh thổ vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia nên quốc gia sẽ có chủ quyền hồn
tồn tuyệt đối với mọi tài nguyên sinh vật (thủy hải sản), vi sinh vật (tài nguyên hóa
thạch) ở lớp nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Về phương diện kinh tế,
ở nội thủy và LH, QGVB có chủ quyền tuyệt đối trong việc quản lý, bảo tồn và khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội. Mặt khác, về
phương diện pháp lý quốc tế, các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển là
minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất trong việc xác lập, thực hiện chủ quyền và bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên biển.
Theo khoản 2, Điều 33 Công ước UNCLOS năm 1982: “Vùng tiếp giáp không
thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”.

Theo khoản 1, Điều 33 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong phạm


11
vi vùng biển này, quốc gia có đảo có quyền phòng ngừa và trừng trị những vi phạm
đối với các luật lệ, quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ
hay trong lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói
trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong LH của mình. Mặt khác tại điều 303 Cơng ước
UNCLOS năm 1982, QGVB sẽ có quyền đối với các hiện vật khảo cổ và lịch sử được
phát hiện ở vùng tiếp giáp LH, theo đó “quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện
vật đố từ đáy biển trong vùng nói tại điều đó mà khơng có sự thỏa thuận của mình là
sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh
hải của mình, đã được nêu tại Điều 33” (Khoản 2). Bên cạnh chế độ pháp lý mà Công
ước UNCLOS năm 1982 đã quy định tại Điều 33, thì tồn bộ chế độ pháp lý của vùng
ĐQKT, đặc biệt là quyền chủ quyền về kinh tế mà quan trọng nhất là quyền quản lý,
bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật và vi sinh vật của QGVB sẽ được áp dụng cho
vùng tiếp giáp LH mà khơng có bất kỳ ngoại lệ nào. Bởi lẽ khi xác định chiều rộng
của vùng ĐQKT đã bao trùm cả vùng tiếp giáp LH.
Theo quy định tại Điều 55 và Điều 57 của Công ước UNCLOS năm 1982, vùng
ĐQKT là vùng biển nằm phía ngồi LH và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ
sở (vì LH 12 hải lý, nên thực chất vùng ĐQKT có 188 hải lý), đặt dưới chế độ pháp
lý riêng. Về chế độ pháp lý, theo Công ước UNCLOS năm 1982, trong vùng ĐQKT
ngoài chủ quyền và quyền tài phán của QGVB cịn tồn tại một số quyền mang tính
hàng hải của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia khơng có biển và quốc gia
có địa lý khơng thuận lợi. Đối với QGVB, theo quy định Điều 56 khoản 1 điểm a
Công ước UNCLOS năm 1982, trong vùng ĐQKT QGVB có: “...a, Các quyền thuộc
chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên sinh
vật hoặc không sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển, cũng như về những hoạt động khai thác nhằm thăm dị và khai thác vùng
này vì mục đích kinh tế, như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió” 5. QGVB

có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công
5

Cần lưu ý rằng, mặc dù Công ước Luật Biển năm 1982 khơng có quy định cụ thể nào về quyền khai thác thủy
sản trong vùng tiếp giáp lãnh hải tuy nhiên khi xác định và thực thi quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng
đặc quyền kinh tế. Do vậy, các quy định về thực hiện quyền chủ quyền về kinh tế của quốc gia ven biển trong
vùng đặc quyền kinh tế trong đó có các quyền liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản ở vùng tiếp giáp lãnh
hải cũng giống như ở vùng đặc quyền kinh tế.


12
trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển… Bên cạnh đó,
để ngăn ngừa các tranh chấp liên quan đến nghề cá, Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 đã tạo ra sự cân bằng về lợi ích đối với nguồn lợi thủy sản của tất cả
các quốc gia. Như vậy, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 trao cho các
QGVB quyền chủ quyền đối với các nguồn lợi thủy sản trong vùng ĐQKT của mình.
Theo khoản 1, Điều 76 Công ước UNCLOS năm 1982 TLĐ được định nghĩa
như sau: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lịng đất dưới
đáy biển bên ngồi lãnh hải của quốc gia đó, trên tồn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc đến cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngồi của rìa lục địa
của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn”. Và theo Điều 77 Công ước UNCLOS năm
1982 trong vùng TLĐ QGVB thực hiện các quyền chủ quyền sau: “1. Quốc gia ven
biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và
khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình; 2. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất
đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển khơng thăm dị thềm lục địa hay không
khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì khơng ai có quyền tiến hành
các hoạt động như vậy, nếu khơng có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó; 3. Các
quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu
thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào; 4. Các tài nguyên

thiên nhiên ở phần này bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khơng sinh vật khác của đáy biển và lịng đất dưới đáy biển, cũng
như các sinh vật thuộc loại định cư, nghĩa là những sinh vật nào, ở thời kỳ có thể
đánh bắt được, hoặc nằm bất động ở đáy, hoặc lịng đất dưới đáy; hoặc là khơng có
khả năng di chuyển nếu khơng có khả năng tiếp xúc với đáy hay lòng đáy dưới đáy
biển.”. Quyền này là quyền đặc quyền và đương nhiên không phụ thuộc vào việc có
chiếm hữu tun bố hay khơng. Khi quốc gia tiến hành khai thác TLĐ ngồi 200 hải
lý thì phải đóng góp một khoản theo quy định của Cơng ước Luật Biển năm 1982
(Điều 82, khoản 3 của Công ước). Như vậy, theo Công ước Luật Biển 1982 các quyền
này là “quyền chủ quyền” chứ không phải “chủ quyền”. Những đặc quyền ở đây mang
ý nghĩa: chỉ có QGVB mới có quyền thăm dò TLĐ và khai thác tài nguyên thiên của
TLĐ, các quốc gia khác không thể thực hiện quyền này khi chưa được sự đồng ý của


13
QGVB. Đây là một đặc quyền gắn liền với một quốc gia kể từ khi nó hình thành và
khơng thể chuyển nhượng cho một quốc gia khác.
Qua đó có thể thấy, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã
quy định rất rõ ràng, minh bạch về phạm vi, quy chế pháp lý chủ quyền và quyền chủ
quyền các vùng biển của QGVB. Các QGVB có các quyền hợp pháp và chính đáng
đối với các vùng biển tương ứng của mình. Khi thực hiện các quyền này, mỗi QGVB
có nghĩa vụ tơn trọng các quyền tương tự của các QGVB khác. Đây là yêu cầu khách
quan của trật tự pháp lý trên biển mà cộng đồng quốc tế cùng xây dựng. Quyền và
nghĩa vụ theo các cam kết quốc tế phải luôn song hành với nhau. Không có gì biện
minh cho việc vi phạm các quyền hợp pháp của một Quốc gia thành viên khác theo
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
1.2.1.2. Quy định của Công ước UNCLOS năm 1982 về những vùng biển nằm ngoài
phạm vi chủ quyền của quốc gia ven biển
Vùng biển quốc tế và vùng đáy biển quốc tế - di sản chung của nhân loại là các
vùng nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của QGVB.

Vùng biển quốc tế là vùng biển cách vùng ĐQKT 200 hải lý của các QGVB.
Theo Điều 86 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không quy định khái
niệm về vùng biển quốc tế nhưng có quy định: “Biển cả là tất cả những vùng biển
không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của quốc gia cũng
như không nằm trong vùng nước, quần đảo của một quốc gia quần đảo”. Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định rõ ràng, cụ thể về chế độ pháp lý
cho vùng biển này. Theo đó, mọi quốc gia khơng phân biệt có hay khơng có biển đều
được phép sử dụng vùng biển quốc tế theo quy định (hay còn gọi là tự do biển cả).
Quyền tự do đó theo quy định tại Điều 87 của Công ước, bao gồm các quyền tự do
về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm,..Như vậy, khi thực hiện
quyền tự do này, các nước đều phải tôn trọng các chế định của pháp luật quốc tế cũng
như lợi ích của QGVB về mơi trường, tài ngun biển, an tồn hàng hải, hàng
khơng,...Cơng ước cũng quy định: vùng biển quốc tế được sử dụng vì mục đích hịa


14
bình và khơng nước nào được phép địi một khu vực nào đó của vùng biển quốc tế
thuộc chủ quyền của mình6.
Đáy biển quốc tế (hay cịn gọi là đáy đại dương) là vùng đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển nằm bên ngồi TLĐ của QGVB. Cơng ước Luật Biển năm 1982 quy
định: “đáy biển quốc tế là di sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có
quyền địi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên
ở đó”7. Tức là về quy chế pháp lý, ở đáy biển quốc tế, các quốc gia không được tự do
khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tại vùng biển quốc tế. Dựa theo Công
ước, các quốc gia thành viên đã thành lập Cơ quan quyền lực quốc tế về Đáy đại
dương để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế8.
1.2.2. Xác định vùng biển của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh cá theo Công ước
UNCLOS năm 1982
Việt Nam đã thông qua Công ước UNCLOS năm 1982 có ý nghĩa đặc biệt, là
một nước có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Việc xác định ranh giới các vùng

biển thuộc chủ quyền và quyền của quyền của Việt Nam trên biển Đông là yếu tố rất
quan trọng đối với quyền lợi của quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh tranh chấp tại
khu vực biển Đơng ngày càng căng thẳng hơn có nguy cơ dẫn đến đe dọa hịa bình,
an ninh quốc tế như hiện nay. Nhằm thống nhất với Công ước UNCLOS năm 1982
thì Việt Nam đã đưa ra Luật Biển Việt Nam năm 2012 (gọi tắt là Luật Biển Việt Nam)
quy định về đường cơ sở, nội thủy, LH, vùng tiếp giáp LH, vùng ĐQKT, TLĐ, các
đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển
Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo đối với các vùng biển
tại biển Đông, đồng thời nhằm bảo vệ các quyền khai thác, đánh bắt cá của cư dân

6

Nguyễn Văn Sử (2018). Vùng biển quốc tế và quyền tự do trên vùng biển quốc tế, truy cập lần cuối ngày 13
tháng 3 năm 2023 từ < />7
Luật gia Hạnh Duy (2012). Công ước luật Biển năm 1982: Hiến chương của thế giới về biển và đại dương.
truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2023 từ < />8
Báo Đảng Công sản (2011). Tuân thủ Công ước Luật Biển năm 1982 - yêu cầu cấp thiết trong hoạt động biển
hiện nay, truy cập lần cuối ngày 13 tháng 3 năm 2023 từ < />

15
Việt Nam trong vùng biển của mình. Chủ quyền của các QGVB trong vùng nội thủy
được quy định chủ yếu trong hệ thống văn bản pháp luật của từng quốc gia. Ở Việt
Nam thì quyền chủ quyền của Việt Nam trong vùng nội thủy được quy định tại Điều
9 Luật Biển Việt Nam năm 2012 như sau: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ
biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam” và Điều 10
Luật Biển Việt nam quy định “Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và
đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền”. Quyết định thiết lập vùng LH 12
hải lý của Việt Nam9 là một quyết định đúng đắn, nó hồn tồn thống nhất với Điều
3 Cơng ước UNCLOS năm 1982. Quyết định này đã góp phần làm cho nguyên tắc bề

rộng LH 12 hải lý sớm trở thành một nguyên tắc tập quán. Chính phủ Việt Nam thực
hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, các quyền lợi về hải quan, thuế khoá
và đảo bảo sự tuân thủ các quy định về y tế, di cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong
LH Việt Nam. Điều 7, Nghị định 30/NĐ-CP của Chính phủ dành riêng cho mình
quyền “cứu hộ các tàu thuyền nước ngồi bị lâm nạn khơng chỉ ở nội thủy và lãnh hải
mà cịn ở vùng tiếp giáp lãnh hải” đúng với quy định bề rộng của Công ước 1982.
Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam cũng quy định: “vùng đặc quyền kinh tế là vùng
biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển
có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”. Trong vùng ĐQKT Việt Nam có tồn
quyền chủ quyền và tài phán như thăm dị, khai thác,...10.
Gần đây thì nhiều tranh châp trên biển Đông diễn ra ngày càng nhiều hơn, các
tranh chấp này không những đe dọa an ninh ở khu vực thuộc quyền tài phán của quốc
gia mà còn ở khu vực được xem là vùng biển Cả (vùng biển quốc tế) là nơi mà theo
Công ước UNCLOS năm 1982 xem là di sản chung, nơi mà sự tự do biển cả được đề
cao nhất. Tuy nhiên tại biển Đông quyền tự do hàng hải bị đe dọa nghiêm trọng, trong
bài biết của hai học giả nghiên cứu về biển Đông là TS.Chrisrahma và GS. Martin
Tasemany đã đưa ra nhận định như sau: “an ninh hàng hải ở biển Đông đang phải
đối mặt với một loạt các thách thức, từ các mối đe dọa ở mức độ thấp mang tính phi
truyền thống đến các tính tốn mang tính chiến lược chính trị truyền thống, bao gồm
tiềm năng xung đột giữa các quốc gia trong khu vực đối với các vùng lãnh thổ hoặc
9

Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012
Điều 16 Luật Biển Việt Nam năm 2012

10


16
tài nguyên biển và khả năng xung đột giữa các cường quốc” 11. Trong thời gian qua

thì Việt Nam đã nỗ lực cố gắng cùng các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc,
Indonesia, Campuchia và Malaysia để giải quyết các tranh chấp trên vùng biển chồng
lấn hoặc đưa ra một số giải pháp tạm thời.
Trải qua nhiều vòng đàm phán thì trong thời gian qua Việt Nam và Trung Quốc
đã ký Hiệp định phân Vịnh Bắc bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá trên Vịnh bắc Bộ
vào ngày 15 tháng 12 năm 2000. Nội dung cơ bản của Hiệp định này thiết lập vùng
đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 20 độ xuống đường đóng cửa Vịnh.
Đối với các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa thì trong Tuyên bố năm 1977
khẳng định đều xác định các vùng LH, tiếp giáp LH, ĐQKT và TLĐ riêng cho các
đảo và quần đảo. Trong đó nêu rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có vùng
LH rộng 12 hải lý, tiếp giáp LH rộng 24 hải lý, ĐQKT và TLĐ rộng 200 hải lý kể từ
đường cơ sở của quần đảo đó. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn chưa đưa ra được
tuyên bố về đường cơ sở của hai quần đảo này.
Như vậy, dựa trên các quy định theo Công ước UNCLOS năm 1982 thì việc xác
định các vùng biển chủ quyền và quyền chủ quyền ở Việt Nam có vai trị hết sức quan
trọng, nó là cơ sở để xác định phạm vi vùng đánh cá, để Nhà nước bảo quyền lợi cho
ngư dân Việt Nam tại các vùng biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc để cho ngư
dân thực hiện quyền đánh bắt cá trên các vùng biển của mình.
1.2.3. Quyền đánh cá theo Cơng ước UNCLOS năm 1982
Quyền đánh cá trên biển theo Công ước UNCLOS năm 1982 phát triển tập trung
ở hai lĩnh vực: quyền tự do đánh bắt cá ở vùng biển cả và cả quyền đánh bắt cá ở các
vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia (vùng ĐQKT và TLĐ) của ngư dân QGVB.
1.2.3.1. Quyền tự do đánh bắt cá trên biển cả theo Công ước UNCLOS năm 1982
Biển cả là một trong các vùng biển pháp lý được xác lập theo quy định của
luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Một trong những nguyên tắc chính

11

Địa chính trị, Hải quân và Chiến lược ở biển đông bài viết của hai học giả TS.Chrisrahma và GS. Martin
Tasemany - Trung tâm Tài nguyên và An ninh Đại dương Quốc gia Úc, Đại học New South Wales



17
trong chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế là nguyên tắc tự do biển cả - nguyên tắc
đã có từ lâu đời. Theo khoản 1 Điều 87 Cơng ước UNCLOS năm 1982 quy định biển
cả mở cho tất cả mọi quốc gia, bao gồm cả quốc gia có biển và quốc gia khơng có
biển. Trong vùng biển này, các quốc gia đều có quyền tự do về hàng hải, hàng không,
dây dẫn,...Điều khoản này cũng quy định tất cả mọi quốc gia đều có được hưởng các
quyền tự do biển cả, bao gồm quyền tự do đánh bắt cá 12. Điều này có nghĩa rằng tất
cả mọi quốc gia đều có quyền tự do khai thác hải sản trên mọi khu vực của biển cả,
bất kể vị trí và khoảng cách địa lý của khu vực đó. Quyền này là bình đẳng và như
nhau giữa mọi quốc gia13. Đánh bắt cá là một trong những quyền tự do biển cả cơ
bản, không chỉ được ghi nhận trong UNCLOS, mà còn tồn tại đồng thời trong luật
tập quán quốc tế14, và trong Công ước Geneva về Biển cả năm 195815.
Tuy nhiên, đánh bắt cá không phải đánh bắt một cách tự do mà đánh bắt trong
một khuôn khổ, một giới hạn nhất định. Tại khoản 2 Điều 87 Công ước UNCLOS
năm 1982 quy định rằng các quốc gia khi thực hiện đánh bắt cá phải tính đến lợi ích
và các quyền khác đã được công ước ghi nhận của một quốc gia khác đó. Điều 117
Cơng ước UNCLOS năm 1982 quy định: “tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra
các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối với các cơng dân của mình nhảm bảo
tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc
định ra các biện pháp như vậy”. Do đó khi tham gia đánh cá trên biển cả, các quốc
gia có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng những hoạt động đánh bắt của mình khơng gây ra
những tác động có hại và phải tơn trọng quyền của các QGVB đối với các loài cá có
khả năng di chuyển giữa vùng ĐQKT và các vùng biển quốc tế như các đàn cá xuất
hiện trong khu vực tiếp giáp với vùng ĐQKT (khoản 2 Điều 63), các loài cá di cư xa
(Điều 64), các động vật biển (Điều 65), các đàn cá sống vào sông sinh sản (Điều 66)
và các loài cá ra biển sinh sản (Điều 67). Hiện nay vẫn chưa có một cơ quan chính
thức nào quản lý vùng biển quốc tế nên nạn đánh bắt cá một cách tự do và bừa bãi
trên các VBQT vẫn tiếp tục diễn ra gây nên vấn đề nghiêm trọng làm suy giảm nguồn


12

Khoản 1 Điều 87 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Yoshifumi Tanaka (2012) The International Law of the Sea. NXB Cambridge University Press
14
Francisco Orrego Vicuna (1999) The Changing International Law of High Seas Fisheries. NXB Cambridge
University Press
15
Khoản 2 Điều 2 Công ước Geneva về Biển Cả năm 1958
13


×