Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 46 trang )

Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

SỨC HẤP DẪN CỦA FACEBOOK
ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người. Trong suốt
thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất
nhiều từ các quý thầy cô, bạn bè thân thương.
Với tình cảm chân thành và trân trọng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh
đạo trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
śt quá trình học tập và nghiên cứu và làm bài luận.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đoàn Văn PhấnBí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cùng với tri thức và tâm hút
của mình để trùn đạt vớn kiền thức quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban chấp hành Đoàn trường THPT
Nguyễn Thái Bình, Lương Thế Vinh, Hoàng Hoa Thám, Chu Văn An, quý thầy cô
giáo, các bạn học sinh THPT của 5 trường, Công an huyện Đức Trọng đã tạo điều
kiện về cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến cho chúng tơi trong śt quá trình
nghiên cứu.
Tơi cũng xin được cảm ơn quý thầy cô, BCH đoàn trường THPT Nguyễn
Bỉnh Khiêm huyện Đức Trọng – Lâm Đồng, nơi tôi đang học tập và cảm ơn những
người thân đã quan tâm giúp đỡ tận tình cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp tơi hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng nhưng bài nghiên cứu chắc chắn không
tránh khỏi có những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến
đóng góp quý báu của các Thầy, Cô, các nhà khoa học và các bạn học sinh.
Xin trân trọng cảm ơn!



Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Tác giả bài nghiên cứu
Lê Hoàng Minh Bảo
Vy Vũ Thành Thắng


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ, cụm từ viết đầy đủ

Từ, cụm từ viết tắt

1

Học sinh trung học phổ thông

HSTHPT

2

Facebook

FB

3


Status (trạng thái)

STT

4

Mạng xã hội

MXH

5

Học sinh

HS

6

Trung học phổ thông

THPT


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học............................................................................................2
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
8. Cấu trúc bài nghiên cứu:.....................................................................................3
Chương 1. Cơ sở lí luận về sức hấp dẫn của FB đối với HSTHPT........................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................4
1.1.1. Nước ngoài...............................................................................................4
1.1.2. Trong nước...............................................................................................5
1.2. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................6
1.2.1. Mạng xã hội..............................................................................................6
1.2.2. Facebook...................................................................................................6
1.2.3. Hấp dẫn là gì?...........................................................................................8
Chương 2. Thực trạng về sức hấp dẫn của FB đối với HS ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.............................................................9
1. Khái quát chung về tình hình tham gia FB của HSTHPT...................................9
2. Đăng tải hình ảnh..............................................................................................13
2.1: “Tự sướng” là gì?......................................................................................13
2.2 Hình ảnh bẩn xuất hiện hàng loạt trên facebook do HS đăng tải...............18
2.3 Những mâu thuẫn ngoài cuộc sống có thể bắt nguồn từ những tấm ảnh?..21
3. Học sinh đăng tải các Status.............................................................................23
3.1 Status và văn hóa của HSTHPT.................................................................23
3.2 “Thế giới tình cảm của HSTHPT trên FB”................................................25
3.3 Những status – con dao hai lưỡi:................................................................27
3.4 Những bình ḷn của học sinh hay cịn gọi là “chém gió”:........................28
Chương 3: Các giải pháp định hướng việc sử dụng FB của HSTHPT trên địa bàn
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo chiều hướng tích cực..............................30
3.1 Nâng cao nhận thức của HSTHPT khi sử dụng FB....................................30
3.2 Nâng cao vai trị của nhà trường trong cơng tác tun truyền, định hướng
việc HS tham gia trang mạng xã hội - FB........................................................31

3.3. Nâng cao vai trị của gia đình trong công tác định hướng việc tham gia FB
..........................................................................................................................33
3.4. Nâng cao vai trị, trách nhiệm của xã hội trong cơng tác tuyên truyền, định
hướng việc HS tham gia trang mạng xã hội – FB............................................34
KẾT LUẬN...........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................38


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số liệu qua khảo sát tình hình sử dùng FB của HSTHPT ở huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng - năm học 2014 – 2015
Bảng 1.2: Sớ liệu qua khảo sát tình hình sử dùng FB của HSTHPT ở huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng - năm học 2015 – 2016
Bảng 1.3: Tỉ lệ phần trăm HSTHPT sử dụng các tiện ích của FB ở huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng qua hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng HSTHPT chụp ảnh “Tự sướng” ở địa bàn huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2014-2015
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng HSTHPT chụp ảnh “Tự sướng” ở địa bàn huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2015-2016
Bảng 2.3: Bảng thống kê mức độ bắt gặp những hình ảnh bẩn trên FB của
HSTHPT ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng qua hai năm học 20142015 và 2015-2016
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Thực trạng HSTHPT tham gia FB ở các trường THPT huyện Đức
Trọng năm học 2014-2015
Biểu đồ 1.2: Thực trạng HSTHPT tham gia FB ở các trường THPT huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2015-2016
Biểu đồ 1.3: Tỉ lệ HSTHPT huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng tham gia FB qua hai
năm học 2014-2015 và 2015-2016

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện tình hình HSTHPT sử dụng các tiện ích của FB ở
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng qua hai năm học 2014-2015 và 20152016


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bới cảnh quá trình tin học hóa đang diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực
đời sống xã hội và trên toàn thế giới, máy vi tính xuất hiện ở khắp nơi, đã trở
thành công cụ lao động không thể thiểu thiếu của con người và cùng với nó, cuộc
cách mạng thông tin đã mang đến những thay đổi sâu sắc, toàn diện về một thế
giới không biên giới.
Đời sống con người cũng có những thay đổi quan trọng, thể hiện trong
cách sống, cách nghĩ và cách làm việc. Càng ngày con người càng ý thức sâu sắc
hơn về vai trị của máy tính và cuộc cách mạng thơng tin, nhưng nếu không có
hiểu biết nhất định về những thông tin hay chức năng, ứng dụng mà máy tính
đem lại thì nó sẽ đi ngược lại với những lợi ích mà cuộc cách mạng thơng tin
mang lại.
Chính vì xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng dễ tiếp cận với
những ứng dụng giải trí, đặc biệt là các mạng xã hội hiện nay đang gắn liền với
mọi người và nhất là HSTHPT. Mạng xã hội FB, FB-một cái tên quen thuộc với
mọi người, ở mọi lứa tuổi chúng ta đều có thể tham gia vào mạng FB này. Điều
quan trọng đó chính là chưa bao giờ có mạng xã hội nào lại thu hút nhiều người
truy cập đến vậy.
Từ những quan sát hằng ngày đối với các học sinh trường mình, tơi thấy
các bạn học sinh hầu hết dành rất nhiều thời gian để online facebook và ở trường
tôi cũng không ít lần xảy ra những mâu thuẫn xuất phát từ facebook. Từ đó tôi đã
tự đặt câu hỏi học sinh lên facebook để làm gì và facebook có điều gì hấp dẫn để
thu hút học sinh nhiều như vậy? Từ sự băn khoăn đó tôi đã tìm hiểu và nghiên

cứu về mạng xã hội này đới với HSTHPT trên toàn huyện Đức Trọng tỉnh Lâm
Đồng với đề tài: Sức hấp dẫn của Facebook đối với học sinh THPT trên địa
bàn huyện ............................
2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay mạng xã hội facebook là một trang mạng chiếm số lượng người
tham gia nhiều nhất, thành viên tham gia facebook không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp. Mạng facebook cũng khơng cịn xa lạ gì đới với HSTHPT và có thể nói
-1-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

nó là một nhu cầu hàng đầu của học sinh trong việc giải trí. Trước tầm quan trọng
của facebook, những nghiên cứu liên quan đến nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về
facebook, học sinh làm gì trên facebook, vì sao facebook lại hấp dẫn như vậy và
đặc biệt đó là những hệ lụy mà facebook sẽ mang lại cho HSTHPT khi tham gia
nó một cách không lành mạnh. Từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích nhằm định
hướng việc sử dụng FB của HSTHPT theo chiều hướng tích cực.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: HSTHPT ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Sức hấp dẫn của FB đối với HSTHPT ở huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Nghiên cứu trên cơ sở lí luận về MXH FB và những tiện ích mà nó đem
lại.
- Khảo sát thực trạng tham gia FB của HSTHPT ở các trường THPT của
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng việc sử dụng FB của HSTHPT

trên địa bàn huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo chiều hướng tích cực.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu như các bạn HSTHPT tham gia facebook một cách lành mạnh thì đó
là một cách để thắt chặt tình bạn bè. Khi truy cập facebook nếu các bạn HS làm
những việc tớt có ích thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh về mặt kiến thức,
tinh thần. Nhưng ngược lại nếu sử dụng FB một cách tiêu cực thì sẽ làm ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lí, đến việc học tập và cả nhân phẩm đạo đức của người
học sinh đó.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, tác giả bài nghiên cứu chỉ
tập trung nghiên cứu về sức hấp dẫn của FB, HSTHPT làm gì trên FB, hệ quả và
giải pháp nhằm định hướng việc sử dụng FB của HSTHPT ở các trường THPT
của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng theo chiều hướng tích cực.
-2-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học... các tài liệu, các văn bản có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như sách.
7.2 Nhóm phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động truy cập MXH và những việc làm của HSTHPT
khi truy cập vào trang mạng FB ở các trường THPT của huyện Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng. Có cái nhìn chung nhất về hiện trạng tại trường mình. Từ đó đưa ra
đánh giá, kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có hiệu quả về việc
HSTHPT tham gia MXH FB.
7.3 Nhóm phương pháp điều tra viết:
Mục đích: Thu thập ý kiến về tình hình tham gia FB, thời gian cũng như

những tiện ích mà HSTHPT khi tham gia FB, sử dụng phiếu điều tra giành cho
HSTHPT ở các trường của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
7.4 Xử lí kết quả điều tra bằng thống kê toán học:
Phân tích xử lí thông tin thu được, các số liệu thống kê bằng toán học.
8. Cấu trúc bài nghiên cứu:
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khuyến nghị các danh mục tài
liệu tham khảo, mục lục cấu trúc gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về sức hấp dẫn của FB đối với HSTHPT
Chương 2: Thực trạng về sức hấp dẫn của FB đối với HSTHPT trên địa
bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Các giải pháp định hướng việc sử dụng FB của HSTHPT trên
địa bàn huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo chiều hướng tích cực.

-3-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Chương 1. Cơ sở lí luận về sức hấp dẫn của FB đối với HSTHPT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Nước ngoài
Ở Úc: (Theo ICTPRESS.vn – Tiếng nói của Liên Chi Hội Nhà báo thơng
tin và truyền thông). Business Isider Autralia đã nghiên cứu việc đăng tải các
trạng thái trên FB.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người hướng ngoại thường cập
nhật các hoạt động xã hội và cuộc sống thường ngày của họ.
Người “yêu quý bản thân” có xu hướng cập nhật thành quả của mình.
Người cởi mở có xu hướng nói về các chủ đề tri thức, phù hợp với việc họ
sử dụng Facebook để chia sẻ thông tin.
Những người ít tự trọng thường đăng tải về các đối tác lãng mạn và những

người tận tâm thường nói về những đứa con của họ.
Những ai có xu hướng dễ bị kích động sử dụng Facebook tìm kiếm sự chú
ý và ủng hộ xã hội có thể bỏ lỡ cuộc sống bên ngoài đời thực.
Cũng có một vấn đề về các like không phải là các xác nhận hoàn toàn
đúng. “Mọi người có thể “thích” và bình luận về các cập nhật liên quan tới thành
tựu của một người để cho thấy sự ủng hộ, nhưng có thể bí mật không thích những
hiển thị ngạo mạn”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bạn thân có thể “thích” cập nhật của một người bạn, thậm chí thực tế họ
không thích, trong khi người quen biết có thể không chỉ tảng lờ những cập nhật
đó, mà còn “từ bỏ” những người có các cập nhật trạng thái không thể thích.

-4-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Ở Mỹ (Theo www.baomoi.com): Một khóa học mới tại trường đại học Nam
California đã nghiên cứu về chụp ảnh tự sướng hay tự chụp chân dung trên điện
thoại di động, nhằm phân tích ý nghĩa văn hóa và sự tự thể hiện trong thế giới
hiện đại.
Khóa học này bác bỏ quan điểm rằng chụp ảnh tự sướng là thể hiện việc
quá yêu bản thân mình, phản ánh một xã hội tự hấp thu, cho đây là cái gì đó đã
hiện diện qua nhiều thời kỳ.
1.1.2. Trong nước
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lượng người sử dụng ở
Việt Nam nhanh hàng đầu của thế giới. Đến năm 2009 ở Việt Nam có 1,8 triệu
người Việt Nam sử dụng Facebook , sau đó con số này đã được nâng lên 2,9 triệu
vào năm 2010 (cập nhật tại ieit.edu.vn – trường ĐH Ngoại Thương), từ đó ta
thấy, số người sử dụng Facebook đã tăng gần 2 lần. Đặc biệt, có nhiều học sinh,
sinh viên sử dụng Facebook và dường như nghiện Facebook.

Cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mạng xã hội này trong thời gian
qua, tại tỉnh Lâm Đồng chúng ta trong năm học 2014 – 2015 cũng đã có các đề
tài nghiên cứu như “Giao tiếp có văn hóa trên mạng xã hội Facebook ở lứa tuổi
THPT” – tác giả Đỗ Quang Minh của trường THPT Đức Trọng, ở đây đề tài tập
trung khai thác văn hóa giao tiếp của những người sử dụng Facebook, cách ứng
xử với nhau trên mạng xã hội này và những vấn đề cần chú ý khi tham gia
Facebook một cách văn minh; hay đề tài “ Sử dụng mạng xã hội Facebook để
nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường chuyên” – nhóm tác giả Nguyễn
Trường Thiên Ân, Nguyễn Phan Hoàng Nam của trường THPT chuyên Thăng
Long, ở đây nhóm tác giả đã khai thác việc dùng mạng xã hội để phục vụ việc
học tập và một số hiệu quả của nó mang lại.
Qua lịch sử nghiên cứu các vấn đề cho thấy, mạng xã hội Facebook có sức
hấp dẫn rất lớn đối với học sinh nói chung và HSTHPT nói riêng. Thực tế việc
nghiên cứu mạng xã hội Facebook này còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên
cứu và giải quyết: Học sinh lên Facebook để làm gì, tỉ lệ học sinh THPT tham gia
Facebook ra sao, những tiện ích nào của Facebook là sức hấp dẫn lớn đối với học
sinh, thế nào là ảnh “tự sướng”, sức hấp dẫn của FB là gì, HS truy cập Facebook
-5-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

bằng phương tiện gì, ... Hơn nữa, ở huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề “Sức hấp dẫn của Facebook
đối với học sinh THPT”. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm định
hướng việc sử dụng Facebook của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đức Trọng
trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cần tập trung giải quyết.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Mạng xã hội
Mạng xã hội là trang Web được tạo bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng. Các tổ

chức, cá nhân được cấp hồ sơ công khai về bản thân trên trang Web có những
điều khoản nhất định. Qua mạng xã hội con người có thể kết nối với các thành
viên khác, cùng chia sẻ những thông tin cá nhân, quan điểm, hứng thú, cảm xúc
của mình một cách chủ động thơng qua mật khẩu cá nhân.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các trang
mạng xã hội nối đuôi nhau ra đời: Yahoo, Zingme, Yume, Tamtay, My Space,.....
trong đó có FB.
1.2.2. Facebook
Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố,
nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi
người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá
nhân của mình để thơng báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới
những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng
campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới
vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên
trường.
Facebook mở đầu là một phiên bản “Hot or Not” của đại học Harvard với
tên gọi Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ 2 tại Harvard, đã
dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog
về một cơ gái và cớ gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại
học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại
-6-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh
doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa),

và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá
website.Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia,
và Yale. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy
League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và
Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo
Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên
miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13
tháng 3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập
vào Google.
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lượng người sử dụng
Việt Nam nhanh hàng đầu của thế giới. Ví dụ, có 1,8 triệu người Việt Nam sử
dụng Facebook trong năm 2009, sau đó con số này đã được nâng lên 2,9 triệu
vào năm 2010, vì vậy, sớ người sử dụng đã tăng gần 2 lần. Đặc biệt, có nhiều
sinh viên sử dụng Facebook và dường như nghiện Facebook. Họ sử dụng
Facebook để kết bạn, chia sẻ cảm giác của họ , ý tưởng, trị chơi hình ảnh,
video, âm nhạc, và chơi như “Barn Buddy”, “Mafia Wars”, “Happy Farm”,
v.v...
Facebook nhanh chóng được đón nhận bởi giới sinh viên, nhóm độ tuổi có
tần suất hòa nhập xã hội nhiều nhất, do đó Facebook phát triển rộng khắp, thu
hút toàn bộ sinh viên các trường đại học và sau này là cả học sinh trung học. Khi
tham gia Facebook, người dùng có thể kết nối hoàn toàn miễn phí với bạn bè
trên thế giới. Facebook cho phép truy cập trang các nhân của bạn bè và cả bạn
bè của họ. Facebook cũng cho phép người dùng có thể tham gia các nhóm hoặc
mạng lưới. Mạng lưới thường do các thành phố, trường học, công ty hoặc tổ
chức lập ra. Các nhóm thường do một hoặc nhiều cá nhân hoặc công ty bảo trợ
để thu hút cá thành viên có cùng mối quan tâm. Các nhóm được phếp lập bàn
thảo luận, chia sẽ ảnh, đăng tải video và cả quảnh lý danh sách email. Trong mọi
-7-



Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

trường hợp, mục đích chính vẫn là gặp gỡ và giữ liên lạc với bạn bè trên khắp
thế giới bằng các công cụ trên Facebook.
Các đặc điểm chính của Facebook bao gồm một trang cá nhân giống
MySpace, LinkedIn và hầu hết các mạng xã hội khác.Điểm khác biệt lớn nhất
của Facebook là người khác không thể xem thông tin chi tiết trên trang cá nhân
của người dùng cho đến khi người dùng chấp nhận họ làm bạn và đồng ý chia sẻ
thông tin. Điều này giúp hạn chế việc phải liên kết bạn bè với những người có ít
quan hệ, ngược lại với MySpace có xu hướng thu thập càng nhiều bạn bè càng
tốt, bất kể đó là ai.
Các hoạt động trên Facebook bao gồm cập nhật tiểu sử, chia sẻ cập nhật về
hoạt động thường nhật thông qua “trạng thái” (status) mà bạn bè của người dùng
có thể nhìn thấy, ghé thăm trang cá nhân của bạn bè để viết thông điệp trên
“tường” (wall) cũng như tham gia các bàn thỏa luận do các nhóm hoặc các mạng
lưới khác lập ra.
Facebook đã thay đổi cuộc sống con người, ít nhất là trong cách mọi người
giao tiếp. Cùng với sự lây lan của các mạng xã hội, các mối quan hệ đã trở nên
gần gũi hơn và rộng hơn so với trong quá khứ, và các trang web xã hội đã trở
thành một phần không thể tách rời của cuộc sống với tác động tích cực và tiêu
cực của nó. Một số chuyên gia tin rằng với sự giúp đỡ của các trang web, các
mối quan hệ đã bước vào một giai đoạn mới và mọi người có thể nhận biết nhau
tốt hơn và nhanh hơn.Mặt khác, Facebook đã tạo ra nhiều vấn đề, đặc biệt là đối
với học sinh. Do đó, nếu chúng ta có thể biết Facebook ảnh hưởng đến học tập
của học sinh như thế nào, sau đó chúng ta có thể tận dụng Facebook như một
công cụ học tập hiệu quả.
1.2.3. Hấp dẫn là gì?
Theo Wikitionary (từ điển mở tiếng việt) : hấp: hút vào; dẫn: kéo đến. Như
vậy nghĩa của từ Hấp dẫn là sự thu hút.

Vậy sức hấp dẫn của FB là gì?
Sức hấp dẫn của FB là sự ćn hút của nó đối với người dùng, làm cho
người sử dụng cảm thấy thích thú, phấn khởi sau khi dùng nó bởi những tiện ích
-8-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

mà nó mang lại. Từ đó, FB trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối
với những người một khi đã tham gia FB.
Chương 2. Thực trạng về sức hấp dẫn của FB đối với HS ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
1. Khái quát chung về tình hình tham gia FB của HSTHPT
Hiện nay, hầu hết các học sinh THPT đều tham gia các mạng xã hội. Đặc
biệt là facebook. Chúng ta có thể khẳng định có hơn 80% các bạn HSTH đều có
trang cá nhân trên facebook.
Bảng 1.1: Số liệu qua khảo sát tình hình sử dùng FB của HSTHPT ở
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - năm học 2014 – 2015

ST
T

1

2

3

4


5

Trường

Số lượng sử

Không sử

dụng FB

dụng FB

134/147

13/147

91,2%
83/101

8,8%
18/101

82,2%
160/170

17,8%
10/170

94,1%
101/122


5,9%
21/122

82,8%
187/240

17,2%
53/240

77,9%
665/780

22,1%
115/780

85,3%

14,7%

THPT Nguyễn Thái Bình

THPT Lương Thế Vinh

THPT Chu Văn An

THPT Hoàng Hoa Thám

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm


Tổng toàn huyện

-9-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Bảng 1.2: Số liệu qua khảo sát tình hình sử dùng FB của HSTHPT
ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - năm học 2015 – 2016

ST
T

1

2

3

4

5

Trường

Số lượng sử

Khơng sử

dụng FB


dụng FB

137/140

3/140

97,9%
116/120

2,1%
4/120

96,7%
133/143

3,3%
10/143

93%
81/102

7%
21/102

79,4%
165/176

20,6%
11/176


94%
632/681

6%
49/681

92,8%

7,2%

THPT Nguyễn Thái Bình

THPT Lương Thế Vinh

THPT Chu Văn An

THPT Hoàng Hoa Thám

THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổng toàn huyện

-10-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

700
600

500
400

Tham gia FB
Không tham gia FB

300
200
100
0
Tham gia FB

Không Tham gia FB

Biểu đồ 1.1: Thực trạng HSTHPT tham gia FB ở các trường THPT huyện
Đức Trọng năm học 2014-2015
700
600
500
400

Tham gia FB
Không tham gia FB

300
200
100
0
Tham gia FB


Không tham gia FB

Biểu đồ 1.2: Thực trạng HSTHPT tham gia FB ở các trường THPT huyện
Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2015-2016

700
600
500
Tham gia FB
Không tham gia FB

400
300
200
100
0
Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

Biểu đồ 1.3: Tỉ lệ HSTHPT huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng tham gia FB
qua hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
*Nhận xét:

-11-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

- Từ Bảng 1.1 và Bảng 1.2 và biểu đồ 1.1, 1.2, 1.3, chúng ta có thể thấy tỉ

lệ sử dụng FB của HSTHPT đã có sự gia tăng đáng kể.
Nếu như Năm học 2014-2015 trong toàn huyện Đức Trọng qua khảo sát
ngẫu nhiên 5 trường THPT trên địa bàn huyện với số phiếu được phát ra là 780,
thì có đến 665/780 HS tham gia FB, chiếm 85,3%, thì bước sang năm học 20152016 con sớ này đã có sự thay đổi đáng kể, đã tăng từ 85,3% lên 92,8% (681
phiếu phát ra) gấp 1,08 lần, tăng 7,3%, điều đó chứng tỏ rằng sức hấp dẫn của FB
đối với HSTHPT ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng là rất lớn.
Còn lại 115 học sinh (năm học 2014-2015) và 49 học sinh (năm học 20152016) không tham gia với nhiều lí do khác nhau.
HS tham gia FB với nhiều thời gian khác nhau, có bạn chỉ truy cập trong
thời gian ngắn nhưng có bạn lại truy cập trong nhiều giờ liền. Qua khảo sát ngẫu
nhiên trong hai năm học 2014-2015 và 2015-2016 cho thấy thời gian nhiều nhất
là 4 giờ. Với khoảng thời gian trên đối với một HSTHPT là rất cao bởi thời gian
chính là học tập và phụ giúp gia đình và các hoạt động khác.
Hầu hết các bạn HS tham gia FB đều vì tiện ích của nó như: chat với bạn
bè, có nhiều ứng dụng thú vị, có nhiều thông tin bổ ích và được phép đăng tải
hình ảnh, STT, được phép chia sẻ những thơng tin hình ảnh hoặc tâm trạng của
bản thân. Theo sớ liệu thớng kê thì ứng dụng chat với bạn bè được nhiều bạn HS
quan tâm nhất và tiếp đến đó là đăng tải hình ảnh, chia sẻ và bình luận.
Đây chính là 2 ứng dụng thú vị nhất của FB mà các bạn HS rất hứng thú.
Bảng 1.3: Tỉ lệ phần trăm HSTHPT sử dụng các tiện ích của FB ở huyện Đức
Trọng tỉnh Lâm Đồng qua hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
(%)
Tiện ích
Năm học

Chat với bạn


Có nhiều ứng

Có nhiều


dụng thú vị

thơng tin bổ

để xả stress

ích

Đăng tải hình
ảnh và stt

2014-2015

26

21,4

22,8

28,2

2015-2016

30,8

11,2

16,7


20,9

-12-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….
35
30
25
20

2014-2015
2015-2016

15
10
5
0
Chat với bạn bè

Ứng dụng

Thông tin bổ ích Đăng tải hình ảnh và stt

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ thể hiện tình hình HSTHPT sử dụng các tiện ích của FB
ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng qua hai năm học 2014-2015 và 20152016
*Nhận xét: Từ biểu đồ 1.4:
- Tất cả các HS tham gia FB đều bị cuốn hút bởi các tiện ích của mạng FB
mang lại. Trong đó có thể thấy :
+ Tiện ích chat với bạn bè luôn là sự hấp dẫn hàng đầu và đây cũng là lí do

minh chứng hàng đầu chứng minh cho sự hấp dẫn của FB đối với HSTHPT ở
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng là rất lớn. Nếu như trong năm 2014-2015 tỉ lệ
này là 26% thì sang năm học tiếp theo là 30,8% , tăng 4,8%.
+ Bên cạnh đó các tiện ích khác của FB cũng có sư thu hút đáng kể đối với
giới HS, như là : đăng tải hình ảnh và stt (chiếm khoảng 25%).

.

2 Đăng tải hình ảnh
Trước những ứng dụng của facebook học sinh THPT đã tận dụng nó như
thế nào ? Hay nói cách khác HS THPT đã làm gì trên trên facebook ấy?
HS truy cập vào facebook để chat với bạn bè, để chơi các trò chơi hay
tham gia vào các ứng dụng vui nhộn, nhưng đặc biệt nhất đó là HS đăng tải rất
nhiều các hình ảnh với nhiều nội dung khác nhau.
2.1: “Tự sướng” là gì?
Theo Wikipedia tiếng việt (bách khoa toàn thư mở) : Ảnh tự chụp hay “ảnh
tự sướng”, “chụp ảnh tự sướng” hoặc đơn giản là “tự sướng” (selfie) là một từ
vựng dùng để mô tả về một bức ảnh tự chụp, thường được thực hiện bằng điện
-13-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

thoại thông minh hoặc webcam của các thiết bị điện tử di động, sau đó được đăng
tải lên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Nó không phải là một từ mới nhưng phải tới năm 2013, người ta mới biết
tới từ này một cách rộng rãi. Trong năm 2013, từ này xuất hiện liên tục trên
mạng Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, trở thành một từ thông dụng và
thời thượng.
Khi mà Facebook càng ngày càng đi sâu vào đời sớng con người thì người

ta đã nghiên cứu về hiện tượng nghiện Facebook ở giới trẻ và kết quả là trung
bình họ truy cập facebook 4 tiếng 1 ngày, như thế cứ 1 tuần họ sẽ mất đi 28 tiếng
nghỉ ngơi, vui chơi, học tập, phụ giúp gia đình và các hoạt động khác.
Nhưng hiện nay lại xuất hiện thêm một từ “nghiện” nữa nó cũng đi đôi với
nghiện facebook, đó chính là “nghiện chụp hình” trong giới HS nói chung và
HSTHPT nói riêng. Theo ngơn ngữ của giới trẻ thì hiện tượng này có thể gọi là
“Tự sướng”. Vì mạng xã hội này có chức năng chia sẻ hình ảnh và bình luận
hình ảnh nên đa số các bạn trẻ hay chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân làm nó trở
thành 1 thói quen. Có thể nói xu hướng làm đẹp và chụp hình đăng lên facebook
có lẽ phát triển hơn khi mạng facebook phát triển. HS chụp hình ở mọi lúc mọi
nơi và nếu tổng sớ hình chụp lại thì có thể lên đến một con sớ rất lớn. Những tấm
hình ấy thường là để khoe đồ mới hay áo mới hay phong cách mới. Vậy nó có
góp phần làm HS thêm đua địi hay khơng?
Bảng 2.1 : Bảng thống kê số lượng HSTHPT chụp ảnh “Tự sướng” ở địa
bàn huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2014-2015
Tổng số học
Trường

sinh sử

Sớ lượng học sinh “tự
sướng”

dụng FB
THPT Nguyễn Thái
Bình
THPT Lương Thế Vinh
THPT Chu Văn An
THPT Hoàng Hoa
Thám

THPT Nguyễn Bỉnh

Phần trăm (%)

134

103

76,9

83
160

61
120

73,5
75,0

101

74

73,3

187

131

70,1


-14-


Sức hấp dẫn của facebook đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện ……………….

Khiêm
Toàn huyện
665
489
73,5
Bảng 2.2 : Bảng thống kê số lượng HSTHPT chụp ảnh “Tự sướng” ở địa bàn
huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng năm học 2015-2016
Tổng số học
Trường

sinh sử

Sớ lượng học sinh “tự
sướng”

dụng FB
THPT Nguyễn Thái
Bình
THPT Lương Thế Vinh
THPT Chu Văn An
THPT Hoàng Hoa
Thám
THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm

Toàn huyện
Nhận xét:

Phần trăm (%)

137

115

83,9

116
133

111
123

95,7
92,5

81

72

88,9

165

146


88,5

632

567

89,7

Từ hai bảng 2.1 và 2.2 cho thấy lượng học sinh tham gia chụp hình “tự
sướng” trên FB không ngừng gia tăng qua hai năm học liên tiếp. Năm học 20142015, tỉ lệ này là 73,5%, nhưng đến năm học tiếp theo, tỉ lệ này là 89,7% (tăng
16,2%).
Qua đó, ta có thể thấy rõ FB ngày càng trở nên hấp dẫn với HSTHPT, đặc
biệt là chụp ảnh “tự sướng”. Từ đó cho chúng ta thấy việc chụp ảnh tự sướng rồi
đưa lên FB để chia sẻ là một trong những ứng dụng có sức hút mạnh mẽ đối với
HS đặc biệt là HSTHPT trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là
một trong những lí do làm cho FB có sức sống mạnh mẽ và hấp dẫn đối với giới
trẻ.
Trên facebook không ít những bạn học sinh THPT trở thành những hotgirl,
hotboy vì những bức ảnh đẹp. Và với sự ra đời của camera 360 hay phần mềm
photoshop thì việc “tự sướng” lại diễn ra nhiều hơn bao giờ hết vì phần mềm này
làm cho khn mặt của mỗi người đẹp hơn rật nhiều, da trắng hơn, mắt to hơn,
tẩy mụn và cả tàn nhan. Thường thì những bức ảnh trên facebook sai lệch rất
nhiều so với thực tế.
-15-



×