Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sáng kiến các hình thức khởi động nhằm tạo hứng thú trong học tập ở bộ môn lịch sử tại trường thcs trà mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 16 trang )

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
CÁC HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC
TẬP Ở BỘ MƠN LỊCH SỬ TRƯỜNG THCS TRÀ MAI.
1. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:
Như chúng ta đã biết, môn Lịch sử là môn học thường có rất nhiều sự
kiện, mốc thời gian, khối lượng kiến thức tương đối nhiều, nếu như giáo viên
khơng có phương pháp dạy học tích cực thì tiết học sẽ trở nên quá tải, nặng nề
dẫn đến nhàm chán, không tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong học tập.
Vì vậy, là một giáo viên giảng dạy bộ mơn Lịch sử, tôi nhận thấy bên cạnh
việc trang bị vốn kiến thức cần thiết cho công tác giảng dạy của mình thì cũng
cần phải thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, cần tạo cho
học sinh một không khí học tập sơi nổi, hứng thú hơn trong khi học mơn Lịch sử.
Chính vì lẽ đó, bản thân tơi xin mạnh dạn chia sẻ một biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Lịch sử với đề tài “Các hình thức khởi động
nhằm tạo hứng thú trong học tập ở bộ môn Lịch sử tại trường THCS Trà Mai”.
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu các hình thức khởi động nhằm tạo
hứng thú trong học tập ở bộ môn Lịch sử.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 tại trường THCS Trà
Mai. Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, ngay từ đầu năm học bản
thân đã tổ chức khảo sát để biết được thực trạng của học sinh, từ đó có kế hoạch,
phương pháp giảng dạy phù hợp.
Kết quả khảo sát tình hình học sinh đầu năm học 2021 - 2022 như sau:
Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra
Khối


6
7
8
9

TSHS
261

69
68
68
56

Hứng thú học tập mơn Lịch sử.
Rất thích
SL
TL
(%)
22
31,9
20
29,4
21
30,9
16
28,6

Thích
SL TL
(%)

20
29
25
36,7
24
35,2
25
44,6

Bình thường
SL TL (%)
17
15
15
5

24,6
22,1
22,1
8,9

Khơng thích
SL
TL
(%)
10
14,5
8
11,8
8

11,8
10
17,9


2

Kết quả chất lượng giáo dục bộ môn :
Khối
6
7
8
9

Tổng
Kết quả bài khảo sát đầu năm học 2021 – 2022
số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
học
sinh SL
% SL %
SL
%
SL
%
SL %

261
69
08 11,6 20 29
30 43,4 10
14,5
1 1,5
68
10 14,7 22 32,4 25 36,8 10
14,7
1 1,4
68
12 17,6 18 26,5 28 41,2
9
13,2
1 1,5
56
02 3,6 13 23,2 30 53,6 10
17,9
1 1,7

1.1.2. Các bước và cách thực hiện giải pháp:
1.2.2.1. Tìm hiểu hoạt động khởi động là gì?
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy
động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội
dung liên quan đến bài học mới.
1.2.2.2. Vai trò của hoạt động khởi động.
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm 3-5 phút đầu giờ nhưng có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của học sinh.
- Trước hết, hoạt động khởi động có vai trị kích thích tính tị mò, sự hứng
thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học.

- Thứ hai, huy động vốn tri thức, kĩ năng, nền tảng của học sinh.
- Thứ ba, tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho học sinh.
1.2.2.3. Các hình thức khởi động ở bộ mơn Lịch sử.
Để có được một hoạt động khởi động tiết học hiệu quả, đặc biệt với mơn
Lịch sử địi hỏi người giáo viên cần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và
tạo sự hứng thú ngay từ những phút học đầu tiên. Sau đây tơi xin trình bày một
số hình thức khởi động cho tiết học môn Lịch sử nhằm phát huy năng lực và
những kiến thức nền tảng của học sinh.
1.2.2.3.1. Khởi động bằng tở chức trị chơi.
Để tổ chức trị chơi trong môn Lịch sử đạt được kết quả như mong muốn
thì tơi thường tùy theo bài, theo lớp mà tổ chức các trò chơi khác nhau. Một số
trò chơi tôi thường tổ chức cho học sinh như: “Lật mở trang sử” hay “mảnh ghép
bí mật”; giải ơ chữ, vịng quay kì diệu, vui để học, Ai là triệu phú…
Đây là những trò chơi thường sử dụng cho hoạt động khởi động, các em
vừa chơi, vừa học để từ đó tạo một tâm thế thoải mái, hào hứng khi vào tiết học.
Hoạt động khởi động bằng cách tổ chức trò chơi giúp cho tiết học trở nên sôi
động, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ
nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với
học sinh và học sinh với giáo viên.


3

Ví dụ: Ở phần Lịch sử 7- Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời
Trần.(tt)
A. Phần khởi động.
1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, sự tò mò cho học sinh khi bước vào bài học
2. Phương pháp/ kĩ thuật: Tổ chức trò chơi Lật mở trang sử, học sinh làm
việc cá nhân.
3. Phương tiện: tivi, máy tính.

4. Tổ chức hoạt động.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi.
Các em sẽ lần lượt lật mở từng ô và trả lời câu hỏi, đằng sau những ô được
lật mở là 1 phần bức ảnh chìa khóa, các em sẽ suy nghĩ xem bức ảnh đó là gì.
Khi 2 ơ được lật mở các em có thể trả lời tên bức ảnh chìa khóa.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh trả lời để lật mở trang sử bí mật.Trong q trình chơi
học sinh gặp khó khăn thì giáo viên có thể gợi mở, động viên, khích lệ các em.
Bước 4: Giáo viên nhận xét học sinh tham gia trò chơi và sau đó dẫn dắt
vào bài: Qua các hình ảnh và dãy chữ tìm được, học sinh sẽ biết được phần nào
về sự phát triển văn hóa của nước ta dưới thời Trần.

* Ưu điểm của hình thức khởi động bằng trò chơi:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân, theo nhóm.
- Tạo cho học sinh sự tìm tịi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội
để rèn luyện bản thân.
- Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ,
phát triển khả năng phán đốn, suy luận.
- Ngồi ra, thơng qua trị chơi cịn phát huy tinh thần đồn kết, trách
nhiệm, sự tương trợ nhau của học sinh.


4

1.2.2.3.2. Khởi động bằng hình thức sử dụng tranh ảnh, video có liên
quan đến bài học.
Để tiết học thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh,
video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát
huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học.
Ví dụ: Lịch sử 8: Bài 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI 1918-1939.
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của
bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Mĩ qua một số hình
ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào
tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi
theo yêu cầu của giáo viên.
3. Sản phẩm học tập: Học sinh hoạt động, tiếp thu kiến thức và trả lời.
4. Tổ chức thực hiện: Giáo viên trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ.
Yêu cầu học sinh trả lời nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và
vào bài mới: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối
với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ
thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hơm nay.
Ví dụ: Lịch sử 6: Bài 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của
bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên xem tranh ảnh để
trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
3. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Tổ chức thực hiện:
Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử
tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát
triển của các loại hình máy tính qua thời gian.


5


Giáo viên có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức
của học sinh vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian
như vậy chính là lịch sử.
Giáo viên lấy ví dụ gần gũi, sát thực với học sinh và đặt câu hỏi: Sự thay
đổi của các sự vật, hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì ? Đó chính là q
trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của
sự vật, hiện tượng đó. Giáo viên nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của học
sinh: Vậy lịch sử là gì ? Vì sao phải học lịch sử ? để dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ: Lịch sử 8: Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc
đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết về cuộc cách mạng tháng
Mười và công cuộc xây dựng chính quyền Xơ Viết, tạo hứng thú cho học sinh
vui vẻ, thoải mái khi bước vào tiết học.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Đàm thoại, làm việc cá nhân.
3. Phương tiện: Tranh, ảnh, video về cách mạng tháng Hai và cách mạng
tháng Mười ở Nga năm 1917.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học sinh xem video và trả lời các câu hỏi
+ Đoạn video nói về những cuộc cách mạng nào diễn ra ở Nga năm 1917?
+ Tổ chức và cá nhân nào đã trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng
Mười năm 1917.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.


6

Bước 3: Giáo viên gọi học sinh trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Từ câu trả lời của học sinh.

+ Đoạn video nói về hai cuộc cách mạng là cách mạng tháng Hai và cách
mạng tháng Mười diễn ra ở Nga năm 1917.
+ Đảng Bơn-sê-vích và Lê-nin đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân Nga tiến
hành cuộc cách mạng tháng Mười.
Giáo viên chốt ý dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ: Ở mơn Lịch sử 9: bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945.
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về về phong
trào dân chủ thời kỳ 1936-1939.
2. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên xem tranh ảnh để
trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
3. Sản phẩm:
4. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về phong trào dân chủ thời
kỳ 1936-1939.
? Em có nhận định gì phong trào đấu tranh thời kỳ 1936-1939?
- Dự kiến sản phẩm (Học sinh trả lời theo nhận định)
Trên cơ sở trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Giáo viên nhận xét vào bài mới: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ phát xít Nhật nhảy vào Đơng Dương, câu kết chặt chẽ với thực dân pháp để
thống trị và bóc lộ nhân dân ta. Nhân dân Đông Dương phải sống trong cảnh
“một cổ hai tròng” rất cực khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng
lên đấu tranh mở đầu thời kì mới thời kì khởi nghĩa vũ trang. Đó là 3 cuộc khởi
nghĩa: Bắc Sơn, Nam kì và Binh biến Đơ Lương.

Một số hình ảnh về hình thức khởi động sử dụng tranh ảnh, video.
* Ưu điểm: Giúp phát triển khả năng quan sát cũng như tư duy và trí
tưởng tượng cùng khả năng ngơn ngữ của học sinh



7

1.2.2.3.3. Khởi động bằng các câu hỏi, bài tập hay câu danh ngơn, ca
dao, tục ngữ tạo tình huống, nêu vấn đề.
Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học
sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy.
Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi
vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới
để khám phá vấn đề cịn đang bỏ ngỏ.
Ví dụ. Ở phần Lịch sử 6: Bài 14 - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Học sinh có thể liên hệ được kiến thức của bài mới.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Động não.
3. Phương tiện: ti vi, máy tính, câu danh ngơn.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên đọc câu danh ngôn:
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
1. Câu danh ngơn nói về nhân vật nào đã có cơng dựng nước?
2. Nhà nước đó có tên là gì? Được hình thành như thế nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh trình bày.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới.
Sau khi học sinh trình bày, GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ: Mơn Lịch sử 9: Bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925.
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Thơng qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống giữa cái đã biết
và chưa biết về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đưa học sinh vào tìm hiểu nội

dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
2. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên xem tranh ảnh để
trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
3. Sản phẩm: trả lời được nhân vật trong bức ảnh là Nguyễn Ái Quốc- tại
đại hội Tua năm 1920.
4. Tổ chức thực hiện:
- Chia lớp thành 4 đội
Có 4 câu hỏi để các đội trả lời. Mỗi câu có 10 giây để suy nghĩ. Sau 10
giây các đội mới được giơ tín hiệu trả lời. Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm.
Trả lời sai không được điểm.
- Giáo viên cho xem tranh ảnh trả lời các câu hỏi:


8

1. Bác Hồ tên thật là gì? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê của Bác ở
đâu?
2. Trong quá trình hoạt động cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi
khác nhau. Em hãy nêu ít nhất 3 tên gọi của Bác mà em biết?
3. Gia đình Bác Hồ có mấy thành viên? Đọc rõ họ tên của từng người?
4. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Hướng đi
của người là đến phương Đông hay phương Tây?
- Dự kiến sản phẩm:
1. Tên thật: Nguyễn Sinh Cung.
- Sinh ngày: 19/05/1890.
- Quê: Kim Liên, Nam Đàn, NghệAn
2. Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Hồ
Chí Minh.
3. Bố: Nguyễn Sinh Sắc.
Mẹ: Hồng Thị Loan.

Chị: Nguyễn Thị Thanh
Anh: Nguyễn Sinh Khiêm.
Em: Nguyễn Sinh Xin.
4. Ngày 5/6/1911 - Phương Tây.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào
bài mới:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ ra đi tìm đường
cứu nước nhưng khơng thành. Nguyễn Ái Quốc khâm phục và trân trọng các bậc
tiền bối nhưng không đi theo con đường mà các chiến sĩ đương thời đã đi. Vậy
Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường nào? Để hiểu rõ hơn ta vào bài học hơm nay.
* Ưu điểm:
- Học sinh có điều kiện vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình
huống, sự việc cụ thể xảy ra trên thực tế.
- Giúp học sinh làm quen với cách giải quyết tình huống cụ thể ngay trong
quá trình học tập ở trường.

1.2.2.3.4. Khởi động bằng kĩ thuật KWL.


9

Kĩ thuật KWL có nhiều ưu thế trong việc khuyến khích học sinh chủ động
bày tỏ cảm xúc, ý kiến, nhu cầu nhận thức, nhu cầu khám phá của mình về bài
học; đồng thời cho phép giáo viên thu nhận được những thông tin phản hồi kịp
thời để điều chỉnh và thiết kế nội dung bài học một cách hiệu quả.
Ví dụ: Lịch sử 9 - Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Tổ chức hoạt động:
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoàn thiện cột “K”, “W”

(trong bảng KWL) để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.
K
W
L
Em đã biết gì về cuộc Em muốn biết gì về Em đã tìm hiểu được gì về
tổng khởi nghĩa tháng cuộc tổng khởi nghĩa cuộc tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 và sự tháng Tám năm 1945 và Tám năm 1945 và sự thành
thành lập nước Việt sự thành lập nước Việt lập nước Việt Nam dân
Nam dân chủ cộng hòa Nam dân chủ cộng hòa
chủ cộng hịa.
Sau khi học sinh hồn thành phiếu học tập giáo viên nhận xét, bổ sung và
dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ: Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần.
A. Hoạt động khởi động.
1. Mục tiêu: Khởi động tư duy, tạo hứng thú cho học sinh.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Động não.
3. Phương tiện: ti vi, máy tính, câu danh ngơn.
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát hình kết hợp
với hiểu biết của mình để hồn thành phiếu học tập.

Hình 1: Văn Miếu Quốc Tử giám
Hình 2: Cảng Vân Đồn
- Giáo viên u cầu quan hình và hồn thành phiếu học tập:
Hồn thành nội dung vào Cột (K,W)
K
W
L
Em đã biết gì về hình 1, Em muốn biết gì về

Em đã học được gì?
hình 2
hình 1, hình 2.


10

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Học sinh trình bày.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới.
Sau khi học sinh trình bày, GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới.

* Ưu điểm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, mỗi học sinh đều
phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn
học khá, giỏi.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
1.2.2.3.5. Khởi động bằng hình thức đóng vai nhân vật lịch sử.
Đây là hình thức học sinh thể hiện tính cách, con người, hành động của
nhân vật lịch sử cụ thể. Phương pháp này được áp dụng trong bài nghiên cứu
kiến thức mới với mục tiêu là cụ thể hóa kiến thức bài học, tạo biểu tượng về
nhân vật lịch sử. Thông qua vai diễn của mình, học sinh phải khắc họa được hình
tượng nhân vật (thần thái, tính cách)
Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến
lớp, tức là có sự chuẩn bị trước. Giáo viên là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng
duyệt trước khi học sinh diễn trước tập thể lớp. Dựa vào nội dung bài học, GV
quy định cụ thể thời gian đóng vai cho học sinh để khơng làm ảnh hưởng đến
tiến trình bài học.
Ví dụ: Lịch sử 7: Bài 14 - Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông

- Nguyên.
Giáo viên tổ chức đóng vai nhân vật Trần Quốc Tuấn thơng qua bài “Hịch
tướng sĩ “Ta thường tới bữa quên ăn…”, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”…
Sau khi học sinh diễn xong, giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: Thông qua phần
đóng vai của các nhóm, em hãy cho biết tên các nhân vật lịch sử trong hoạt cảnh
trên ? Nhân vật đó gắn liền với những chiến thắng nào trong kháng chiến chống
ngoại xâm của dân tộc ta ? Sau đó dẫn vào bài mới.


11

Ví dụ: Khi dạy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (Bài 30, sử
8), giáo viên có thể phân cơng cho một nhóm học sinh đóng vai câu chuyện “Hai
bàn tay”: một bạn đóng vai Nguyễn Tất Thành, một bạn đóng vai anh Lê, một
bạn dẫn chuyện. Với những nhân vật, những lời thoại sôi nổi, lời dẫn chuyện
truyền cảm, sâu lắng giúp học sinh dể dàng hình dung ra được Người thanh niên
yêu nước ấy dù khó khăn, gian khổ vẫn quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước…
Khi dạy bài 14 - Lịch sử 7, giáo viên cho học sinh đóng vai “Trần Quốc
Toản bóp nát quả cam” Qua đó giúp học sinh thấy được tinh thần yêu nước nồng
nàn, ý chí kiên cường, bất khuất của các tầng lớp nhân dân ta trong chiến đấu
chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Các trị chơi mà tơi tiến hành trong các tiết học đa số các em rất yêu thích,
tham gia tích cực. Những kiến thức lịch sử từ đó được khắc sâu vào các em mỗi
ngày thêm sâu sắc hơn, các em say mê hứng thú với môn học hơn.
* Ưu điểm:
- Rèn luyện được cho học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong thực tiễn.
- Tạo hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Dạy học theo phương pháp truyền thống, giáo viên sử dụng một vài câu để
dẫn dắt vào bài, như vậy chỉ giúp học sinh nắm một phần kiến thức, các em thụ
động, nhàm chán, không có hứng thú trong tiết học.
Qua q trình giảng dạy, tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo
hứng thú cho học sinh trong môn Lịch sử, giáo viên cần đổi mới phương pháp
dạy học, tất cả các hoạt động được tiến hành trong tiết học đều hướng tới mục
tiêu là hoạt động học của học sinh, thông qua học động học, học sinh tích cực và
chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng và hình thành năng lực tự thông hiểu và vận
dụng kiến thức.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
hiện tại:
Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt
vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải
quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu
cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao
nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh
(xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho
học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành
kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học cũng giống như món ăn
khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học.


12

1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng bản thân tôi thấy sáng kiến này có
tác dụng nhiều trong q trình giảng dạy khơng chỉ ở bộ mơn Lịch sử mà cịn có
thế áp dụng nhiều môn học khác. Đề tài này đã phát huy hiệu quả ở Trường
THCS Trà Mai trong năm học qua và có thể áp dụng rộng ở tất cả các đơn vị
trường học.

1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để có được tiết dạy thành cơng địi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ
lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung và thiết kế được các hình thức
khởi động phù hợp giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt
nhất. Khi tổ chức dạy học theo các hình thức khởi động này thì việc điều hành
cũng là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo trong lớp học sinh nào cũng tham gia.
Bên cạnh đó thì yếu tố cơ sở vật chất, phòng học cũng như đồ dùng học
tập, tài liệu liên quan và vai trò của học sinh và phụ huynh cũng quan trọng
không kém, học sinh phải tìm tịi tư liêu liên quan đến bài học, thực hiện các
nhiệm vụ giáo viên chuyển giao, còn phụ huynh luôn quan tâm nhắc nhở, động
viên các em tham gia học tập đảm bảo.
1.6. Hiệu quả của sáng kiến:
Trong học kì 1, năm học 2021-2022, tơi đã áp dụng các hình thức khởi
động nêu trên vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở các khối lớp 6, 7, 8, 9. Qua
q trình áp dụng bản thân tơi thấy học sinh tập trung và chú ý nhiều hơn, tạo sự
hứng thú lôi cuốn các em ngay từ đầu bài học và đăc biệt sự đam mê đối với môn
Lịch sử ngày càng cao hơn.
Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra
Khối

6
7
8
9

TSHS
261

69
68

68
56

Hứng thú học tập mơn Lịch sử.
Rất thích
SL
TL
(%)
35
50,7
30
44,2
38
56
25
44,7

Thích
SL TL
(%)
25
36,2
30
44,2
22
32,4
25
44,7

Bình thường

SL
TL
(%)
8
11,6
8
11,6
8
11,6
6
10,6

Khơng thích
SL
TL
(%)
1
1,5
0
0
0
0
0
0

Kết quả chất lượng giáo dục bộ mơn :
Khối
6
7
8

9

Tởng
số
261
69
68
68
56

Kết quả xếp loại cuối học kì 1 năm học 2021 – 2022.
Trung bình
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
% SL %
15 21,74 28 40.58 25 36,23
1
1.45 0
0
25 36,76 22 32,35 21 30,88
0

0
0
0
33 48,53 27 27,94 16 23,53
0
0
0
0
2
3,57 22 39,29 32 57,14
0
0
0
0


13

Qua kết quả đạt được, tôi thấy muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo hứng thú
cho học sinh trong môn Lịch sử, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, tất cả các
hoạt động được tiến hành trong tiết học đều hướng tới mục tiêu là hoạt động học của
học sinh, thông qua học động học, học sinh tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ
năng và hình thành năng lực. Vì vậy có thể nói, hoạt động khởi động có vai trị rất lớn
trong cả tiết học.

2. Những thông tin cần được bảo mật- nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu – nếu có:
T
Họ và tên

Nơi cơng tác
Nơi áp dụng sáng kiến Ghi
T
chú
1

Trương Thị Liên

4. Hồ sơ kèm theo.

Trường PTDTBT Trường PTDTBT THCS
THCS Trà Nam
Trà Nam.


14

PHỤ LỤC

Học sinh theo dõi hoạt động khởi động để thực hiện nhiệm vụ giáo
viên yêu cầu


15


16

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập




×