Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến hiệu trưởng với công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường ptdtbt tiểu học trà vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.5 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng với công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tại
trường PTDTBT Tiểu học Trà Vân

1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
a) Xác định vấn đề:
Chiến lược phát triển giáo dục là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ
sở cần phải được chú ý đúng mực để góp phần vào chiến lược ý nghĩa ấy. Muốn
phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo thì một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đảng và nhà nước ta
luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề này:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người. ”
Đúng vậy, phát triển Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách


nhiệm của tồn Đảng, tồn dân mà trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
là lực lượng nịng cốt, đóng vai trị quan trọng.
Có thể nói vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng ta nghĩ ngay
đến đối tượng trực tiếp giáo dục đó là đội ngũ giáo viên. Chính họ là người gieo
trồng trên thửa ruộng, cánh đồng giáo dục rất cụ thể để rồi chính họ quyết định
kết quả của một vụ mùa. Là người quản lý của nhà trường bản thân tôi nhận
thấy được rằng: ngay từ lúc này chính là thời cơ để cho mỗi nhà trường tự


khẳng định và đổi mới công tác giáo dục. Mà điều cần thiết trước hết là nâng
cao chất lượng giáo dục trong đó vai trị then chốt là có sự thay đổi lớn về đội
ngũ giáo viên vì chính họ là người quyết định chất lượng sản phẩm giáo dục của
mình.
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức
chính trị tốt, trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ
này đã góp phần đáp ứng quan trọng trong yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất
nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo vẫn cịn có những hạn chế,
bất cập. Chất lượng chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, vẫn còn nhiều
giáo viên chậm đổi mới hoặc đổi mới cịn lúng túng, máy móc và mang tính


hình thức, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh
Trước tình hình trên, địi hỏi ngành Giáo dục & Đào tạo phải tăng cường
xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo một cách toàn
diện. Đây là những việc vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến
lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2020 và về lâu dài. Việc bồi dưỡng giáo viên như thế
nào? bằng cách nào? Là người quản lý trường Tiểu học chúng tơi ln trăn trở,
suy nghĩ và tìm biện pháp chỉ đạo và quản lý sao cho có chiều sâu, có kết quả.
b) Mục tiêu, nhiệm vụ
Thực hiện đề tài nhằm nắm được thực trạng về chất lượng chuyên môn
của đội ngũ giáo viên nhà trường. Từ đó đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng
cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường theo hướng tích

cực, đáp ứng u cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.
Đề tài có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng
chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường từ năm học 20192020 cho đến nay để tìm ra được những ưu điểm và tồn tại để phát huy mặt
mạnh và khắc phục mặt yếu. Rút kinh nghiệm từ thực tế và xây dựng các biện
pháp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
1. 2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
a) Tình trạng giải pháp 1: Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.


Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo nhà trường. Đội ngũ giáo
viên được tham gia tập huấn, chuyên đề về chuyên môn để nâng cao chất lượng
chun mơn. Giáo viên được tự học bằng nhiều hình thức phong phú như sách
báo, Intenet...
Ngồi những thuận lợi cịn có những nguyên nhân, yếu tố tác động đến
chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, đó là:
- Do trình độ nhận thức của GV chưa đồng đều, ngại tiếp cận cái mới.
- Do trình độ đào tạo khơng đồng bộ về cấp học.
- Do hạn chế về chuyên môn của một số giáo viên.
- Do đối tượng học sinh 99.7 % là dân tộc thiểu số.
- Do công tác quản lý có đơi lúc cịn lỏng lẻo.
- Chưa động viên thưởng, phạt kịp thời, thích đáng.
b) Tình trạng giải pháp 2: Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng
mà đề tài đã đặt ra
Từ những nguyên nhân, yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy của
giáo viên. Những lý do sâu xa tác động đến chất lượng giảng dạy của một số
giáo viên được chia thành các nhóm như sau:
+ Ngun nhân từ phía nhà trường
Công tác thưởng phạt đôi lúc chưa thỏa đáng.
Công tác quản lý đơi lúc cịn nới lỏng, chưa chặt chẽ.
+ Nguyên nhân từ phía giáo viên



Một số giáo viên có trình độ đào tạo cao nhưng chưa thật sự tâm huyết
với nghề, chưa tích cực trong công tác tự học, tự rèn.
Năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn nhiều hạn chế, hạn chế
trong chuyên môn cũng như trong việc tiếp thu sự góp ý để chỉnh sửa cho hạn
chế đó.
Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư cho chuyên môn của mình, cứ rập
khn, máy móc khơng năng động sáng tạo.
Một số giáo viên cịn ngại khó, chưa mạnh dạn đổi mới.
+ Nguyên nhân từ phía học sinh
Một số học sinh chưa được sự quan tâm của cha mẹ về việc học, phụ
huynh chưa thường xuyên phối hợp với nhà trường để quản lí tốt học sinh. Một
bộ phận học sinh tiếp thu quá chậm do đó phần nào ảnh hưởng đến sự cầu tiến,
trau dồi chuyên môn của giáo viên
Sau khi xác định được các nguyên nhân nêu trên và qua quá trình nghiên
cứu, tham khảo tài liệu và tìm hiểu thực trạng về chất lượng đội ngũ của giáo
viên trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao năng lực giảng dạy cho
đội ngũ giáo viên, nhà trường cần có các việc làm cụ thể và thiết thực đối với
lực lượng giáo viên trong trường bao gồm:
Luôn chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi trên cơ sở thiết lập
kế hoạch cụ thể cho công tác này. Chỉ đạo kịp thời việc thực hiện nề nếp sinh
hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời thường xuyên
thăm lớp, dự giờ và tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường hàng năm.


Cần tích cực mở các chuyên đề và đẩy mạnh cho giáo viên đầu tư viết
nhiều sáng kiến, tự làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó cần phải khen thưởng kịp
thời các giáo viên có thành tích trong các hội thi của trường cũng như của
ngành.

Thực hiện các biện pháp giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề giảng dạy
một cách khoa học và đồng bộ, đảm bảo trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn trong các lĩnh vực, tạo mọi điều kiện để giáo viên phát huy tối đa khả
năng của mình, đồng thời giáo viên cũng cần có nhiệt huyết trong cơng việc và
có tinh thần trách nhiệm cao.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
hiện tại
a) Động viên thúc đẩy ý thức tự học tự rèn
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập
được thường xuyên và suốt cả cuộc đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự
làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm lại vừa hiệu quả. Vì vậy
trách nhiệm của người Hiệu trưởng là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên
ngọn lửa của phong trào tự học - tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bẳng nhiều
hình thức như :
Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên
định hướng việc tự học - tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải
tự học - tự bồi dưỡng và cách tự học - tự bồi dưỡng như thế nào ? Cung cấp cho


giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng học, tạo điều kiện tốt
nhất cho giáo viên thực hành việc tự học - tự bồi dưỡng.
Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây
dựng một cơ chế chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất với việc
tự học - tự bồi dưỡng của giáo viên. Thông qua việc kiểm tra sổ tự học tự rèn
của giáo viên qua từng kỳ, tơi có thể xếp loại việc tự học tự rèn của giáo viên và
lấy đó làm tiêu chí trong đánh giá, xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm.
b) Đánh giá tiết dạy, rút kinh nghiệm
Một trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng là dự giờ giáo viên và đánh
giá tiết dạy. Bản thân tôi trước đây cũng là giáo viên, đã được Hiệu trưởng dự
giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy của Ban

giám hiệu nhà trường đối với giáo viên. Đó là sự “Tâm phục, khẩu phục” nêu
lên những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngược lại
nếu là nhận xét chung chung, thậm chí khơng sâu sát thì sự nhìn nhận của giáo
viên đối với lãnh đạo sẽ giảm đi rất nhiều.
Vì vậy, mỗi khi dự giờ, tơi chuẩn bị trước nội dung bài dạy của giáo viên,
xác định chuẩn kiến thức của tiết dạy đó, hình dung tiết dạy đó dạy như thế nào
mới hiệu quả. Dự giờ xong phải nhận xét, rút kinh nghiệm cụ thể, kịp thời, tuyệt
đối khơng nhận xét chung chung, khơng có chiều sâu, bản thân người dự cảm
thấy không rút được kinh nghiệm gì. Nhận xét cụ thể về việc khai thác nội dung
bài, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, việc dạy học đã phân
hóa đối tượng học sinh chưa, đã quan tâm đến các đối tượng học sinh chưa hay


chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh học tốt, tất cả học sinh đã được học, được
làm chưa, nội dung dạy học đã gắn với vấn đề nhân văn chưa?...Cần góp ý cụ
thể và chỉ rõ hướng thực hiện để tiết dạy đó đạt hiệu quả
Ví dụ: `Dự giờ mơn Tốn- lớp 3- Tiết 129. Bài: Luyện tập
Hoạt động khai thác bài toán 1, giáo viên tổ chức như sau:
Học sinh đọc bài toán, giáo viên đặt câu hỏi, giáo viên tóm tắt trên bảng.
Học sinh giải bài vào vở nháp, 1 học sinh giải trên bảng lớp, giáo viên cùng học
sinh chữa bài trên bảng lớp.
Qua hoạt động này, tơi đã góp ý cho giáo viên về phương pháp khai thác
bài toán nên gọi 1 học sinh giải trên bảng nhóm để học sinh dưới lớp khơng bị
phân tán, khi chữa nên để học sinh đọc bài giải nhằm tăng cường Tiếng việt cho
học sinh và cần dự kiến phương án giải khác. Và cần cập nhật những vấn đề xã
hội vào bài như giá cả mua bán, vì trong bài tính 1 quả trứng chỉ 1400 đồng
nhưng hiện nay giá 1 quả trứng đã dao động từ 2500 đồng đến 3000 đồng.
Nếu những giáo viên có năng lực hạn chế, dự đột xuất khơng hiệu quả,
tơi có thể báo trước thời gian dự giờ để giáo viên có sự chuẩn bị. Đến thời điểm
tiến bộ hơn tơi có thể dự giờ đột xuất khơng báo trước.

c) Chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng
giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, bản thân tôi vào đầu
năm học đã xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Cần chọn người tổ trưởng
chuyên môn là người giỏi về chuyên mơn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh


thần trách nhiệm cao trong cơng việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình.
Những vấn đề gì ngồi khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị đến
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
Các giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với
nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài có nội dung cần
truyền đạt hơi khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất. Khi
các tồ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên đi kiểm tra. Có khi
phải trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh hoạt thông qua sổ
ghi chép của tổ khối. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ
dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà các giáo
viên còn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh cách học, cách tiếp thu bài
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
d) Lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức thi tay nghề cho giáo viên
hàng năm.
Thực tế cho thấy, do trình độ giáo viên khơng đồng đều nên việc giảng
dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy, để nâng
cao chất lượng giảng dạy, cần có kế hoạch dự giờ thường xuyên ( báo trước và
không báo trước). Việc dự giờ không phải tuỳ tiện, đối với người cán bộ quản
lý, trước khi dự giờ, cần xem trước nội dung bài học của học sinh, để khi dự giờ
nhanh chóng hiểu và phân tích ngay cái hay, cái chưa tốt trong bài dạy của giáo
viên.



Cần có kế hoạch đi dự giờ cùng với tổ trưởng chun mơn hoặc Phó hiệu
trưởng. Sau tiết dạy, phải có đánh giá, nhận xét, tư vấn và thúc đẩy một cách
chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát huy những
mặt mạnh, đồng thời điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên
tham gia dự giờ lẫn nhau để học tập và rút kinh nghiệm.
Cần phát động và làm tốt: “ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Đó là
dịp để mỗi giáo viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình, tự làm đồ
dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Do đó, chất lượng giảng dạy được nâng
lên một cách rõ rệt.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên tơi sẽ dễ dàng phát
hiện ra những giáo viên có tài năng và sẽ cử đi thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn
lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ cũng cần nên chú trọng đến những gì
giáo viên làm được, những gì chưa được để góp ý chân tình cho giáo viên.
e). Đẩy mạnh phong trào mũi nhọn giáo viên dạy giỏi các cấp.
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, điều quan trọng là phải xây dựng
được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi, cần
khuyến khích, động viên các đồng chí giáo viên trẻ nên tham gia đăng ký thi
giáo viên dạy giỏi các cấp và có kế hoạch bồi dưỡng để họ tự tin và có hướng
phấn đấu đi lên.
Việc chọn thầy cơ có năng lực, trình độ, có phẩm chất, có trách nhiệm
cao để bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là rất cần thiết. Vì : “ Khơng


thầy đố mày làm nên” cũng là để khẳng định tầm quan trọng của người thầy
trong sự nghiệp giáo dục.
g). Tích cực tổ chức các chuyên đề, hội giảng
Lập kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội giảng cụ thể. Trong buổi họp của
tháng cần giao nhiệm vụ chuyên đề, hội giảng cụ thể cho từng tổ. Cần ấn định
nội dung chuyên đề và tiết hội giảng cho tổ đó. Phải xác định rõ hiệu quả cần đạt

sau mỗi tiết chuyên đề hội giảng là gì để định hướng cho tổ được giao nhiệm vụ
và có thể bắt tay vào cùng làm với tổ đó. Tiết chuyên đề hội giảng giúp cho đồng
nghiệp học hỏi lẫn nhau nên cần hướng cho tổ trưởng chọn giáo viên có năng lực
thực hiện. Sau chuyên đề, hội giảng là đánh giá, rút kinh nghiệm, thống nhất các
bước. Cần tổ chức cho giáo viên góp ý cụ thể, phải chỉ được cái hay để giáo viên
học hỏi, chỉ cái chưa được, cần làm như thế nào để bản thân người dạy cũng như
người dự rút kinh nghiệm.
h). Nêu gương người tốt - việc tốt – khen thưởng
Cuối cùng một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng
kịp thời và thích đáng với những thành tích cao giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm
tốt. Cần phát hiện, đánh giá được trong tập thể giáo viên, người nào có cố gắng
vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu dương những giáo viên có
thành tích cao trong dạy học.
Đồng thời với việc nêu gương, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất:
“Một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Phần thưởng tuy nhỏ
nhưng nó có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy được nâng cao chất lượng dạy


học của giáo viên. Nên tôi luôn tham mưu để thưởng cho giáo viên kịp thời
nhằm có động lực cho giáo viên vươn lên.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến với các giải pháp đã được áp dụng tại trường PTDTBT Tiểu học
Trà Vân và mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị trường trong việc nâng cao năng
lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; chất lượng chuyên môn
được cải thiện đáng kể, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của ngành giáo dục.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong cơng tác giáo dục, sự
đồng thuận của cha, mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đảm bảo.

- Nhà trường phải quan tâm dành kinh phí cho hoạt động chun mơn để
tổ chức, triển khai các hoạt động có hiệu quả.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Qua thực hiện các biện pháp nêu trên, đã mang lại kết quả như sau:
Năm học 2020- 2021: Có 07 giáo viên giỏi cấp trường, có 03 giáo viên
dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đạt 02 giáo viên. 100% giáo viên được
xếp loại chuẩn nghề nghiệp loại khá, tốt.
Năm học 2021 - 2022: Có 04 giáo viên giỏi cấp trường, có 02 giáo viên
dạy giỏi cấp huyện được bảo lưu kết quả 2 năm.


Có Hiệu trưởng là cán bộ quản lí cốt cán cấp tỉnh, 01 giáo viên là giáo
viên cốt cán cấp huyện.
Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên được nâng lên. Nhiều giáo
viên có sự tiến bộ rõ rệt về chuyên môn, chất lượng tiết dạy Hội giảng, thao
giảng tốt hơn.
2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Khơng
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: Khơng
4. Hồ sơ kèm theo: ảnh chụp mẫu sản phẩm.



×