Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng vù hương (cinnamomum balansae h lecomte) tại một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
……………o0o…………….

LÊ VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum
balansae H.Lecomte) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP


HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
……………o0o…………….

LÊ VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum
balansae H.Lecomte) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

Ngành đào tạo: Lâm sinh


Mã ngành: 9.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồng Văn Thắng
2. TS. Trần Văn Đơ


HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2023.
Một số nội dung nghiên cứu của luận án có sử dụng số liệu nghiên cứu của
đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương
(Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại tỉnh Bắc Giang” thực hiện trong giai đoạn
2021-2024 do NCS là chủ nhiệm đề tài; và một phần số liệu của đề tài quỹ gen cấp
Quốc gia “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Vù hương
(Cinnamomum balansae H.Lecomte) cung cấp gỗ lớn và tinh dầu tại một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam” được thực hiện trong giai đoạn 2018-2022 do ThS. Nguyễn
Viễn là chủ nhiệm đề tài, NCS là cộng tác viên chính, trực tiếp tham gia điều tra,
bố trí thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu
của luận án. Các số liệu thí nghiệm đã được chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên
tham gia thực hiện đề tài đồng ý cho sử dụng vào nội dung của luận án.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực. Nếu sai tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm./.


Hà Nội, tháng 9 năm 2023
Người viết cam đoan

Lê Văn Quang


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2020 - 2023.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hồng Văn
Thắng và TS. Trần Văn Đơ, với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian và cơng sức giúp đỡ tác giả hồn thành luận án này.
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam; Bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang, đã tạo điều kiện cho tác giả trong
quá trình học tập, thu thập số liệu ngoại nghiệp, nhân dịp này tác giả xin chân thành
cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Tuấn - Trường Đại
học dược Hà Nội; ThS. Bùi Văn Hướng - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; ThS.
Nguyễn Viễn – Chủ nhiệm đề tài quỹ gen cấp Quốc gia về cây Vù hương và một
số đồng nghiệp khác đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, phân tích
thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tinh dầu Vù hương.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Trung tâm
Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh đã tạo mọi điều kiện để tác giả theo
học và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã động
viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này./.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Lê Văn Quang


iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.............vi
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN.................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN....................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Sự cần thiết của luận án.....................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án........................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
4. Những đóng góp mới của luận án......................................................................3
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu.....................................................................3
6. Cấu trúc luận án................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................5
1.1. Trên thế giới....................................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu về chi Cinnamomum.......................................................5
1.1.2. Nghiên cứu về loài Vù hương................................................................11
1.2. Ở Việt Nam...................................................................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu về chi Cinnamomum.....................................................11

1.2.2. Nghiên cứu về loài Vù hương................................................................19
1.3. Nhận xét, đánh giá chung.............................................................................27
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29
2.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................29
2.1.1. Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của lồi Vù hương ở một số tỉnh
phía Bắc...........................................................................................................29
2.1.2. Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ
thuật nhân giống hữu tính Vù hương................................................................29


iv

2.1.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương.............................29
2.1.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen Vù hương ở một số
tỉnh phía Bắc....................................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................29
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu......................................29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.............................................................31
2.3. Đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm trồng rừng:...........................................54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................56
3.1. Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của loài Vù hương ở một số tỉnh phía
Bắc.......................................................................................................................56
3.1.1. Đặc điểm phân bố, sinh thái....................................................................56
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc, tái sinh.....................................................................63
3.1.3. Đặc điểm vật hậu....................................................................................75
3.1.4. Đa dạng di truyền các quần thể Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc:......79
3.2. Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ thuật
nhân giống hữu tính Vù hương............................................................................84
3.2.1. Chọn cây trội Vù hương.........................................................................84
3.2.2. Nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen của loài Vù hương......................88

3.2.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Vù hương.............94
3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương.................................108
3.3.1. Đánh giá sinh trưởng, năng suất rừng trồng Vù hương ở một số tỉnh phía
Bắc.................................................................................................................108
3.3.2. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng đến sinh trưởng rừng trồng
Vù hương.......................................................................................................115
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sinh trưởng rừng trồng Vù hương...120
3.3.4. Ảnh hưởng tỉa cành tới sinh trưởng rừng trồng Vù hương...................125
3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen Vù hương ở một số tỉnh
phía Bắc.............................................................................................................129
3.4.1. Bảo tồn tại chỗ:....................................................................................129


v

3.4.2. Bảo tồn chuyển chỗ và phát triển nguồn gen:.......................................130
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ.........................................................133
1. Kết luận:........................................................................................................133
2. Tồn tại:..........................................................................................................134
3. Khuyến nghị:..................................................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN.....................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................137
PHỤ LỤC..............................................................................................................149


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT


Từ viết tắt

Diễn giải

1

BAP

6-Benzylaminopurine, benzyl adenine

2

BNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

4

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

5


CP

Chính phủ

6

CT

Cơng thức

7

D00

Đường kính gốc

8

D1.3

Đường kính ngang ngực

9

ĐC

Đối chứng

10


Dt

Đường kính tán

11

EN

Nhóm lồi nguy cấp

12

Hvn

Chiều cao vút ngọn

13

HG

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

14

HG2

Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ tự nhiên núi đất

15


IAA

3-Indole acetic acid

16

IBA

Indole-3-butyric acid

17

ISSR

Kỹ thuật nhân bản đọa DNA nằm giữa 2 vùng lặp lại giống
hệt và ngược chiều nhau

18

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

19

KH&CN

Khoa học và Cơng nghệ


20

LRTX

Rừng lá rộng thường xanh

21

MH

Mơ hình

22

MS

Mơi trường tổng hợp được pha sẵn

23

NAA

Naphthalene acid axetic

24



Nghị định


25

Nhóm IIA

Các lồi thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có
nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại


vii

TT

Từ viết tắt

Diễn giải

26

NPK

Phân bón tổng hợp

27

OTC

Ơ tiêu chuẩn

28


PCR

Phản ứng nhân bản DNA dựa trên các chu kỳ nhiệt

29

PE

Polyethylen

30



Quyết định

31

QPN

Quy phạm ngành

32

RAPD

Kỹ thuật phân tích DNA đa hình nhân bản ngẫu nhiên

33


V%

Hệ số biến động

34

TB

Trung bình

35

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

36

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

37

TN

Thí nghiệm

38


TXN

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo trên núi đất

39

TXK

Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo kiệt trên núi đất

40

VQG

Vườn quốc gia

41

VU

Nhóm lồi sẽ nguy cấp

42

∆D1.3

Lượng tăng trưởng bình qn năm về đường kính ngang
ngực


43

∆Hvn

Lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao vút ngọn

44

∆M

Lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
TT

Bảng

Tên bảng

Trang

1

2.1

Trình tự các nucleotide của 10 cặp mồi SSR


35

2

2.2

Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố về ảnh hưởng nhiệt độ nước
xử lý và thời gian ngâm hạt tới nảy mầm hạt Vù hương

46

3

2.3

Một số mơ hình rừng trồng Vù hương hiện có ở một số
tỉnh phía Bắc

49

4

3.1

Phân bố của lồi Vù hương theo trạng thái rừng tại một
số tỉnh phía Bắc

56

5


3.2

Đặc điểm địa hình nơi Vù hương phân bố tại một số tỉnh
phía Bắc

58

6

3.3

Tính chất đất tại các địa điểm có Vù hương phân bố tự
nhiên tại một số tỉnh phía Bắc

59

7

3.4

Một số yếu tố khí hậu tại khu vực điều tra có lồi Vù
hương phân bố ở một số tỉnh phía Bắc

62

8

3.5


Đặc trưng các lâm phần rừng tự nhiên nơi có lồi Vù
hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc

64

9

3.6

Cấu trúc tổ thành tầng cây cao lâm phần rừng tự nhiên có
lồi Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc

66

10

3.7

Mức độ phong phú của loài Vù hương trong các lâm
phần điều tra tại một số tỉnh phía Bắc

68

11

3.8

Mật độ, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh rừng tự
nhiên nơi có lồi Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía
Bắc


70

12

3.9

Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao trong các lâm
phần có Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc

72

13

3.10

Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh lâm phần rừng tự
nhiên có lồi Vù hương phân bố tại một số tỉnh phía Bắc

74

14

3.11

Thời kỳ ra hoa, quả của Vù hương ở 3 tỉnh nghiên cứu

75

15


3.12

Năng suất quả của Vù hương tại các tỉnh điều tra

78

16

3.13

Thông số đa dạng di truyền 7 quần thể Vù hương phân
tích với chỉ thị phân tử SSR

80

17

3.14

Phương sai phân tử giữa các quần thể và trong quần thể
Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc

82

18

3.15

Địa điểm, dung lượng mẫu điều tra và số cây trội dự


85


ix

TT

Bảng

Tên bảng

Trang

tuyển đã chọn tại các địa phương
19

3.16

Hàm lượng tinh dầu trong rễ Vù hương thu tại một số
tỉnh phía Bắc

88

20

3.17

Hàm lượng tinh dầu trong lá Vù hương tại một số tỉnh
phía Bắc


91

21

3.18

Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu rễ/lá Vù hương
(MIC, µg/mL)

93

22

3.19

Một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý hạt giống Vù hương

94

23

3.20

Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của hạt giống Vù hương

96

24


3.21

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Vù hương trong TN bảo
quản hạt

97

25

3.22

Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và thời gian ngâm
hạt tới nảy mầm của hạt giống Vù hương

99

26

3.23

Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng cây
con Vù hương sau 3 tháng và 6 tháng gieo ươm

101

27

3.24

Ảnh hưởng của che sáng tới sinh trưởng của cây con Vù

hương sau 3 tháng và 6 tháng gieo ươm

104

28

3.25

Ảnh hưởng của bón thúc tới sinh trưởng cây con Vù
hương sau 6 tháng gieo ươm

106

29

3.26

Tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất rừng trồng Vù
hương ở một số tỉnh phía Bắc

110

30

3.27

Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới tỷ lệ
sống của rừng trồng Vù hương

116


31

3.28

Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới sinh
trưởng của rừng trồng Vù hương

117

32

3.29

Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đem trồng tới chất
lượng sinh trưởng rừng trồng Vù hương

120

33

3.30

Tỷ lệ sống của Vù hương trong các cơng thức thí nghiệm
bón thúc

121

34


3.31

Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sinh trưởng rừng trồng
Vù hương

121

35

3.32

Ảnh hưởng của phân bón thúc tới chất lượng sinh trưởng
rừng trồng Vù hương

124

36

3.33

Tỷ lệ sống của Vù hương trong các công thức thí nghiệm

125


x

TT

Bảng


Tên bảng

Trang

tỉa cành
37

3.34

Ảnh hưởng của tỉa cành tới sinh trưởng rừng trồng Vù
hương

126

38

3.35

Ảnh hưởng của tỉa cành tới chất lượng sinh trưởng rừng
trồng Vù hương

128


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

TT Hình

1

2.1

Tên hình

Trang

Sơ đồ các bước nghiên cứu

30
2

2

2.2

Sơ đồ bố trí 5 ODB trong OTC diện tích 2.500 m

34

3

3.1;
3.2

Sinh cảnh có lồi Vù hương phân bố thuộc đối tượng rừng
tre nứa - gỗ (trái) và rừng gỗ (phải) ở đai cao <300m tại khu
BTTN Tây Yên Tử, Bắc Giang


57

4

3.3;
3.4

Quả cây Vù hương tại Hòa Bình giữa năm khơng sai quả
(năm 2019/trái) và năm sai quả (năm 2021/phải)

79

5

3.5

Kết quả điện di DNA tổng số 50 mẫu Vù hương trên gel
agarose 1%

79

6

3.6

Biểu đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền của 50 mẫu
Vù hương phân tích với 10 chỉ thị phân tử SSR

83


7

3.7

Cây trội dự tuyển NA13 tại xã Tam Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ
An

87

8

3.8

Cây trội dự TH03 tại xã xuân Thái, Như Xuân, Thanh Hóa

87

9

3.9

Tỷ lệ (%) các chất chính trong tinh dầu rễ Vù hương

90

10

3.10

Tỷ lệ (%) hàm lượng Safrole trong tinh dầu rễ Vù hương

thu tại một số tỉnh phía Bắc

90

11

3.11

So sánh tỷ lệ (%) Germacrene B trong tinh dầu chiết xuất từ
lá Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc

92

12

3.12

Hình thái quả Vù hương

94

13

3.13

Hình thái hạt Vù hương

94

14


3.14

Cây con Vù hương sau khi gieo 40 ngày

96

15

3.15

Cây con Vù hương sau 6 tháng gieo ươm ở công thức TN
ruột bầu

103

16

3.16

Cây con Vù hương sau 6 tháng gieo ươm ở các cơng thức
thí nghiệm che sáng (từ trái qua phải tương ứng các CT che
0%, 25%, 50% và 75%)

106

17

3.17


Cây con Vù hương sau 6 tháng gieo ươm ở các CTTN bón
thúc

108

18

3.18

Vù hương 17 năm tuổi trồng thuần loài tại xã Lương Thịnh,
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (MH1)

111

19

3.19

Vù hương 16 năm tuổi trồng thuần lồi tại xã n Mơng,
TP. Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình (MH5)

111


xii

TT Hình

Tên hình


Trang
112

20

3.20

Mơ hình trồng hỗn giao trong hàng Vù hương + Giổi ăn hạt
(tỷ lệ 2:1) 4 tuổi tại xã n Mơng, TP. Hịa Bình, tỉnh Hịa
Bình (MH7)

21

3.21

Mơ hình làm giàu rừng Vù hương 11 năm tuổi tại xã Chiềng
Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (MH8)

112

22

3.22

Vù hương 12 tuổi trồng phân tán tại phường Quyết Tâm,
TP. Sơn La, tỉnh Sơn La (MH9)

113

23


3.23

Vù hương 11 tuổi trồng phân tán tại xã Đồng Bừa, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (MH10)

113

24

3.24

Vù hương 21 tháng tuổi tại công thức tiêu chuẩn cây con
CT1

118

25

3.25

Vù hương 21 tháng tuổi tại công thức tiêu chuẩn cây con
CT3

119

26

3.26


Vù hương 21 tháng tuổi trong cơng thức bón thúc CT2

123

27

3.27

Vù hương 21 tháng tuổi trong công thức không bón thúc CT3

124

28

3.28;
Vù hương 21 tháng tuổi trong các cơng thức tỉa cành CT1,
3.29;
CT2 và CT3 (từ trái sang phải)
3.30

128


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Vù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) thuộc chi Quế
(Cinnamomum) họ Long não (Lauraceae) là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam
(IUCN, 1998). Cây bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên để lấy gỗ và tinh dầu nên đã

được xếp vào nhóm lồi sẽ nguy cấp - VU và mới đây IUCN đã xếp lồi sang nhóm
lồi nguy cấp - EN (IUCN, 2023). Vù hương cũng được Việt Nam xếp vào nhóm
IIA - các lồi thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa
nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại (Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và Nghị định 84/2021/NĐ-CP
ngày 22/9/2021). Điều này cho thấy, nhu cầu bảo tồn loài hiện nay là cấp thiết. Các
kết quả nghiên cứu của Trần Hợp (1997), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Hà Văn
Tiệp và cộng sự (2010),... đã chỉ ra được một số đặc điểm phân bố, sinh thái; biện
pháp kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Đây là cơ sở quan trọng
cho việc trồng bảo tồn chuyển chỗ Vù hương tại một số địa phương như Phú Thọ,
Sơn La. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển lồi Vù hương vẫn
cịn nhiều khoảng trống cần được nghiên cứu bổ sung như: Đặc điểm phân bố của
loài theo đai cao, trạng thái rừng; đất đai, khí hậu nơi lồi Vù hương phân bố; sự đa
dạng di truyền của các quần thể Vù hương.
Bên cạnh giá trị quý hiếm về nguồn gen, Vù hương cũng là lồi có giá trị
kinh tế cao. Cây trưởng thành có thể cao 25-35m, đường kính 60-70cm, thậm chí
đạt trên 1m, thân thẳng, không bị vặn xoắn (Trần Hợp, 1997). Gỗ Vù hương thuộc
nhóm VI, có chứa tinh dầu nên ít bị mối mọt, màu sắc đẹp và có mùi thơm nên được
ưa chuộng để làm đồ mộc, đồ mỹ nghệ nên được thị trường ưa chuộng và có giá 1520 triệu đồng/m3; tinh dầu cũng có giá 3-5 triệu đồng/lít (Nguyễn Viễn, 2015). Cây
có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở nhiều tỉnh như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Gia Lai, Kon Tum,… (Trần Hợp, 1997). Vù hương sinh trưởng khá nhanh, sau 3-5
năm trồng có thể tận dụng cành, lá để chiết suất tinh dầu và sau 12-15 năm trồng có


2

thể khai thác làm gỗ xẻ. Vù hương đã thu hút được sự quan tâm gây trồng của nhiều
người dân tại một số tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Yên Bái, Hịa Bình, Tun
Quang, Bắc Giang,... Đây là những tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động để

phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng gỗ lớn nói riêng. Tuy nhiên, việc nhân
rộng diện tích rừng trồng Vù hương cịn khó khăn do thiếu cơ sở khoa học cũng như
thực tiễn cho việc xác định lập địa trồng, thiếu nguồn giống tốt và biện pháp kỹ
thuật nhân giống, trồng theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng rừng,
chưa kết hợp giữa bảo tồn với phát triển nguồn gen loài cây này.
Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài luận án “Nghiên cứu bổ sung đặc
điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae
H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc” được đặt ra là cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen lồi Vù hương tại
một số tỉnh phía Bắc.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần cung cấp những thông tin, kết quả nghiên cứu về đặc điểm
sinh học và giá trị nguồn gen của loài Vù hương, làm cơ sở cho việc đề xuất biện
pháp bảo tồn và phát triển loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để trồng rừng Vù hương theo
hướng kết hợp bảo tồn với phát triển nguồn gen, từng bước nâng cao năng suất và
chất lượng rừng trồng tại một số tỉnh phía Bắc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận:
Xác định được một số cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn
gen loài Vù hương ở một số tỉnh phía Bắc.
- Về thực tiễn:
+ Xác định được một số đặc điểm sinh học (phân bố, sinh thái; vật hậu; đa
dạng di truyền) và giá trị nguồn gen (thành phần hóa học và tác dụng sinh học của
tinh dầu) của loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.


3


+ Đề xuất được biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính và biện pháp kỹ
thuật trồng rừng Vù hương nhằm kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn gen lồi Vù
hương tại một số tỉnh phía Bắc.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã bổ sung được một số đặc điểm sinh học (phân bố, sinh thái; vật hậu; đa
dạng di truyền) và giá trị nguồn gen (thành phần hóa học và tác dụng sinh học tinh
dầu) của lồi Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.
- Xác định được một số đặc điểm sinh lý hạt giống, biện pháp kỹ thuật nhân
giống và trồng rừng Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc.
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lồi Vù hương (Cinnamomum balansae
H.Lecomte) có phân bố và được gây trồng ở một số tỉnh phía Bắc.
5.2. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn, nội dung nghiên cứu:
Địa bàn thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện tại 8
tỉnh phía Bắc bao gồm: Sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ, Tun Quang, Yên Bái, Bắc
Giang, Thanh Hóa và Nghệ An. Chi tiết cho từng nội dung nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của loài Vù hương:
 Điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Vù hương; đặc điểm cấu trúc,
tái sinh lâm phần rừng tự nhiên nơi có lồi Vù hương phân bố được thực hiện
tại 4 tỉnh: Hịa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thanh Hóa.
 Theo dõi vật hậu của lồi Vù hương được thực hiện tại 3 tỉnh: Hịa Bình, Phú
Thọ và Thanh Hóa.
 Các mẫu phân tích đa dạng di truyền các quần thể Vù hương được thu thập
tại 7 tỉnh: Phú Thọ, Tun Quang, n Bái, Hịa Bình, Sơn La, Thanh Hóa,
Nghệ An.
+ Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và biện pháp kỹ thuật
nhân giống hữu tính lồi Vù hương:



4

 Chọn cây trội tại 7 tỉnh, bao gồm: Phú Thọ, Tun Quang, n Bái, Hịa
Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.
 Xác định hàm lượng, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tinh dầu
lá, rễ Vù hương thu mẫu tại 7 tỉnh: Sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An.
 Các thí nghiệm nhân giống được thực hiện tại vườn ươm của Trung tâm
Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ (xã Chân Mộng, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ) và vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển
giao kỹ thuật lâm sinh (thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình).
+ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương:
 Đánh giá sinh trưởng, năng suất rừng trồng Vù hương được thực hiện tại 5
tỉnh: Sơn La, Hịa Bình, n Bái, Tun Quang, Phú Thọ.
 Các thí nghiệm trồng rừng được thực hiện tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang.
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2020 - 2023.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần: Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Mục lục; Danh mục các từ viết
tắt; Danh mục các bảng; Danh mục các hình; và phụ lục (56 trang). Luận án gồm
148 trang, 38 bảng số liệu, 32 hình ảnh, với các phần chính sau:


Phần mở đầu (4 trang)



Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (24 trang)




Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (27 trang)



Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (77 trang)



Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang)



Danh mục cơng trình khoa học đã công bố liên quan tới Luận án và tài

liệu tham khảo (13 trang)


5

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Vù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) thuộc chi Quế
(Cinnamomum) họ Long não (Lauraceae) là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam
(IUCN, 1998) nên có rất ít các nghiên cứu được thực hiện ở trên thế giới. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về chi Cinnamomum có giá trị tham khảo tốt đối với việc
định hướng các nội dung nghiên cứu của luận án.

1.1.1. Các nghiên cứu về chi Cinnamomum
1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học
* Tên gọi, phân loại, đặc điểm hình thái:
Chi Cinnamomum được đặt tên, mô tả và xếp vào họ Long não (Lauraceae) năm
1760 bởi Jacob Christian Schaeffer. Mặc dù sau đó có nhiều quan điểm tranh luận
về cách phân loại này (Meissner, 1864; Bentham, 1880; Pax, 1889; Kostermans,
1957; Hutchinson, 1964; Rohwer, 1993) nhưng đến nay nó vẫn được công nhận
rộng rãi trên thế giới.
G. Lorea-Hemández (1996) đã xây dựng khóa phân loại cho 55 lồi thuộc chi
Cinnamomum thuộc khu vực Châu Mỹ và cho rằng, kích thước của các loài thuộc
chi Cinnamomum phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Các lồi có phân bố ở khu vực
Trung và Nam Mỹ thường là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt trên 30 m như: C.
breedlovei, C. effusum,… trong khi ở những vùng nóng hoặc khơ hơn thường là cây
gỗ nhỏ hoặc cây bụi như C. haussknechtii, C. uninervium,… Đặc điểm chung các
loài thuộc chi này là vỏ thường nhẵn, màu sáng, nâu, nâu đỏ, nâu xám hoặc xám và
thường được bao phủ bởi địa y; cành non có thể có lơng dày hoặc thưa; lá mọc
cách; chiều rộng biến động lớn; dài 5-15 cm, ngoại trừ loài C. formicarium có lá dài
tới 60 cm, rộng 30 cm; mặt trên và mặt dưới lá thường khác nhau về màu sắc, trong
đó mặt dưới thường màu sáng hơn; lá bắc nhỏ tồn tại ở phần gốc của cụm hoa sớm
rụng nhưng cũng có lồi tồn tại cho tới khi quả trưởng thành; cụm hoa thường ở



×