Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.59 KB, 28 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH ………


Mã số

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG
NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

GV:…………………………..

……., 2022

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài nghiên cứu này là trung thực, chính xác và
chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

………, tháng 11 năm 2022
Tác giả

…………………..

MỤC LỤC


3


Trang
PHẦN MỘT – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………….
3.Ý nghĩa nghiên cứu …………………………………………………
PHẦN HAI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………..
2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………...
PHẦN BA – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………...
2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………..
3. Giải pháp thực hiện ………………………………………………..
4. Cách thức thu nhập thông tin ……………………………………...
5. Phương pháp phân tích dữ liệu ……………………………………
PHẦN BỐN – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mẫu sản phẩm nghiên cứu qua khảo sát …………………………..
2. Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng giải pháp ……………………
PHẦN NĂM – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ……………………………………………………………


2. Kiến nghị …………………………………………………………..
PHỤ LỤC
1.Một số cách ứng xử trong trường THPT ……………………………
2. Phiếu khảo sát ………………………………………………………

Đề tài


5


GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG
NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lí do chọn đề tài
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, thể hiện đặc điểm tính cách của cá
nhân qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng với những người chung
quanh, là phản ứng trước tác động của người khác trong một tình huống nhất
định nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa
ứng xử là hành vi giao tiếp, đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn
và nhận thức cá nhân từ đó suy ra tồn thể cộng đồng dân tộc, đánh giá được xã
hội văn minh hay xã hội lạc hậu, ln hướng tới cái chân-thiện-mỹ và có tính
nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại. Bản chất của văn hố ứng xử đó là chữ
“tâm” và chữ “nhẫn” . Giao tiếp ứng xử địi hỏi cả hai bên phải có tấm lịng,
tình cảm, thiện chí mới đạt kết quả, đó là chữ “tâm”. Ngoài ra con người phải
“nhẫn”, tức là phải có sự kiên trì nhẫn lại, nhường nhịn lẫn nhau, thậm chí đơi
khi cũng phải thiệt thịi đơi chút thì mới đạt hiệu quả giao tiếp tốt được. Nếu có
cả “tâm” và “nhẫn” thì sẽ đạt kết quả tốt trong giao tiếp ứng xử. Điều đó đơi khi
thay đổi cả số phận của một cuộc đời. Giao tiếp ứng xử có văn hố và đạo đức
là cơ sở để tạo ra mơi trường xã hội có lợi cho sức khoẻ của con người, là cơ sở


để tạo ra những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa
trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp
mà trải qua nhiều thế hệ, với những tác động từ nhiều phía nhưng vẫn giữ được
và nổi cộm hơn cả chính là văn hóa ứng xử – một trong những nhân tố đánh giá
nhân phẩm của mỗi con người. Văn hố ứng xử của người Việt đã được hình
thành trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, được cha ông ta lưu giữ,

truyền lại cho các thế hệ con cháu. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi
song giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Tạo nên các mối quan hệ
đẹp có văn hóa, có đạo đức trong gia đình, trong tình bạn, tình yêu, trong nhà
trường, trong cộng đồng dân cư, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng.
Người Việt Nam ln thiên về tình cảm đạo lý nên khi giao tiếp, việc sử dụng
ngơn ngữ một cách lịch sự, có văn hóa, tế nhị ln được đặt lên hàng đầu. Vì
vậy mà trong kho tàng ca dao Việt Nam có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”
Khi giao tiếp, người Việt Nam ln nói năng cân nhắc lựa chọn, hành xử
lịch sự, tôn trọng người xung quanh. Trên tất cả đó là người Việt Nam ln coi
trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có cơng có việc là những lúc mà con
người ta đến với nhau vì tình chứ khơng phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng
xử người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên đầu. Cái đẹp trong văn
hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, mang tính


7

dân tộc, phản ánh cái đẹp riêng của dân tộc. Khơng những vậy, cái đẹp ấy cịn
đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, là cái hồn đất, hồn nước và là
tinh hoa của dân tộc; mang tính nhân loại vì đây chính là tia sáng mà toàn thể
nhân loại trên hành tinh này đang hướng tới.
Với thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, cơng nghệ thơng
tin (mạng Internet, các phương tiện thơng tin đại chúng) đang đóng vai trị vơ
cùng quang trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là giới trẻ. Ngồi
việc tiếp nhận thơng tin từ cha mẹ, thầy cơ, sách vở thì cịn có nhiều phương
tiện đem lại cho các bạn trẻ những thông tin bổ ích giúp phát triển cả về vật chất
lẫn tinh thần. Trường học chính là cái nơi ni dưỡng, cung cấp tri thức, rèn
luyện nhân cách đạo đức, nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng sống cho giới

trẻ. Tuy nhiên việc tiếp thu một cách đồng thời các kiến thức từ nhiều phía mà
khơng qua chọn lọc kỹ lưỡng đã hình thành những mảng trái chiều, tiêu cực.
Hiện nay một số vấn đề nổi cộm và được bàn luận nhiều chính là sự suy thối
chuẩn mực đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử trong văn hóa học đường làm ảnh
hưởng vô cùng nghiêm trọng đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của cha ông
ta. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Th đã từng nói: “Văn hố ứng xử học đường
ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hóa của
học sinh và của cả giáo viên. Văn hóa học đường đang xuống cấp trầm trọng là
sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!” Có thể dễ dàng bắt gặp
chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó cứu chữa được bởi những
ngơn ngữ ấy đã trở thành thói quen, khơng biết từ bao giờ mà nó đã ăn sâu vào


trong tiềm thức của họ…. Trước thực trạng trên, việc tìm ra phương hướng nâng
cao văn hóa ứng xử trong học đường là việc làm vô cùng cấp bách lúc này. Là
một học sinh đang học trong trường THPT Chuyên....... tơi chọn đề tài Giải
pháp nâng cao văn hóa trong nhà trường trung học phổ thông làm đề tài
nghiên cứu.

2. Mục đích của nghiên cứu
- Giúp cho giới trẻ (mà đặc biệt là học sinh) hiểu được tầm quan trọng của
văn hóa giao tiếp - ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử trong học đường
nói riêng.
- Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống “Tơn sư trọng đạo” của dân
tộc ta.
- Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về phát động phong trào thi đua và kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT
ngày 22/07/2008 về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân
thiện–Học sinh tích cực”.


3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc
nghiên cứu các vấn đề quan trọng đến văn hoá giao tiếp - ứng xử. Cụ thể là
vấn đề văn hoá giao tiếp - ứng xử trong trường trung học phổ thông để mỗi
học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc có văn hóa trong giao tiếp
hằng ngày.

PHẦN HAI


9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Văn hố ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hố được hình thành từ rất
sớm và ngày càng phong phú, đa dạng. Ngày nay, trong giai đoạn đầy biến
động của q trình đơ thị hóa – hiện đại hóa đất nước, xã hội đã có ít nhiều
thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Những giá
trị cao đẹp trong văn hóa ứng xử được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ và
đến ngày nay vẫn cịn ngun giá trị vơ cùng to lớn đối với nhân dân ta. Nó
bao gồm một loạt hệ thống như: ứng xử trong gia đình, làng xóm, giữa các
thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa, ứng xử trong trường học,
trong kinh doanh,… Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử là:
- Quan hệ trên dưới tơn kính.
- Quan hệ cha con chí hiếu.
- Quan hệ vợ chồng ân tình.
- Quan hệ bạn bè tình nghĩa.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu thịt vô cùng đặc biệt và
thiêng liêng. Có người cha mẹ nào mà khơng muốn dành cho con cái mình
những điều tốt đẹp nhất, mong cho con cái mình gặp được nhiều điều may mắn,

luôn khỏe mạnh, đẹp đẽ khôn ngoan hơn người và gặp nhiều hạnh phúc. Vì vậy
mà mẹ cha ln gắng sức dạy con cái những điều đúng, lẽ phải chỉ mong cho


con mình sau này sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Công ơn ba mẹ dành cho
con cái tựa như trời biển, như sao trên bầu trời:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Tình anh chị em chính là tình cảm gắn bó không thể tách rời. Cũng bởi lẽ
vậy nên anh chị em phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải nhường nhịn, giúp
đỡ và khơng gây mất đồn kết. Và chỉ cần như vây thơi gia đình sẽ n ấm,
hạnh phúc:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Là con cháu phải có bổn phận nhớ đến tổ tiên, nguồn gốc của gia đình,
dịng họ, nhớ về q cha đất tổ: “Chim có tổ, người có tơng”. Trong cách ứng
xử phải biết kính trên nhường dưới, tơn trọng phép tắc, lễ nghi của họ tộc:
“Giấy rách phải giữ lấy lề”.
Trong chương trình giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa vào giảng
dạy cho học sinh biết về tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hóa khi giao
tiếp ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông…Trong thư viện
của một số trường đại học đã có những cơng trình giới thiệu và nghiên cứu về
văn hóa ứng xử trong học đường. Các cơng trình nghiên cứu, sưu tầm những nét
văn hóa ứng xử cũng được phổ biến trên các trang web.
Có thể thấy, vấn đề bảo tồn và nâng cao cách ứng xử văn hóa đã và đang
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và sưu tầm.


11


2. Cơ sở thực tiễn
2.1.

Chương trình sách giáo khoa

Trong thực tế, học sinh đã được rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử qua các
bài học của môn Ngữ văn:
 Ngữ văn 10:
- Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 Ngữ văn 11:
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
 Ngữ văn 12:
- Gìn giữ sự trong sáng trong tiếng Việt.
- Phát biểu tự do.
2.2.

Thực tế học tập

Tuổi trẻ ngày nay không ngừng vươn lên để đạt được thành công như mong
muốn. Trong nhiều kỳ thi Olympic các môn học, những giải thi đấu thể thao,
nhiều bạn trẻ Việt Nam đã nổ lực vươn lên mang nhiều vinh quang về cho đất
nước. Gần đây nhất, tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế IMO 50 được tổ chức
tại Đức, Đoàn học sinh Việt Nam có sáu thành viên đều giành huy chương, bao
gồm hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và hai huy chương đồng. Đây
chỉ là một trong số những cuộc thi mà giới trẻ của chúng ta đã tham gia và đạt
được thành tích cao. Bên cạnh đó, ngay ở trong nước, tuổi trẻ khơng ngừng



vươn lên để đạt được những thành tích đáng kể. Đáp lại sự nỡ lực đó, hằng năm,
có rất nhiều chương trình và giải thưởng khác nhau tơn vinh các bạn trẻ tiêu
biểu do Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Bên cạnh đó, các
Diễn đàn dành cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân nói về xây dựng lối
sống văn hóa của thanh niên,… đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia hưởng ứng.
Những hoạt động này góp phần giúp đồn viên, thanh niên có những ứng xử
tích cực, thể hiện bản lĩnh, sức trẻ và trách nhiệm với đất nước.
Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn cịn
một bộ phận nhỏ giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Bản thân họ
khơng có ý chí phấn đấu, sống bng thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội như: cờ
bạc, ma túy, mại dâm… Đây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống sai
trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm
chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao
thơng; có thái độ khơng đúng mực với người già; hành động thiếu văn hóa nơi
cơng cộng… ngày càng trở nên phổ biến phổ biến.
2.3.

Biểu hiện của cái đẹp trong văn hóa ứng xử

Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về
vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan
tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên
dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với
văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực
của xã hội hiện đại. Trong văn hóa ứng xử, cái đẹp được biểu hiện rất phong


13

phú từ lời ăn tiếng nói cho đến cử chỉ, hành động và thể hiện ngay cả ở cả trang

phục, diện mạo nữa. Tất cả góp phần tạo nên một con người lịch sự, nghiêm túc,
đáng tin cậy. Trong đó, lời nói là phương tiện cơ bản nhất của con người trong
giao tiếp ứng xử.
Lời nói đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con người, là phương
tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người. Bằng lời nói mà con người sẽ thể hiện
được mình có phải là người văn hố lịch sự hay khơng, có hiểu biết hay không.
Thật vậy, từ xa xưa ông cha ta cũng hay nói: “Lời nói gói vàng”. Quả thật, chỉ
bằng lời nói nhẹ nhàng đúng nơi đúng lúc mà có thể đạt được kết quả như ý
muốn. Thế nên “Lời nói khơng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”. Trong giao tiếp hằng ngày người lịch sự bao giờ cũng nói năng nhẹ
nhàng, từ tốn , đặc biệt phải chú ý đến ngôi thứ, địa vị của người đối thoại để
xưng hơ cho phù hợp.
Ngồi ra, một nét đẹp trong giao tiếp của người Việt còn là khi đi và về đều
có lời chào hỏi với người lớn trong nhà. Đó là biểu hiện của sự tơn trọng phép
tắc gia đình và cũng là sự quan tâm đến nhau. Chỉ bằng lời nói thơi ta đã có thể
chứng minh mình có là người hiểu biết, có đáng tin cậy hay khơng. Và cuộc đời
một con người có thể thay đổi rất lớn bởi lời nói của mình. Nếu như phát ngơn
những lời nói đúng mực, hồ nhã thì sẽ nhận được sự tơn trọng của người khác.
“Nói là gieo, nghe là gặt”.
Trong giao tiếp ngồi lời nói là phương tiện cơ bản nhất thì ngơn ngữ cơ thể
cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém. Trong các yếu tố thuộc ngôn ngữ cơ


thể thì mắt là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất. Người ta thường nói “Đơi
mắt là cửa sổ tâm hồn”. Người lịch sự khi giao tiếp thì mắt họ bao giờ cũng
nhìn thẳng chứng tỏ họ đang quan tâm tới người đối diện. Người có cặp mắt láo
luyên biểu hiện một trạng thái cá nhân gian sảo, lừa dối. Như vậy ngôn ngữ của
đôi mắt thật đa dạng và phức tạp khôn lường. Qua ánh mắt của người đối diện,
ta có thể biết được họ là người tốt hay người xấu, có đáng tin cậy hay khơng.
Như vậy, các biểu hiện của cái đẹp trong văn hoá ứng xử là vơ cùng phong

phú, đa dạng. Nó thể hiện ở diện mạo, cho đến lời nói, cử chỉ hành vi. Muốn
chứng tỏ mình là người thơng minh lịch sự trong giao tiếp ứng xử thì nên có
thái độ nghiêm túc, cử chỉ lịch lãm, khoáng đạt và ăn mặc phù hợp với hồn
cảnh giao tiếp để có hiệu quả tốt nhất.
Văn hóa ứng xử khơng cịn xa lạ gì với học sinh nữa, nó đã đóng góp phần
ni dưỡng học sinh ngay từ khi còn ở lứa tuổi niên thiếu. Cho nên, tiếp tục
nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách bằng việc rèn luyện phong cách ứng xử sao cho
có văn hóa, thể hiện là con người lịch sự là điều cần thiết.

2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Giao tiếp có văn hóa trên mạng xã hội facebook trong lứa tuổi THPT.
- Nghiên cứu về tính văn hóa trong cách sử dụng điện thoại di động nơi
công cộng của giới trẻ hiện nay.
- Diễn đàn Tuổi trẻ sống đẹp.
- Diễn đàn Thanh niên sống đẹp của Trung ương Hội LHTN Việt Nam.


15

Có thể nói, cịn rất nhiều những dự án khác. Qua tìm hiểu, cho đến nay vẫn
chưa có đề tài nghiên cứu Giải pháp nâng cao văn hóa trong nhà trường
trung học phổ thông.


PHẦN BA
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành từ tháng 10/2015 – 27/11/2015 tại trường Trung học phổ thông
Chuyên........


2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 529 học sinh của trường THPT Chuyên....... trong đó:
- Khối 10: 205 học sinh ( nam: 68; nữ: 137 )
- Khối 11: 185 học sinh ( nam: 56; nữ: 129 )
- Khối 12: 139 học sinh ( nam: 53; nữ: 86 )

3. Giải pháp thực hiện
 Điều tra sở thích, những hiểu biết về văn hóa ứng xử của học sinh qua
phiếu khảo sát.
 Tích cực tham gia cuộc thi về văn hóa giao tiếp học đường.
 Xây dựng những tiêu chí thi đua về văn hóa giao tiếp.

4. Cách thức thu thập dữ liệu
 Qua sách Ngữ văn bậc THPT.
 Qua mạng Internet, báo chí, truyền hình.
 Qua phiếu khảo sát sở thích, những hiểu biết về văn hóa ứng sử của học
sinh (xem phần phụ lục).
 Qua các tiết mục văn nghệ, các bài thơ do học sinh tự sáng tác, các vở


17

kịch được tổ chức trong buổi Ngoại khóa Văn học và văn hóa dân gian tổ
Ngữ văn tổ chức.

 Qua sinh hoạt Câu lạc bộ văn hóa ứng xử qua thơ ca (Do sáng kiến của
Đoàn trường THPT Chuyên.......).

 Qua các buổi giới thiệu, tuyên truyền trong các giờ chào cờ thứ hai đầu
tuần do bên Thư viện trường THPT Chuyên....... biên soạn và tổ chức.


5. Phương pháp phân tích dữ liệu
5.1

Xử lí kết quả nghiên cứu

 Tơi đã tổ chức khảo sát sở thích, những hiểu biết về văn hóa ứng sử của
học sinh bằng phiếu khảo sát theo mẫu rồi tiến hành thống kê dữ liệu
bằng phần mềm SPSS (chương trình máy tính phục vụ cơng tác thống kê,
SPSS được sử dụng rộng rãi trong các công tác thống kê xã hội) rồi tổng
hợp kết quả, vẽ biểu đồ.
 Khảo sát ý kiến về việc tổ chức Văn nghệ, kịch, thơ ca, tuyên truyền
trong buổi chào cờ đầu tuần, thành lập Câu lạc bộ văn hóa ứng xử qua thơ
ca (khảo sát 2 lần), thống kê dữ liệu bằng phần mềm SPSS, tổng hợp kết
quả.

5.2

Phân tích kết quả nghiên cứu

 Trả lời câu hỏi:
 Dữ liệu nói lên điều gì?
 Dữ liệu có thiết thực trong nghiên cứu không?


 Tiến hành phân tích dữ liệu theo các bước:
 Nêu nội dung dữ liệu.
 Tiến hành phân tích các thông tin.



19

PHẦN BỐN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mẫu sản phẩm nghiên cứu qua khảo sát:

Biểu đồ thể hiện sự yêu thích sử dụng các ứng dụng, mạng xã hội của học sinh
10.00%

22.86%

8.57%

58.57%
Facebook
Yahoo
Youtube
Games online

+ Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn trẻ quá lạm dụng các ứng dụng
này, không biết điều chỉnh sao cho hợp lý với thời gian biểu của mình,
dẫn đến tình trạng “nghiện”.
+ Một số bạn học sinh tìm tới các trang xã hội để giải stress, thu thập
thông tin; một số bạn lại lạm dụng vào đó, xem đó là nơi để trút giận,
cãi nhau, gây mất hịa khí, cách ứng xử ngày càng mất văn hóa, các


ngôn ngữ “thời @”, các cách viết xuyên tạc ngôn ngữ tiếng việt hay
kiểu viết teencode làm suy thoái bản sắc, nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
2. Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng giải pháp

Kết quả nghiên cứu cho thấy các bạn học sinh đều cảm thấy thoải
mái, vui vẻ, giảm bớt căng thẳng sau những giờ học. Mặt khác, việc
đưa vào buổi Ngoại khóa các vở kịch, các bài thơ ca do chính các bạn
học sinh tự sáng tác và trình bày giúp các bạn hiểu biết và tự hào về
truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, về sự phong phú của ngôn ngữ, trạng
thái, hành vi thể hiện phép tắc trong giao tiếp ứng xử hằng ngày với
thầy cơ và mọi người xung quanh,… Từ đó phát động phong trào thi
đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần thúc
đẩy phong trào văn nghệ của lớp của trường vui tươi, lành mạnh.
Cũng nhờ các buổi tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần của bên
Thư viện trường và Câu lạc bộ Văn hóa ứng xử qua thơ ca mà học sinh
hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử.



×