Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.64 KB, 149 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG VỸ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, tháng 5 năm 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG VỸ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14



Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH VIÊN

Nghệ An, tháng 5 năm 2015


3

LỜI CẢM ƠN
----------  ---------Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới quý Thầy giáo, Cô
giáo Khoa Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Vinh,
các Thầy Cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long
An đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Lê Đình Viên, Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An, người Thầy đã hướng dẫn
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Xin cảm ơn các Thầy Cô trong Ban Giám hiệu, các Tổ chuyên môn,
giáo viên, nhân viên của Trường Trung học Phổ thông Chuyên Long An và
bạn bè, người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện về thời gian
để cho tôi thực hiện quá trình học tập, cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu,
nhưng khả năng còn hạn hẹp, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những hạn
chế và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến
của Thầy Cô và đồng nghiệp để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Long An, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Vỹ


4
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

01

1. Lý do chọn đề tài

03

2. Mục đích nghiên cứu

03

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

03

4. Giả thuyết khoa học

03

5. Nhiệm vụ nghiên cứu


03

6. Phạm vi nghên cứu

04

7. Phương pháp nghiên cứu

04

8. Đóng góp của luận văn
9. Cấu trúc của luận văn

04
05

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN

06

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

06

1.1.1. Trên thế giới

06


1.1.2. Ở Việt Nam

08

1.2. Các khái niệm cơ bản

09

1.2.1. Giáo viên

09

1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên

10

1.2.3. Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên

11

1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

13

1.2.5. Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên
1.2.6. Trường THPT Chuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3. Một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ giáo viên trường

THPT Chuyên
1.3.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT Chuyên

14
17
17
17

1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất chính trị và năng lực đối với
đội ngũ GV trường THPT Chuyên

17

1.3.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ GV trườngTHPT Chuyên

19


5

1.3.4. Những thách thức đối với người GV trường THPT Chuyên
trong bối cảnh hiện nay

22

1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT Chuyên

24

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

THPT Chuyên

24

1.4.2. Mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
GV THPT Chuyên

25

1.4.3. Nội dung, phương pháp và hình thức nâng cao chất
lượng đội ngũ GV THPT Chuyên

26

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng
đội ngũ GV THPT Chuyên

31

Kết luận chương 1

34

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHUYÊN LONG AN

35

2.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của

tỉnh Long An

35

2.1.1. Đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Long An

35

2.1.2. Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Long An năm 2014

36

2.1.3. Mục tiêu phấn đấu về kinh tế - xã hội từ năm 2011 – 2020
của tỉnh Long An

37

2.1.4. Tổng quan về trường THPT Chuyên Long An

37

2.1.5. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội địa phương đối
với công tác giáo dục của trường Trung học phổ thông Chuyên Long
An

40

2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT
Chuyên Long An


41

2.2.1. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ theo hoạt động
chuẩn nghề nghiệp giáo dục THPT

41

2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của
trường THPT Chuyên Long An theo hoạt động quản lý giáo dục

48

2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trường THPT Chuyên Long An

61


6
2.3.1. Công tác bồi dưỡng nhận thức và xây dựng chính sách

61

2.3.2. Công tác phát triển cơ sở vật chất

63

2.3.3. Công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

64


2.3.4. Công tác NCKH, SKKN và hợp tác quốc tế

66

2.3.5. Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động nâng cao chất
lượng

67

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

68

Kết luận chương 2

72

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ CHUYÊN
LONG AN

73

3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp

73

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường
THPT Chuyên Long An


73

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền và nâng cao nhận thức GV trong công tác xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trường chuyên

74

3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đẩy
mạnh hoạt động tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên trường THPT
Chuyên

78

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy chế tuyển dụng giáo
viên, xây dựng các chính sách, chế độ ưu đãi nhà giáo đến công tác tại
trường THPT Chuyên

86

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chuyên môn, xây dựng
các chương trình hành động cụ thể

88

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông
Chuyên


93

3.2.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đối với đội
ngũ GV

93

3.3. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất

95

3.4. Ma trận xác định tiến độ thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Long An

99

Kết luận chương 3

101


7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105


PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU


8
DANH MỤC KÝ HIỆU - THUẬT NGỮ - CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên chữ

- BGH

:

Ban giám hiệu

- CBQL

:

Cán bộ quản lý

- CLB

:

Câu lạc bộ

- CNTT

:


Công nghệ thông tin

- ĐH

:

Đại học

- GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

- GDPT

:

Giáo dục phổ thông

- GV

:

Giáo viên

- HS

:


Học sinh

- KH-CN

:

Khoa học-Công nghệ

- KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

- NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

- PPDH

:

Phương pháp dạy học

- PTDH

:


Phương tiện dạy học

- QLGD

:

Quản lý giáo dục

- SKKN

:

Sáng kiến kinh nghiệm

- THCS

:

Trung học cơ sở

- THPT

:

Trung học phổ thông

- ThS

:


Thạc sỹ

- TS

:

Tiến sỹ

- TW

:

Trung ương

- UBND

:

Uỷ ban Nhân dân

- XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


9
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
Trang
Bảng 2.1: Sỉ số HS trong 5 năm (2009 – 2014)
38
Bảng 2.2: Các cuộc thi cho khối lớp trường chuyên hàng năm
39
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT
43
Chuyên Long An
Bảng 2.4: Số lượng GV theo môn của trường THPT Chuyên Long An
49
Bảng 2.5: Thống kê độ tuổi của GV trường THPT Chuyên Long An
50
Bảng 2.6: Độ tuổi của giáo viên trường THPT Chuyên Long An theo
53
bộ môn
Bảng 2.7: Kết quả xếp loại viên chức trường THPT Chuyên Long An
54
trong 3 năm: 2012 – 2014
Bảng 2.8: Tỷ lệ trình độ trên đại học/đại học ở các bộ môn thuộc
55
trường THPT Chuyên Long An
Bảng 2.9: Mức độ sử dụng tin học văn phòng trong chuyên môn của
57
giáo viên THPT Chuyên Long An
Bảng 2.10: Mức độ khai thác, ứng dụng CNTT của giáo viên trong
57
hoạt động dạy học tại trường THPT Chuyên Long An
Bảng 2.11: Năng lực sử dụng ngoại ngữ thực tế của giáo viên trường
59

THPT Chuyên Long An
Bảng 2.12: Mức độ ứng dụng kỹ năng trong thực tiễn dạy học của giáo
60
viên trường THPT Chuyên Long An
Bảng 2.13: Các vấn đề được giáo viên quan tâm trong thời gian sắp tới
62
Bảng 2.14: Những khó khăn khi sử dụng trang thiết bị, phương tiện
63
dạy học của giáo viên trường THPT Chuyên Long An
Bảng 2.15: Thống kê mức độ tham gia các lớp học tập nâng cao trình
64
độ của giáo viên trường THPT Chuyên Long An
Bảng 2.16: Mức độ thực hiện các đề tài NCKH, SKKN của trường
66
THPT Chuyên Long An trong 5 năm gần đây
Bảng 2.17: Những khó khăn nào đối với giáo viên tại trường THPT
68
Chuyên Long An trong việc nâng cao trình độ
Bảng 3.1: Ma trận xác định tiến độ thực hiện các giải pháp nâng cao
100
chất lượng Đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Long An


10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Minh hoạ giá trị trung bình của tiêu chí và tiêu chuẩn

khảo sát được so với điểm giữa của giá trị đánh giá tiêu chí và tiêu
chuẩn tương ứng

45

Biểu đồ 2.2: So sánh kết quả khảo sát 25 tiêu chí theo chuẩn nghề
nghiệp tại trường THPT Chuyên Long An

47

Biểu đồ 2.3: So sánh kết quả khảo sát của 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp tại
trường THPT Chuyên Long An

48

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ giới tính của đội ngũ giáo viên trường THPT
Chuyên Long An

49

Biểu đồ 2.5: So sánh cơ cấu độ tuổi của giáo viên trường THPT
Chuyên Long An

51

Biểu đồ 2.6: Phân tích độ tuổi giáo viên của các bộ môn tại trường
THPT Chuyên Long An

54


Biểu đồ 2.7: Số lần giáo viên trường THPT Chuyên Long An tham gia
học tập tại nước ngoài

67

Biểu đồ 2.8: Kết quả tự đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên
trường THPT Chuyên Long An so với yêu cầu phát triển nhà trường
đến năm 2020

67

Biểu đồ 3.1: Kết quả đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên
Long An

96

Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên
Long An

97

Biểu đồ 3.3: Tính ưu tiên của các giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ GV trường THPT Chuyên Long An

98

Biểu đồ 3.4: Tiến độ thực hiện các giải pháp nâng cao chất
đội ngũ GV trường THPT Chuyên Long An giai đoạn 2015 – 2020


100


11
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU, HÌNH
Biểu mẫu, hình

Trang

Biểu mẫu 3.1: Mẫu ví dụ về việc tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nâng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Long An giai
đoạn 2015 – 2020

80

Biểu mẫu 3.2: Ví dụ về việc kiểm soát hoạt động thay thế của GV dự
phòng

81

Hình 1: Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
THPT Chuyên

16

DANH MỤC PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát lần 1
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát lần 1

Phụ lục 3: Kết quả phân tích thống kê mô tả 25 tiêu chí khảo sát
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát lần 2
Phụ lục 5: Kết quả khảo sát lần 2 và xử lý số liệu về tính cần thiết của
các giải pháp
Phụ lục 6: Kết quả khảo sát lần 2 và xử lý số liệu về tính khả thi của
các giải pháp


12
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Một trong những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt
được trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo được khẳng định trong Nghị quyết
Trung ương 8 khoá XI là: “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo
tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục,
đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh
viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng
giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý”. Đa số
nhà giáo tâm huyết với nghề, làm việc tận tuỵ với tinh thần trách nhiệm cao; có
bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành
mạnh, giỏi về chuyên môn. Song Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI cũng đã
chỉ ra một số hạn chế là: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập
về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới
và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.
Gần đây một số ít nhà giáo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự và uy tín của ngành giáo dục; gây dư
luận xấu, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn

diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
quốc dân” thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo
dục, mà gần đây nhất là Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là NQ 29) “Về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội


13
nhập quốc tế", trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ GV của nhà trường một
cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước
mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược
phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước.
Chất lượng đội ngũ GV thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ
cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Đối với trường THPT
Chuyên nói chung, yêu cầu về chất lượng đội ngũ GV trở nên cấp thiết hơn lúc
nào hết vì trường THPT Chuyên là nơi quy tụ và đào tạo những HS có năng lực
vượt trội, làm nền tảng để phát triển trở thành những công dân tài năng phục vụ
phát triển đất nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trước hết chúng ta phải khẳng định GV là yếu tố hàng đầu quyết định
chất lượng giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai
trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không
ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật
chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…". Để phát triển toàn
diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục

của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ GV quyết
định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển nhà trường.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, trường THPT Chuyên Long An đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao,
khẳng định được uy tín của nhà trường với xã hội. Tuy nhiên trước sự phát triển
của giáo dục hiện nay thì đội ngũ GV của trường còn những bất cập:
- Số lượng GV của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được đầy đủ sự phát
triển về quy mô dạy học của nhà trường.


14
- Chất lượng GV nhìn chung chưa cao; khả năng NCKH và hướng dẫn
HS NCKH, khả năng tự học, tự bồi dưỡng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn
chưa tốt.
- Cơ cấu đội ngũ GV chưa cân đối về độ tuổi, thâm niên, trình độ và năng
lực dạy học.
Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới là phải tập trung nâng
cao chất lượng của đội ngũ GV trong nhà trường cả về số lượng, chất lượng và
cơ cấu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhằm góp phần thực hiện NQ 29/TW
của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI), chúng tôi chọn nghiên cứu
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung
học phổ thông Chuyên Long An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên Long An.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên Long
An.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đội ngũ GV trường THPT Chuyên Long An sẽ được nâng cao
nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp có tính khoa học, có tính khả
thi, phù hợp với thực tiễn địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ GV THPT.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ GV trường
THPT Chuyên Long An.


15
5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường
THPT Chuyên Long An trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
GV của trường THPT Chuyên Long An. Các số liệu nghiên cứu trong ba năm
học từ năm 2012 đến năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các văn bản,
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước .... liên quan đến vấn đề nâng cao
chất lượng đội ngũ GV THPT nói chung và THPT Chuyên nói riêng; diễn giải,
quy nạp, hệ thống hoá các nội dung lý luận từ các tài liệu liên quan thành cơ sở
lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Được sử dụng nhằm xử lý thống kê số liệu thu được trong quá trình
nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS (Statistical Package for
Social Sciences) để xử lý các dữ liệu thu thập qua các đợt khảo sát dưới hình
thức thống kê mô tả.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý luận về chất lượng đội ngũ GV THPT
Chuyên; Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng của đội ngũ GV và kết quả phát
triển năng lực vượt trội của HS trường Chuyên, đánh giá chất lượng của đội ngũ
GV trường THPT Chuyên Long An;


16
8.2. Về mặt thực tiễn
Đề xuất giải pháp khả thi góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV
trường THPT Chuyên Long An trong giai đoạn hiện nay, gián tiếp tác động
đến việc phát huy được năng lực vượt trội, tiềm tàng trong đội ngũ học sinh
trường Chuyên.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV
THPT Chuyên.
Chương 2. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường
THPT Chuyên Long An.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường
THPT Chuyên Long An.



17
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Hầu hết các quốc gia trên thế giới việc nâng cao chất lượng của đội ngũ
GV là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện để GV có cơ
hội học tập thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực để bổ sung
kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục. Hội nghị UNESCO
tổ chức tại Nepal vào năm 1998 về tổ chức quản lý nhà trường đã khẳng định:
“Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo
dục”. Ở các nước phát triển như Nhật, Thụy Sỹ, New Zeland, Canada … phần
lớn các trường sư phạm đều có đơn vị chuyên trách công tác bồi dưỡng, huấn
luyện GV để giúp họ có điều kiện học tập không ngừng nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ GV, cán bộ QLGD tại Nhật
Bản là nhiệm vụ bắt buộc. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của từng cơ sở giáo
dục, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đưa ra các hình thức bồi dưỡng khác
nhau theo những yêu cầu nhất định. Hàng năm, mỗi cơ sở giáo dục cử từ 3 đến 5
GV đi đào tạo lại theo chuyên môn mới và chú trọng nhiều vào đổi mới phương
pháp dạy học.
Ở Ấn Độ, vào năm 1988, Chính phủ đã quyết định thành lập hàng loạt các
Jana Shikshan Nilayams (viết tắt là JSNs - tiếng Ấn Độ có nghĩa là trung tâm
học tập) trong cả nước với mô hình cứ 4 – 5 làng (khoảng 5.000 dân) có một
trung tâm nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Các GV được bồi
dưỡng ở các trung tâm này sẽ là những nhân tố mới trong việc phổ biến các kiến

thức cập nhật và triển khai đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả.


18
Tại Pakistan, chương trình bồi dưỡng về sư phạm cho đội ngũ GV được
Nhà nước quy định bắt buộc thực hiện với các nội dung bao gồm: giáo dục
nghiệp vụ dạy học; tâm lý học giáo viên; phương pháp nghiên cứu, đánh giá và
nhận xét HS… trong thời gian 3 tháng đối với đội ngũ GV có thâm niên giảng
dạy từ 3 năm trở lại.
Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến việc bồi
dưỡng, nâng cao trình độ của GV từ khá sớm so với các quốc gia trong khu vực.
Từ năm 1998, việc bồi dưỡng GV được tiến hành thường xuyên ở các trung tâm
học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề
nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.
Đối với Philippine, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV được tiến
hành thành từng khóa bồi dưỡng chuyên đề trong thời gian HS nghỉ hè. Thông
thường có các chuyên đề/đợt bồi dưỡng như sau: nguyên tắc dạy học, tâm lý học
và đánh giá giáo dục; quan hệ con người, triết học giáo dục, nội dung và phương
pháp giáo dục; nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục; kiến thức nâng
cao, kỹ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy, viết
sách giáo khoa, viết sách tham khảo.
Triều Tiên tuy là một quốc gia đang gặp nhiều khó khăn, nhưng lại là một
trong những nước có chính sách rất cụ thể về bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ
GV. Nhà nước xây dựng “Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới” thực hiện trong
10 năm và thực thi “Chương trình trao đổi” để đưa GV đi tập huấn ở nước ngoài.
Tất cả GV đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung về chương trình về nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Nhà nước.
Theo Báo cáo của UNESCO năm 2004 với tựa đề "Chất lượng giáo dục:
Có thể tốt hơn", 6 yếu tố dưới đây có thể được xem là các yếu tố then chốt có
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục:

(1) số lượng và chất lượng GV;
(2) điều kiện tài chính và cơ sở vật chất dành cho nhà trường;
(3) các môn học cốt lõi;


19
(4) phương pháp sư phạm;
(5) thời gian học thực sự của HS;
(6) sự lãnh đạo
Trong 6 yếu tố trên, yếu tố GV là yếu tố quan trọng nhất vì có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng học tập của HS. Điều này cũng dễ hiểu, vì GV là người
trực tiếp triển khai mọi hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra
thông qua nội dung chương trình giáo dục.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc Việt Nam, vị trí của người
Thầy luôn được xã hội coi trọng. Có rất nhiều ca dao, danh ngôn nói về vai trò
người Thầy như: "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", “muốn sang thì
bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”, “không thầy đố mày làm
nên”, … cho thấy người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy cho trò biết đọc,
biết viết mà còn là người định hướng cho sự phát triển của trò trong cuộc sống.
Điều đó nhắc nhở mọi người, trong cuộc sống của xã hội hiện đại, cần phải quan
tâm toàn diện đến giáo dục mà chủ thể chính là đội ngũ GV - người giữ vai trò
quan trọng nhất.
Bàn về vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ GV,
trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên, HS, sinh viên
nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16 tháng 10 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng
to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp Đảng, chính quyền địa
phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về
mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta những bước phát triển mới” [32], “Cán bộ

và giáo dục phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự túc tự
mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại” [33].
Kể từ sau cách mạng tháng Tám thành công và các cuộc cải cách giáo dục
năm 1950, 1956, 1979 và trong những năm vừa qua, rất nhiều công trình nghiên
cứu về xây dựng và phát triển đội ngũ GV đã mang lại những bài học quý giá,


20
điển hình các công trình nghiên cứu của: Nguyễn Ngọc Cầu, Bùi Văn Quân [15];
Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa [4]; Đinh Quang Báo
[5];Nguyễn Ngọc Quang [36]; Nguyễn Thị Phương Hoa [29]; v.v… Theo đó,
hiện tại có 3 xu hướng nghiên cứu phát triển đội ngũ GV:
- Nghiên cứu phát triển đội ngũ GV dưới góc độ phát triển nguồn nhân
lực;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ
GV trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Có thể nói, các công trình đã đóng góp rất nhiều trong việc đưa ra lý luận
và biện pháp để phát triển đội ngũ GV. Tuy nhiên, hầu hết công trình kể trên vẫn
còn để lại khoảng trống nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng cho đội
ngũ GV trong trường THPT Chuyên - một loại trường THPT đặc biệt, với đầu
vào là HS có trình độ cơ bản tương đối vững chắc, có năng lực vượt trội hơn so
với đầu vào của các trường THPT bình thường.
Trường THPT Chuyên là đơn vị chủ lực của các tỉnh trong việc bồi dưỡng
nhân tài ở bậc THPT, việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ GV là
nhiệm vụ rất quan trọng quyết định thành công của nhà trường. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do, việc thực hiện công tác này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng vẫn được tiến hành
nhưng vẫn cón nhiều mặt hạn chế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu
đáo để xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ trong việc nâng cao chất

lượng cho GV nhà trường, từng bước nâng tầm chất lượng giáo dục của trường
ngang tầm với các trường bạn trong khu vực và quốc tế.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên
Theo Từ điển Tiếng Việt [34] định nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người
dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đương.
Điều 70, Luật giáo dục Việt Nam, qui định đối với nhà giáo:


21
“1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng
viên” [21].
GV trường THPT là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố
vấn Đoàn), GV làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối
với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), GV làm công tác tư vấn
cho học sinh [11].
1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên
1.2.2.1. Đội ngũ
Theo từ điển Tiếng Việt: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng [34].

1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nêu lên quan niệm về đội ngũ
GV.
Các tác giả ngoài nước cho rằng: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia
trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như
thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo
dục” [23].
Đối với các tác giả trong nước, vấn đề được quan niệm như sau: “Đội ngũ
giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán bộ quản lí,


22
giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó
chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lí theo giáo dục” [23].
Như vậy, từ những quan điểm nêu trên của các tác giả trong và ngoài
nước, đối chiếu với từ điển tiếng Việt và mục đích giáo dục của nước ta, có thể
hiểu đưa ra khái niệm về đội ngũ GV như sau: Những người làm công tác giảng
dạy – giáo dục trong nhà trường có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện và giúp
các em học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách để các em tiếp tục bậc
học cao hơn hoặc chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn
cảnh của bản thân.
1.2.3. Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên
1.2.3.1. Chất lượng
Từ chất lượng (quality) bắt nguồn từ từ ‘qualis’ trong tiếng Latin, có
nghĩa là “loại gì”. Đây là một từ đa nghĩa và nhiều hàm ý, một khái niệm khó
nắm bắt [45].
Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institution, viết tắt là BSI)
định nghĩa chất lượng là “toàn bộ các đặc trưng cũng như tính chất của một
sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu
được xác định rõ hoặc ngầm hiểu”. Green và Harvey đã xác định năm cách tiếp

cận khác nhau để định nghĩa chất lượng như sau:
+ Chất lượng là sự vượt trội (đạt tiêu chuẩn cao và vượt quá yêu cầu);
+ Chất lượng là tính ổn định (thể hiện qua tình trạng “không có khiếm
khuyết ” và tinh thần “làm đúng ngay từ đầu”, biến chất lượng thành một văn
hóa);
+ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (tức sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng đúng những mục đích đã đề ra, theo đúng các đặc tả và sự hài lòng của
khách hàng);
+ Chất lượng là đáng giá đồng tiền (có hiệu quả và hiệu suất cao);
+ Chất lượng là tạo sự thay đổi (những thay đổi về chất lượng) [44].


23
Những quan niệm khác nhau về chất lượng này đã khiến Reeves và
Bednar kết luận rằng: “… Cuộc tìm kiếm một định nghĩa thống nhất và một phát
biểu có tính quy luật về chất lượng đã bị thất bại” [46].
Xoay quanh khái niệm chất lượng ta có thể nhận ra một số ý tưởng chính
yếu, đó là: Chất lượng có tính tuyệt đối, chất lượng có tính tương đối, chất
lượng như một quá trình, và chất lượng như một văn hóa.
Khi xem “chất lượng là tuyệt đối”, có thể hiểu đó là những tiêu chuẩn cao
nhất có thể có. Những tổ chức giáo dục như Harvard; MIT; Oxford; Cambridge;
Stanford … có thể được nhìn nhận là đạt chuẩn chất lượng theo nghĩa tuyệt đối,
mặc dù đôi khi xét trong trường hợp của ngành giáo dục điều này vẫn có ít nhiều
cảm tính.
Nếu quan niệm “chất lượng là tương đối” tức là chất lượng của một sản
phẩm hoặc dịch vụ được đo lường bằng những tiêu chí nhất định. Hay có thể
hiểu việc tuân thủ các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm là điều kiện tối thiểu về
chất lượng, nhưng không phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là sự hài lòng của
khách hàng và hơn thế nữa.
Còn nếu quan niệm “chất lượng như một quá trình” thì để đạt được chất

lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhất thiết phải trải qua những quá trình
nhất định và tuân theo những yêu cầu về thủ tục. Do đó, chất lượng là kết quả
của những hệ thống và quy trình được lập ra cho một mục tiêu.
Cuối cùng, nếu “chất lượng như một văn hóa” tức là thừa nhận tầm quan
trọng của chất lượng, xem chất lượng là một quá trình chuyển đổi, trong đó mỗi
bộ phận đều quan tâm và khẳng định tầm quan trọng của chất lượng. Quan niệm
cuối cùng này đặc biệt đáng quan tâm trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên các ý
tưởng khác về chất lượng đều có vai trò của chúng. Barrow đã định nghĩa ‘chất
lượng’ trong giáo dục như sau: “… một quá trình giáo dục được đánh giá cao khi
được chứng minh rằng, qua quá trình đó sự phát triển về giáo dục của người học
đã được nâng cao … những học sinh này không những đạt được những mục tiêu
đã đề ra của khóa học, mà còn hoàn thành những mục tiêu giáo dục tổng quát


24
như khả năng độc lập tham gia vào những cuộc tranh luận dựa trên lý lẽ, khả
năng tự đánh giá một cách khách quan, và có nhận thức đúng đắn về những hệ
quả sâu xa của mọi suy nghĩ và hành động” [43].
1.2.3.2. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục được hiểu là tổng hoà những phẩm chất và năng lực
được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho người học so
với thang chuẩn giá trị của Nhà nước hoặc xã hội quy định.
Chất lượng giáo dục bao gồm: chất lượng giáo dục toàn diện và chất
lượng giáo dục từng mặt. Chất lượng giáo dục có tính lịch sử, cụ thể và luôn
luôn tuỳ thuộc vào các điều kiện xã hội nhất định, vào các thiết chế, chính sách
và lực lượng tham gia giáo dục.
Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện
được đánh giá bằng những điểm số của các môn thi, mà quan trọng hơn là bằng
những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực
của HS trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình và xã hội.

1.2.3.3. Chất lượng đội ngũ GV
Chất lượng của đội ngũ GV được Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định tại
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 về việc ban hành Quy định
chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT.
1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong
đó, đội ngũ GV có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượng trực tiếp
đóng góp vào sự đổi mới này.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục TP Hà Nội,
cho biết: chưa có điều tra khoa học nào về tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp cho
toàn thể đội ngũ GV. Tuy vậy, bằng thực tế quản lý của các trường học phổ
thông, có thể phân loại đội ngũ GV đang giảng dạy ở các trường phổ thông thành
4 loại:


25
Loại 1: là những GV giỏi chuyên môn, có năng lực sư phạm tốt, luôn chủ
động sáng tạo, say mê yêu nghề; luôn đi đầu, chủ động đổi mới nội dung –
phương pháp giảng dạy, luôn lôi cuốn khích lệ HS. Đây là những nhà giáo mẫu
mực, thực hiện lời dạy chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải
thi đua dạy tốt, học tốt”.
Loại 2: Những GV có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng
chưa nhiệt tình, chưa tự giác, chưa say mê với nghề. Họ có thể làm tốt tùy hoàn
cảnh nhưng không thường xuyên.
Loại 3: Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của GV còn có nhiều
hạn chế nhưng về mặt ý thức, họ là người nghiêm túc, cố gắng làm hết sức mình.
Tuy nhiên, kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn,
không thể đáp ứng nổi yêu cầu “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” hiện nay.
Đây là phân loại có số GV chiếm tỷ lệ khá lớn trong nhà trường.

Loại 4: là những GV có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có
năng lực nhưng phẩm chất kém. Những GV này tạo ra tiêu cực cho ngành nhiều
hơn là đóng góp. Loại GV này tuy rất ít nhưng đâu đó vẫn tồn tại trong mỗi nhà
trường, cần phải kiên quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục.
Với thực tế về đội ngũ GV trong các nhà trường hiện nay, đòi hỏi Chính
phủ và ngành Giáo dục phải có những cơ chế, chính sách khích lệ, quản lý để có
thật nhiều GV giỏi chuyên môn, có năng lực sư phạm, luôn chủ động sáng tạo,
say mê yêu nghề.
1.2.5. Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV
1.2.5.1. Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “cách giải quyết một vấn đề khó
khăn” [34].
1.2.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV thực chất là việc thực hiện các
chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm xây dựng
đội ngũ GV ổn định có đủ về số lượng; mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ


×