Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.97 KB, 17 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

SỞ gi¸o dơc & đào tạO TINH............
TRNG THPT .........
---------- ----------

MT S BIN PHP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ 10

Tổ: SỬ - ĐỊA - GDCD

GV:
Năm học: .....
GVTH: ……..

1


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

I. Cơ sở đề xuất giải pháp
1. cơ sở lí luận:
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, giáo dục ln được Đảng và Nhà nước ta
coi là quốc sách hàng đầu. Trong Nghị Quyết Trung Ương VIII khóa XI(Nghị quyết số
29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhấn mạnh " Phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", " Đối với giáo
dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiều,,,", " Nâng cao chất lượng giá dục toàn
diện, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học"


Trong xu thế hội nhập, việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ giáo
dục là lực lượng nòng cốt, có vai trị hết sức quan trọng.
Cơng tác giáo dục nói chung và cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường THPT Lộc Phát. Nhiệm vụ này được
khiển khai đầu năm học dựa theo công văn chỉ đạo trong phương hướng nhiệm vụ
năm học của Sở giáo dục-đào tạo tỉnh Lâm Đồng. Việc kiểm tra chất lượng công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm, từ đó tạo nền tảng cho việc lựa chọn học sinh
giỏi bộ môn tham gia vào các kỳ thi có quy mơ lớn hơn.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, trong đó có mơn Địa lí lớp 10 là một
trong những cơng tác mũi nhọn, ngồi việc bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, trang
bị cho các em lượng kiến thức phong phú, rèn luyện nhiều kĩ năng rất đặc trưng mà
khơng có ở bất kì mơn học nào khác, thì mơn địa lí cịn có vai trị to lớn trong việc
hình thành thế giới quan khoa học, nhận thức đúng đắn, chống lại những quan điểm
siêu hình, máy móc...từ đó hình thành nhân cách con người trong thời đại mới.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mơn địa lí có tầm quan trọng đặc
biệt, giúp các em trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu hết ý nghĩa và quyết tâm bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, chống lại bất kì hành động xâm chiếm nào dù nhỏ nhất.

GVTH: ……..

2


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

3. Mục tiêu:
Thực hiện đề tài này tôi muốn chia sẻ và lắng nghe những ý kiến đóng góp từ

đồng nghiệp về những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả về hai mặt cụ thể: Ngày càng tăng số lượng học sinh tham
gia đội tuyển bồi dưỡng và chất lượng tăng qua mỗi năm(thể hiện cụ thể ở số lượng thí
sinh đạt giải trong tổng số thí sinh chọn tham gia cuộc thi)
4. Căn cứ đề xuất giải pháp:

Hiện nay, theo tôi công tác bồi dưỡng học sinh

giỏi còn tồn tại một số vấn đề sau:
1/ Những tồn tại khách quan:
- Đa số học sinh ít lựa chọn mơn Địa lí(kể cả một số em có giải, có kinh nghiệm
thi nhưng khi gặp trực tiếp hỏi các em đều lấy lí do muốn thử sức ở các mơn khác)
- Phụ huynh khơng hài lịng khi con em mình chọn mơn Địa, đại đa số các bậc
phụ huynh đều mong muốn các em giỏi các mơn tự nhiên hơn, cịn nếu là mơn xã hội
thì ln hướng cho các em chọn mơn văn. Do đó thiếu đi một sự động viên tích cực để
các em có tinh thần tốt nhất cho việc ơn luyện.
- Nhiều học sinh tham gia chỉ để thử cho vui, nên tinh thần trách nhiệm khơng có,
khơng tồn tâm và có ý thức cố gắng trong học tập.
- Chương trình học trên trường rất nặng đối với các em, áp lực về điểm số hàng
tháng luôn khiến các em vùi đầu vào việc học các mơn chính khóa, chiều lại dành thời
gian cho học phụ đạo và tối đến các trung tâm học thêm. Nên đa số đến lớp học bồi
dưỡng các em ln mang nặng tư tưởng cịn nhiều bài tập, chưa học bài cho kiểm tra,
chưa chuẩn bị bài thuyết trình vân vân và vân vân....
- Quá trình học luôn bị ngắt quãng bởi các kế hoạch chen ngang, hay bởi nghỉ lễ
và thời gian dài nghỉ tết, lúc sắp xếp lại phải dồn ép về thời gian khiến cả thầy và trò
đều mệt mỏi do phải truyền thụ và tiếp thu lượng kiến thức lớn, khó trong một lúc.
- Trong khí đó, kiến thức chun mơn lại rất nặng, ngồi việc phải nắm vững lí
thuyết các em cịn phải rèn luyện rất nhiều kĩ năng khác, bao quát tồn bộ mơn địa lí
trong khoảng thời gian ngắn với lượng kiến thức dàn trải.
- Đề thi theo đánh giá chưa thật sự trọng tâm, nhiều câu khó hiểu, đáp án chưa sát

so với câu hỏi(như năm vừa qua 2016-2017)
2/ Những tồn tại chủ quan:
a) Về phía nhà trường:

GVTH: ……..

3


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

- Sắp xếp thời gian bồi dưỡng chưa thật sự hợp lí.
- Chưa có biện pháp giúp đỡ tận tình để giúp giáo viên có một đội tuyển chất
lượng, đủ số lượng.
- Một số biện pháp đưa ra khá cứng ngắc, chưa linh động đối với từng đặc thù bộ
mơn.
b) Về phía giáo viên:
- Đa số khó có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, chủ yếu cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng vì khơng có giáo án cụ thể, chưa có
phương pháp dạy học tích cực và thích hợp, chưa có những bài giảng lơi cuốn.
- Chưa tích cực tham khảo nhiều tài liệu
- Chưa xác định được trọng tâm bồi dưỡng
- Chưa kiểm chứng hết năng lực của học sinh
c) Về phía học sinh:
- Nhiều em tham gia cho vui, khơng kiên trì theo đuổi đến cùng
- Tinh thần quyết tâm đôi lúc chưa đủ lớn để tạo nên sức mạnh, ít có sự ganh đua
và cạnh tranh trong học tập.
- Thường có suy nghĩ việc có hay khơng đạt được giải cũng khơng quá quan
trọng như những môn khác.

- Việc học tập diễn ra vào cuối tuần nên các em thường xin nghỉ vì nhiều lí do
khác nhau.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài(trừ một số học sinh đã đạt được thành tích
cao và lực học giỏi)
- Có ít thời gian học, làm bài tập, vẫn cịn tình trạng học tủ, dựa vào may mắn.
- Lực lượng bồi dưỡng môn Địa thường có chất lượng thấp hơn các mơn khác,
khả năng tư duy thấp, kĩ năng làm bài chưa đạt yêu cầu, nhiều lúc phải lấy những học
sinh bị loại của đội tuyển khác cho đủ số lượng!
Khi được phân công công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí khối
lớp 10, tơi đã thật sự gặp nhiều khó khăn bởi lẽ đây là mơn học ít được học sinh yêu
thích, trong những năm gần đây với nhiều thay đổi trong giáo dục, đặc biệt với kì thi
THPT Quốc Gia lại phần nào hạn chế sự lựa chọn của học sinh dành cho môn học này.
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở trường THPT tôi nhận thấy rằng để chọn được

GVTH: ……..

4


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

một đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa là rất khó khăn. thường những em giỏi mơn địa
lại là những em giỏi tồn diện, hoặc giỏi về lĩnh vực các môn tự nhiên, xu hướng thiên
về chọn bồi dưỡng các mơn khác(tốn, vật lí. hóa học, anh văn, sinh học) là rất lớn, ít
có học sinh đam mê thật sự.
Việc chọn đội tuyển đã là khó khăn, khi chọn được rồi thì việc bồi dưỡng kiến
thức như thế nào cho các em trong khoảng thời gian nhất định để các em ôn và thi có
chất lượng lại cũng là vấn đề phải suy nghĩ. Qua nhiều năm được phân công công tác
này tôi luôn đúc rút lại kinh nghiệm qua mỗi năm bồi dưỡng để trang bị cho mình
những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc được giao.

Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ và lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp từ Quý thầy
cô, các bạn đồng nghiệp, đặc biệt trong cùng lĩnh vực để ngày càng có nhiều đóng góp
làm phong phú thêm phương pháp trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi bộ mơn địa
lí khối lớp 10. Đó là những lí do để tơi chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất
lượng đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 10"
5.

Phương pháp thực hiện: Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa

khối lớp 10, tôi luôn đúc rút lại những kinh nghiệm hay, xuất phát từ thực thế giảng
dạy, thậm chí từ những cách học và làm bài đa dạng từ chính học sinh của tơi, đồng
thời ln trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá
trình bồi dưỡng. Trải qua quá trình miệt mài, nhiệt tình và trách nhiệm với cơng việc,
kết quả đạt được của tôi mang lại hiệu quả qua đánh giá thực tiễn và nhìn nhận từ ban
lãnh đạo nhà trường.
6.

Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài chủ yếu dành cho đối tượng học sinh

tham gia đội tuyển bồi dưỡng mơn Địa lí lớp 10, có thể tham khảo trong lĩnh vực chọn
đội tuyển của các khối lớp trung học phổ thơng.
I.

Q trình hình thành và nội dung giải pháp:

Để giải quyết thực trạng trên, cần giải quyết hai vấn đề lớn: Thứ nhất, chọn ra được
một đội tuyển chất lượng; thứ hai, có phương pháp bồi dưỡng hiễu quả.
1. Chọn được đội tuyển chất lượng: Việc chọn được đội tuyển bồi dưỡng là vấn
đề sống còn để đảm bảo chất lượng và luôn đạt hiệu quả cao khi tham gia cuộc thi
dành cho học sinh giỏi mơn Địa. Vì vậy, cơng biệc này địi hỏi sự kết hợp nhiều mặt,

nhiều yếu tố và chưa bao giờ là đơn giản, chúng ta ln cần có một kế hoạch bài bản

GVTH: ……..

5


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

để "thu hút nhân tài", dưới đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc kết được qua nhiều
năm được nhà trường tin tưởng giao trọng trách này:
1/Thứ nhất, hãy tạo ấn tượng ban đầu thật tốt: Tiết dạy đầu tiên đối với tôi rất
quan trọng, nó sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong cách nhìn nhận của các em về mơn học,
đặc biệt đối với học sinh lớp 10, vừa bước chân vào cấp ba cùng tâm trạng háo hức.
Hãy tạo tâm lí thoải mái, thân thiện, chọn cách diễn đạt nhẹ nhàng, dễ hiểu, nhanh
chóng hịa nhập như thể cơ trị đã quen biết từ lâu, truyền cảm hứng cho các em làm
cho khơng khí học tập trở nên sơi nổi, học sinh hào hứng đón nhận và chờ mong đến
tiết của mình....
2/ Thứ hai, giỏi chun mơn: Ln bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng học
hỏi đồng nghiệp qua những tiết dự giờ, qua trao đổi trực tiếp để tích lũy thêm thật
nhiều kinh nghiệm, đồng thời luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp cho tiết
dạy của mình để có được những bài giảng hay nhất, chuẩn về kiến thức nhất. Ngoài ra
đọc thêm tài liệu, nghiên cứu chuyên môn thêm từ các kênh thông tin khác giúp mở
rộng và đào sâu thêm kiến thức giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy.
3/ Thứ ba, có phương pháp dạy học tích cực và sáng tạo: Các tiết dạy cần có
sự chuẩn bị kĩ lưỡng về giáo án, hệ thống câu hỏi, tình huống phát sinh và đặc biệt
phương pháp và phương tiện giảng dạy phải đa dạng, tận dụng sự phát triển của công
nghệ thông tin, nâng cao tính tích cực của học sinh.
4/ Thứ tư, khơng nên quá vội vàng trong việc lựa chọn đội tuyển: Việc lựa
chọn đội tuyển mang yếu tố quyết định đến thành cơng của q trình bồi dưỡng học

sinh giỏi, nên nhất định phải kiên nhẫn, chờ đợi, chọn được những học sinh "chất
lượng". Tâm lí khi tham gia bồi dưỡng của một số em thường tham gia cho vui, thử
sức, khi kiến thức khó dần lên sẽ dần nản và bỏ cuộc. Vì vậy, thời gian đầu khơng nên
vội "chốt" danh sách, cứ để các em tham gia tự do, nên tăng độ khó kiến thức để giữ
lại những học sinh "kiên nhẫn", loại những học sinh không đủ năng lực và thiếu ý
thức, thời điểm tốt nhất để "tuyển quân" là sau bài kiểm tra một tiết, qua bài kiểm tra
sẽ phát hiện được những học sinh có khả năng tư duy và ý thức học tập nghiêm túc,
biết cách làm bài, tất nhiên đến lúc đó nếu các em chưa tham gia bồi dưỡng môn nào,
chúng ta sẽ "mời" và thuyết phục bằng nghệ thuật của mỗi người.
5/ Thứ sáu, kiên trì mời bằng được những em đã có giải tham gia
6/ Thứ năm, Hài hước, lôi cuốn trong mỗi tiết dạy

GVTH: ……..

6


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

7/ Thứ bảy, thơng tin cho các em về những quyền lợi và phần thưởng khi các
em có giải:
8/ Thứ tám, đặc biệt chú ý đến các lớp nguồn: Thường khi giao nhiệm vụ bồi
dưỡng học sinh giỏi, thầy hiệu phó chun mơn ở trường tơi rất tâm lí khi giao nhiệm
vụ giảng dạy bộ môn gắn liền với các lớp nguồn(A1, A2..), đây là một lợi thế rất lớn,
có thể dễ dàng tìm được những học sinh"ưng ý" ở những lớp hày, các em khá toàn
diện về cả tư duy, phẩm chất lẫn ý thức học tập. Với tôi, đội tuyển chủ yếu luôn tập
trung ở các lớp nguồn và chắc chắn tỉ lệ đạt giải cao, quan trọng nhất chúng ta không
quá vất vả trong việc đào tạo các em và trên hết ln có niềm tin vào thành quả đạt
được.
9/Thứ chín, phát hiện những học sinh có năng lực qua các bài kiểm tra:

10/ Thứ mười, đảm bảo được những học sinh tham gia đội tuyển phải có ít
nhất những tiêu chí sau:
- Có kết quả học tập từ khá trở lên
- Có khả năng tư duy, ưu tiên cho các em học tốt các mơn tự nhiên
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Có khả năng diễn đạt và phương pháp làm bài
- u thích học bộ mơn này
- Các tiêu chí khác do yêu cầu của mỗi giáo viên
2. Phương pháp bồi dưỡng: Việc tham khảo nhiều tài liệu và được học hỏi
nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp giúp tơi tích lũy được một số phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi mang lại hiệu quả tích cực, xin trình bày một số phương pháp sau:
1/ Tham khảo thật nhiều tài liệu:
2/ Tham khảo đồng nghiệp:
3/ Sưu tập nhiều bộ đề qua các năm:
4/ Nắm vững và bám sát ma trận:
5/ Hệ thống kiến thức:
6/ Hệ thống các dạng bài tập:
7/ Tìm ra cách giải hiệu quả, dễ hiểu, dễ nhớ:
8/ Hệ thống câu hỏi sau mỗi phần kiến thức:
9/ Cung cấp tài liệu cho học sinh:
9/ Rèn luyện các kĩ năng:

GVTH: ……..

7


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

a) Kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo: Hướng dẫn các em cách

đọc, tìm ra kiến thức cơ bản, trọng tâm, khái quát thành dàn ý, hệ thống lại kiến thức,
tìm ra mối liên hệ giữa các phần nội dung trong một bài, biết liên hệ và thấy được mối
liên quan với kiến thức với những bài học trước, trả lời được những câu hỏi sau mỗi
bài, tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung đang tìm hiểu, phát hiện ra những
kiến thức khó, ghi chú và hỏi bạn hoặc giáo viên vào tiết học sau.
b) Kỉ năng làm việc với các bảng số liệu: Hướng dẫn các em cách làm việc với
một bảng số liệu, đọc được nội dung bảng số liệu, nhận xét theo chiều dọc và chiều
ngang, thấy được sự thay đổi của các số liệu theo xu hướng nào, mốc thời gian
nào....từ đó rút ra nhận xét và giải thích nếu có.
c) Kĩ năng giải bài tập: Hướng dẫn các em giải các dạng bài tập, ví dụ dạng bài
tập tính giờ, dạng bài tập tính góc nhập xạ, dạng bài tập ngày Mặt Trời lên thiên
đỉnh....hay các dạng bài tập về dân số có trong nội dung ơn thi học sinh giỏi. Lưu ý khi
hướng dẫn giải các bài tập cho các em nên lựa chọn cách giải đơn giản nhất có thể(trên
thực tế có rất nhiều tài liệu tham khảo với nhiều cách giải khác nhau, nếu chúng ta
không chọn cách đơn giản học sinh sẽ có cảm giác quá khó và mau nản, trừ những học
sinh có thế mạnh về các mơn tự nhiên).
Ví dụ:
* Khi làm bài tập về góc nhập xạ(φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công
thức sau:
1/ Trường hợp thứ nhất: Mặt Trời vng góc với Xích Đạo ngày 21/3 và 23/9
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- vĩ độ A
2/ Trường hợp thứ hai: Khi Mặt Trời chiếu vng góc với chí tuyến Bắc ngày 22/6,
xảy ra 3 trường hợp:
- Nếu vĩ độ A nằm từ XĐ đến CTB, áp dụng công thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- 23o27' + vĩ độ A
- Nếu vĩ độ A nằm ngoài CTB, áp dụng công thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- vĩ độ A +23o27'
- Nếu vĩ độ A nằm trong và ngoài CTN, áp dụng công thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- 23o27' - vĩ độ A
3/ Trường hợp thứ ba: Khi Mặt Trời chiếu vng góc với chí tuyến Nam ngày

22/12, cũng xảy ra 3 trường hợp:

GVTH: ……..

8


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

- Nếu vĩ độ A nằm từ XĐ đến CTN, áp dụng công thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- 23o27' + vĩ độ A
- Nếu vĩ độ A nằm ngồi CTN, áp dụng cơng thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- vĩ độ A +23o27'
- Nếu vĩ độ A nằm trong và ngồi CTB, áp dụng cơng thức:
φ) của vĩ độ A, chỉ cần cung cấp cho các em công = 90o- 23o27' - vĩ độ A
* Khi làm bài tập về tính dân số năm trước, năm sau hay dự báo dân số...chỉ cần áp
dụng chung một cơng thức:
Pn= Po.(1+ Tg)n
Trong đó: Pn: Dân số cần tính; Po: dân số gốc; Tg: tỉ lệ gia tăng tự nhiên
Tương tự với các dạng bài tập khác.
d) Kĩ năng vẽ biểu đồ:
* Hướng dẫn các em hiểu các dạng biểu đồ: Với mỗi loại biểu đồ cần hướng dẫn
các em cách nhận dạng và cách vẽ, ví dụ:
- Biểu đồ cột(hoặc thanh ngang):
+ Sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các
đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tập thể(ví dụ: biểu đồ so sánh dân
số, tiện tích một số tỉnh, vùng, nước, hay biểu đồ so sánh sản lượng(điện, than, lúa,
ngô...)của một địa phương qua một số năm....)
+ Có nhiều dạng biểu đồ cột: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ
cột chồng, biểu đồ thanh ngang.



Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự phát triển của một đối tượng qua nhiều năm,

hoặc so sánh tương quan về độ lớn của các đối tượng


Biểu đồ cột đơn gộp nhóm(Biểu đồ cột đôi, ba): Gồm hai, ba đối tượng

khác nhau nhưng cùng nhóm, hoặc cùng đơn vị, thể hiện sự thay đổi hay so sánh về sự
phát triển của các đối tượng trong nhiều năm


biểu đồ cột chồng: Thể hiện cơ cấu thành phần % của các đối tượng không

liên quan nhau, hoặc thể hiện cơ cấu thành phần %của một đối tượng qua 2,3 năm


Biểu đồ thanh ngang: Thực chất là dạng biểu đồ cột nhưng trục tung và

trục hoành đổi chỗ cho nhau(Biểu đồ tháp dân số là một dạng của biểu đồ thanh ngang,
khi từng cặp thanh ngang được vẽ đối nhau qua trục đứng)

GVTH: ……..

9


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10


- Biểu đồ hình tròn: Được dùng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng
thể(Ví dụ: cơ cấu sản phẩm trong nước, cơ cấu xuất, nhập khẩu...), biểu đồ tròn biểu
diễn được nhiều thành phần nhưng chỉ trong một hoặc hai, ba năm.
- Biểu đồ đường biểu diễn: Thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối
tượng qua các mốc thời gian(thường thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng
qua nhiều năm)
- Biểu đồ kết hợp(Cột và đường): Biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau,
giữa các đối tượng có mối quan hệ nhất định.
- Biểu đồ miền: Thể hiện cả động thái phát triển và cơ cấu của các đối tượng qua
nhiều năm, tồn bộ biểu đồ là hình chữ nhật(hoặc vng) chia thành các miền khác
nhau.
* Hướng dẫn các em xử lí số liệu(nếu có)
* Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ: sau khi xác định được biểu đồ thích hợp nhất để vẽ,
chúng ta hãy hướng dẫn các em cách vẽ cho từng dạng biểu đồ, đảm bảo các yếu tố:
Đầy đủ yếu tố, kí hiệu, tên biểu đồ, khoa học và thẩm mỹ.
e) Kĩ năng làm bài thi:
- Khi làm bài cần đọc thật kĩ đề, gạch chân nội dung và phân tích kĩ các câu hỏi,
lựa chọn làm những câu dễ trước, câu khó sau, phần kiến thức chắc chắn làm trước,
phần chưa chắc chắn làm sau. Xác định thật rõ câu hỏi rơi vào nội dung phần nào,
phác họa dàn ý trả lời ra giấy nháp.
- Phân chia thời gian cho mỗi câu hợp lí(căn cứ vào tổng số câu và tổng số thời
gian đề cho), không sa đà và dành quá nhiều thời gian cho một câu.
- Không bỏ câu, không bỏ giấy trắng, nên tận dụng hết thời gian làm bài, khơng ra
khỏi phịng thi sớm.
- Trình bày bài sạch, đẹp, các ý rõ ràng, gạch sai đúng qui định....
10/ Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực:
11/ Kiểm tra, đánh giá theo định kì:
12/ Sửa kĩ bài kiểm tra, hướng dẫn cách làm bài
13/ Chọn các bài làm xuất sắc nhất từ các lớp để các em tham khảo cách trình
bày:

14/ Giao nhiệm vụ cho các em:

GVTH: ……..

10


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

Khi q trình bồi dưỡng đi được nửa chăng đường, các em đã quen với phương
pháp học tập, ý thức với trách nhiệm của mình, tơi sẽ phân chia cơng việc cho các em.
Việc này tùy giáo viên, mỗi người có cách khác nhau, với tôi, tôi sẽ chia nội dung kiến
thức, yêu cầu mỗi em sưu tầm trong những tài liệu đã cung cấp, tìm ra tất cả câu hỏi
liên quan đến nội dung của mình và trả lời các câu hỏi đó dựa vào những đáp án có
sẵn.
Ví dụ:
- Em Nguyễn Văn A: Tìm hiểu nội dung của các hệ quả chuyển động của Trái
Đất
- Em Nguyễn Văn B: Tìm hiểu nội dung Khí quyển, Thủy quyển
- Em Nguyễn Thị C: Tìm hiểu nội dung Sinh quyển, thổ nhưỡng quyển
- Em Nguyễn Văn D: Tìm hiểu các quy luật của lớp vỏ địa lí
- Em Nguyễn Thị E: Tìm hiểu địa lí dân cư
- Em Nguyễn Văn F: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp và công nghiệp.....
- Em Ngyễn Văn G: Liệt kê các dạng biểu đồ, cách vẽ....
Tùy vào số lượng học sinh, giáo viên xem xét và giao nhiệm vụ. Việc làm này
mang lại rất nhiều hiệu quả: thứ nhất, thời gian bồi dưỡng quá ngắn, giáo viên chắc
chắn sẽ không thể truyền thụ hết kiến thức quá rộng cho các em, nên đây sẽ là một
cách tự học, tự nghiên cứu rất hiệu quả. Thứ hai, khi tự nghiên cứu và ý thức hướng
dẫn các bạn hiểu phần nội dung mình đảm nhận các em sẽ tự tìm ra những kiến thức
quan trọng, biết cách triển khai và trình bày khoa học. Thứ ba, chắc chắn các em sẽ

hiểu và thuộc bài nhanh hơn. Thứ tư, sự hợp tác với học sinh sẽ giúp giáo viên tổng
hợp kiến thức nhanh nhất, chỉ cần kiểm tra và đánh giá lại, chúng ta sẽ có bộ tài liệu
hồn hảo.
15/ Giáo viên cần kiên nhẫn, nhiệt tình, tận tâm:
16/ Đề xuất với Ban Giám hiệu những khó khăn trong q trình thực hiện:
17/ Luôn động viên và nhắc nhở các em:
- Xác định cho các em hiểu, khi được chọn tham gia lớp bồi dưỡng là niềm vinh dự
cho bản thân vì các em xứng đáng, từ đó các em cần thấy được trách nhiệm và nâng
cao ý thức học tập.

GVTH: ……..

11


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

- Việc bồi dưỡng khơng những giúp các em nâng cao trình độ về kiến thức chun
mơn, cịn giúp các em rèn luyện được rất nhiều kĩ năng, hỗ trợ rất hiệu quả cho việc
học tập nói chung của bản thân.
- Việc học tập nghiêm túc chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả, đó là niềm vinh dự
cho các em, cho nhà trường, cho gia đình và đặc biệt là niềm tự hào của thầy cơ, gián
tiếp tạo niềm vui, lịng u nghề của những giáo viên đang đảm nhiệm bộ môn xã hôi.
- Luôn nhắc nhở các em cần sắp xếp thời gian hợp lí để hài hịa mọi mặt, khơng tự
gây áp lực cho chính mình, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học tập có hiệu quả.
- Khuyến khích các em tham khảo thêm tài liệu trên mạng hoặc từ thư viện của nhà
trường để tự học thật tốt.
- Các em sẽ được ưu tiên sắp xếp thời gian kiểm tra, làm bài tập các mơn khác hợp
lí để dành thời gian ôn luyện.
- Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô luôn ủng hộ và tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho các em.
- Nếu cần thiết giáo viên nên trực tiếp liên hệ với phụ huynh để tạo lòng tin và
tranh thủ sự ủng hộ, tiếp thêm động lực cho các em hoàn thành tốt nhất công việc đang
đảm nhiệm, dù nhỏ nhất
III. Hiệu quả của giải pháp
1. Thời gian áp dụng: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau(đến khi tỉnh tổ chức thi học
sinh giỏi)
2. Hiệu quả:
Đạt được một số giải cấp tỉnh.

GVTH: ……..

12


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp: Áp dụng cho cả 3 khối lớp trung học phổ
thông bồi dưỡng môn Địa lí, đặc biệt hệu quả nhất đối với học sinh khối lớp 10 tham gia bồi
dưỡng.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Cần chú trọng vào việc thành lập đội tuyển, vì đây là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự
thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Quan tâm toàn diện đến học sinh tha gia bồi dưỡng, khơng tạo áp lực cho các em, ln
khuyến khích, động viên và lắng nghe, giải đáp mọi vấn đề liên quan trong q trình học tập,
ln theo dõi sự tiến bộ của các em.
- Chủ động lên kế hoạch và đảm bảo thực hiện đúng các kế hoạch đề ra, từng tuần, từng tháng,
có sổ ghi chép riêng trong suốt quá trình bồi dưỡng.
- Nhìn lại và tổng kết những việc làm được và chưa làm được qua một năm bồi dưỡng, tiếp tục
phát huy những thế mạnh, những biện pháp mang lại hiệu quả cao, khắc phục những hạn chế và

những biện pháp chung mang lại hiệu quả.
IV. Kết luận, đề xuất và kiến nghị:
1. Kết luân:Nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy, việc bồi dưỡng về tri thức
văn hóa và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh cần có thời gian và thực hiện theo lộ
trình liên tục qua năm tháng, bên cạnh năng lực, tố chất sẵn có của học sinh thì người thầy chính
là chất xúc tác trong q trình biến đổi về "chất", là người phát hiện nhân tài, là người hướng
dẫn, quản lí, trực tiếp bồi dưỡng và là nguồn cảm hứng, truyền động lực cho các em gặt hái
những thành công nhất định, trở thành những con người phát triển tồn diện: có phẩm chất năng
lực, có tri thức, kĩ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập và sáng tạo, từ đó
góp phần nhỏ vào thành tích của nhà trường, đóng góp thêm vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt
trong quá trình đất nước đang đổi thay từng ngày, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế đang diễn ta nhanh chóng và sâu rộng.
2. Đề xuất và kiến nghị:

GVTH: ……..

13


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

- Rất mong nhà trường tạo điều kiện trang bị cho tổ chuyên môn một phịng chun mơn đúng
nghĩa, trang bị hệ thống intrenet tiện việc truy cập thơng tin, góp phần nâng cao chất lượng bộ
mơn nói chung và cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

GVTH: ……..

14



Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

Xin chân thành cảm ơn.

Nhận xét, đánh giá, xếp loại:

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến

…………………………………………

kinh nghiệm của bản thân tôi viết,

…………………………………………

không sao chép nội dung của người

…………………………………………

khác.

…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

Giáo viên thực hiện:

…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

…………………………………………

………………

........, ngày tháng năm ........
Thủ trưởng đơn vị

GVTH: ……..

15


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

MỤC LỤC
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sơ thực tiễn
1.3. Mục tiêu
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
1.5. Phương pháp thực hiện
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng
2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
2.1. Quá trình hình thành
2.2. Nội dung giải pháp
3. Hiệu quả của giải pháp
3.1. Thời gian áp dụng
3.2. Hiệu quả
3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp
3.4. Bài học kinh nghiệm

4. Kết luận, đề xuất và kiến nghị
4.1. Kết luận
4.2. Đề xuất và kiến nghị

GVTH: ……..

16


Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí 10

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1

Tên tài liệu
Tác giả - Nhà xuất bản
Năm
Nâng cao năng lực hiểu biết về môi Nhà xuất bản giáo dục 2013
trường giáo dục và xây dựng môi Việt Nam và Nhà xuất bản

2

trường học tập
Cẩm nang phương pháp sư phạm

3

bản giáo dục
Một số vấn đề về cách dạy và cách Nhiều tác giả - NXB Đại 2002


4
5
6
7

học
Kế hoạch năm học 2016-2017
Nhiệm vụ trọng tâm 2014-2015
Nghệ thuật giảng dạy
Điều lệ trường THPT

GVTH: ……..

Đại Học Sư Phạm.
Nhiều tác giả – Nhà xuất 2010

học quốc gia Hà Nội
Trường THPT Lộc Phát
Bộ GD-ĐT
Học viện CD
Bộ GD-ĐT

2017
2014
2010
2007

17




×