Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.23 KB, 26 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Theo “chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu:
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đã được cụ thể hoá trong
nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục
tiêu “Bồi dưỡng nhân tài” càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những người tài để
giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia
nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự
tiến bộ khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực tế hiện nay ở các trường THCS về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã
được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như:cách phát hiện, tuyển chọn,
phương pháp giảng dạy chưa tối ưu, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công
tác này. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý
muốn.
Trong các môn học ở bậc trung học cơ sở cụ thể là khối 8 thì bộ môn sinh học
hiện nay vẫn còn xem là bộ môn phụ ít được phụ huynh và học sinh quan tâm, do đó
khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8 bản thân tôi rất
trăn trở vì những lý do đó nên để đảm bảo chất lượng đại trà ổn định và vững chắc là
một điều khó đối với bộ môn sinh mà ở đây đỏi hỏi chất lượng bồi dưỡng học sinh
giỏi phải ngang tầm với các trường có chất lượng cao nên bản thân rất lo lắng và sợ
mình không thực hiện tốt được nhiệm vụ nhà trường giao. Nhưng cùng với sự phát
triển giáo dục của cả nước, của tỉnh, của huyện chất lượng giáo dục của nhà trường đã
có những sự phát triển vượt bậc. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của các
cấp chính quyền, của nhà trường, đồng nghiệp nên bản thân tôi cũng như những giáo
viên khác lại càng suy nghĩ nhiều hơn phải làm như thế nào đây để nâng cao chất
lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8. Chính những điều đó đã thôi thúc


tôi suy nghĩ, trăn trở qua nhiều năm bồi dưỡng. Câu hỏi làm thế nào để chất lượng bộ
môn sinh học ngày càng cao và bền vững, mũi nhọn học sinh giỏi bộ môn này ngày
càng sánh được với các bộ môn học khác và ngang tầm với chất lượng các trường có
chất lượng cao. Nhận thức được vai trò của việc bồi dưỡng học sinh giỏi và muốn góp
phần vào công tác phát triển và bồi dưỡng HSG môn sinh học 8 ở trường tôi đang
-1–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
công tác do đó tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi môn sinh 8 ở trường THCS”
Nội dung đề cập của đề tài là những biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng
HSG giúp các em tìm hiểu sâu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa con người, về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc
các kiến thức đó, các em sẽ tự tin trong học tập, trong thi cử, vận dụng được những
kiến thức khoa học bộ môn vào cuộc sống, góp phần giữ vững cái nôi học sinh giỏi
của nhà trường của quê hương tôi. Đồng thời sáng kiến này cũng góp phần vào việc
“Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho địa phương, cũng như cho đất nước.
Trong những năm gần đây với đề tài này đã có một số người nghiên cứu song vẫn
còn chung chung, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể. Nếu có thì giải pháp chưa
trọng tâm và khả năng ứng dụng chưa cao.
2. Điểm mới của đề tài:
Đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn
sinh 8 ở trường THCS” đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất
lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8, đã xác định được tư
tưởng cho học sinh làm cho học sinh yên tâm và có hứng thú trong học tập, không còn
xem môn sinh là môn phụ. Đã biết tích hợp bộ môn mình với bộ môn khác đặc biệt là
môn toán, môn lý, môn mỹ thuật để tăng thêm hứng thú và sự say mê học tập cho học

sinh .
Đề tài còn nêu lên được việc đổi mới cách dạy của thầy và đổi mới cách học của
trò nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
3. Phạm vi áp dụng đề tài:
- Phạm vi đề tài của tôi đề cập đến là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
học sinh giỏi bộ môn sinh học 8 được áp dụng tại nơi tôi công tác từ năm 2014-2015
và có thể tiếp tục áp dụng trong các năm học sau với tinh thần rút ra những bài học
kinh nghiệm và có sửa đổi,bổ sung cho phù hợp với các đối tượng và giai đoạn cụ
thể . Mặt khác đề tài có thể áp dụng đối với các đơn vị có những nét tương đồng với
đơn vị ở vùng khá thuận lợi.
-2–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học 8 ở trường
THCS hiện nay .
* Thuận lợi:
Hiện nay, giáo dục ở các trường luôn được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm.
Vì thế cơ sở vật chất, điều kiện dạy học đã có nhiều đổi mới. Đa số là trường đạt
chuẩn quốc gia. Học sinh được ngồi học trong các phòng học khang trang đầy đủ

trang thiết bị cần thiết cho mỗi lớp học. Hệ thống điện, đường, trường trạm đã được
đầu tư trực tiếp đến các hộ gia đình do đó đời sống vật chất tinh thần của bà con được
nâng cao. Chế độ chính sách hỗ trợ học sinh nghèo học sinh vượt khó được thực hiện
kịp thời nên đã giải quyết được những khó khăn cho học sinh trong cuộc sống và
trong học tập.
Nhận thức của phụ huynh về việc học đã có sự chuyển biến tích cực vì thế gia đình
đã dành một sự đầu tư cơ bản cho con em học tập. Chất lượng học tập của các em đã
có những tiến bộ rõ rệt và mang tính ổn định vững chắc. Phong trào thi đua học tập
trong học sinh ngày càng rõ nét. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương học tốt tiêu biểu.
Các em đã mạnh dạn tham gia các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
do nhà trường tổ chức và đã gặt hái được những thành tích đáng kể góp phần xây
dựng phong trào học tập của xã nhà ngày một đi lên.
Bên cạnh đó, nhà trường rất quan tâm đến công tác mũi nhọn học sinh giỏi, học
sinh năng khiếu. Từ việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đến phân công chỉ đạo
giáo viên phụ trách đều chi tiết, lựa chọn kĩ càng. Tài liệu tham khảo cho giáo viên và
học sinh đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng đủ nhu cầu dạy học trong quá trình bồi
dưỡng. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát mũi nhọn bồi dưỡng
từng môn học. Luôn động viên tiếp sức cho giáo viên và học sinh trong quá trình bồi
dưỡng. Tham gia dự giờ để tư vấn thêm cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng. Đề
ra những chính sách mang tính thi đua thiết thực, khen thưởng rõ ràng để thầy và trò
có động lực cố gắng phấn đấu đạt hiệu quả cao.
Chất lượng đội ngũ giáo viên công tác tại các trường đã đạt và vượt chuẩn trên 70
%, đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới và hiện đại. Giáo viên đã
nắm chắc được hệ thống các phương pháp dạy học bộ môn, biết phối hợp khá linh
hoạt các phương pháp dạy học; tổ chức được các hình thức học tập của học sinh khá
đa dạng, phong phú nên đã tạo ra nhiều tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được học
sinh vào quá trình khám phá, tìm tòi lí thú. Sự hỗ trợ tích cực của công nghệ thông tin
-3–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
cũng như các phương tiện thiết bị dạy học ngày càng đồng bộ đã góp phần nâng cao
chất lượng thiết thực ở các trường học .
Nhiều giáo viên có thời gian công tác lâu năm nên đã tích lũy được khá nhiều kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên đã nắm chắc đối tượng học sinh trong dạy
học để kèm cặp giúp đỡ, phân loại được các kiểu bài trong dạy học bộ môn. Từ đó xác
định được học sinh còn yếu ở điểm nào để khắc sâu thêm.
Đối với bộ môn sinh học, công tác giảng dạy gắn với thực tế cuộc sống giúp học
sinh khám phá được những điều mới mẽ thông qua bài học. Trong dạy học, tôi rất
quan tâm đến việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để giải thích các hiện
tượng sinh học xảy ra xung quanh làm kích thích hứng thú học tập của học sinh đối
với bộ môn. Học sinh đã mạnh dạn trao đổi trong học tập để nắm chắc vấn đề. Một số
em đã sưu tầm thêm các tài liệu tham khảo để nghiên cứu sâu hơn các đơn vị kiến
thức đã học từ đó nắm chắc hơn kiến thức bộ môn. Bên cạnh đó, giáo viên đã thực
hiện tốt các kĩ năng cơ bản về thao tác biểu diễn thí nghiệm trực quan, sử dụng hiệu
quả thiết bị dạy học sẵn có và tự làm nên đã lôi kéo, kích thích được hứng thú học
sinh trong học tập.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, như tôi đã đề cập ở phần mở đầu, đối tượng học sinh
mà tôi bồi dưỡng là đối tượng học sinh còn lại sau khi các đội tuyển Hoá, Lý, Tin,
Lịch sử, Địa Lý đã chọn, các em không có hứng thú đối với bộ môn. Gia đình chưa có
sự quan tâm đúng mức tới việc học và bồi dưỡng bộ môn sinh. Mặt khác đa số các em
mới chỉ là nhưng học sinh có học lực khá .
Kiến thức bộ môn sinh học 8 - môn giải phẩu sinh lí người là một bộ môn khó và
nhiều đơn vị kiến thức. Việc ghi nhớ các khái niệm sinh lí, giải phẩu, vệ sinh, y học
của con người đòi hỏi người học phải chăm chỉ siêng năng, có phương pháp học tập
khoa học mang tính tư duy lô gíc mới nắm chắc được. Mà đối tượng dạy học của tôi

đa số là học sinh có học lực khá, không có hứng thú với bộ môn.
Tôi cũng như đồng nghiệp của tôi ở trường phần nhiều đều là những giáo viên trẻ,
có nhiều nhiệt tình trong dạy học song kinh nghiệm bồi dưỡng chưa nhiều nên vẫn
còn ôm đồm nhồi nhét quá nhiều kiến thức nâng cao trong quá trình bồi dưỡng.
Số lượng học sinh của trường nhiều trên 400 học sinh được chia làm 14 lớp , trung
bình trên 30 em/lớp, nhiều em ở trái tuyến nên đi học xa, ở trường hình thành lớp
chọn nên chủ yếu là chọn đối tượng bồi dưỡng ở lớp chọn, do đó khi thiếu số lượng
thì phải chọn ở các lớp còn lại với số lượng ít do đó một số em không có bạn cùng lớp
-4–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
học nên không tham gia bồi dưỡng có những em tham gia thì đa số với tình trạng
không hứng thú với bộ môn. Số lượng học sinh có đủ điều kiện bồi dưỡng ít, số môn
bồi dưỡng khá nhiều nên việc lựa chọn có khi trùng lặp học sinh ở các bộ môn. Ban
giám hiệu nhà trường có khi phải can dự vào việc lựa chọn học sinh bồi dưỡng. Thực
trạng đó dẫn đến có sự ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và kết quả bồi dưỡng bộ
môn.
Điều kiện hoàn cảnh gia đình của một số em còn khó khăn nên việc quan tâm của
gia đình đến học tập của các em còn hạn chế nhiều, nhìn chung còn phó mặc cho giáo
viên và nhà trường. Tài liệu tham khảo của các em hoàn toàn do giáo viên sưu tầm và
mượn thêm từ thư viện nhà trường, sưu tầm ở trên mạng. Bên cạnh đó, công tác tự
học, tự nghiên cứu ở nhà của học sinh còn hạn chế. Các em chưa có thói quen tự học,
sáng tạo trong học tập. Việc học còn phụ thuộc quá nhiều vào việc giảng dạy trên lớp
chính khóa và bồi dưỡng của giáo viên nên vấn đề học bài, khắc sâu kiến thức ở nhà
của các em chưa thật chu đáo, thiết thực.
BẢNG SỐ 1

Chất lượng khảo sát đầu năm môn sinh học 8 để lựa chọn học sinh giỏi:
Năm học: 2014-2015

Lớp


số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

TB
SL

Yếu

Kém

%

SL


%

SL

TB↑
% SL

%

8A

29

4

13,8

8

27,6 13

48,8

4

13,8

0


0

25 86,2

8B

35

0

0

8

22,9 17

48,6

10 28,6

0

0

25 71,4

8C

31


0

0

7

22,6 17

54,8

9

0

0

22

95

4

4,2

23

24,2 47

49,5


23 24,2

0

0

73 76,8

29

71

Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp 4,2 %, trước thực trạng trên, để
khơi dậy trong các em sự hứng thú học tập, yêu thích bộ môn, say mê khám phá, tìm
tòi kiến thức, phát triển tư duy, tính sáng tạo cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, và giúp học sinh học giỏi hơn môn sinh 8 tôi đi vào nghiên cứu và áp dụng
thực tiễn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh
8 ở trường THCS”
-5–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
2. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn sinh học 8 .
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc
phục và hạn chế những tồn tại để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn sinh học 8 tại đơn vị nơi tôi đang công tác .

Biện pháp 1 : Phát hiện, lựa chọn đội tuyển .
Đây chính là bước quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Vậy thế nào là học sinh
giỏi môn sinh 8 ? Học sinh giỏi môn Sinh là những học sinh có điểm tổng kết các môn
từ loại khá trở lên ,điểm trung bình bộ môn sinh lớp 6, đặc biệt lớp 7 phải đạt loại giỏi
, môn công cụ (môn toán ít nhất phải đạt loại khá giỏi ), có niềm say mê yêu thích bộ
môn sinh học. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý
thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến
thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các tiết học, thực
hành mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê giúp các em chịu khó tìm tòi tài liệu để mở
mamg kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng
tưởng, tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo của môn học.
Từ quan niệm về học sinh giỏi môn sinh học nói trên việc phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm lớp 8 cơ sở của việc chọn đề tài của tôi
là :
Trước hết là phải tìm hiểu kết quả của các học sinh đó ở lớp 6, 7 qua điểm tổng
kết, điểm các môn học như Sinh, Toán ... tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã dạy trực
tiếp bộ bôn sinh, môn toán, GVCN ở lớp đó để nắm bắt mặt mạnh mặt yếu học sinh,
để biết được sở thích, sự say mê của các em đối với bộ môn học sinh học 8. Trong
thực tế quá trình chọn học sinh giỏi môn sinh thì việc chọn học sinh giỏi môn sinh 8
có năng lực đã khó vì chủ yếu là chọn các được đối lượng mà các đội tuyển khác, do
đó yêu cầu chọn học sinh có niềm đam mê và hứng thú về bộ môn thì càng khó khăn
hơn vì chủ yếu các em học giỏi thì học giỏi đều các môn nhưng các em chỉ thích bồi
dưỡng các môn Hoá, Lý, Tin... . Do đó trong quá trình dạy học và bồi dưỡng ngoài
việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giáo viên cần phải định hướng thêm cho các em
biết được vai trò cần thiết của việc học tập bộ môn sinh, đồng thời khơi gợi cho các
em đó có hứng thú học tập và yêu thích bộ môn sinh.
Muốn lựa chọn đúng đối tượng học sinh thì ban đầu phải chọn số lượng học sinh
cần bồi dưỡng nhiều hơn yêu cầu từ 5 đến 10 em để các em thi đua nhau học tập đồng
-6–


TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
thời để ta có nguồn để chúng ta tiến hành kiểm tra đánh giá và loại dần những em
không tiến bộ, không đạt theo yêu cầu đã đưa ra qua các lần kiểm tra, thi chọn, để lựa
chọn chính xác đối tượng học sinh giỏi. Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách
khách quan, chính xác, không chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng dưỡng
hằng ngày, việc thực hiện bài tập về nhà, việc chuẩn bị bài mới. Việc lựa chọn đúng
không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị
quá sức đối với những em không có tố chất.
Biện pháp 2 : Xác định tư tưởng để học sinh yên tâm và có hứng thú học tập
bồi dưỡng bộ môn.
Như phần trên tôi đã nêu, đối tượng học sinh tôi bồi dưỡng đa số là học sinh không
có sự hứng thú và đam mê đối với bộ môn, các em xem môn sinh là môn phụ, có tư
tưởng đứng núi này trong núi nọ tìm cách để chuyển môn bồi dưỡng. Vì vậy giáo viên
phải tích cực động viên, xác định tư tưởng để các em thấy được tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học: như là hiện nay đời sống con người ngày
càng cao nhu cầu về sức khoẻ ngày càng lớn do đó đòi hỏi phải có Bác sĩ giỏi mà
muối thi Bác sĩ phải học 3 môn trong đó không thể thiếu được bộ môn sinh học ...
Ngoài việc xác định rõ tư tưởng cho các em bản thân tôi còn phải đổi mới cách dạy
tạo ra sự hứng thú, tính tò mò cho các em, tạo niềm vui cho các em khi được học bồi
dưỡng môn sinh học 8 ; Đồng thời bản thân tôi đã giúp cho các em có cách học mới
giúp cho các em tự tin hơn, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức
mới, ...từ đó các em có yên tâm và có hứng thú trong học tập hơn. Mặt khác giáo viên
bồi dưỡng phải tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường, GVCN, các giáo viên cùng
bộ môn và các bộ môn khác để làm tốt công tác tư tưởng cho các em.
Biện pháp 3 :Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một cách cụ thể tránh tình trạng
thích đâu dạy đó và biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng cụ thể chi

tiết cho từng chuyên đề, từng mảng kiến thức( Theo tôi dạy theo chuyên đề là biện
pháp hữu ích nhất ).
Đầu năm học, giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù
hợp với đặc trưng bộ môn và tình hình dạy học của đơn vị. Để làm được điều đó,
tôi dựa vào các căn cứ như sau:
Căn cứ vào kế hoạch thi học sinh giỏi của phòng, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
tổng thể của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình
đơn vị, thời gian dạy học chính khóa và dung lượng kiến thức cần đạt trong bồi
-7–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
dưỡng. Kế hoạch phải mang tính định hướng và mục tiêu yêu cầu cần đạt trong và kết
thúc quá trình bồi dưỡng, kết quả dự thi.
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và tài liệu bồi dưỡng của phòng phát hành, các
tài liệu tham khảo, đề thi học sinh giỏi các năm trước, ngườn tài liệu ở trên
mạng .... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng
tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương
trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng
ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần biên soạn nội
dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học
chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến
thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao
dần).
Cần soạn thảo chương trình từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp để
các em học sinh bắt nhịp dần. Đồng thời phải có ôn tập củng cố, kiểm tra, rút kinh
nghiệm qua mỗi bài kiểm tra.

Không nên xây dựng chương trình như sách giáo khoa nâng cao hiện nay vì như
thế học sinh khó nắm chắc kiến thức, dễ nhầm lẫn. Mặt khác trong sách nâng cao
số lượng kiến thức nâng cao quá nhiều nếu lạm dụng sẽ ôm đồm, làm học sinh
hoang mang bởi quá nhiều kiến thức không biết nắm kiến thức nào bỏ kiến thức
nào ...
Một số tiết ôn tập, giáo viên bồi dưỡng cần giúp các em tổng hợp các kiến thức,
các dạng bài, các phương pháp giải bài tập theo từng chuyên đề theo hệ thống. Vì
hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được kiến thức mà đòi hỏi phải có sự hướng
dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
Điều cần thiết, giáo viên đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc
rút, soạn thảo cô động nội dung chương trình bồi dưỡng. (Cần lưu ý : Tùy thuộc vào
thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà mức độ kiến thức cao hay
thấp, số lượng bài khó và ôn tập củng cố kiểm tra nhiều hay ít)
Biện pháp 4 : GV Chuẩn bị bài ( soạn bài ) chu đáo cho việc bồi dưỡng và phải
xác định rõ trọng tâm kiến thức cho từng buổi, từng tiết để tránh trùng lặp.
Công tác soạn bài có tầm quan trọng đặc biệt. Nó quyết định sự thành công hay
thất bại của một tiết trên lớp. Nó chính là bản hướng dẫn hành động cho người giáo
viên. Do vậy, không được xem thường, qua loa, máy móc, xa rời đối tượng học sinh.

-8–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Phải tận dụng điều kiện thiết bị dạy học hiện có để giúp các em quan sát trực quan,
khắc sâu thêm kiến thức.
Trong bài soạn phải thể hiện rõ được phương pháp dạy của giáo viên (hướng dẫn,
điều khiển hoạt động học tập của học sinh theo hướng tích cực và thể hiện rõ hoạt

động của học sinh (học sinh tích cực chủ động hoạt động, tự nghiên cứu và tìm ra kiến
thức dưới sự điều khiển của giáo viên, của nhóm, ...).
Ngoài ra trong soạn bài tôi còn đặc biệt chú ý lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học
minh họa, tài liệu tham khảo giúp các em khám phá cái mới, mở rộng kiến thức hoặc
củng cố và khắc sâu kiến thức cho các em sau mỗi buổi bồi dưỡng tạo cho các em
hứng thú hơn khi được bồi dưỡng môn sinh....
Biện pháp 5 : Lựa chọn, kết hợp và sử dụng phương pháp bồi dưỡng phù hợp
với nội dung chuyên đề bồi dưỡng.
Môn sinh học 8 (môn cơ thể người và vệ sinh) là môn khoa học thực nghiệm mà
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát và thí nghiệm (Thực nghiệm). Như
chúng ta đã biết, con người có nguồn gốc động vật, thuộc lớp Thú nên cấu tạo cơ thể
và các hoạt động sinh lí về đại thể giống với động vật thuộc lớp Thú. Do đó người ta
thường tìm hiểu cấu tạo và hoạt động sinh lí của phần lớn các cơ quan, hệ cơ quan trên
cơ thể động vật để hiểu về con người. Vì thế, trong dạy học, bồi dưỡng bộ môn này
khi có điều kiện sẵn mẫu vật tự nhiên (tim, phổi, thận, não...) mà giáo viên hay học
sinh có được, có thể cho học sinh quan sát các mẫu vật đó để tìm hiểu hình thái (màu
sắc, hình dạng, kích thước), giải phẩu (cấu tạo bên trong các cơ quan và cơ thể) kết
hợp với tranh vẽ, mô hình cơ quan, hệ cơ quan của người để so sánh, đối chiếu từ đó
giúp học sinh ghi nhớ kĩ hơn và chính xác hơn.
Ngoài tác dụng về mặt nhận thức, các phương pháp đặc trưng này còn rèn luyện,
tập dượt cho học sinh phương pháp nghiên cứu, giúp các em phát triển tư duy khoa
học, tác phong cẩn thận, chính xác và có lòng say mê tìm hiểu nghiên cứu .
Con người là đối tượng nghiên cứu của môn sinh học 8, là đối tượng rất gần gũi
với các em, là chính bản thân các em, là bạn bè thân thiết xung quanh các em là một
phương tiện trực quan sống cần được khai thác trong quá trình dạy các kiến thức hình
thái, giải phẫu. Chẳng hạn, mắt với màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai
vị giác, da với các sản phẩm của da (lông, móng); tai ngoài… các chi, xương đai, các
loại khớp, các bắp cơ… có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mình hoặc bạn. Do đó có
thể khai thác những vốn hiểu biết của các em về các cơ quan, bộ phận cơ thể người,
vào quá trình dạy học. Giáo viên có thể dùng phương pháp hỏi - đáp gợi mở từ thực tế

-9–

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
các bộ phận cơ thể để các em dễ nhớ, dễ vận dụng và nắm chắc hơn. Hoặc về phía học
sinh có thể dùng những hiểu biết khoa học để tìm hiểu, giải thích những hiện tượng
thường gặp trong đời sống. Chẳng hạn, vì sao máu người có màu đỏ, vì sao người say
rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi, vì sao ta nhai cơm lâu
trong miệng lại có cảm giác ngọt ........
Học sinh lớp 8 là học sinh có độ tuổi từ 13-14 tuổi. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
của lứa tuổi này rất thất thường. Vì ở lứa tuổi này học sinh đang bước vào lứa tuổi
dậy thì, giai đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên, cơ thể phát triển mạnh
về kích thước và thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh về mặt sinh lí. Do đó
các em thích tìm hiểu về bản thân, hay tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới,
muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được
coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lâp, muốn thử
sức mình. Tuy nhiên mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến sự hoàn thiện,
do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn song cũng dễ chuyển sang trạng thái ức
chế khi phải tiếp thu bài một cách thụ động, kém hào hứng. Vì thế khi sử dụng những
phương pháp dạy học theo chuyên đề phải giúp các em động não và tích cực hoá hoạt
động học tập của các em để học tập đạt kết quả cao .
Sự thành công của việc bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học
mà giáo viên lựa chọn. Do đó trong quá trình bồi dưỡng để đạt kết quả cao trong bồi
dưỡng tôi thường lựa chọn, kết hợp sử dụng những phương pháp sau :
- Phương pháp hỏi đáp, tạo tình huống giải quyết vấn đề.
Giáo viên dùng lời nói để dẫn dắt, giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi kiến thức cần
nghiên cứu. Giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh giải quyết vấn đề. Đây là một

trong những phương pháp phổ biến và đặc trưng trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Ví dụ : khi ôn tập nội dung về các loại mô, tôi cho học sinh có thời gian để ghi nhớ
đặc điểm của các loại mô. Tôi đặt câu hỏi : Trong cơ thể người có mấy loại mô
chính nào ? Em hãy lập bảng so sánh các loại mô đó về cấu tạo và chức năng ?
Học sinh trình bày :
- Có 4 loại mô chính : Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
- So sánh các loại mô :
Mô biểu bì

Mô liên kết

- 10 –

Mô cơ

Mô thần kinh

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đặc
Tế bào nằm
điểm cấu Tế bào xếp
trong chất
tạo
xít nhau
nền


Chức
năng

Bảo vệ, hấp
thụ, tiết ( mô
sinh sản làm
nhiệm vụ
sinh sản)

Nâng đỡ
( máu vận
chuyển các
chất)

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Tế bào dài, xếp
thành lớp ,thành
Noron có thân nối với

sợi trục và sợi nhánh
- Tiếp nhận kích
thích
- Dẫn truyền xung
Co, dãn tạo nên
thần kinh
sự vận động của
- Xử lí thông tin, điều
các cơ quan và
vận động của cơ
hòa các hoạt động

thể
các cơ quan

Sau khi học sinh trình bày xong kết quả, tôi nhận xét bổ sung và nêu câu hỏi vận
dụng: Máu thuộc loại mô gì ? Vì sao xếp máu vào loại mô đó ?
Học sinh vận dụng kiến thức và trả lời, giáo viên nhận xét và khẳng định lại :
- Máu thuộc mô liên kết .
- Nếu quan niệm huyết tương của máu là chất nền và xét về nguồn gốc các tế bào
máu được tạo ra từ các tế bào giống như nguồn gốc tế bào sụn, xương thì có thể xếp
máu thuộc mô liên kết.
Ngoài câu hỏi vận dụng trên, tôi còn nêu lên một số câu hỏi khác như : Nêu điểm
giống nhau và khác nhau giữa mô mỡ và mô máu về cấu tạo và chức năng ? Học sinh
trả lời và tôi nhận xét bổ sung thêm.
Phương pháp vấn đáp, tạo tình huống giải quyết vấn đề là phương pháp phổ biến
nhất trong dạy học bồi dưỡng. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, bao quát
được nhiều lượng kiến thức cần bồi dưỡng trong cùng một đơn vị thời gian. Rèn luyện
kĩ năng liên hệ, vận dụng của học sinh để giải quyết các bài tập.
- Phương pháp trực quan.
Là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan như mô hình, mẫu vật thật, tranh
ảnh … giúp các em đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Hiện tại mẫu vật
và tranh ảnh về bộ môn sinh 8 ở các trường học khá đầy đủ. Tôi đã vận dụng những
thiết bị sẵn có này để giúp học sinh nắm rõ kiến thức, khắc sâu thêm kiến thức trong
quá trình bồi dưỡng.

- Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá trình
nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức. Ở đây
học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới
- 11 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN

những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang tính
chất tìm tòi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát
triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh.
- Hình vẽ trong sách giáo khoa cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp
thông tin về cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tự tìm
hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc
kiến thức.
Ví dụ : Khi bồi dưỡng kiến thức các cơ quan trong hệ hô hấp, tôi đưa ra tranh cấu
tạo tổng thể hệ hô hấp của người cho học sinh quan sát, nhớ lại kiến thức cấu tạo của
hệ hô hấp, các bộ phận của đường dẫn khí, 2 lá phổi và chức năng của đường dẫn khí
và hai lá phổi. Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi : Dựa vào tranh 20. 2 Cấu tạo tổng thể
hệ hô hấp của người hãy nêu cấu tạo của hệ hô hấp và kể tên các bộ phận thuộc đường
dẫn khí, hai lá phổi. Dựa vào cấu tạo và liên hệ thực tế nêu chức năng của đường dẫn
khí và hai lá phổi .
Học sinh lên bảng chỉ vào tranh và trình bày :
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và hai lá phổi
+ Các cơ quan của đường dẫn khí gồm : Mũi, Họng, Thanh quản, hí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi : Lá phổi phải có 3 thuỳ, lá phổi trái có hai thuỳ.
Chức năng của đường dẫn khí là : Dẫn khí vào và ra ; làm ẩm, làm ấm không khí đi
vào và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại .
Chức năng của phổi : là nơi trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao
mạch phổi.
Ở chuyên đề hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ bài tiết…tôi cũng sử dụng tranh vẽ các cơ
quan của ống tiêu hoá, bộ não, tủy sống, thận…có sẵn ở phòng thiết bị để giúp học

sinh hệ thống hóa lại kiến thức theo tranh vẽ và ghi nhớ khắc sâu.
- Phương pháp dạy học theo bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay
một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
- Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua
(vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc.
- 12 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
BĐTD gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung
quanh.
- BĐTD có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta chú ý: Một bông hoa
với nhuỵ ở trung tâm và rất nhiều cánh vòng quanh. Một cây gỗ có những cành và lá
tạo thành tán rộng….
* Ưu điểm của BĐTD:
- Kiến thức được trình bày cô đọng tổng quát, các nội dung được hệ thống liên kết
với nhau, sử dụng hình ảnh, màu sắc sinh động, toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy"
phát huy tối đa tiềm năng tư duy, ghi nhớ của bộ não, giúp HS hiểu và nhớ lâu bài
học, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
- Tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa.
- BĐTD là sơ đồ mở, việc thiết kế không yêu cầu khắt khe chi tiết như bản đồ địa lý,
có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ 1 kiểu khác nhau, kích thích hứng
thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh.
- Phương tiện thiết kế bản đồ tư duy khá đơn giản, dễ tìm, kinh tế: giấy, bìa, bảng phụ,

bút chì màu, phấn màu hoặc dùng phần mềm có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ
sở vật chất nào của các trường hiện nay .
- Phát triển năng khiếu hội họa, sở thích mỗi người, được tự do chọn màu sắc, đường
nét, tự sáng tác nên những BĐTD, thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày của từng cá
nhân nên càng yêu quý vá trân trọng “ tác phẩm trí tuệ” của mình.
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
- Sử dụng BĐTD trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả
năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để
có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. BĐTD tạo cho mỗi thành viên
cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn. học
sinh có thể tương tác với bạn học của mình và với Giáo viên.
- Qua hoạt động thuyết trình BĐTD vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là
một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các
em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của
học sinh nước ta hiện nay.
- Mặt khác, dạy học bằng BĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luôn
sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc
- 13 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh, nhất là
những học sinh khá, giỏi. Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém.
Tóm lại dạy học dựa trên bản đồ tư giúp học nắm bài học có hệ thống và đảm bảo
tính logic cao. Giúp giáo viên trình bày bảng khoa học và ngắn gọn. Sử dụng bản đồ
tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trong việc hệ thống hóa kiến
thức cũng như phát triển ý tưởng của học sinh trong quá trình học tập.

Ví dụ:
Sau khi kết thúc chuyên đề hệ tiêu hoá tôi dùng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa lại
kiến thức, cụ thể là thể hiện mảng kiến thức về tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá như
sau:

- 14 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN

Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tự lực, tính chủ
động, sáng tạo, học sinh tự giành lấy kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo
viên, iến thức thu được sẽ trở thành tài sản riêng của các em.Vì vậy các em nắm bài
sâu và nắm chắc hơn.Ngoài ra, còn gây được hứng thú nhận thức rất lớn đối với các
em, mà hứng thú là yếu tố tâm lý ban đầu có tác dụng tíc cực đối với quá trình nhận
thức của học sinh.
Qua quá trình bồi dưỡng cũng như giảng dạy trên lớp tôi rút ra một điều thì dù lựa
chọn và kết hợp các phương pháp dạy học nào đi chăng nữa thì nghệ thuật sư
phạm( nghệ thuật khen – chê đúng lúc) là một điều không thể thiếu trong quá trình bồi
dưỡng vì nhờ nghệ thuật sư phạm mà tiết dạy sẽ được nhẹ nhàng hơn, thân thiện hơn,
- 15 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
để thay thế bởi sự quát nạt, mắng mỏ học sinh trong quá trình dạy học. Có như thế
mới tạo được sự mạnh dạn, hứng thú học tập bộ môn, tạo nên được lòng ham thích,và
đam mê bộ môn.
Ví dụ : Khi chúng ta nêu một câu hỏi mà học sinh không trả lời được, lúc này học
sinh đang đứng trước một áp lực rất lớn, đó là không biết cô sẽ xử sự với mình như
thế nào đây ? chắc là mình bị 0 điểm rồi. Nếu lúc này giáo viên chúng ta không có
nghệ thuật thì giáo viên chúng ta vô tình làm mất đi niềm đam mê của học sinh đối
với bộ môn ( em không học bài cô cho 0 điểm, em như thế này như thế kia (chê học
sinh ...), chúng ta thay bằng những lời chê này bằng tình yêu thương học sinh đó là
giáo viên tìm hiểu nguyên nhân vì sao em không thuộc bài (không trả lời được) và
mình phải tin vào lý do đó dù là chưa chắc hẳn là như thế để cho các em có cơ hội
chuộc lỗi, sau đó giáo viên đưa ra một yêu cầu mới mà chắc chắn học sinh đó sẽ đáp
ứng được chứ đừng chọn yêu cầu cao có như vậy học sinh mới tự tin vào khả năng
của mình không bất mản vào giáo viên và bộ môn mà mình đang học mà càng ngày
càng yêu thích bộ môn hơn.(câu hỏi thường dùng của tôi khi gặp trường hợp này: Em
hãy nêu cho cô kiến thức bất kỳ của môn sinh học 8 mà em biết, thì lúc này học sinh
rất phấn khởi nhớ lại những kiến thức đã học ở các tiết trước để trả lời ). Cuối cùng
giáo viên phải xử phạt phân minh : bây giờ cô trừ em 1 điểm hoặc nhiều hơn tuỳ giáo
viên vì em không thực hiện ngay yêu cầu thứ nhất mà em thực hiện yêu cầu thứ 2 do
đó em bị trừ điểm. Qua đây học sinh rút ra được một bài học là phải học bài chuyên
cần để được điểm cao nếu không sẽ bị trừ điểm và từ đó học sinh sẽ say mê học bài củ
hơn, đam mê đối với bộ môn hơn và điều này đã được thực tiễn chứng minh.
Biện pháp 6: Xây dựng nề nếp học tập ngay từ những tuần đầu :
Điều trước tiên tôi quan tâm đó là nề nếp học tập trên lớp. Không phải chỉ
nghiêng về trật tự lớp học mà tôi còn chú ý ở các em cách dùng sách, vở, thước, bút,
… nói chung là dụng cụ học tập.
Khi nào sử dụng vở học để làm bài, khi nào dùng vở nháp và sử dụng vở nháp
như thế nào ? Trình bày ở vở nháp có khoa học và cẩn thận không…? Khi nào phải
làm bài một cách độc lập, khi nào thì thảo luận nhóm. Điều này, trong khoảng 2 đến 3

tuần đầu các em sẽ quen và hiểu được ý tôi muốn các em lúc nào phải làm gì?
Có như thế, các em sẽ biết tập trung nghe giảng lúc nào? Biết khi nào phải làm
bài? Khi nào cần phải thảo luận và phát biểu ý kiến đóng góp cùng các bạn hay cùng
với giáo viên để xây dựng bài mới.

- 16 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Biện pháp 7: Giáo viên bồi dưỡng có sổ theo dõi học sinh (Ghi chép sự chuyên
cần và kết quả của các lần kiểm tra của học sinh, ưu khuyết điểm của học sinh
qua mỗi bài kiểm tra – Hướng khắc phục.)
I. Theo sự chuyên cần của học sinh trong các buổi học
(Đi học không đánh dấu – Vắng đánh dấu nhân)
Thứ ,Ngày
T
T
1
2
3
4
5
6
7

2 5
Họ và tên học sinh


Nguyễn Văn A
Dương Minh B
Ngô Đức C
...........

Lớp

8a
8c
8a

7 1
0
x
x

II Theo dỏi kết quả học tập qua các bài kiểm tra
T
T
1
2
3
4
5
6
7

Kết quả kiểm tra
Họ và tên học sinh

Nguyễn Văn A
Dương Minh B
Ngô Đức C
......

Lớp L L L L L L L L L L
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
8a
8a
8a

L
11

L
12

L
13

Nhận xét kết quả bài kiểm tra lần 1
Nguyễn Văn A
Ưu điểm:
.................................................
Nhược:
....................................................
Hướng khắc phục
.....................................................................
- 17 –


TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Tương tự đối với các học sinh khác
.......................................................
Nhận xét kết quả bài kiểm tra lần 2
Tương tự như trên
- Giáo viên thường xuyên ghi chép sự chuyên cần và kết quả các bài kiểm tra của
học sinh, nhận xét ưu, khuyết điểm, nêu hướng phắc phục cho từng em, để gặp gỡ
trao đổi với từng em giúp các em rút kinh nghiệm để nắm bắt các tình huống khi
học sinh làm bài. Giáo viên chủ động liên lạc với gia đình để bố mẹ các em nắm
được sự tiến bộ của từng em để động viên kịp thời. Giáo viên tự rút ra bài học
kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp để thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi các
khối khác tốt hơn. Đúc rút kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm
hướng giải quyết.
Biện pháp 8: Dạy tích hợp với các bộ môn khác vào quá trình bồi dưỡng
để gây hứng thú và sự say mê học tập cho học sinh :
Môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giải bài tập vận
dụng ngoài kiến thức sinh học ra học sinh cần có khối lượng kiến thức cơ bản, nâng
cao về môn toán, môn lý, môn mỹ thuật. Có nhiều bài tập sinh học không có kiến
thức về toán học, lý học, mỹ thuật thì không thể thực hiện được làm cho học sinh nản
chí, không muốn học. Chính vì vậy giáo viên phải dạy những kiến thức toán và lý có
liên quan trong quá trình bồi dưỡng để gây hứng thú và sự đam mê học tập cho học
sinh.
Cụ thể khi giải bài tập về chuyên đề 1: Nhìn chung cơ thể người – vận động
( vận dụng kiến thức toán, lý, mỹ thuật để hoàn thành bài tập ), chuyên đề 2 : Tuần
hoàn, chuyên đề 3 : hô hấp, chuyên đề 4: Tiêu hoá ( Vận dụng kiến thức toán, mỹ
thuật để hoàn thành bài tập )

Ví dụ 1: Giải bài tập thuộc chuyên đề 1 ( chương vận động)
a) Một người kéo một vật nặng 10 Kg từ nơi thấp lên độ cao 8m thì công của cơ sinh
ra là bao nhiêu?
A. 50J;
B.500J; C.1000J; D.800J
b)Giải thích ý em cho là đúng.
Muốn giải được bài toán này học sinh phải vận dụng kiến thức vật lý và kiến thức
toán học để giải .
a) chọn đáp án D
b) Giải thích : Áp dụng công thức tính công A = F.s .Theo bài ra ta có : 10 Kg thì
có trọng lượng F = 100N ( vì 1Kg = 10N ), s = 8m
- 18 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Thay vào công thức tính công ta có : A = 800.8 =800(J)
Ví dụ 2: Xương dài ra nhờ đâu ? Hãy vẽ sơ đồ và mô tả thí nghiệm chứng minh điều
đó. Đối với bài tập này muốn hoàn thành bài tập này phải vận dụng kiến thức mỹ
thuật để hoàn thành ( Phải vẽ được sơ đồ thí nghiệm). Do đó giáo viên phải luyện
cho học sinh vẽ được sơ đồ thí nghiệm thông qua vận dụng môn mỹ thuật.
Biện pháp 9 : Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp ở lớp
cũng như ở nhà.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phải yêu cầu học sinh tự giác, tích cực và
có thói quen tư duy logic và mạnh dạn trình bày bài làm của mình với thầy cô. Từ đó
giáo viên mới nắm được các em còn yếu ở những điểm nào để củng cố thêm.
Như chúng ta đã biết thời lượng lên lớp với đội tuyển là không nhiều, việc nâng
cao kết quả bồi dưỡng phải kết hợp với hoạt động dạy học chính khoá trên lớp và đặc

biệt là việc hướng dẫn học sinh tự học là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng. Thực tế cho thấy học sinh nào có tinh thần và phương pháp tự học tốt thì
sẽ thành công cao hơn các bạn khác. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách sử
dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý và hiệu quả, tránh lãng phí thời gian,
nhưng cũng đảm bảo thời gian nghỉ ngơi giải trí. Thực tế cho thấy, có học sinh học rất
nhiều, thâu đêm suốt sáng, không thu xếp được thời gian nghỉ ngơi, nên hậu quả là
không những không thành công mà còn gây mụ mẫm đầu óc, cơ thể mệt mỏi kéo
dài…Do đó giáo viên phải dạy cho học sinh cách học (biết cách tự học) .
Cụ thể :
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi học trước hết phải nắm chắc kiến thức cơ
bản từ đó mới có cơ sở kiến thức để liên hệ, so sánh, để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
Không những thế học sinh cần phải có thói quen đặt ngược vấn đề, như đặt câu hỏi
tại sao lại như vậy? Để từ đó hiểu bài một cách cặn kẽ, giúp các em ghi nhớ có chủ
định.
Giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen ghi chép lại những hiện tượng sinh học
quan sát được từ thực tế và tự đặt câu hỏi để giải thích, đưa ra nhận định khoa học.
Tập cho học sinh có ý thức làm bài tập nâng cao để rèn luyện kiến thức chuyên sâu và
trí thông minh.
Giáo viên ra bài tập về nhà với dung lượng và kiến thức phù hợp với đối tượng học
sinh. Việc học tập ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một hình thức học tập độc lập
- 19 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
của học sinh. Muốn học sinh thực hiện hiệu quả công việc này thì giáo viên cần sự
hướng dẫn kĩ càng chu đáo cho các em định hướng cách làm các bài tập đó.

Ví dụ: Khi dạy xong chuyên đề tuần hoàn, tôi ra bài tập về nhà cho học sinh phần
bài tập nâng cao như sau :
1. Phân tích hoạt động của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Từ
đó so sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ .
2. Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông hể ra khỏi mạch là đông ngay ?
Hướng dẫn hoàn thành câu hỏi 1: Tôi yêu cầu các em về xem lại đường đi của
máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn thông qua việc quan sát
lại hình 16.1 nghiên cứu chú thích và quan sát kỹ hướng mũi tên, từ đó các em sẽ phân
tích được hoạt động của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Khi
các em phân tích được hoạt động của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần
hoàn nhỏ thì các em sẽ dễ dàng thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa vòng tuần
hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (so sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ)
Hướng dẫn hoàn thành câu hỏi 2: Tôi hướng dẫn các em vận dụng kiến thức ở
chuyên đề tuần hoàn cụ thể là dựa vào kiến thức phần I. Đông máu trang 48 sách giáo
khoa của bài 15 “Đông máu và nguyên tắc truyền máu” để giải thích bằng cách trả lời
hai câu hỏi nhỏ đó là : máu chảy trong mạch không bao giờ đông là do đâu ? Tại sao
máu ra khỏi mạch là đông ngay .
Biện pháp 10 : Giáo viên bồi dưỡng phải tích cực tích lũy nâng cao kiến thức bộ
môn, sử dụng tốt tài liệu tham khảo trong công tác bồi dưỡng.
Muốn có học sinh giỏi thì người giáo viên bồi dưỡng luôn có ý thức tự tìm tòi, rèn
luyện, tích luỹ tri thức và kinh nghiệm, trao dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là
« người dẫn đường tin cậy » cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi tư liệu ,
có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng. Lựa chọn trang
Web nào hữu ích nhất, tác giả nào hay nhất để sưu tầm tài liệu.....
Giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự
thành công. Vì thế cần có sự đầu tư, nghiên cứu tài liệu bộ môn để tích lũy kiến thức
và chắt lọc, vận dụng vào quá trình bồi dưỡng.
Khi đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên sâu về bộ môn, giáo viên bồi dưỡng
phải biết chắt lọc, lựa chọn kiến thức để chuyển tải phù hợp với đối tượng học sinh
mình bồi dưỡng. Phải ra những câu hỏi, bài tập vận dụng từ thấp đến cao, tránh ôm

- 20 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
đồm và xem các tất cả bài tập mình đã chuẩn bị là dễ đối với học sinh trong quá trình
bồi dưỡng.
3. Những kết quả đạt được:
Trong năm học qua tôi đã tiến hành áp dụng các giải pháp đã nêu trên, bản thân tự
nhận thấy rằng chất lượng học sinh tôi trực tiếp bồi dưỡng đã có những chuyển biến
rõ rệt. Kết quả cụ thể được thể hiện ở chất lượng học sinh giỏi bộ môn sinh 8 vào
cuối năm học và kết quả kiểm tra học sinh giỏi cấp huyện của năm học 2014-2015
như sau:
BẢNG SỐ 2
*Chất lượng bộ môn sinh 8 cuối năm học 2014-2015

Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp
số SL % SL % SL
%
SL %
8A 29 21 72,4 8 27,6 0
0
0
0

8B 35 6 17,1 11 31,4 15 42,9
1 2,9
8C 31 2 6,5 17 54,8 12 38,7
0
0
30,
1,0
95 29
5
36 37,9 27 28,4
1
5

Kém
TB↑
SL % SL %
0
0 29 100
0
0 34 97,1
0
0 31 100
0

0

94 98,9

** Kết quả thi học sinh giỏi cấp Huyện: năm học 2014-2015 đội tuyển học sinh
giỏi môn sinh 8 của trường nằm trong tốp 10 của huyện. Nằm trong tốp đầu của cụm,

có 2 giải cá nhân .

III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến :
Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8 ở trường mà tôi đang công
tác, tôi nhận thấy rằng : Người giáo viên bồi dưỡng cần không ngừng học hỏi và tự
học để nâng cao trình độ, đúc rút thêm kinh nghiệm, thường xuyên sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy. Tham khảo nhiều sách báo, tài liệu liên quan, học hỏi
đồng nghiệp và một lòng yêu nghề mến trẻ thì chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại
trong quá trình bồi dưỡng để công việc bồi dưỡng nhân tài cho trường, cho địa
phương, cho đất nước ngày càng có bước tiến vững chắc.
Với việc áp dụng các biện pháp trên vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn sinh học 8 tại đơn vị, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8 đã được
nâng cao như kết quả đã nêu ở trên.
- 21 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
Qua bồi dưỡng tôi đã thành công trong việc tạo hứng thú cho học sinh đối với bộ
môn sinh, các em thích học bộ môn sinh hơn, học một cách hăng say, hứng thú, chứ
không căng thẳng, không thụ động, rập khuôn máy móc hay thờ ơ như trước đây
thông qua các biện pháp cụ thể như xác định tư tưởng và tích hợp các môn học khác
như môn toán,môn lý, môn mỹ thuật trong quá trình bồi dưỡng. Có nhiều em ngoài
đội tuyển xin tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh. Các em đã tự giác, chủ động
hơn trong học tập, tích cực tự học ở nhà để khắc sâu thêm kiến thức đã học.
Trong quá trình các tiết dạy giữa giáo viên bồi dưỡng và học sinh có sự hoạt động
nhịp nhàng, Giáo viên bồi dưỡng tổ chức các hình thức hoạt động, Học sinh thực hiện

một cách tích cực. Đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết, giải thành thạo các
bài tập vận dụng thực tiễn.
Phụ huynh đã phấn khởi, tích cực động viên con em nhiều hơn trong việc tham gia
bồi dưỡng và bước đầu đã có sự đầu tư cơ bản cho việc bồi dưỡng của con em.
Đề tài về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi bộ môn sinh học 8 ở trường THCS ” nêu lên những yêu cầu thực tiễn, những
việc làm thiết thực của giáo viên trong công tác bồi dưỡng. Đề tài đã góp phần thực
hiện thành công chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi ở đơn vị tôi công tác. Đã xoá được
quan niệm môn sinh học là môn phụ, và các em đã có hứng thú học tập môn sinh 8
một cách thực sự, không bị gò ép .
2. Kiến nghị đề xuất:
* Đối với phòng giáo dục :
Cần soạn thảo một bộ chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8 mới, có chiều
sâu hơn, sát với thực tế dạy học hơn để giáo viên dễ đầu tư có chiều sâu hơn trong quá
trình bồi dưỡng nhằm nâng cao hơn chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 8.
* Đối với nhà trường :
Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu tham khảo có chất lượng hơn
về bộ môn sinh 8 để cho giáo viên, học sinh có tài liệu học tập nghiên cứu.
*Đối với giáo viên :
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi hơn, người giáo viên bồi
dưỡng cần nghiên cứu kỹ bài, xác định được kiến thức trọng tâm cần bồi dưỡng, tìm
hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hình
thành cho học sinh khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phải mang tính hợp lí
và hài hòa. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh thói quen tự học, tự tìm hiểu, nghiên
cứu, xử lí thông tin. Giúp cho học sinh luôn luôn có hứng thú đối với môn học.
- 22 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
* Đối với phụ huynh :
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên hổ trợ tích cực hơn để giáo viên và học sinh có
động lực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tránh giao phó hoàn toàn cho giáo
viên và nhà trường.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh.
* Đối với học sinh :
Có hứng thú học tập bộ môn, không xem bộ môn sinh là bộ môn phụ .
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tôi vừa rút ra từ công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, hi vọng phần nào sẽ góp phần nâng cao chất lượng sinh giỏi. Tuy đã rất cố
gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn
đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp đã quan
tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:

- 23 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC
8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC
8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.”

- 24 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GV : NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Sơn Thủy.

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015


- 25 –

TRƯỜNG THCS SƠN THỦY


×