Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi , học sinh năng khiếu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.47 KB, 5 trang )

" Một số biện pháp nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi , học
sinh năng khiếu
A/ Lý do chọn đề tài :
C
hất lượng dạy và học luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi giáo viên bộ môn , tập thể tổ
chuyên môn và toàn thể nhà trường . Song do đặc điểm của từng trường, thế mạnh của đội
ngũ , đặc thù của học sinh và điều kiện kinh tế của nhân dân , sự nhận thức của phụ huynh
đã tác động không ít đến chất lượng giáo dục của nhà trường . Đặc biệt là chất lượng mũi
nhọn .
Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của nhà trường , nhằm chấn chỉnh lại
chất lượng đào tạo trong nhà trường, bước vào năm học 2007-2008 nhà trường đã đưa nội
dung nâng cao chất bồi dưỡng các đội học sinh nâng cao năng khiếu vào một trong những
nội dung trọng tâm của năm học .
Hơn nữa, kết quả đạt được của chất lượng mũi nhọn là một trong những bề nổi, là
niềm tự hào của nhà trường . Nhưng để đạt được kết quả đó là một vấn đề hết sức khó
khăn, đòi hỏi phải có sự đầu tư của cả tập thể nhà trường , sự nhiệt tình của các thầy cô
giáo . Đặc biệt là sự tích cực tìm tòi , học hỏi , nghiên cứu của học sinh .Tuy nhiên trường
THCS Ngô Quyền từ khi được chia tách đến nay chất lượng , hay nói cách khác là kết quả
đạt được trong các kỳ khảo sát học sinh giỏi và năng khiếu là chưa cao , các đội đạt được
hầu hết là tập trung ở đội văn . Nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng các đội học sinh
giỏi , học sinh năng khiếu trong năm học này cũng như rút kinh nghiệm cho những năm
học đến . Chúng tôi chọn đề tài : " Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi , học sinh năng khiếu " .
B/ Đối tượng , phạm vi nghiên cứu :
1, Đối tượng :
- Các đội học sinh giỏi : khối 6,7,8
- Các đội học sinh năng khiếu
2, Phạm vi :
Trường THCS Ngô Quyền
C/ Thực trạng và giải pháp :


1, Thực trạng :
Trường THCS Ngô Quyền được tách ra từ trường THCS Nguyễn Văn Trỗi , được
thành lập và đi vào giảng dạy từ năm học : 2001-2002 .Đội ngũ giáo viên trên 90% là giáo
viên mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy chưa có , chưa tiếp cận với việc bồi dưỡng học
sinh giỏi , năng khiếu .
Việc đầu tư cho chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi trước khi
tách là không có , chính vì vậy mà số học sinh lớp 7,8 được chia ra từ trường Nguyễn Văn
Trỗi chưa có em nào tham gia đội tuyển . Trong khi đó yêu cầu và nội dung trọng tâm của
từng năm học tại nhà trường đặc ra là phải đầu tư và chú trọng đến chất lượng "3
mặt" ,mũi nhọn , đại trà , TN THCS .Chính những yêu cầu đặc ra như vậy , nên bước vào
năm học đầu tiên 2001-2002 nhà trường đã tổ chức tuyển chọn và đi vào bồi dưỡng các
đội học sinh giỏi và năng khiếu cho tất cả các môn tổ chức cấp Huyện . Công tác tuyển
chọn và bồi dưỡng đã được nhà trường tiếp tục thực hiện và rút kinh nghiệm cho các năm
học tiếp theo .Qua các năm tổ chức và tham gia dự thi cấp Huyện nhà trường đã đạt được
một số kết quả như sau :
a, Đội học sinh giỏi :
Năm
học
2001-
2002
2002-2003 2003-
2004
2004-2005 2005-2006 2006-2007
Đạt
giải
1kk Anh
7
-1kk Anh
6
-1kk Anh

8
-2kk Văn
6
-1kk Văn
7
-1 giải 3
Văn7
-3kk Văn 7
-2kk Văn 6
-3 giải 3
Anh 7
-3 ĐĐ Anh
7
-3kk Văn 8
-1kk Văn
6
-1kk Văn
8
b, Học sinh năng khiếu:
Năm
học
2001-
2002
2002-2003 2003-
2004
2004-2005 2005-
2006
2006-2007
Đạt
giải

Nhì toàn
đoàn VD
Nữ
KK
TTVH
-1Nhì
200m
Nam
-1 Nhất
nhảy xa
Nam
-1 Nhất
100m Nữ
-1 Nhất
nhảy xa Nữ
- Nhất
TĐ điền
kinh
- 1
nhì,1kk
cờ vua
-kk
TTVH
- Ba ĐĐ Nữ
VD
-1 kk cờ vua
-1 Nhất
100m
-1 Nhì 200m
Mặt dầu hầu hất các năm học nhà trường đều đạt giải cấp Huyện .Tuy nhiên số giải

đạt được còn thấp và chưa nhiều , trong trong quá trình tổ chức thực hiện còn một số tồn
tại như sau :
- Chất lượng các đội học sinh giỏi chưa đồng đều , hầu hết các em thực sự giỏi nằm
chủ yếu ở đội Toán và Ngữ văn .Do đặc thù bộ môn nên việc tuyển chọn đội Hoá và Lý 8
chưa đem lại hiệu quả cao.
- Một số đội học sinh giỏi được giáo viên tuyển chọn và đi vào bồi dưỡng chậm,
chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng .
- Do điều kiện kinh tế và sự nhận thức của học sinh ,nên các em không muốn tham
gia học bồi dưỡng , nếu có thì chưa có sự đầu tư, nghiên cứu môn học dẫn đến chất lượng
bài làm chưa cao .
- Cơ sở vật chất còn thiếu .
- Đối với các đội học sinh năng khiếu : việc tổ chức bồi dưỡng chậm , chưa chú
trọng đến việc kế thừa của các đội .
2, Giải pháp :
2.1, Về công tác tư tưởng :
Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên
quán triệt một cách trong CBVC, học sinh để gây nhận thức đúng đắn về vai trò , tầm quan
trọng của chất lượng giáo dục trong nhà trường . Đặc biệt là chất lượng mũi nhọn ,nêu lên
trách nhiệm của từng giáo viên trong công tác bồi dưỡng , nhằm đem lại hiệu qua cao
trong các kỳ thi và khảo sát .
2.2, Về công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ :
Nhà trường tăng cường các hoạt động thao giảng , báo cáo chuyên đề và hội giảng
cấp trường nhằm để trao đổi rút kinh nghiệm .
Tăng cường mua sách tham khảo nhằm phục vụ cho việc tham khảo của học sinh và
giáo viên.
Tổ chức giao lưu chuyên môn với đơn vị trường THCS Chu Văn An với nội dung
hội thảo là "biện pháp bồi dưỡng các đội học sinh đạt giải ".
Qua nội dung buổi giao lưu đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã phần nào học hỏi được
kinh nghiệm phương pháp bồi dưỡng , cũng như việc chọn sách tham khảo để bồi dưỡng .
2.3, Phân công nhiệm vụ :

a, Nhiệm vụ của Nhà trường :
Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không phải là công việc mọt sớm ,
một chiều mà đòi hỏi cần có sự chuẩn bị , đầu tư lâu dài, có sự phối kết hợp đồng bộ giữa
các bộ phận trong nhà trường , sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ giáo viên và có kế hoạch
cụ thể mới mang lại hiệu quả cao .
Với nhận thức đó , nay từ đầu năm học nhà trường đã có sự chuẩn bị chu đáo hơn
trong công tác bồi dưỡng học sinh nâng cao và năng khiếu trong năm học 2007-2008 .
Trong phân công lao động vẫn giữ nguyên như những năm học trước đây là giao
trách nhiệm cho các tổ tự phân công ,qua phân công gắn nhiệm vụ bồi dưỡng .
Hằng tháng trong các lần họp HĐTV , giao ban TTCM dành một phần thời gian
thảo luận ý kiến phản ánh của các tổ về công tác bồi dưỡng , thông qua đó góp ý về cách
thức và một số giải pháp cụ thể .
Ngay từ đầu tháng 10 chuyên môn trường đã tổ chức hội thảo chuyên đề về biện
pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh , qua chuyên đề chuyên môn trường đã nắm
bắt được những khó khăn , thuận lợi và thực trạng của công tác bồi dưỡng tại trường . Từ
có tham mưu với Hiệu trưởng khắc phục khó khăn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
công tác bồi dưỡng .
Tổ chức họp các đội học sinh giỏi , năng khiếu , qua các lần gặp gỡ lắng nghe tâm
tư của các em và động viên các em tích cực tham gia bồi dưỡng và tự học tập , luyện tập ở
nhà .
Tổ chức họp phụ huynh các đội nhằm động viên phụ huynh quan tâm nhắc nhở ,
động viên các em học tập tốt và rèn luyện tốt .
b, Nhiệm vụ của giáo viên :
GVBM ngoài nhiệm vụ dạy bộ môn của mình , cần giúp nhà trường phát hiện ra
những nhân tố mới có triển vọng để bổ sung vào các đội tuyển . Cùng với giáo viên bồi
dưỡng , bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em trong từng giờ học và ngoài giờ học .
GVBM trực tiếp bồi dưỡng cần phải tâm huyết , nhận thức đúng vai trò trách nhiệm
và cần có nhiều nổ lực , nhiệt tình và tích cực trong việc bồi dưỡng .Phối hợp kịp thời với
GVCN , BGH về tình hình học sinh và những khó khăn vướng mắc.
GVCN cần quan tâm nhắc nhở , động viên các em trong các đội tuyển học sinh nâng

cao, năng khiếu tích cực tham gia học tập , rèn luyện . Thường xuyên phối hợp với GVBD
để theo dõi việc học tập , rèn luyện của các em để uốn nắn kịp thời .
c, Nhiệm vụ của học sinh :
Phải ý thức được việc học của mình là học cho bản thân mình , tham gia học bồi
dưỡng và rèn luyện là nhằm tiếp thu thêm kiến thức và nâng cao sức khẻo bản thân .
Tích cực học tập , siêng năng đọc sách nhằm nâng cao kiến thức và năng lực bản
thân .
3/ Các giải pháp cụ thể :
Ngoài ra nhằm để đạt được kết quả cao cho các đội học sinh nâng cao , năng khiếu
cho năm học này và rút nghiệm cho những năm học sau chúng tôi đề ra một số giải pháp
cụ thể như sau :
3.1/ Đối với học sinh giỏi :
1, Sau khi phân công lao động , đối với các khối 7,8 giáo viên bộ môn Toán , Văn ,
Anh dựa vào danh sách các học sinh dự thi năm qua tiến hành ổn định và tổ chức bồi
dưỡng . Ngoài ra trong quá trình học tập có thể phát hiện thêm bổ sung vào đội tuyển . Với
bộ môn Lý- hoá dựa vào kết quả học tập chọn lọc học sinh thông qua bài khảo sát từ đó
tiến hành bồi dưỡng .
Riêng đối với học sinh lớp 6 , dựa vào kỳ khảo sát đầu năm nhà trường tiến hành
chọn lọc và mời giáo viên bồi dưỡng họp và phân chia học sinh cho các đội nhằm tránh sự
tranh dành của giáo viên .
2, Thông qua các buổi chào cờ cán bộ thư viện giới thiệu các quyển sách hay để học
sinh mượn tham khảo .
3, Việc kiểm tra định kỳ , TTCM các tổ phải đưa vào câu hỏi khó từ 1-2đ nhằm để
học sinh giỏi có sự nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn .
4, Do Xã Duy Hải còn nhiều khó khăn , nhận thức của một số phụ huynh và học
sinh đối với việc học nâng cao là còn thấp . Một số em không muốn tham gia vào các đội
tuyển , nên trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên bộ môn cần phải động viên các em
nhằm tạo ra phong trào học tập chung cho toàn trường .
3.2/ Đối với học sinh năng khiếu :
1, Cần dựa vào năng khiếu thực có của các em thông qua kết quả học tập và các

cuộc thi . Tránh tình trạng chọn những học sinh có sức khẻo yếu và có các bệnh bẩm sinh .
2, Cần phát hiện và tổ chức bồi dưỡng các em có năng khiếu ngay ở lớp 6,7 nhằm
để kế thừa đội tuyển .
3, Cần tăng cường luyện tập thường xuyên trong năm học . Đặc biệt là phải đầu tư
vào môn bóng đá và bóng chuyền.
*/ Đối với học sinh năng khiếu TTVH,TT Tiếng Anh , Chúng em kể chuyện Bác Hồ :
Các tổ tổ chức một cách nghiêm túc cấp trường tuyển chọn học sinh và tiến hành chọn ,
viết đề tài , đi vào bồi dưỡng luyện tập ngay sau các cuộc thi .
4/ Những chỉ tiêu cụ thể của năm học :
4.1, Học sinh giỏi :
- Đội N.Văn 6,7,8 : 5 giải ( ít nhất có một giải nhì trở lên )
- Đội Toán 6,7,8 : 3 giải
- Đội Anh văn 6,7,8 : 3 giải
- Đội Lý 8 : 1 giải
- Đội Hoá 8 : 1 giải
4.2, Học sinh năng khiếu :
- Việt dã : cá nhân từ 1-3 giảỉ
- Điền kinh: có ít nhất 5 giải cá nhân , 2 giải đồng đội
- Cờ vua : 2 giải từ cá nhân đến đòng đội
- Bóng đá , bóng chuyền : lọt vào vòng 2
- TTVH : giải KK
D/ Kết quả đạt được trong năm học :

×