Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh thpt thông qua dạy học chủ đề 3 – hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – sách cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH
THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 3HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10.
(SGK CÁNH DIỀU)

LĨNH VỰC: TRẢI NGHIỆM- HƯỚNG NGHIỆP

NĂM HỌC 2022 – 2023


MỤC LỤC
Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng nghiên cứu

2



4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Đóng góp đề tài

3

Phần II. NỘI DUNG

4

1. Cơ sở của đề tài

4

Cơ sở lí luận

4

1.1.

1.1.1. Tư duy phản biện

4

1.1.2. Tư duy tích cực

5


1.1.3. Tác động của tư duy phản biện và tư duy tích cực đối với học sinh

6

1.1.4. Các cấp độ tư duy phản biện

9

1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Một số biện pháp để rèn luyện tư duy tích cực và tư duy phản biện

10
14

2.1. Tạo dựng hứng thú và thói quen đọc sách

14

2.2. Thường xuyên và tích cực tham gia các trị chơi

15

2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng nói và viết

18

2.4. Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, cộng đồng

19


2.5. Khám phá những cách nhìn khác
3. Thực nghiệm sư phạm

21

3.1. Mục đích thực nghiệm

24

3.2. Phương pháp thực nghiệm

24

3.3. Giáo án thực nghiệm

24

3.4. Kết quả kiểm tra thực nghiệm

34

4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

35

Phần III. KẾT LUẬN

44


1. Kết luận

44

2. Kiến nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

24


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo TT số 32/2018/ TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT) đã nêu rõ về đặc điểm môn Hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp:
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho học
sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh
nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực
hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời
sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp chuyển hóa những kinh nghiệm đã
trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm
năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp
tương lai.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ
yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh.

Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng dựa trên các mối quan
hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Việc thay đổi tư duy ở lứa tuổi học trò khi mà những suy nghĩ, định kiến cịn chưa
hồn chỉnh là vơ cùng cần thiết. Bởi giai đoạn này, học sinh sẽ được gia đình và nhà
trường quan tâm, giúp đỡ và có những biện pháp hiệu quả để phát triển tư duy phản
biện và tư duy tích cực. Nhưng trên thực tế, tư duy phản biện chỉ mới phổ biến tại
Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây vì vậy việc được áp dụng trong trường học
còn chưa được chú trọng và quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn tổ chức giáo dục Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
10 ở trường THPT chủ đề 3: “Tư duy phản biện và tư duy tích cực” sách Cánh Diều
với mong muốn góp phần tạo hứng thú, nâng cao kết quả học tập của học sinh chúng
tôi chọn đề tài:
“RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ 3- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10 ” (SGK Cánh Diều)

2. Mục đính nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu với mục đích là:
- Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng và tình hình thực tế dạy hoc môn Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp 10 ở THPT.
- Tìm hiểu cách tư duy phản biện và cách tư duy tích cực
- Rèn luyện tư duy phản biện và tư duy tích cực, từ đó góp phần xây dựng quan điểm
sống tích cực.
1


- Đề xuất các giải pháp, hoạt động giúp học sinh phát triển và rèn luyện tư duy phản
biện và tư duy tích cực ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về các nội dung trong chương trình GDPT 2018. - Nghiên
cứu quan điểm về Tư duy phản biện, tư duy tích cực; Năng lực tư duy phản biện và

tư duy tích cực của học sinh THPT từ đó có định hướng trong q trình dạy học.
- Nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng về kỹ năng tư duy phản biện và tư duy tích cực
của học sinh trong một số nhà trường THPT; Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng tư
duy phản biện và tư duy tích cực của học sinh THPT.
- Nghiên cứu tầm quan trọng các hoạt động nhằm rèn luyện tư duy phản biện, thể
hiện được quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. Cho học sinh thấy được mối
liên hệ của kiến thức đang học với thực tiễn cuộc sống.
- Nghiên cứu những biện pháp sư phạm hướng đến rèn luyện và năng cao kỹ năng
tư duy phản biện và tư duy tích cực.
- Thực nghiệm sư phạm: Vận dụng trong quá trình dạy học để rút ra hiệu quả.

4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng trên sách,
báo, tạp chí, tài liệu lí luận liên quan hoặc trên một số trang Internet uy tín liên quan
đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm gồm:
+Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Xây dựng mẫu phiếu thăm dị mở và đóng dành cho học sinh THPT về sử dụng tư
duy thường ngày cũng như khảo sát mức độ mong muốn được thay đổi, phát triển
bản thân theo hướng tư duy phản biện và tư duy tích cực
+ Điều tra bằng phiếu trắc nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, để có cơ sở thực tiễn đề xuất
các biện pháp nhằm phổ biến rộng rãi tư duy phản biện, truyền động lực cũng như
thúc đẩy tinh thần xây dựng một hệ thống tư duy rõ ràng và hiệu quả.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Nhằm thu thập thêm thơng tin hỗ trợ cho q trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường để tìm hiểu thực trạng
và các giải pháp nâng cao tính thực tế, gần gũi và phù hợp của đề tài và đem lại hiệu

quả tích cực.

2


+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát diễn biến tâm lí, thái độ, hành vi khi ở nhà (chuẩn bị cho bài học,
làm bài tập ...), ở trường hay từ những hoạt động mà học sinh tham gia để hiểu rõ
hơn về đối tượng được nhắm tới. Qua quan sát chúng tơi mong rằng có những phân
tích rõ ràng về sự đón nhận cũng như khả năng phân tích, thay đổi lối suy nghĩ theo
hướng tích cực của học sinh THPT.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các cơng thức tốn thống kê như: số trung bình cộng, số trung bình, hệ số
tương quan …để thu thập, xử lý số liệu định lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ
sở thực tiễn rút ra những nhận xét khoa học cho đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động có tính khám phá; tính thể nghiệm
tương tác; tính cống hiến; nghiên cứu… nhằm rèn luyện tư duy phản biện và tư duy
tích cực cho học sinh.
5. Đóng góp đề tài
-Góp phần thực hiện thành cơng đổi mới chương trình GDPT 2018 về phát triển
năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu
hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế
và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
- Mỗi học sinh chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân
và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
- Học sinh hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng
- Học sinh nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản
thân
- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Từ đó thể hiện quan điểm

sống tích cực, lan tỏa những điều tích cực tới người xung quanh.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 ở trường THPT.

3


2. Một số biện pháp để rèn luyện tư duy tích cực và tư duy phản biện
2.1. Tạo dựng hứng thú và thói quen đọc sách
Sách là kho tàng tri thức rộng lớn, khi đọc chúng ta sẽ phát triển tư duy cũng như
trí tưởng tượng một cách vượt trơi. Mỗi tác giả lại đem mỗi góc nhìn, cách tư duy
khác nhau từ đó khi chúng ta tiếp cận sẽ tiếp thu vấn đề một cách sâu sắc. Ngồi ra,
chính bản thân người đọc cũng sẽ có những lúc xảy ra xung đột với góc nhìn của tác
giả, vấn đề chưa hiểu rõ...
Cách tiến hành:
-Bước 1: Xác định chủ để, loại sách mà bản thân quan tâm và đem lại lợi ích trong
học tập, đời sống...
-Bước 2: Hiểu rõ mục đích và những lợi ích của cuốn sách sau khi đọc.
-Bước 3: Trong quá trình đọc kết hợp cả phân tích và viết...Ngồi ra người đọc có
thể tóm tắt lại sau mỗi chương sách.
-Bước 4: Liên hệ và hành động thực tế.
=> Nhà trường phối hợp cùng với Đoàn trường tổ các hoạt động, cuộc thi về sách
( giới thiệu, viết bài, đóng kịch, thuyết trình...).
=> Gia đình xây dựng, phát huy văn hóa đọc sách ngay từ khi các bạn cịn nhỏ.
=> Cá nhân học sinh phải có ý thức trong việc hoàn thiện và phát triển của bản thân
và hiểu rõ tầm quan trọng của sách đối với cách tư duy của mỗi người.
Xây dựng “Tủ sách của lớp em”: Mỗi học sinh đóng vào tủ sách 1 cuốn /tháng. Xây
dựng phong trào đọc sách, tối thiểu mỗi em đọc 2 cuốn sách /tháng. Có sự giám sát
và kiểm tra trong buổi review sách trong mỗi tháng,
Có nhiều đầu sách giúp các em tư duy tích cực hơn. Việc rèn luyện thường xuyên sẽ

giúp chúng ta dần hình thành nhân sinh quan, tạo thói quen suy nghĩ tốt hơn, hạn
chế yếu tố tiêu cực.
Các bạn có thể tham khảo các cuốn sách:
14


- Cuốn sách “Tư duy phản biện”: Công cụ để đảm đương công việc và cuộc sống”
của Richard W. Paul và Linda Elder. Nội dung cuốn sách xoay quanh việc sử dụng
hiệu quả và phát triển khả năng tư duy phản biện vào để hồn thiện chính bản thân
mình, khám phá những cơ hội nhằm đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.
- Cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của nhà tâm lý học Daniel Kahneman. Cuốn
sách được bình chọn là Sách hay nhất năm 2011 do tạp chí New York Times bầu
chọn.
- Cuốn sách “Tối mịn của tư duy cảm tính” sẽ giúp các bạn tránh đưa ra những
quyết định sai lầm.
- Cuốn sách “Đặt câu hỏi đúng: Dẫn lối tư duy phản biện (Asking the right
questions: A guide to critical thinking)” sẽ giúp các bạn mở ra hướng đi khám phá
các thành phần của lập luận và cách phát hiện các sai sót, trở ngại đối với tư duy
phản biện trong cả giao tiếp bằng văn bản và thị giác.
-Cuốn sách” Bạn chỉ sống có một lần” Sẽ giúp bạn lựa chọn sống tốt nhất, trọn vẹn
nhất-yêu thương, tha thứ, dâng tặng điều tốt nhất trong ta…
2.2. Thường xun và tích cực tham gia các trị chơi
2.2.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi học tập
Trò chơi là một hoạt động có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến
với lao động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung chơi phản ánh cuộc sống hiện
thực xung quanh. Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý
thức hoặc khơng có ý thức từ phía người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóng vai trị
quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi.
Trò chơi học tập là loại trò chơi chứa đựng các yếu tố dạy học, và có nguồn gốc
trong nền giáo dục dân gian. Nó thuộc nhóm trị chơi có luật, do GV tổ chức cho HS

chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển hoạt
động trí tuệ cho HS.
Dạy học qua trò chơi: Đây là cách tốt nhất để giữ cho học sinh hoạt động tích cực
trong lớp và có được hứng thú học tập. Hãy thử một số trò chơi hấp dẫn giúp học
các môn học một cách thú vị. Sử dụng nhiều trò chơi khác nhau trong các lớp học
khác nhau để đáp ứng sở thích của tất cả các nhóm học sinh. Các trị chơi như thẻ
nhớ hoặc các trò chơi từ vựng như chơi vòng quay may mắn hoặc các trị chơi dự
án rất có sức hút đối với học sinh.
2.2.2. Các bước tổ chức trò chơi học tập
Bước 1: Chuẩn bị
– Lập kế hoạch tổ chức chơi
+ Xác định mục đích, yêu cầu
+ Lựa chọn nội dung trị chơi học tập và hình thức tổ chức chơi.
15


+ Lựa chọn các biện pháp và các phương tiện tiến hành các hoạt động của GV và
HS trong trò chơi.
– Tạo mơi trường chơi
+ Bố trí địa điểm chơi (khơng gian chơi trong lớp hoặc ngồi lớp).
+ Lựa chọn đồ dùng, vật liệu chơi để thực hiện trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
– Gây hứng thú của HS đến trò chơi bằng những lời đề nghị, tạo các tình huống,
những câu đố, câu thơ…
– Phổ biến nội dung, luật chơi và cách tiến hành: Cơ hướng dẫn trị chơi, làm mẫu
hành động chơi, kèm theo lời giải thích ngắn gọn và hướng trò chơi vào nhiệm vụ
nhận thức…
Bước 3: Tiến hành chơi
GV theo dõi, bao quát, nhắc nhở HSkhi chơi. Cơ khuyến khích HS rụt rè, chú ý đến
khả năng trí tuệ của cá nhân.

– Kết thúc cần tạo cho trẻ phấn chấn vì kết quả đã đạt được. Và tạo tâm thế chờ đợi
những trò chơi tiếp theo.
* Lưu ý: Trò chơi học tập là một trò chơi có luật với những đặc điểm riêng. Do đó
trong quá trình tổ chức cần quan tâm đến một số điều sau:
+ Nhấn mạnh luật chơi để HS nắm được trước khi thực hiện nội dung trò chơi.
+ Nội dung, mục đích chơi phải có tác dụng đối với sự phát triển tâm lí nói chung
và trí tuệ của HS.
+ Một trị chơi học tập có thể khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau. Với những
yêu cầu và qui ước khác nhau. Sự thay đổi cách chơi, luật chơi khơng chỉ hình thành
ở trẻ sự năng động, linh hoạt mà còn gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở HS.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả
Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Luật chơi và thái độ của HS trong
khi chơi, giáo viên tổ chức:
– Cho HS được tự đánh giá nhận xét kết quả chơi của mình, của bạn.
– Sau đó giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả chơi của trẻ một cách công bằng.
Tạo cho trẻ tự tin và sự cố gắng hơn ở các trò chơi sau. Kết quả chơi đánh giá sự tiến
bộ của trẻ. Thơng qua đó GV điều chỉnh việc thiết kế và tổ chức cho HS.
– Tạo cho HS tâm thế chờ đợi niềm vui ở những trò chơi tiếp theo.
2.2.3. Một số trò chơi giúp rèn luyện tư duy tích cực
Ví dụ 1: cuộc thi tranh biện

16


Khái niệm “debate” (tranh luận, phản biện, hoặc so sánh các ý kiến khác biệt) là
một thuật ngữ rất quen thuộc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Từ thời Trung cổ ở châu Âu,
truyền thống tranh biện đã phát triển mạnh mẽ qua các triết gia Hy Lạp, La Mã, rồi
nối tiếp lại từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho tới ngày nay.
Kỹ năng tranh biện giúp tăng cường sự tự tin và khả năng ứng biến. Ngồi ra,
thơng qua tranh luận, bạn có được những lợi ích giáo dục khi học hỏi, trau dồi các

kỹ năng khác.
Tranh biện cũng giúp người học thấy được sức mạnh của việc triển khai các lập
luận hợp lý, bằng chứng thuyết phục. Họ làm sáng tỏ quan điểm của mình thơng
qua việc sử dụng kiến thức, lý lẽ. Tranh biện dạy mỗi người các kỹ năng nghiên
cứu, sắp xếp và trình bày thơng tin một cách hấp dẫn, khuyến khích tinh thần đồng
đội.
Ví dụ 2: Cuộc thi thuyết trình
Thuyết trình giúp tăng tự tin, trau dồi kỹ năng giao tiếp, rèn luyện tư duy, mở
mang nhiều kiến thức.
Vì đứng trước đám đơng thuyết phục mọi người đồng ý với quan điểm của mình,
điều này giúp hình thành phong cách đĩnh đạc, nâng cao kỹ năng thuyết trình của
bản thân
Nhà tỷ phú người Mỹ đã nói rằng: “Với một số người nó là tài sản q giá,nhưng
với những ai khơng có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn
thuyết tốt trước mọi người có thể giúp cơng việc của bạn phát triển tới 50 hay 60
năm”.
Ví dụ 3: Trị chơi hóa thân, đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa
thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương
pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định
rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy?
+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách

ứng xử (đúng hoặc sai)
- Lớp thảo luận, nhận xét:
17


+ Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
+ Chưa phù hợp ở điểm nào?
+ Vì sao?
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
2.3. Tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng nói và viết
2.3.1 Xem các chương trình tranh luận, hùng biện, và đọc bài từ các trang
mạng xã hội
- Trường Teen (11h00 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV7): các cuộc tranh
biện của học sinh và nói lên quan điểm của mình về các vấn đề nổi cộm, được quan
tâm nhiều bởi các học sinh, cộng cồng, xã hội...Từ đó giúp học sinh hiểu thêm vấn
đề trong cuộc sống, rèn luyện tư duy phản biện và được truyền cảm hứng.
- Cơ hội cho ai (12h trưa thứ Bảy hàng tuần trên VTV3): học hỏi được nhiều kĩ
năng mềm, kĩ năng trả lời các câu hỏi cũng như phân tích, đưa ra giải pháp, hành
động cụ thể về một vấn đề nào đó.
- Ted ( là một cộng đồng kết nối những tâm
hồn sáng tạo với các ý tưởng và cá nhân khác. Các diễn giả đều là những người xuất
chúng về lĩnh vực của họ: Kiến trúc, Nghệ thuật, Giáo dục, Tâm lý học,….
- Trang “Tiếng Việt giàu đẹp” : nơi giải mã những ý nghĩa, nguồn gốc của nhiều từ
ngữ, thành ngữ... Chúng ta sẽ nhận ra những từ ngữ quen thuộc được dùng thường
ngày lại có nghĩa gốc khác với mục đích sử dụng hiện tại và có khi là hồn tồn trái
ngược để điều chỉnh và áp dụng đúng trong giao tiếp hằng ngày và sử dụng ngôn
ngữ tiếng việt trong học tập và làm việc.
( />2.3.2. Thông qua giáo viên chủ nhiệm đề xuất giáo viên bộ môn tăng cường
tương tác nhiều hơn với các bạn, thay đổi phương thức dạy cũng như bày
giảng để tăng cường sự tư duy của học sinh đối với mơn học.

Mục đích: Học sinh sẽ tiếp thu được chiều sâu của kiến thức thay vì chỉ ghi nhớ theo
công thức một cách rập khuôn. Từ đây sẽ tạo tính liên kết trong tư duy của học sinh,
rút ngắn thời gian học nhưng lại nâng cao năng suất học tập. Học sinh có thể dành
nhiều thời gian hơn để tìm hiểu những kiến thức khác có liên quan.
Cách tiến hành:
- Giáo viên trong q trình dạy có thể lật ngược vấn đề, thay đổi một góc nhìn khác
về kiến thức và sử dụng những kiến thức thực tế vào bài giảng. Ngoài ra trong quá
làm bài tập, giáo viên đưa ra những cách giải khác nhau với những cách suy luận,
phân tích để học sinh có thể có nhiều lối tư duy khác phát huy tối đa năng lực bản
thân.
- Các hoạt động như thuyết trình, tranh luận, diễn kịch... về chủ đề bài học.
18


PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHỐI 10 –
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT NĂM HỌC 2022 - 2023

Vui thích với các điệu nhảy vào giờ ra chơi

Pl-1


Buổi review sách của 10D5 vào ngày 15/09/2022

Pl-2


Các lớp vui thích học tập chuyên đề 3 - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp


Pl-3


Cuộc thi tranh biện vào ngày 15/10/2022

Diễn kịch chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày
22/12/2022

Pl-4


Chương trình Tết san sẻ nụ cười vào ngày 3/1/2023

Pl-5



×