Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VÀ KHẢ NĂNG DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG Ở KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth) THẾ HỆ HAI TẠI HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHÙNG VĂN TỈNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VÀ KHẢ NĂNG
DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG Ở
KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth)
THẾ HỆ HAI TẠI HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Đồng Nai, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHÙNG VĂN TỈNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VÀ KHẢ NĂNG
DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG Ở
KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth)
THẾ HỆ HAI TẠI HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG


CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận
văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 12 năm 2020
Người cam đoan

Phùng Văn Tỉnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo Cao học hệ chính quy
tập trung khóa 26B (2018 – 2021) tại Phân hiệu Đồng Nai – Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân, đã ln

quan tâm, động viên trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Lê Xuân Trường là người
hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Phân
hiệu Đồng Nai - trường Đại học Lâm nghiệp, khoa đào tạo Sau đại học, các thầy cô
giáo và TS. Nguyễn Thanh Tuấn, đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến trong q
trình hồn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, cùng tập thể Trung
tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ, đã giúp đỡ tác giả trong q
trình thu thập, xử lý số liệu và đóng góp nhiều ý kiến q báu cho việc hồn thiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 24 tháng 12 năm 2020
Học viên

Phùng Văn Tỉnh


iii

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT

Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Xuân Trường
Họ và tên học viên: Phùng Văn Tỉnh
Chuyên ngành: Lâm học
Khóa học: 2018-2021
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật: Học viên có tinh thần tự giác
cao, khiêm tốn, cần cù, chịu khó và sáng tạo. Ln nêu cao tinh thần học hỏi, nghiêm
túc trong công việc. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của địa phương, cơ quan
và đơn vị đào tạo.
2. Về năng lực và trình độ chun mơn: Học viên ln thể hiện là người có năng lực
chun mơn tốt, có hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu, chủ động đề xuất ý tưởng và
nắm vững các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: Học viên ln chủ động trong
q trình học tập, xác định vấn đề nghiên cứu, làm đề cương, thu thập số liệu và viết
báo cáo. Trong quá trình thực hiện luận văn học viên tuân thủ đầy đủ các nội dung và
kế hoạch đặt ra và hướng dẫn của giáo viên.
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng:  Có  Khơng

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2020
Người nhận xét

PGS.TS. Lê Xuân Trường


iv

MỤC LỤC
Mục
Trang

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................3
1.1. Vai trò của giống cây rừng ...............................................................................3
1.2. Đặc điểm của cây Keo lá tràm..........................................................................4
1.2.1. Phân loại thực vật ......................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm hình thái.....................................................................................4
1.2.3. Đặc điểm sinh thái .....................................................................................5
1.2.4. Đặc điểm lâm học ......................................................................................6
1.3. Những nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm trên thế giới ......................7
1.4. Những nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm tại Việt Nam ...................11
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................18
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................18
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................18
2.3. Giới hạn nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu...................................................18


v

2.3.1. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................18
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19
2.4.1. Phương pháp tiếp cận chính ....................................................................19

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................19
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................21
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................25
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................25
3.1. Vị trí địa lý......................................................................................................25
3.2. Điều kiện khí hậu............................................................................................25
3.3. Đặc điểm đất đai .............................................................................................26
3.4. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................26
3.5. Các mơ hình thí nghiệm tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng ..........26
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................29
4.1. Đặc điểm biến dị sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình Keo lá
tràm ........................................................................................................................29
4.1.1. Biến dị giữa các gia đình về sinh trưởng.................................................29
4.1.2. Biến dị giữa các gia đình về chất lượng thân cây ...................................37
4.2. Đặc điểm biến dị sinh trưởng giữa các cá thể trong gia đình Keo lá tràm .....45
4.3. Khả năng di truyền về sinh trưởng của Keo lá tràm.......................................49
4.3.1. Hệ số di truyền .........................................................................................49
4.3.2. Ước lượng tăng thu di truyền lý thuyết ....................................................52
4.4. Chọn lọc gia đình Keo lá tràm ưu trội trong vườn giống hữu tính thế hệ hai 54


vi

4.5. Kiến nghị phương hướng cải thiện giống Keo lá tràm tại vườn giống hữu tính
thế hệ hai................................................................................................................57
CHƯƠNG 5 ..............................................................................................................59
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................59
5.1. Kết luận ..........................................................................................................59
5.2. Tồn tại .............................................................................................................60

5.3. Kiến nghị ........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61
PHỤ LỤC ..................................................................................................................67


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CV%

Hệ số biến động

CVa

Hệ số biến động di truyền lũy tích

D1,3

Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m

Dnc

Độ nhỏ cành

Dtt


Độ thân thẳng



Gia đình

h2

Hệ số di truyền

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Icl

Chất lượng tổng hợp thân cây

Fpr

Mức ý nghĩa

TB

Trung bình

TB10GĐ

Trung bình 10 gia đình


TBGĐƯT

Trung bình gia đình ưu trội

TBKN

Trung bình khảo nghiệm

Vt

Thể tích thân cây


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Sinh trưởng của các gia đình Vườn giống thế hệ 2 Keo lá tràm ở tuổi 2 và
tuổi 5 ..........................................................................................................................31
Bảng 4.2: Chất lượng thân cây của các gia đình Vườn giống thế hệ 2 .....................40
Bảng 4.3: Sinh trưởng của các cá thể tốt nhất trong toàn khảo nghiệm ở tuổi 2 ......46
Bảng 4.4: Sinh trưởng của các cá thể tốt nhất trong toàn khảo nghiệm ở tuổi 5 ......48
Bảng 4.5: Hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng Keo lá tràm tại tuổi 2 và tuổi 5
...................................................................................................................................50
Bảng 4.6: Ước lượng tăng thu di truyền các tính trạng sinh trưởng Keo lá tràm tuổi 5
...................................................................................................................................53
Bảng 4.7: Kết quả chọn lọc các gia đình ưu trội nhất theo các chỉ tiêu chọn lọc .....56


ix


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1:Biểu đồ đường kính thân cây của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và trung bình
khảo nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5 ...................................................................................32
Hình 4.2: Biểu đồ chiều cao vút ngọn của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và trung bình
khảo nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5 ...................................................................................34
Hình 4.3: Biểu đồ thể tích thân cây của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và trung bình khảo
nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5 ............................................................................................35
Hình 4.4: Đo đếm thu thập số liệu vườn giống Keo lá tràm ở tuổi 2 (2017) ............37
Hình 4.5: Biểu đồ độ thẳng thân cây của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và trung bình khảo
nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5 ............................................................................................39
Hình 4.6: Biểu đồ độ nhỏ cành của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và trung bình khảo
nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5 ............................................................................................42
Hình 4.7: Biểu đồ chất lượng thân cây tổng hợp của nhóm cây tốt nhất, thấp nhất và
trung bình khảo nghiệm ở tuổi 2 và tuổi 5...................................................................43
Hình 4.8: Vườn giống thế hệ 2 Keo lá tràm tại Bàu Bàng – Bình Dương (tuổi 5) .......44
Hình 4.9: Cá thể Keo lá tràm có chất lượng và hình thái thân cây tốt ......................45
Hình 4.10: Cá thể Keo lá tràm có chất lượng và hình thái thân cây xấu ..................45
Hình 4.11: Biểu đồ thể tích thân cây của nhóm cây ưu trội – trung bình khảo nghiệm ở
tuổi 2 và tuổi 5............................................................................................................49
Hình 4.12: Biểu đồ hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây Keo
lá tràm ở tuổi 2 và tuổi 5 .............................................................................................51
Hình 4.13: Biểu đồ ước lượng tăng thu di truyền lý thuyết của khảo nghiệm hậu thế Keo
lá tràm theo các chỉ tiêu chọn lọc ở tuổi 5 ...................................................................54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải thiện giống cây rừng nhất là đối với những lồi cây ngoại lai sau q trình

khảo nghiệm lồi và xuất xứ thì việc thu hái hạt giống cây trội để thiết lập các khảo
nghiệm hậu thế kết hợp với làm vườn giống từ hạt được coi là hướng đi chủ yếu trong
các giai đoạn của quá trình cải thiện giống. Các vườn giống sau khi được tỉa thưa theo
kiểu hình và tỉa thưa di truyền sẽ là nơi cung cấp hạt giống được cải thiện cho sản
xuất và tạo lập được quần thể chọn giống có mức độ di truyền cao phục vụ cho công
tác cải thiện giống ở các mức độ cao hơn.
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth) được du nhập vào Việt
Nam từ những năm 1960, đến nay, đã trở thành một trong ba lồi keo vùng thấp có
diện tích trồng rừng lớn nhất (khoảng 100.000 ha). Keo lá tràm là loài cây có khả
năng chịu hạn và chống chịu gió bão cao, gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng tương đối cao
(0,5 - 0,7 g/cm3), thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, là một trong những loài cây đang
được ưa chuộng trên thị trường đồ mộc ở nước ta và trên thế giới. Hơn nữa, so với
các loài Keo khác, Keo lá tràm được đánh giá là lồi Keo có khả năng chống chịu sâu
bệnh tốt hơn (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, 2006).
Chương trình cải thiện giống Keo lá tràm của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam đã được bắt đầu từ năm 1980 đến nay, với nhiều nghiên cứu từ khảo nghiệm
xuất xứ, xây dựng các vườn giống và chọn lọc dịng vơ tính sinh trưởng nhanh, hình
dạng thân đẹp, tính chất gỗ tốt và chọn giống kháng bệnh.
Trong giai đoạn 2012 – 2020, dự án “Phát triển giống phục vụ trồng rừng tại
các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ” do Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm
lâm nghiệp Đông Nam Bộ (trực thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực
hiện đã xây dựng các vườn giống vơ tính, vườn giống hữu tính thế hệ 2 tại các lập địa
khác nhau: Tây Hịa (Phú n), Bàu Bàng (Bình Dương)… Hiện tại, các vườn giống
này đã trên 5 tuổi và có sự phân hóa giữa các gia đình và các cá thể trong gia đình.
Những đánh giá bước đầu về biến dị và khả năng di truyền của các gia đình trong các
vườn giống thế hệ 2 này thực sự rất cần thiết. Đây là cơ sở để cung cấp thông tin về
đặc điểm biến dị, khả năng di truyền một số tính trạng sinh trưởng của lồi Keo lá


2


tràm ở thế hệ 2, góp phần hồn thiện cơ sở khoa học cho chương trình chọn giống,
chọn lọc các gia đình và cá thể ưu việt để từ đó đề xuất nguồn giống chất lượng tốt
đã qua cải thiện phục vụ sản xuất trồng rừng và bổ sung vào bộ giống cây trồng lâm
nghiệp góp phần thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm biến dị và khả năng di
truyền một số tính trạng sinh trưởng ở Keo lá tràm (Acacia auriculiformis
A.Cunn. ex Benth) thế hệ hai tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” được thực
hiện với mục đích cung cấp một số thơng tin về đặc điểm biến dị, khả năng di truyền
của loài Keo lá tràm.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của giống cây rừng
Giống là một trong những khâu có tầm quan trọng hàng đầu trong trồng rừng
cơng nghiệp. Có giống tốt kết hợp với những biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm
canh phù hợp sẽ đưa năng suất rừng trồng tăng lên mức đáng kể.
Giống cây trồng lâm nghiệp là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng và là tiền
đề của cơng tác trồng rừng. Có giống tốt và đủ giống thì mới hồn thành được kế
hoạch trồng rừng, đảm bảo rừng trồng đạt chất lượng và năng suất cao. Không thể
thu được năng suất rừng tối đa khi khơng sử dụng những cây có chất lượng di truyền
tốt nhất, ngược lại bất luận một giống cây rừng xuất sắc như thế nào về mặt di truyền
vẫn không đạt được sản phẩm tối đa nếu không áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh trong một thời gian dài. Vì thế, khi nói đến cải thiện giống cây rừng, một mặt
phải nghĩ đến việc áp dụng các nguyên lý di truyền học và chọn giống để nâng cao
năng suất và chất lượng cây rừng đáp ứng mục tiêu kinh tế là chính, mặt khác khơng
bao giờ được qn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp với đặc điểm sinh thái

của các lồi cây rừng (Lê Đình Khả, 1998) [11].
Cây trồng lâm nghiệp là cây dài ngày, nếu không được quan tâm đầu tư đúng
đắn và khoa học từ đầu sẽ dẫn đến tổn thất lớn về kinh phí và thời gian. Đặc biệt, với
trồng rừng kinh doanh gỗ lớn thì việc địi hỏi sử dụng nguồn giống có chất lượng di
truyền cao ngày một lớn. Việc đưa các giống có khả năng chống chịu bệnh, sinh
trưởng phát triển tốt vào trồng rừng nguyên liệu, rút ngắn chu kỳ kinh doanh góp
phần giải quyết bài tốn kinh tế trong kinh doanh rừng trồng.
Mỗi giống cây lâm nghiệp có tính thích nghi nhất định với từng điều kiện vùng
sinh thái. Do đó, việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp với từng vùng sản xuất, điều
kiện sinh thái, điều kiện canh tác vừa có ý nghĩa trong việc đảm bảo tốt nhất cho việc
tạo năng suất và đảm bảo chất lượng rừng trồng thì nó cịn có có một vai trị khác vơ
cùng quan trọng đó là mở rộng diện tích đất trồng rừng. Trước tình hình biến đổi khí
hậu đang diễn ra phức tạp: nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng cao, tình trạng thiên


4

tai, dịch bệnh đang xảy ra ngày càng nhiều thì sản xuất lâm nghiệp Việt Nam đang
đứng trước những thử thách lớn đó tình trạng khơ hạn kéo dài, mưa lũ gây xói mịn
rửa trơi, các dịch bệnh đang xảy ra với mức độ và tần suất ngày càng cao. Trong khi
lâm nghiệp đang hướng đến nền lâm nghiệp bền vững thì vai trị của giống cây trồng
then chốt giúp tạo sự ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho người dân.
Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong cơng tác chọn và
lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất mới,
tuyển lựa giống cây trồng, thúc đẩy tăng sản lượng, chất lượng gỗ và làm đổi thay bộ
mặt của ngành lâm nghiệp. Vấn đề quan trọng và trọng tâm của trồng rừng là chọn
giống, chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền
vững.
1.2. Đặc điểm của cây Keo lá tràm
1.2.1. Phân loại thực vật

Keo lá tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis A. Cunn. ex. Benth,
thuộc họ phụ Mimosoideae, họ Leguminosae, bộ Leguminosales đã được
Cunningham (1878) nghiên cứu và đề cập trong bộ “Flora” của Bentham (Hoàng Văn
Dưỡng, 2000) [3]. Ở miền Nam Việt Nam quen gọi là tràm bơng vàng vì lá cây này
có hình dáng gần giống với lá cây tràm (Melaleuca leucadendron) thuộc họ sim
(Myrtaceae) và có hoa vàng để phân biệt với cây tràm có hoa đỏ (Cao Thọ Ứng, 1985)
[27].
1.2.2. Đặc điểm hình thái
Cây Keo lá tràm là lồi cây gỗ có kích thước trung bình, cây sinh trưởng nhanh,
đơn thân, đoạn thân dưới cành thẳng sau đó cong về phía trên, thường cao từ 10 – 20
m, ở những nơi có điều kiện thuận lợi cây cao đến 30 m, đường kính đạt từ 60 – 80
cm.
Cây khi cịn non có vỏ nhẵn, khi lớn vỏ có màu xám hoặc nâu, độ dày vỏ từ 3
đến 10 mm, nứt dọc nhỏ, khi già vỏ bong thành mảng. Tán lá dày, rậm và rộng, lá
thường xanh, có nhiều cành nhánh. Lồi cây này có lá kép lơng chim trong thời kỳ
cây mạ, sau đó là lá đơn mọc cách hình lưỡi giáo dài 15 đến 20 cm và rộng 2 đến 3


5

cm, có 3 gân chính chạy song song theo chiều dài của lá, phiến lá dày cứng, màu xanh
lục, nhẵn, bóng, mép lá ngun, đầu lá nhọn.
Hoa tự hình bơng mọc thành chùm, dài, màu vàng tươi. Quả đậu hình dẹt,
mỏng, lúc cịn non thẳng, khi già hình cong và cuộn lại theo kiểu xoắn ốc khơng đều,
mép ngồi của quả gợn sóng như vành tai. Quả dài 5 – 6 cm, rộng 1,5 cm. Hạt nhỏ
dẹt hình bầu dục nằm ngang trong vỏ quả, mỗi hạt được bọc bởi một sợi râu màu
vàng da cam. Hạt chín màu nâu đen, có vỏ dày, cứng, rốn ở phía đầu nhỏ. Mỗi kg hạt
có từ 30.000 – 60.000 hạt (Pinyopusarek, 1990) [39].
1.2.3. Đặc điểm sinh thái
Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, sinh trưởng nhanh ở những vùng có khí

hậu nóng ẩm hoặc cận ẩm, nhiệt độ khơng khí nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình
năm trên 240C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 32 - 340C và tháng lạnh nhất
là 17 - 220C, lượng mưa hàng năm là 2.000 – 2.500mm và chỉ có 1 - 2 tháng mùa
khô. Tuy nhiên, Keo lá tràm là cây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng chịu hạn
cao. Chúng sống được ở vùng khơ hạn có lượng mưa trung bình mưa hàng năm thấp
hơn 700 mm, có mùa khô kéo dài từ 4 - 6 tháng, hoặc vùng có mùa đơng lạnh xuống
tới 100C. Nhưng ở những nơi đó Keo lá tràm sinh trưởng kém và cành nhánh nhiều
(Cao Thọ Ứng, 1985) [27].
Keo lá tràm thuộc loài cây dễ thích nghi, sống được trên nhiều loại đất khác
nhau từ đất cát ven biển đến đất sét, đất potzon, đất feralit, đất phát triển phiến thạch
sét, phiến thạch mica, granit, đá vôi, bãi thải công nghiệp, đất chua phèn,… Biên độ
có khả năng thích ứng của Keo lá tràm với pH từ 3 - 9,5, nhưng chúng sinh trưởng
tốt trên đất còn giàu dinh dưỡng, tầng đất sâu, độ pH trung tính hoặc hơi chua
(Turnbull, 1997) [42].
Đây là lồi cây có phân bố tự nhiên ở Australia, và nhiều vùng của Papua New
Guinea, kéo dài tới Irian Yaya và quần đảo Kali của Indonesia. Phạm vi phân bố nằm
giữa vĩ độ 5 và 170 Nam, nhưng chủ yếu ở các vĩ độ 8 – 160 Nam, độ cao tuyệt đối từ
0 đến 500 m nhưng chủ yếu phân bố từ 5 đến 100 m, đặc biệt cũng thấy Keo lá tràm


6

xuất hiện ở những vùng núi cao tới 1100 m như ở Zimbabue, tuy nhiên sinh trưởng
kém và hình thân rất xấu, chủ yếu ở dạng cây bụi (Pinyopusarek, 1990) [39].
Keo lá tràm có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh nên đã được
trồng rộng rãi ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Thái Lan,
Philipine, Trung Quốc và Việt Nam.
1.2.4. Đặc điểm lâm học
Keo lá tràm thường mọc thành đai hẹp, chúng có thể là lồi cây ưu thế hoặc là
một trong những loài cây ưu thế của quần thể. Có thể tìm thấy chúng trong những

vùng đất thấp của vùng nhiệt đới. Keo lá tràm sinh trưởng cùng chung quần thể với
Bạch đàn và Phi lao (Nguyễn Huy Sơn, 2003) [24]. Keo lá tràm không những có thể
trồng rừng hỗn lồi với các lồi cây Bạch đàn, Phi lao, Sao đen, Dầu,…mà còn trồng
rừng thuần loài đều sinh trưởng tốt.
Cây Keo lá tràm thường ra hoa sau 2 - 3 tuổi, thời vụ ra hoa phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên ở nơi nó sinh sống. Ở Việt Nam, Keo lá tràm ra hoa cũng khác
nhau, chúng ra hoa 2 lần trong một năm tại khu vực miền Trung, vụ xuân ra hoa vào
tháng 2 - 3, thu hái quả tháng 4 - 5, vụ thu ra hoa tháng 8 - 9 thu hái quả tháng 11 12; khu vực Đông Nam Bộ cây ra hoa trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
quả chín từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (Cao Thọ Ứng và Nguyễn Xuân Quát,
1986) [28].
Keo lá tràm có khả năng tái sinh bằng hạt rất mạnh. Hạt chín rụng xuống đất
khi gặp điều kiện thuận lợi hạt có thể nảy mầm ngay. Kết quả điều tra tái sinh rừng
trồng từ tuổi 6 đến tuổi 10 tại Lâm trường Trị An – Đồng Nai cho thấy tổng số hạt
giống nằm dưới tán rừng khoảng 14.000 – 16.000 hạt/ha, trong khi đó lượng hạt cịn
sót lại nằm trong đất từ năm trước khoảng 4.000 – 12.500 hạt/ha và lượng cây con tái
sinh đạt 11.500 đến 24.000 cây/ha (Trần Hậu Huệ, 1996) [9].
Keo lá tràm là loài cây sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng chiều cao những
năm đầu có thể đạt 2 – 3 m mỗi năm. Ở Việt Nam, trên các lập địa thích hợp đạt chiều
cao từ 15 - 18m và đường kính 15 - 20 cm ở tuổi 12. Tại Ba Vì, sau một năm cây cao
từ 2,2 - 2,5m với đường kính 2,7 - 3,3cm, sau hai năm có thể cao 5 - 6 m với đường


7

kính 4,5 – 5,6cm. Tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Keo lá tràm có
xuất xứ Coen River của Úc được trồng trên đất phèn lên líp, sau 20 năm chiều cao
đạt 18 - 20 m với đường kính 35 - 40cm. Ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cây Keo lá
tràm trồng phân tán sau 30 năm cao 20 - 22m, với đường kính 40 - 60cm, cá biệt có
cây đường kính đạt tới 80cm (Nguyễn Huy Sơn, 2003) [24]. Năng suất rừng trồng
Keo lá tràm ở các tỉnh phía Bắc đạt từ 12 - 16 m3/ha/năm (Vũ Tiến Hinh, 1996) [7],

ở vùng Đông Nam Bộ năng suất rừng trung bình đạt từ 18,6 - 20 m3/ha/năm và khi
với nguồn vật liệu giống được cải thiện thì năng suất có thể đạt 25,2 m3/ha/năm (Phạm
Thế Dũng, 2010) [1].
Keo lá tràm là cây xanh quanh năm, tán lá dày, rễ có nốt sần cố định đạm, cây
có thể sống được trên đất đai nghèo kiệt và vùng đồi, biên độ sinh thái rộng, nên được
coi là cây trồng cải tạo đất, chống xói mịn và làm cây xanh đơ thị. Cơng dụng chính
của Keo lá tràm là cung cấp sản phẩm gỗ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
như: dăm, giấy, đồ mộc gia dụng và trang trí nội thất. Ngồi ra, lá cây cịn được dùng
làm phân xanh.
1.3. Những nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm trên thế giới
Vào đầu những năm 1980, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ về Keo lá tràm
bắt đầu được xây dựng ở các nước như Australia, Thái Lan, Trung Quốc v.v... Kết
quả cho thấy giữa các xuất xứ có sự sai khác rất rõ rệt về sinh trưởng và chất lượng
thân cây (Awang và cộng sự, 1994) [36]. Qua đó cho thấy rằng có thể tăng năng suất
rừng trồng Keo lá tràm thông qua việc sử dụng các xuất xứ tốt.
Tại Philipin, với diện tích khoảng gần 4000 ha gây trồng các lồi Keo, trong
đó Keo tai tượng được đánh giá là rất có triển vọng, năng suất của rừng trồng 10 tuổi
đạt tới 32 m3/ha/năm. Đối với Keo lá tràm 30 tháng tuổi qua khảo nghiệm xuất xứ đã
xác định được nguồn hạt từ vườn giống Bensbach và Holroyd là có triển vọng [17].
Tại Indonesia, nghiên cứu phát triển gây trồng các loài Keo được thực hiện
theo dự án trồng rừng của công ty MHP với tổng diện tích 193.500 ha, trong đó diện
tích trồng Keo tai tượng chiếm 90%. Năm 1990, công ty đã thiết lập được khu rừng
giống 17 ha bằng hạt của 79 cây trội; trong hai năm 1991 - 1992 đã trồng 92,92 ha


8

rừng giống gồm nhiều xuất xứ. Từ năm 1993 – 1997, công ty đã xây dựng được 35,63
ha vườn giống thế hệ 1. Sau đó, cơng ty đã trồng được 42,45 ha vườn giống thế hệ 2
từ năm 2000 – 2005. Công ty cũng đã thiết lập 2 ha vườn giống sản xuất hạt lai cho

Keo tai tượng và Keo lá tràm năm 1996, với 139 gia đình từ Papua New Guinea và
Queensland của Keo lá tràm đã được khảo nghiệm hậu thế. Hạt được thu hái và chọn
cây lai tại vườn ươm. Đây là hướng chọn giống lai tự nhiên đơn giản và dễ thực hiện
[17].
Tại Malaysia, trên khảo nghiệm xuất xứ 4 năm tuổi cho thấy không những các
xuất xứ khác nhau thì sinh trưởng khác nhau mà tỷ trọng của gỗ cũng sai khác rất lớn.
Các xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất đồng thời cũng là những xuất xứ cho tỷ trọng gỗ
cao nhất, trong khi các xuất xứ sinh trưởng kém có tỷ trọng gỗ thấp nhất (Nor Aini,
1997) [37].
Tại Thái Lan, năm 1985 khảo nghiệm giống đã được tiến hành cho 12 loài từ
23 lô hạt trên 6 địa điểm khảo nghiệm đã thu được kết quả sau 3 năm tuổi sinh trưởng
giữa các lồi và xuất xứ khác nhau là sai khác có ý nghĩa, trong đó các lồi Keo lá
tràm, Keo lá liềm và Keo đa thân có xuất xứ từ Papua New Guinea được đánh giá là
tốt ở tất cả các lập địa. Keo lá tràm xuất xứ tốt nhất là Balamuk đạt chiều cao nơi có
lập địa tốt nhất là 12,3 m và đường kính là 12 cm, đồng thời Keo lá tràm cho tỷ lệ
sống cao nhất kế đến là Keo đa thân và Keo lá liềm. Tác giả cũng chỉ ra rằng khi sử
dụng các loài Keo để trồng rừng thì việc xác định điều kiện lập địa, lồi và xuất xứ
thích hợp để đảm bảo sinh trưởng và sản lượng là công tác không thể thiếu, nếu sử
dụng các lồi, xuất xứ khơng thích hợp với điều kiện của lập địa thì hậu quả sức sinh
trưởng và sản lượng kém là không thể tránh khỏi và phải chịu tổn thất khơng nhỏ
[31].
Tính chất chống chịu của Keo lá tràm cũng đã được các nhà khoa học quan
tâm trong quá trình chọn giống. Nghiên cứu của Marcar và các cộng sự 1991 cho
thấy các xuất xứ Keo lá tràm có sự khác biệt rất lớn về khả năng chịu mặn và chịu
úng ngập, sinh trưởng của các xuất xứ khơng có sự tương quan với các chỉ tiêu này.
Các khảo nghiệm xuất xứ được xây dựng ở một số nước khẳng định biến dị


9


giữa các xuất xứ là khá lớn về các tính trạng sinh trưởng, và có sự khác biệt rõ ràng
giữa 3 vùng phân bố chính cũng như giữa các xuất xứ trong 1 vùng của Keo lá tràm
(Nghia, 2003; Kamis et al., 1994) [18]. Nói chung, các xuất xứ từ Queensland và
Papua New Guinea sinh trưởng hơn hẳn các xuất xứ từ Northern Territory (Otsamo
et al., 1996). Biến động vĩ độ của các khu phân bố loài này cũng ảnh hưởng rõ rệt
tới sinh trưởng của các xuất xứ trong các khảo nghiệm ở nhiều nước (Khasa et al.,
1995). Khi trồng tại cùng một lập địa, các xuất xứ phía Bắc, đặc biệt các xuất từ
Papua New Guinea (vĩ độ thấp) sinh trưởng tốt hơn các xuất xứ ở phía Nam (vĩ độ
cao).
Song song với các khảo nghiệm loài và xuất xứ, trong khoảng hai thập kỷ gần
đây các kỹ thuật di truyền phân tử cũng đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu
chọn giống cây rừng. Các nghiên cứu di truyền phân tử được dùng trong đánh giá
mức độ đa dạng di truyền trong quần thể và giữa các quần thể, tỷ lệ giao phấn chéo
trong quần thể. Các nghiên cứu của Wickneswari. R và Norwati. M, 1993 [43] sử
dụng chất isozyme trong đánh giá đa dạng di truyền của quần thể Keo lá tràm tự
nhiên tại Australia cho thấy sự sai khác khá cao giữa các quần thể và sự sai khác di
truyền là do sự sai khác giữa các cá thể trong quần thể. Điều này có thể lý giải sự sai
khác về sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi của các xuất xứ trong các khảo
nghiệm và là cơ sở quan trọng trong chọn lọc cá thể.
Sau khảo nghiệm loài và xuất xứ, việc chọn lọc cá thể (cây trội) để xây dựng
các khảo nghiệm hậu thế, dịng vơ tính và vườn giống để cung cấp hạt giống là bước
tiếp theo của một chương trình chọn giống. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây
trội Keo lá tràm được chọn lọc từ nơi nguyên sản và từ các lâm phần địa phương tại
Thái Lan năm 1989 đã cho thấy có sự sai khác rất lớn về sinh trưởng giữa các xuất
xứ cũng như giữa các gia đình trong cùng xuất xứ. Các gia đình được chọn lọc trong
các rừng sản xuất tại Thái Lan có sinh trưởng kém đã bị chặt bỏ khi khảo nghiệm
này được chuyển hoá thành vườn giống. Sự sinh trưởng kém của các gia đình địa
phương đã được lý giải là do nền tảng di truyền hẹp, tình trạng giao phối cận huyết
và chọn lọc âm tính (các cá thể có sinh trưởng kém được chọn để thu hái hạt giống



10

cho sản xuất đại trà) đã xảy ra qua nhiều thế hệ (Pyniopusarerk và cộng sự, 1997)

[40].
Xu hướng tương quan di truyền giữa sinh trưởng với độ thẳng thân, và góc
phân cành đã được nghiên cứu trong khảo nghiệm xuất xứ Keo lá tràm tại Zaire. Kết
quả cho thấy hệ số tương quan di truyền yếu và không sai khác rõ ràng (Khasa et al.,
1995), chứng tỏ khơng có mối quan hệ di truyền giữa sinh trưởng với độ thẳng thân.
Đối với tính trạng sinh trưởng (đường kính và chiều cao), tương tác di truyền hồn
cảnh đã được tìm thấy tại Zaire (Khasa et al., 1995) [38].
Biến dị di truyền về tính trạng sinh trưởng (chiều cao, đường kính và thể tích),
độ thẳng thân, các tính trạng cành (góc phân cành và độ dày cành) và các tính chất
gỗ (tỷ trọng, độ co rút gỗ, độ uốn tĩnh và độ uốn đứt gãy) đã được nghiên cứu và ghi
nhận rất sớm từ những chương trình cải thiện giống các lồi Keo. Biến dị di truyền
đã được nghiên cứu hầu hết ở các mức độ xuất xứ, khá ít các nghiên cứu tiến hành ở
mức độ gia đình. Tuy nhiên, các kết quả đã chỉ ra rằng các biến dị này có thể đóng
góp tích cực trong các chương trình chọn giống.
Biến dị xuất xứ là nguồn biến dị quan trọng trong cải thiện giống. Chọn lọc
được xuất xứ tốt có thể đem lại tăng thu di truyền thỏa đáng với chi phí thấp nhất
(Zobel và Talbert, 1984) [45]. Biến dị xuất xứ hình thành chủ yếu do sự khác biệt về
điều kiện khí hậu, đất đai trong khu vực phân bố tự nhiên của lồi cây. Lồi có phạm
vi phân bố tự nhiên càng lớn trên nhiều điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau thì
biến dị xuất xứ càng lớn.
Các nghiên cứu về cải thiện các tích chất gỗ của Keo lá tràm còn rất hạn chế,
hầu hết tập trung nghiên cứu tỷ trọng gỗ. Tại Ấn Độ, sự khác biệt rất rõ ràng về tỷ
trọng gỗ giữa 12 xuất xứ Keo lá tràm đã được ghi nhận bởi Khasa và các cộng sự
(1995). Tương quan giữa tỷ trọng gỗ và các tính trạng sinh trưởng trong Keo lá tràm
là tương quan âm, nhưng khơng có sai khác. Tương quan giữa độ co rút gỗ và đường

kính được tìm thấy rất yếu. Độ co rút gỗ liên quan chặt chẽ với tỷ trọng gỗ và điểm
bão hòa nước của gỗ (fibre-satuation point). Ảnh hưởng tỷ trọng tới độ co rút gỗ trong


11

Keo lá tràm lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của điểm bão hòa nước của gỗ (Sekhar
et al., 1967) [29].

1.4. Những nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm tại Việt Nam
Nhờ có nhiều ưu điểm nên Keo lá tràm nhanh chóng trở thành một trong
những lồi cây chủ lực để trồng rừng sản xuất ở nước ta. Do đó, việc nghiên cứu cải
thiện giống Keo lá tràm đã được các nhà lâm nghiệp tập trung nghiên cứu từ những
năm 1980.
Trong các năm 1982 - 1984, các lô hạt của một số lồi Keo vùng thấp trong
đó có Keo lá tràm đã được đưa vào trồng thử có tính chất thăm dị ở một số địa
phương nước ta. Kết quả cho thấy Keo lá tràm là một trong những loài sinh trưởng
nhanh chỉ sau Keo tai tượng (Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, 1991). Đến năm
1990 - 1991 thông qua dự án UNDP, một bộ giống gồm 39 xuất xứ của 5 loài Keo
vùng thấp gồm Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá
liềm (A. Crasscicarpa), Keo nâu (A. aulacocarpa), Keo quả xoắn (A. cincinnata) đã
được xây dựng tại Đá Chơng (Ba Vì, Hà Nội), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải
(Vĩnh Phúc). Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn đầu tại Ba Vì cho thấy Keo lá tràm
là lồi có sinh trưởng nhanh nhất, đặc biệt là các xuất xứ Coen River và Mary River
(Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, 1991) [13].
Sau đó trong các năm 1992 - 1994 một số khảo nghiệm khác được thực hiện
tại Sông Mây, Bàu Bàng (Đồng Nai), Măng Giang (Gia Lai) và Bãi Bằng (Phú Thọ).
Đến nay một số khảo nghiệm vẫn cịn được duy trì, một số khảo nghiệm khơng cịn
nữa (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [12]. Kết quả những khảo nghiệm đã cho thấy
trong 5 lồi Keo khảo nghiệm thì chỉ có 3 loài sinh trưởng nhanh là Keo lá tràm, Keo

tai tượng và Keo lá liềm. Mặt khác, sinh trưởng của các xuất xứ đã có sự khác biệt
rõ rệt. Những xuất xứ tốt nhất có thể tích cây bình qn gấp đôi những xuất xứ kém
nhất. Kết quả cho thấy một số xuất xứ của Keo lá tràm có triển vọng sinh trưởng tốt
ở nước ta như Mibini (Papua New Guinea), Coen River (Queensland), Manton (NT)
và Kings Plains (Queensland) (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [12], (Nguyễn Hồng
Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000) [16].


12

Năm 1994, khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá tràm được tiến hành theo dự án
ACIAR 9310. Khảo nghiệm được tiến hành tại Cẩm Quỳ (Ba Vì), Đơng Hà (Quảng
Trị) và Sông Mây (Đồng Nai). Kết quả chọn được xuất xứ Morehead (Papua New
Guinea) có sinh trưởng tốt tại Sơng Mây và Đông Hà, Goomadeer (Queensland) sinh
trưởng tốt tại Cẩm Quỳ và Đơng Hà, trong khi đó xuất xứ Coen River (Queensland)
sinh trưởng tốt ở cả ba nơi. Riêng xuất xứ địa phương Đồng Nai thuộc nhóm sinh
trưởng trung bình và kém ở cả ba nơi khảo nghiệm. Kết quả khảo nghiệm cũng cho
thấy rằng trong các lô hạt của xuất xứ Coen River thì lơ hạt số 16142 là có sinh trưởng
và hình dáng thân cây đẹp nhất. Điều này chứng tỏ rằng các quần thể khác nhau và lơ
hạt khác nhau của cùng một địa phương vẫn có sinh trưởng rất khác nhau [12].
Giai đoạn 1996-1999, dự án FORTIP (Regional Project on Forest Tree
Impovement) về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
hợp tác với CSIRO của Australia đã trồng 8 ha vườn giống Keo lá tràm tại Ba Vì (Hà
Nội) và Chơn Thành (Bình Phước). Vật liệu để xây dựng vườn giống là hạt giống thu
từ các cây trội đã được chọn lọc tại Papua New Guinea, các bang của Australia và từ
Thái Lan. Các vùng lấy giống là những xuất xứ đã được khảo nghiệm trước đây tại
Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là những xuất xứ tốt nhất. Sau 3 năm tiến hành
đánh giá sinh trưởng giữ lại những gia đình tốt đồng thời tỉa bỏ những cá thể và những
gia đình xấu để chuyển thành vườn giống lấy hạt cung cấp giống trồng rừng ở Việt
Nam [35]. Đánh giá sinh trưởng sau 4 năm cho thấy các xuất xứ có triển vọng nhất

tại hai vườn giống là Rocky Creek (Queensland) và Coen River (Queensland). Ngoài
ra, một số xuất xứ khác thuộc nhóm đứng đầu về sinh trưởng là Olive River
(Queensland), Archer River & Tribs (Queensland) và Sakaerat (Thái Lan) (Lê Đình
Khả - Nguyễn Hồng Nghĩa, 1991) [13].
Kết quả khảo nghiệm xuất xứ trong nhiều năm ở nước ta cho thấy trong hàng
chục xuất xứ Keo lá tràm chỉ có một số ít là có sinh trưởng nhanh rõ rệt. Nòi địa
phương Keo lá tràm được nhập trước đây tuy có khả năng chịu đựng khá tốt đối với
hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng sinh trưởng kém hơn nhiều xuất xứ khác và lại có nhiều
cành nhánh (Nguyễn Hồng Nghĩa, 1997) [19]. Chính vì vậy việc chọn những cá thể


13

ưu trội sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây đẹp, cùng với việc tiến hành khảo
nghiệm dịng vơ tính để xác định tính ổn định di truyền của chúng là một trong những
biện pháp góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng loài cây này.
Các xuất xứ hạt giống khác nhau cho sinh trưởng và năng suất rừng khác nhau,
các xuất xứ từ Papua New Guinea cho sinh trưởng và năng suất tốt nhất, kế đến là các
xuất xứ từ Australia; các xuất xứ địa phương (đối chứng) chỉ cho mức sinh trưởng
trung bình. Trong các xuất xứ nhập nội có 2 xuất xứ là Bulolo (04) và Wippim (18060)
của Papua New Guinea có thể dẫn nhập giống và phát triển sản xuất tại vùng Đông
Nam Bộ với năng suất trung bình tuổi 7 đạt 25 m3ha-1năm-1 (Đặng Phước Đại, 2003)
[4].
Nghiên cứu chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dịng vơ tính cho Keo lá tràm
được bắt đầu thực hiện từ năm 1996. Qua đánh giá sớm xác định được một số dịng
có triển vọng ở Ba Vì (Hà Nội) như các dịng 81, 82, 83, 84, và 85. Tuy nhiên, việc
đánh giá để chọn lọc cây ưu việt vẫn đang được tiếp tục (Lê Đình Khả, 1996) [10].
Kết quả nghiên cứu nhân giống Keo lá tràm bằng phương pháp giâm hom của
Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng cho thấy: giâm hom vào tháng 7, với hom lấy
từ cây mẹ 1 năm tuổi cho tỷ lệ ra rễ rất cao. Nếu khơng xử lý thuốc kích thích vẫn đạt

tỷ lệ ra rễ hơn 90%. Việc xử lý thuốc IBA làm tăng số lượng rễ trong tất cả các trường
hợp và tăng chiều dài rễ ở một số trường hợp. Nồng độ thuốc bột TTG thích hợp nhất
cho Keo lá tràm là 0,75% (TTG là một loại thuốc kích thích ra rễ). Trong đoạn thân
cây non, đoạn ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, đoạn gốc thấp nhất (Trung tâm Nghiên
cứu Giống cây rừng, 1994) [26].
Cùng với những kết quả về cải thiện giống, công nghệ nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô (tissue culture) được xem là giải pháp cơng nghệ hàng đầu để duy
trì chất lượng di truyền của cây giống và tạo được cây con có hệ rễ đầy đủ. Kết quả
nghiên cứu nhân giống in vitro Keo lá tràm cho thấy việc khử trùng mẫu vật (là các
chồi vượt hoặc chồi nách) bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút cho tỷ lệ mẫu nhiễm 40,1%
và mẫu nảy chồi 31,9%. Các cụm chồi hữu hiệu được nuôi cấy tiếp theo trong môi
trường Murashige và Skoog cải tiến (MS*) bổ sung chất điều hoà sinh trưởng. Tỷ lệ


14

nhân chồi cao nhất đạt được trong môi trường MS* + 1,0mg/l BAP + 0,5mg/l NAA
là 6,0 chồi/cụm, đạt hệ số nhân chồi 2,1 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu 48,3%. Chồi đạt
tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường 1/2MS* + 2,0mg/l IBA, đạt tỷ lệ ra rễ 95,3%.
Tuy nhiên cũng có thể ra rễ trực tiếp bằng thuốc bột TTG (IBA 1,0%). Cây đã ra rễ
in vitro được huấn luyện trong thời gian 6 - 10 ngày trước khi chuyển cây ra vườn
ươm cho tỷ lệ sống lên tới 85,9% (Triệu Thị Thu Hà và cộng sự, 2014) [5].
Kết quả nhân giống in-vitro cho thấy thời gian khử trùng đoạn thân thích hợp
bằng HgCl2 0,1% là 7 phút. Môi trường phát sinh chồi tốt nhất là MS cải tiến có bổ
sung 0,07 mg/L thidiazuron, số chồi đạt 3,5 chồi/mẫu. Mơi trường có bổ sung 1,5
mg/L benzyl aminopurin và 0,4 mg/L α-naphthlene acetic acid cho hệ số nhân chồi
cao nhất (2,25 lần), số chồi đạt 15,77 chồi/cụm, chồi phân lóng rõ ràng và sinh trưởng
nhanh. Mơi trường tạo rễ thích hợp là 1/2 MS cải tiến bổ sung thêm 20 g/L sucrose,
6 g/L agar, 0,1 g/L casein, 1 mg/L riboflavin, 2,0 mg/L indolbutylic acid và 1 g/L
than hoạt tính, tỷ lệ ra rễ đạt 97,78% (Lê Thị Như Nguyệt và cộng sự, 2019) [23].

Giai đoạn 2000 - 2010, các nghiên cứu biến dị di truyền ở mức độ gia đình
mới bắt đầu được chú trọng, nhằm cải thiện các tính trạng sinh trưởng, chất lượng
thân cây và tỷ trọng gỗ. Khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá tràm tại Đông Hà,
Quảng Trị được trồng vào tháng 8 năm 2002, với 5 cơng thức thí nghiệm, lặp lại 5
lần, 49 cây/ơ. Các cơng thức thí nghiệm là các lô hạt giống hỗn hợp từ các cây trội
trong vườn giống (SSO chọn lọc), lô hạt hỗn hợp đại trà vườn giống (SSO đại trà),
lô hạt hỗn hợp từ các cây trội trong rừng giống (SPA chọn lọc), các lô hạt đối chứng
là các xuất xứ tự nhiên (Xuất xứ NS) và lô hạt đại trà không rõ xuất xứ. Kết quả đánh
giá khảo nghiệm ở giai đoạn 15 năm tuổi cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân
cây của các lơ hạt giống khác nhau cơ bản có sự khác biệt rõ ràng, ngoại trừ độ duy
trì trục thân. Lô hạt SSO chọn lọc đạt năng suất 19,6 m3/ha/năm. Trong khi sinh
trưởng của lô hạt SPA chọn lọc, SSO đại trà và xuất xứ NS là tương đương nhau, đạt
năng suất từ 13,2 đến 14,2 m3/ha/năm. Sinh trưởng kém nhất là lô hạt đại trà, chỉ đạt
năng suất 6,2 m3/ha/năm. Các cây Keo lá tràm từ các lô hạt đại trà đều có sinh trưởng
và chất lượng thân cây giảm từ 3,1 – 20,6% so với hậu thế lô hạt xuất xứ nguyên sản.


×