Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Bài tập tâm lý học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 180 trang )

Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

Sưu tầm: Thành viên RAM Nguyễn Công Hoan – Khoa Tốn tin – HNUE
Thơng tin sản phẩm: Sản phẩm được thành viên sưu tầm sau khi tìm hiểu từ
một nguồn và xác định kiến thức đó bám sát với kiến thức và bài tập trong học
phần Tâm lý học giáo dục ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HUỐNG TÂM LÝ HỌC VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a.Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã
hội là yếu tố quyết định.
b. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã
hội.
c. Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cả cộng đồng.
d. Cả a, b, c
Câu 2: Tâm lý người có nguồn gốc từ:
a. Não người
b. Hoạt động của cá nhân
c. Thế giới khách quan


d. Giao tiếp của cá nhân
Câu 3: Phản ánh tâm lý là:
a. Sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan.
b. Phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động, kích
thích của thế giới khách quan.
c. Quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan.
d. Sự chuyển hóa trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo
thành các hiện tượng tâm lý.
Câu 4: Phản ánh là:
a. Sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác và
để lại dấu vết ở cả hai hệ thống đó.
b. Sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác.
2


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

c. Sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác.
d. Dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác.
Câu 5: Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì:
a. Là kết quả của sự tác động của thế giới khách quan vào não người
b. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo
c. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân
d. Cả a, b, c
Câu 6: Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể là do:
a. Sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống của cá
nhân, đặc biệt là về điều kiện giáo dục.

b. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội, tính tích cực giao tiếp và hoạt
động của cá nhân.
c. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hồn cảnh sống và tính tích cực hoạt
động của cá nhân.
d. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hồn cảnh sống, giới tính, nghề
nghiệp, lứa tuổi, sự tích cực trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân.
Câu 7: Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ khơng có được tâm lý người vì:
a. Mơi trường sống quy định bản chất tâm lý người.
b. Các dạng hoạt động và giao tiếp quyết định trực tiếp bản chất tâm lý người.
c. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lý người.
d. Cả a, b, c.
Câu 8: Mỗi khi chuẩn bị phát biểu, Lan đều cảm thấy rất hồi hộp. Hiện tượng
trên là biểu hiện của:
a. Trạng thái vơ thức
b. Q trình tâm lý
c.Trạng thái tâm lý
d.Thuộc tính tâm lý
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khơng thể hiện tính chủ
thể của sự phản ánh tâm lý người?
3


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

a. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lý với những mức
độ và sắc thái khác nhau.
b. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật nhưng trong các thời điểm,

hoàn cảnh, trạng thái sức khỏe và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình
ảnh tâm lý khác nhau.
c. Chủ thể mang hình ảnh tâm lý khó cảm nhận và trải nghiệm các hiện tượng
tâm lý của chính bản thân mình.
d. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ và hành vi ứng xử khác nhau đối với
cùng một sự vật.
II. Bài tập tình huống
1. Sức “cơng phá” của tâm lí
1. Vào cuối thế kỷ XVIII, có một nhà nơng học kiêm kinh tế học người Pháp là
Ăngtoan Pacmăngchiê. Hồi bị giam giữ ở Đức, ông đã biết giá trị dinh dưỡng của
giống khoai tây. Ơng ra sức thuyết phục Hồng đế nước Pháp phát triển để giải
quyết khó khăn lương thực của nước mình nhưng bị chống đối mạnh mẽ bởi giới
tăng lữ và y học. Đấu lý mãi cũng chẳng đi đến đâu, cuối cùng ơng đã dùng một
thủ thuật…
Ơng xin phép được trồng thí nghiệm khoai tây ở vùng đất hoang Xablơng. Và
đặc biệt là cho một đội lính ngự lâm, mặc lễ phục uy nghi, suốt ngày canh gác và
cấm ngặt nông dân không ai được lai vãng gần đó. Mặt khác, lại vờ “tiết lộ” một
vài ưu điểm “tuyệt vời” của “giống lương thực quý báu” đó (dĩ nhiên, việc canh
gác được tổ chức một cách có cơ sở).
Tình huống úp mở đó đã có tác dụng. Khoai tây đã được nhân giống và ít lâu
sau truyền khắp nước Pháp. A.Pacmăngchiê đã hồn tồn đạt được mục đích.
2. Có một nhà hàng ăn cao tầng, do sơ ý khi thiết kế, chỉ lắp đặt một thang máy
có tốc độ thường, khơng lắp thang máy có tốc độ cao. Sau khi khai trương, khách
đến ăn thưa dần, làm ông chủ rất lo lắng. Ông ta mời một nhà tâm lý học đến hỏi ý
kiến.
Nhà tâm lý học phát hiện vì mất thời giờ đợi thang máy nên khách ngại đến ăn.
Làm sao cải thiện được? Nhà tâm lý học đưa ra một sáng kiến: lắp một tấm gương
lớn ở nơi đợi thang máy. Biện pháp ít tốn kém này lập tức thay đổi bộ mặt của nhà
4



Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

hàng. Khi đợi thang máy, người ta soi gương, ngắm vuốt, khơng thấy sốt ruột vì
thời gian chờ đợi nữa…
(Trích trong “Tâm lý và sinh lý” - Bộ sách bổ trợ kiến thức “Chìa khóa vàng”)
Câu hỏi
1. Các sự kiện trên đề cập đến vấn đề gì của khoa học tâm lý?
2. Giải thích tại sao và rút ra kết luận?
3. Hãy lấy thêm một vài ví dụ tương tự minh họa về vai trò và ý nghĩa của tâm
lý học?
Gợi ý hướng giải quyết:
- Hai sự kiện trên đề cập đến vai trò của tâm lý học đối với đời sống con
người.
- Lý do: hiểu biết, nắm bắt được tâm lý người khác, tác động phù hợp với đặc
điểm tâm lý của họ (quan điểm, tính cách, nhu cầu, động cơ, sở thích…) thì sẽ đạt
hiệu quả.
2. Não người và tâm lí
Các sự kiện sau đây khẳng định luận điểm nào của tâm lý học macxit?
Từ luận điểm này, chúng ta cần phải làm gì để tâm lý của mình được bình
thường?
a. Khi bộ não bị ngộ độc (chẳng hạn khi say rượu), con người trở nên mất khả
năng hoạt động trí óc, mất sự kiểm sốt hành động của mình.
b. Một bệnh nhân, sau khi bị viên đạn lạc xuyên qua vùng chẩm bên phải và
vùng đỉnh bên trái của não, vẫn nhìn thấy các đồ vật, nhưng khơng thể hình dung
(tưởng tượng) được chúng. Sự định hướng trong khơng gian kém, khơng thể tự
mình trải chiếu lên giường được, không phân biệt được bên phải và bên trái, không
viết được và quên các chữ cái (theo A.R Luria).

Gợi ý hướng giải quyết:
- Sự kiện a khẳng định cho luận điểm: tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người (tâm lý là chức năng của não). Vì điều kiện để có được tâm lý
người là phải có hiện thực khách quan và não người (trong trạng thái hoạt động
bình thường), đồng thời giữa hai yếu tố này phải có sự phản ánh (tác động qua lại
5


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

lẫn nhau). Khi một trong ba yếu tố này bị thiếu hoặc bị sai lệch thì phản ánh tâm
lý hoặc là không diễn ra hoặc là sai lệch theo.
3. Tôn trọng sự khác biệt
Hãy dùng kiến thức tâm lý học để giải thích các câu thành ngữ/ câu thơ/ câu danh
ngôn sau:
1. “Năm người mười ý” (Thành ngữ)
2. “Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3.“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4.Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nàng Kiều khi thì cảm thấy:
“Ngày vui ngắn chẳng tày gang
Trơng ra ác đã ngậm gương non đoài”
Khi nàng lại cảm thấy:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”

5.“Hãy nói cho tơi biết bạn của anh là ai, tơi sẽ nói cho anh biết anh là người
như thế nào”. (Danh ngôn)
Gợi ý hướng giải quyết
-Từ câu 1 đến câu 4: Tính chủ thể của phản ánh tâm lý
- Câu 5: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan (ở đây nhấn mạnh
đến ảnh hưởng của môi trường xã hội, mà trực tiếp là mối quan hệ bạn bè đến sự
hình thành các đặc điểm tâm lý cá nhân).
4. Lời động viên ý nghĩa
Trong một cuộc thi đấu quyền anh thuộc khu vực Đông Nam Á, huấn luận viên
thấy vận động viên quyền anh của mình mệt mỏi, khơng có đủ can đảm để đánh
6


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

trận đánh quyết định cuối cùng. Người huấn luyện viên bèn đến gần vận động
viên và nói một cách hết sức bình tĩnh: “Anh có biết khơng, cuộc đấu sắp tới là
cuộc đấu quyết định của anh và người ta sẽ truyền tồn bộ trận đầu lên vơ tuyến”.
Sau khi trận đấu kết thúc, câu hỏi đầu tiên của người võ sĩ này với người huấn
luyện viên của mình là: “Thế nào, anh trơng tơi ở trên màn ảnh vô tuyến như thế
nào?”. Huấn luận viên trả lời: “Trơng anh hay lắm. Nhưng khơng biết người ta có
thay đổi gì khơng? Dù người ta có thể thay đổi chương trình truyền hình nhưng
khơng sao cả, bố mẹ, vợ con anh có thể biết được thắng lợi của anh khi họ đọc
báo”.
Một phóng viên tường thuật trận đấu này nói: “Tơi khơng hiểu tại sao anh ta
khơng cịn mấy sức lực mà người ta lại đưa anh vào trận đấu. Nhưng trong trận
đấu cuối cùng này, anh ta đã sử dụng tối đa sức lực của mình và đã chiến thắng”.
Câu hỏi:

1. Tình huống trên đề cập đến vấn đề gì của khoa học tâm lý?
2. Lấy thêm ví dụ khác để minh họa về vai trò và chức năng của hiện tượng
tâm lý đối với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.
Gợi ý hướng giải quyết
Tình huống trên đề cập đến chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con
người (định hướng, điều khiển, điều chỉnh).
5.Nhà sạch thì …xinh đẹp
Các nhà khoa học đã để những người làm thí nghiệm vào 3 căn buồng khác
nhau: buồng tuyệt đẹp, buồng lộn xộn, bẩn thỉu và buồng bình thường. Mỗi nhóm
người đều được cho xem bức ảnh của người không quen biết và yêu cầu họ nhận
xét về tính cách của những người đó. Kết quả như sau:
1. Với nhóm người ở trong căn buồng lộn xộn và bẩn thỉu: người trong ảnh
được nhận xét là: “độc ác”, “ghen tị”, “hay nghi ngờ”, “thô bạo”, “buông thả”;
2. Với nhóm người ở căn buồng tuyệt đẹp: người trong ảnh được nhận xét là:
“có cảm tình”, “chân thành”, “thơng minh”, “nhân hậu”;
3. Với nhóm người ở căn buồng bình thường: những bức chân dung đó được
nhận xét có cả mặt tốt và mặt xấu.

7


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

Từ đó, các nhà khoa học rút ra kết luận: chính căn buồng có ma lực và sức thơi
miên buộc con người nhìn nhận thế giới dưới những lăng kính khác nhau, có thể là
ảm đạm mà cũng có thể là lạc quan.
(Trích trong “Tri thức trẻ”, số 109, tháng 8/2003, tr.38).
Câu hỏi:

1. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên? Từ đó rút ra kết luận gì?
2. Hãy cho biết một vài ví dụ khác về tính chủ thể của hiện tượng tâm lý
người?
Gợi ý hướng giải quyết
Tình huống trên là một minh họa cho luận điểm: tâm lý người là sự phản ánh
hiện thực khách quan và mang tính chủ thể. Việc bài trí căn buồng với mức độ
đẹp/xấu khác nhau (tạo ra những điều kiện khách quan khác nhau) đã gây ra
những ảnh hưởng khác nhau đến tâm trạng của con người. Từ tâm trạng này, con
người lại nhìn nhận về tác động của thế giới khách quan một cách khác nhau.
6. Kamala – người sói
1. Ở Ai Cập cổ đại, có một vị hồng đế muốn biết khả năng ngơn ngữ có phải
trời phú cho khơng, hay là hình thành về sau, đã dùng quyền lực tối cao của mình
giam hai đứa bé mới sinh ra ở trong tầng hầm của ngôi nhà, chỉ cho ăn uống mà
không cho giao tiếp với bất kì ai. Hai đứa bé sống trong cảnh như thế đến năm 12
- 13 tuổi thì ngồi tiếng kêu (chỉ bằng đơn từ) khơng hề biết nói lời nào khác. Vị
Hồng đế tìm ra lời đáp nhưng đã tàn hại cuộc đời của hai đứa bé.
2. Vào thế kỷ XIX, có vương tử bị giam cầm từ lúc nhỏ trong ngục tối, 17 tuổi
mới được tha thì đã khơng biết nói, khơng biết đi, trí lực rất thấp dù sau đó được
chăm sóc tốt. Sau khi vương tử đó chết, giải phẫu óc cho thấy vì lâu ngày khơng
được sử dụng nên óc có kết cấu rất đơn giản.
3.Năm 1920, ở Ấn Độ, tiến sĩ Singh đã tìm thấy hai cơ bé sống trong hang sói
với bầy sói con. Nhìn nét mặt thì một cơ chừng bảy tám tuổi, cơ kia khoảng 2 tuổi.
Cơ nhỏ sống được ít lâu sau thì mất. Cịn cơ lớn được đặt lên là Kamala và cô ấy
sống được thêm 10 năm nữa.
Suốt trong thời gian ấy, Singh đã ghi nhật ký quan sát tỉ mỉ về cơ bé đó. Kamala
đi bằng tứ chi dựa vào tay và đầu gối, cịn lúc chạy thì bằng bàn tay và bàn chân.
8


Nhóm học tập RAM – HNUE


Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

Cô bé không uống nước mà lại liếm và thịt thì khơng cầm lên tay mà ăn ngay dưới
sàn nhà. Cơ bé nhìn rất rõ trong bóng tối và sợ ánh sáng mạnh, sợ lửa và sợ nước.
Ban ngày. Cơ khơng cho ai tắm cho mình. Ban ngày, cơ ngồi ngủ xổm ở xó nhà,
mặt quay vào tường…
Sau hai năm, Kamala đã tập đứng được bằng hai chân nhưng vẫn cịn khó khăn
lắm; sau 6 năm thì đã đi được nhưng lúc chạy vẫn phải dùng tứ chi như cũ. Suốt
trong thời gian 4 năm, cô chỉ học được 6 từ và sau 7 năm, cô học được 45 từ. Đến
thời kỳ này, cô bé thấy yêu xã hội con người, bắt đầu cảm thấy sợ bóng tối và đã
biết ăn bằng tay, uống bằng cốc. Đến năm 17 tuổi, sự phát triển trí tuệ Kamala
bằng đứa trẻ khoảng 4 tuổi.
4. Ở Canada, nhà tâm lý học Donald O. Hebb là người nghiên cứu về vấn đề
“tước đoạt cảm giác” (tức là không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài) đã làm
một thực nghiệm như sau:
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, tại Montreal, Donald O. Hebb đã bỏ ra nhiều
tiền để trả cho những người tình nguyện thí nghiệm. Bắt đầu thí nghiệm, ơng giam
từng người tình nguyện vào trong một buồng tối, hồn tồn cách âm, đóng kín và
có nhiệt độ ổn đinh, để họ gần như trần truồng, khơng có bất kì một kích thích da
nào. Ơng trả tiền theo giờ, người bị thí nghiệm có thể u cầu ngừng thí nghiệm
bất kể lúc nào. Tuy trong buồng tối có đủ thức ăn đồ uống nhưng tất cả những
người bị thí nghiệm khơng ai chịu nổi quá 7 ngày, đều đòi ra. Qua kiểm tra, tất cả
họ đều mắc chứng “tước đoạt cảm giác”. Triệu chứng của bệnh này là nhìn, nghe,
ngửi đều bị sai lệch, nhầm lẫn, tri giác tổng hợp bị cản trở, nhạy cảm với bất kì
kích thích nào từ bên ngoài, họ trở nên rầu rĩ, căng thẳng, thần kinh không ổn
định, suy nghĩ chậm chạp, sức chú ý không tập trung.
(Trích trong “Tâm lý và sinh lý” - Bộ sách bổ trợ kiến thức “Chìa khóa vàng”)
Câu hỏi
1. Những sự kiện nói trên đã đề cập đến luận điểm nào trong khoa học tâm lý?

2. Hãy giải thích tại sao các nhân vật trong các sự kiện trên đều có kết cục
tương tự nhau? Từ đó hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Gợi ý hướng giải quyết
- Các sự kiện trên đề cập đến bản chất xã hội của tâm lý người.

9


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

- Kết cục tương tự nhau vì những con người trong các tình huống trên đều
bị cách ly với xã hội loài người (hoặc do khách quan, hoặc do chủ quan) nên
khơng thể hình thành tâm lý theo kiểu người hoặc phát triển tâm lý người một cách
bình thường.
7. Phương pháp nghiên cứu tâm lí
Hãy xác định xem những đoạn mô tả dưới đây đề cập đến những phương pháp
nghiên cứu tâm lý cụ thể nào?
a. Một sự thể nghiệm tâm lý nhanh gọn được tiến hành (theo các bài tập dưới
dạng tiêu chuẩn hóa) nhằm vạch ra xem những phẩm chất tâm lý của người được
nghiên cứu (năng lực, kỹ xảo, kỹ năng…) tương ứng đến mức độ nào với những
chỉ tiêu và chuẩn mực tâm lý đã được xác lập. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu để xác định tính thích dụng đối với một nghề nào đó của cá nhân người được
nghiên cứu.
b. Bản chất của phương pháp là tập hợp và khái quát các tài liệu thu được về
nhân cách của người được nghiên cứu biểu hiện trong các hoạt động khác nhau. Có
thể đánh giá mỗi nét nhân cách được nhận xét bằng điểm số quy ước, căn cứ theo
mức độ thể hiện của chúng. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các
phẩm chất tâm lý cá nhân của học sinh, nhất là năng lực của các em nhỏ.

c. Nghiên cứu cá nhân một cách hệ thống trong cuộc sống thường ngày của họ.
Nhà nghiên cứu không can thiệp vào tiến trình tự nhiên của các sự kiện. Ví dụ,
người mẹ tiến hành ghi nhật ký. Trong suốt nhiều năm, bà ta ghi lại trong nhật ký
những biến đổi trong đời sống tâm lý của đứa con. Những thông tin này là tài liệu
gốc để rút ra những kết luận, những khái quát, những giả định mà chúng cần được
kiểm tra bằng những phương pháp khác.
d. Nghiên cứu hiện tượng cần nghiên cứu trong những điều kiện được tính tốn
một cách chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tượng và có thể tái tạo nó
khi lặp lại những điều kiện ấy.
e. Trên cơ sở những tiêu chuẩn lựa chọn được biểu đạt một cách sơ bộ, người ta
đề nghị đối tượng nghiên cứu hãy lựa chọn ai mà họ muốn là người sẽ giúp đỡ
mình trong cơng tác hoặc họ sẽ giúp đỡ ai trong học tập…Sau đó, trên cơ sở tính
đến những câu trả lời mà người ta chỉ ra được ai là người được lựa chọn nhiều
nhất, ai là người được lựa chọn ở mức trung bình, ai được lựa chọn ít nhất…
Gợi ý hướng giải quyết
10


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

- a: Phương pháp trắc nghiệm
- b: Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
- c: Phương pháp quan sát
- d: Phương pháp thực nghiệm
- e: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

11



Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 10: Sự phát triển tâm lý của trẻ em là:
a. Sự tăng lên hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng tâm lý.
b. Sự nâng cao khả năng của con người của con người trong cuộc sống.
c. Sự thay đổi về chất lượng các hiện tượng tâm lý.
d. Sự tăng lên hoặc giảm về số lượng dẫn đến biến đổi về chất lượng của hiện
tượng tâm lýđang phát triển.
Câu 11: Trẻ em là:
a. Người lớn thu nhỏ lại.
b. Trẻ em là thực thể phát triển tự nhiên.
c. Trẻ em là thực thể phát triển độc lập.
d. Trẻ em là thực thể đang phát triển theo những quy luật riêng của nó.
Câu 12: Yếu tố bẩm sinh, di truyền có vai trị:
a. Quy định sự phát triển tâm lý.
b. Là điều kiện vật chất của sự phát triển tâm lý.
c. Quy định khả năng của sự phátt triển tâm lý.
d. Quy định chiều hướng của sự phát triển tâm lý.
Câu 13: Hoàn cảnh sống của đứa trẻ, trước hết là hồn cảnh gia đình:
a. Là nguyên nhân của sự phát triển tâm lý.
b. Quyết định gián tiếp sự phát triển tâm lý.
c. Là tiền đề của sự phát triển tâm lý.
d. Là điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lý.
Câu 14: Tính tích cực hoạt động và giao tiếp của mỗingười trong cuộc sống có
vai trị:

a. Điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lý.
b. Quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lý.
c. Tiền đề của sự phát triển tâm lý.
d. Quy định chiều hướng của sự phát triển tâm lý.
Câu 15: Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân, các giai đoạn phát triển:
12


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

a. Có tính tuyệt đối
b. Là kết quả của sự tích lũy các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
c. Chỉ có ý nghĩa tương đối.
d. Các giai đoạn phát triển tâm lý do sự phát triển cơ thể quy định.
Câu 16: Sự phát triển tâm lý của trẻ em diễn ra:
a. Phẳng lặng, khơng có khủng hoảng và đột biến.
b. Diễn ra cực kỳ nhanh chóng.
c. Là một q trình diễn ra cực kỳ nhanh chóng, khơng phẳng lặng mà có
khủng hoảng và đột biến.
d. Khơng phẳng lặng, mà có khủng hoảng và đột biến.
Câu 17: Quan niệm “Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại” là của
trường phái nào?
a. Thuyết tiền định.
b. Thuyết duy cảm.
c. Thuyết hội tụ hai nhân tố.
d. Tâm lý học macxit
Câu 18: Quan điểm “Sự phát triển tâm lý là do tiềm năng sinh học tạo ra, nên
mọi đặc điểm tâm lý nói chung đều có tính chất tiền định” là của:

a. Quan điểm duy vật biện chứng.
b. Thuyết tiền định
c. Thuyết duy cảm
d. Thuyết hội tụ hay nhân tố
Câu 19: Theo nhà tâm lí học J.Piaget, sự hình thành và phát triển các cấu trúc
tâm lí diễn ra theo cách tăng dần về số lượng và đột biến’
a. Quy luật phát triển khơng đồng đều.
b. Quy luật về trình tự nhất định khơng nhảy cóc, khơng đốt cháy giai đoạn
c. Quy luật về tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
d. Quy luật về sựtiệm tiến và nhảy vọt
Câu 20: Yếu tố giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ
em là:
13


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

a. Di truyền.
b. Mơi trường gia đình và xã hội
c. Giáo dục.
d. Cả a và b
Câu 21: Trong tâm lý học, hoạt động được hiểu là gì:
a. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
b. Sự tiêu hao năng lượng thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện
thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.
c. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.
d. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm
cả về phía thế giới, cả về phía con người.

Câu 22: Hai q trình diễn ra đồng thời, thống nhất trong hoạt động là:
a. Chủ thể và khách thể
b. Chủ thể và đối tượng
c. Đối tượng hóa và chủ thể hóa
d. Cả a, b, c
Câu 23: Q trình đối tượng hố là q trình:
a. Con người tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lý của
người tạo ra nó.
b. Con người chuyển các đặc điểm chứa đựng trong sản phẩm thành cái riêng
của bản thân.
c. Con người tạo ta các sản phẩm mà trong đó khơng chứa đựng các đặc điểm
tâm lý của người tạo ra nó.
d. Con người tìm hiểu và lĩnh hội nền văn hoá xã hội.
14


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

Câu 24: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động:
a. Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng. Trong nhiều trường hợp,
đối tượng của hoạt động không phải là cái gì đó sẵn có, mà là cái gì đang xuất hiện
ngay trong quá trình hoạt động.
b. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các mối quan hệ giữa con người
với thế giới tự nhiên và xã hội.
c. Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hoạt động có khi
là một người, có khi là một số người.
d. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định. Mục đích của hoạt động
thường là tạo ra sản phẩm có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với việc thoả mãn nhu

cầu của chủ thể.
Câu 25: Đối tượng của hoạt động học tập là gì ?
a. Học sinh
b. Lớp học
c. Giáo viên
d. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
Câu 26: Nhà Tâm lý học người Nga A.N.Leonchiev đưa ra cấu trúc vĩ mô của
hoạt động gồm những thành tố nào:
a. Hoạt động, hành động, thao tác, hứng thú, nhu cầu, động cơ.
b. Hoạt động, thao tác, phương tiện, hứng thú, động cơ, mục đích.
c. Hoạt động, hành động, thao tác, động cơ, nhu cầu, hứng thú.
d. Hoạt động, động cơ, hành động, mục đích, thao tác, phương tiện.
Câu 27: Ngay từ những ngày đầu bước chân vào cổng trường Sư phạm, tôi đã
đặt ra mục tiêu là phải đạt được kết quả học tập tốt để trở thành 1 người giáo viên
15


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

giỏi. Nhờ đó, tơi đã vượt qua nhiều trở ngại gặp phải trong quá trình học tập để đạt
được mục tiêu của mình.
Đặc điểm nào của hoạt động được đề cập đến trong ví dụ trên ?
a. Tính đối tượng
b. Tính chủ thể
c. Tính mục đích
d. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
Câu 28: Giao tiếp là:
a. Sự tiếp xúc giữa cá nhân với người khác.

b. Sự tiếp xúc giữa con người với con người và sự tiếp xúc này không chịu sự
ảnh hưởng lẫn nhau.
c. Quá trình tác động qua lại, giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp
xúc tâm lý giữa con người với con người, qua đó con người trao đổi thông tin, trao
đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
d. Cả a, b, c.
Câu 29: Trường hợp nào dưới đây không phải là giao tiếp:
a. Hai sinh viên đang nói chuyện vui vẻ với nhau.
b. Trong giờ học, giáo viên nêu câu hỏi và sinh viên trả lời.
c. Hai vệ tinh nhân tạo đang phát và thu tín hiệu của nhau.
d. Anh B trao đổi cơng việc với đối tác bằng điện thoại di động.
Câu 30: Trường hợp nào dưới đây là giao tiếp:
a. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau.
b. Vừa chơi điện tử, Hùng vừa nhắc đi nhắc lại các từ “trúng rồi”, “trượt rồi”.
16


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

c. Một em bé đang bấm nút điều khiển máy vơ tuyến truyền hình từ xa, lựa
chọn các chương trình khác nhau.
d. Nhân viên báo cáo cơng việc với sếp
Câu 31: Nhờ có q trình giao tiếp, con người có thể cùng nhau giải quyết các
nhiệm vụ trong công việc nhằm đạt tới mục tiêu chung. Điều này cho thấy rõ chức
năng nào của giao tiếp:
a. Chức năng cảm xúc
b. Chức năng phối hợp hoạt động
c. Chức năng thông tin

d. Chức năng điều chỉnh hành vi

Câu 32:Mệnh đềnào dưới đây thể hiện đúng bản chất giai đoạn lứa tuổi học
sinh THCS (thiếu niên)?
a. Tuổi dậy thì
b. Tuổi khủng hoảng, khó khăn
c. Tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành
d. Về cơ bản, thiếu niên là trẻ con không hơn không kém
Câu 33: Nguyên nhân khiến thiếu niên thường mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt
chủ yếu là do:
a. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn
b. Sự phát dục
c. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ cơ.
d. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ xương
Câu 34: Sự phát triển thể chất của lứa tuổi thiếu niên về cơ bản là giai đoạn:
a. Phát triển chậm theo hướng hoàn thiện các yếu tố từ lứa tuổi nhi đồng.
b. Phát triển với tốc độ nhanh, không đồng đều, không cân đối.
17


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

c. Phát triển với tốc độ nhanh, đồng đều, cân đối
d. Phát triển mạnh về tầm vóc, cơ thể (chiều cao, cân nặng)
Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường nói “nhát gừng”, “cộc lốc”
là:
a. Muốn khẳng định tính người lớn của mình trong quan hệ với những người
xung quanh.

b. Muốn che đậy sự lóng ngóng, vụng về của mình do sự thiếu cân đối của cơ
thể gây ra.
c. Do phản xạ với tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn phản xạ với tín hiệu
từ ngữ.
d. Sự phát triển không cân đối của cơ thể làm các em cảm thấy mệt mỏi, ngại
giao tiếp
Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường dễ bị kích động, có cảm
xúc mạnh, dễ bực tức, nổi khùng, phản ứng mạnh mẽ với các tác động bên ngoài là
do:
a. Sự phát triển hệ xương mạnh hơn hệ cơ
b. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh
c. Sự phát triển mạnh nhưng thiếu cân đối của hệ tuần hoàn, ảnh hưởng tới hệ
thần kinh.
d. Hiện tượng dậy thì gây ra.
Câu 37: Đặc điểm nào khơng đặc trưng cho quá trình hoạt động hệ thần kinh
cấp cao ở độ tuổi thiếu niên:
a. Quá trình ức chế chiếm ưu thế hơn so với quá trình hưng phấn
b. Phản xạ có điều kiện với tín hiệu trực tiếp thành lập nhanh hơn phản xạ với
tín hiệu từ ngữ.
c. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt hơn so với ức chế.
d. Khả năng chịu đựng các kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài cịn yếu, nên
dễ bị ức chế, hoặc dễ bị kích động mạnh.
Câu 38: Điểm nào dưới đây không đặc trưng cho sự phát triển tâm lý của tuổi
thiếu niên?
18


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)


a. Sự phát triển mạnh mẽ, cân đối các yếu tố thể chất và tâm lý.
b. Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ, cảm xúc và xu hướng
đạo đức.
c. Sự phát triển mạnh mẽ tính tích cực xã hội hướng đến chuẩn mực văn hóa xã hội.
d. Sự phát triển diễn ra khơng đồng đều, tạo ra tính hai mặt: “vừa là trẻ con,
vừa là người lớn”.
Câu 39: Hoàn cảnh sống và hoạt động của thiếu niên thường:
a. Không thay đổi nhiều so với lứa tuổi nhi đồng.
b. Bao hàm cả yếu tố thúc đẩy và kìm hãm tính người lớn ở các em.
c. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy tính người lớn.
d. Chỉ bao hàm những yếu tố thúc đẩy duy trì tính trẻ con.
Câu 40: Đặc điểm cơ bản trong hoạt động tư duy của thiếu niên là:
a. Tư duy trừu tượng phát triển mạnh, chiếm ưu thế.
b. Sự phát triển tư duy hình tượng dừng lại, tư duy trừu tượng phát triển
mạnh.
c. Tư duy trừu tượng và tư duy hình tượng đều phát triển, nhưng chất lượng
của tư duy trừu tuợng là không đồng đều ở mỗi học sinh.
d. Tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh.
Câu 41: Nội dung cơ bản của “cảm giác mình là người lớn” ở thiếu niên là:
a. Mình khơng cịn là trẻ con.
b. Chưa là người lớn, nhưng khơng cịn là trẻ con, sẵn sàng làm người lớn.
c. Mình đã là người lớn.
d. Chưa là người lớn nhưng sẵn sàng làm người lớn.
Câu 42: Người lớn cần đối xử như thế nào với thiếu niên để hạn chế xung đột
giữa người lớn và thiếu niên?
a. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của các em, để các em hồn tồn tự
quyết định các vấn đề của mình.
b. Thiếu niên vẫn chưa thực sự là người lớn nên cần kiểm soát mọi cử chỉ
hành động của các em.

19


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

c. Người lớn cần có quan hệ hợp tác, giúp đỡ thiếu niên trên cơ sở tôn trọng,
tin tưởng các em.
d. Đây là độ tuổi bướng bỉnh, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ và biện pháp
cứng rắn với các em.
Câu 43: Phạm vi giao tiếp của thiếu niên với bạn bè là:
a. Rộng rãi và bền vững.
b. Hẹp hơn học sinh nhỏ nhưng bền vững.
c. Từ phạm vi rộng nhưng chưa bền vững đến phạm vi hẹp nhưng bền vững,
sâu sắc.
d. Ban đầu phạm vi giao tiếp hẹp, sau mở rộng dần.
Câu 44: Điểm nào dưới đây không phản ánh rõ đặc trưng trong quan hệ khác
giới của tuổi thiếu niên?
a. Quan hệ khác giới là những tình cảm chứa đựng nhiều yếu tố của tình yêu
nam nữ.
b. Quan hệ bạn khác giới là quan hệ thuần túy mang cảm xúc xã hội, nảy
sinh trong hoạt động và giao tiếp bạn bè.
c. Quan hệ khác giới đượm màu cảm xúc giới tính do tác động của yếu tố
phát dục.
d. Quan hệ khác giới mang màu sắc cảm xúc giới tính kết hợp với những
rung cảm xã hội nhẹ nhàng, kín đáo, bồng bột, pha chút kịch hóa.
Câu 45: Điều nào không đúng với sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh
THPT?
a. Đa số các em đang trong thời kì phát dục (thời kì dậy thì).

b. Đa số có cơ thể phát triển cân đối, khỏe, đẹp như cơ thể người lớn.
c. Sự phát triển hệ thần kinh gần tương đương với hệ thần kinh của người
trưởng thành.
d. Chiều cao và cân nặng tuy vẫn phát triển nhưng đã có chiều hướng chững
lại.
Câu 46: Điểm nào khơng thể hiện tính hai mặt trong điều kiện xã hội của sự
phát triển tâm lí ở tuổi học sinh THPT?
a. Trong gia đình các em đã có nhiều vai trò và trách nhiệm như của người
lớn, nhưng các em vẫn bị phụ thuộc vào kinh tế gia đình.
20


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

b. Trong xã hội, các em đã có quyền công dân nhưng hoạt động chủ đạo của
các em vẫn là hoạt động học tập.
c. Thái độ và ứng xử của người lớn vừa khuyến khích xu hướng người lớn
của các em, vừa yêu cầu các em tuân theo các yêu cầu của cha mẹ, giáo viên.
d. Thể chất của các em đang phát triển với tốc độ và nhịp độ nhanh dần đến
cân đối, hài hòa.
Câu 47: Thái độ học tập của học sinh THPT được thúc đẩy trước hết bởi:
a. Động cơ thực tiễn và động cơ nhận thức.
b. Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
c. Động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội.
d. Động cơ quan hệ xã hội.
Câu 48: Hứng thú học tập các môn học của học sinh THPT thường gắn liền
với:
a. Tính chất của môn học.

b. Phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn.
c. Kết quả học tập của môn học.
d. Khuynh hướng nghề nghiệp mà các em lựa chọn.
Câu 49: Điểm đặc trưng trong nhận thức của học sinh THPT là:
a. Chuyển từ tính khơng chủ định sang có chủ định.
b. Tính có chủ định phát triển mạnh, chiếm ưu thế.
c. Cả tính có chủ định và tính khơng chủ định cùng phát triển.
d. Tính khơng chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế.
Câu 50: Những môn học nào sau đây khơng hấp dẫn đối với học sinh THPT?
a. Địi hỏi ở các em sự tư duy tích cực, độc lập.
b. Có một số nội dung q cụ thể, ít địi hỏi khả năng tư duy trừu tượng.
c. Có ý nghĩa xã hội cao.
d. Mới lạ và các em được tiếp xúc lần đầu.
Câu 51: Điểm nào không phù hợp với đặc điểm tự ý thức của tuổi học sinh
THPT?
a. Học sinh THPT bắt đầu tri giác đặc điểm cơ thể của bản thân.
b. Hình ảnh về cơ thể là thành tố quan trọng của tự ý thức ở tuổi học sinh
THPT.

21


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

c. Tuổi học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm
lí của mình theo quan điểm về mục đích và hồi bão cuộc sống của bản thân.
d. Tự ý thức của tuổi học sinh THPT xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và
hoạt động của bản thân trong tập thể.

Câu 52: Nguyên nhân cơ bản khiến học sinh THPT rất quan tâm đến diện mạo,
hình thức bề ngồi của bản thân là:
a. Sự biến đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể ở lứa tuổi này.
b. Sự thúc đẩy của nhu cầu trở thành người lớn.
c. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong sự tự ý
thức ở lứa tuổi này.
d. Cả a, b, c.
Câu 53: Trong cuốn sổ của H đã dày cộp những câu danh ngôn của các nhà
hiền triết. Không hiểu sao H rất thích chép những câu danh ngơn và suy nghĩ rất
lâu về chúng. Tối, ngồi vào bàn học, H tự hỏi: “Mình 18 tuổi rồi ư? Mình đã làm gì
được rồi nhỉ?”...
Việc làm và suy nghĩ của H phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi đầu thanh
niên?
a. Tuổi giàu chất lãng mạn.
b. Tuổi phát triển mạnh mẽ tự ý thức, tự tu dưỡng cá nhân.
c. Tuổi phát triển tư duy trừu tượng.
d. Tuổi đầy hoài bào,ước mơ.

II.Bài tập tình huống
8. Các yếu tố đối với sự phát triển tâm lý cá nhân
Trong khoa học tâm lý và trong cuộc sống hàng ngày có một số quan niệm về
vai trò của các yếu tố đối với sự phát triển tâm lý cá nhân như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Sự phát triển tâm lý giống như một người chơi một bàn
cờ tướng. Nếu như trên bàn cờ và trong tay người chơi cờ có những qn xe, pháo,
mã thì sẽ đánh ván cờ nhanh hơn, thắng dễ hơn và có hiệu quả hơn mà ít mất sức.
Cịn nếu như trong tay chỉ tồn là qn tốt qua sơng thì ván cờ rất khó thắng và rất
chật vật. Đứa trẻ cũng vậy, nếu khi ra đời với những gen trội thì sự phát triển tâm
22



Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

lý sẽ rất thuận lợi và cuộc đời sẽ gặt được nhanh chóng những thành cơng trong
hoạt động hơn là khi ra đời với những gen lặn, sự phát triển tâm lý sẽ chật vật và
vất vả hơn nhiều, hiệu quả hoạt động kém.
- Quan niệm thứ hai: Sự phát triển tâm lý giống như sự nở của một quả trứng.
Chất của quả trứng đẻ ra con gà hay con vịt hoàn toàn phụ thuộc vào di truyền sinh
học; môi trường, dạy học và giáo dục chỉ là yếu tố nhiệt độ, thúc đẩy cho việc nở
sớm hay muộn, chứ căn bản không quyết định đến việc đẻ ra con gì, đến chất của
sự phát triển.
- Quan niệm thứ 3: Ca dao, tục ngữ có câu
+ “Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu”.
+ “Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa”
+ “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”
+ “Sinh con ai nỡ sinh lịng”
+ “Giỏ nhà ai quai nhà nấy”
+ “Rau nào sâu nấy”
+ “Con nào mà chẳng giống cha
Cháu nào mà chẳng giống bà giống ông”.
- Quan niệm thứ 4: Khơng Tử (551 - 479TCN) nói: “Nhân chi sơ, tính bản
thiện. Tính tương cận, tập tương viễn” (Người mới sinh ra giống nhau ở tính thiện,
nhưng nhờ học tập mà khác xa nhau).
- Quan niệm thứ 5: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đã nói:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Câu hỏi:
1. Năm ý kiến trên đã đề cập đến tri thức (luận điểm) nào của tâm lý học?
2. Hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Tại sao?
23


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

3. Từ những quan niệm trên, rút ra kết luận sư phạm cho quá trình giáo dục và
giảng dạy của em trong tương lai.
Gợi ý hướng giải quyết
Câu 1: Các ý kiến trên đề cập đến các học thuyết (quan điểm của các học thuyết)
khác nhau về sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân; các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách.
Câu 2: Các ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Cách hiểu đầy đủ và đúng nhất là
hiểu theo quan điểm DVBC khi bàn về sự phát triển tâm lý: cả 4 yếu tố: sinh học,
môi trường, giáo dục, hoạt động và giao tiếp đều có vai trị nhất định đối với sự
hình thành và phát triển tâm lý.
Câu 3: Khi nhận xét, đánh giá, hay nghiên cứu tâm lý cá nhân cần chú ý đến cả 4
yếu tố. Cần chú ý đến vai trò của từng yếu tố như ở câu 2.
9. Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài
Trong tạp chí “Thế giới phụ nữ” số 39 (ngày 6/10/2013) có đoạn:
“Những đứa trẻ sống giữa những người hay phê phán thì học lên án.
Những đứa trẻ sống trong bầu khơng khí thù địch thì hay đánh nhau.
Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học được sự sợ sệt.
Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự dũng cảm.
Những đứa trẻ sống trong sự đố kỵ thì học được lịng tham vọng.

Những đứa trẻ sống trong sự khoan dung thì học được sự nhẫn nại.
Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lịng tin
Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu
Những đứa trẻ sống trong sự san sẻ thì học được sự hào hiệp
Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và công minh thì học được chân lý và
lẽ cơng bằng.
Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì cho rằng cả thế giới đều đẹp.”
Câu hỏi:
1. Dưới góc độ tâm lý học, hãy cho biết những nhận định trên đây là đúng hay
sai? Tại sao?
24


Nhóm học tập RAM – HNUE

Chiến dịch Nguyễn Cơng Hoan (2023 – 2024)

2. Để cho tâm lý của trẻ phát triển được tốt, thì mơi trường sống, hoạt động,
giao tiếp và học tập của trẻ cần phải như thế nào? Gia đình và nhà trường phải làm
gì để trẻ sống trong môi trường lành mạnh?
Gợi ý hướng giải quyết
Câu 1: Quan điểm trên muốn nói đến vai trị của mơi trường sống đối với sự hình
thành phát triển tâm lý, nhân cách mỗi cá nhân. Quan điểm này đúng nhưng chưa
đủ. Gợi mở giúp SV lý giải tại sao quan điểm này đúng mà chưa đủ.
Câu 2: Mơi trường có ảnh hưởng gián tiếp nên phải tạo ra môi trường sống
lành mạnh. Tổ chức đa dạng các dạng hoạt động, giao tiếp. Nội dung của hoạt
động, giao tiếp, nội dung học tập phải gắn liền với giá trị và kinh nghiệm của cá
nhân mới phát huy được tính tích cực tham gia của cá nhân.
Kết hợp thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ.
10. Người làm sao của chiêm bao làm vậy

Khi tham quan gian hàng thủ cơng mỹ nghệ, nhìn những sản phẩm rất cầu kỳ,
tinh xảo, khách du lịch đều trầm trồ khen ngợi và thán phục sự khéo tay, tài năng
của người thợ điêu khắc. Hãy dùng kiến thức tâm lý học để giải thích hiện tượng
trên?
Gợi ý hướng giải quyết
Khách du lịch khen ngợi và thán phục tài năng của người thợ điêu khắc vì trong
quá trình tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ấy, người thợ đã chuyển ý
tưởng, năng lực, thị hiếu, trình độ thẩm mỹ, tình cảm,…của mình vào trong sản
phẩm (quá trình đối tượng hóa). Sản phẩm là nơi tâm lý con người được bộc lộ, vì
vậy, nhìn vào sản phẩm mà du khách đánh giá được trình độ, tay nghề của người
thợ.
11. Thay đổi

25


×