Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Bài tập lớn môn tâm lý học giáo dục docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.53 KB, 53 trang )

Chương 1: Lý luận chung về đạo đức và sự hình thành đạo đức
trong nhân cách cá nhân . 1
1.1. Một số khái niệm 1
1.1.1 Đạo đức 1
1.1.1.1 Các khái niệm về đạo đức 1
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý
nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa
các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn
nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định
này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn
mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các
quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã
hội.
Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội
trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
-Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với
tự nhiên.
-Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự
nhiên và với cả bản thân mình.
1.1.1.2 Cấu trúc của đạo đức 1
Các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo
đức.
- Ý thức đạo đức: Như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống
bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là
tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để


tồn tại, con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải
phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho
1
sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm,
quan niệm sống chính là ý thức đạo đức.
- Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động
cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó
được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá
đạo đức của cá nhân.
Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo
đức. Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ý thức
đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức.
- Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức
điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội.
Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã
hội, những phong tục, tập quán vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức,
mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức.
Cần phải phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Cả đạo đức
cá nhân và đạo đức cộng đồng đều góp phần tạo ra một cộng đồng tốt.
Tuy nhiên, nói một cộng đồng có đạo đức không có nghĩa là đạo đức
của tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy đều giống nhau. Đạo đức là cái
thiện, nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ
của từng cá nhân. Đời sống tinh thần của các cá nhân được hun đúc, hình
thành bởi lịch sử cá nhân. Đạo đức cá nhân là phần góp về đạo đức của mỗi
người, các sự góp đó tạo thành đặc điểm cộng đồng. Nếu nó tương tác với
nhau tạo ra một giá trị tương đối đồng nhất trong cộng đồng thì đó gọi là đạo
đức của cộng đồng.
Đạo đức có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển liên tục.
Không có chuyện đạo đức của thế kỷ này phá vỡ đạo đức của thế kỷ trước.
Trong văn hoá có đạo đức, nhưng như thế không có nghĩa là các yếu tố đạo

đức của dân tộc này khác với dân tộc khác, của thế kỷ này khác với thế kỷ
khác. Văn hoá thểề hiện hình thức của đạo đức, là phương thức để con người
và các dân tộc thể hiện bản thân mình.
Chính vì thế, đạo đức của dân tộc nào, cộng đồng nào, thời đại nào
cũng có cái vỏ văn hoá trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình
thức.Đạo đức thì không thể mất đi. Đạo đức còn tồn tại chừng nào con người
còn tồn tại. Đạo đức thuộc về con người, là bản chất của con người, cũng
như cái thiện có nội đung phổ biến trong đời sống con người, mặc dù mỗi
dân tộc thể hiện đạo đức của mình dưới những hình thức văn hoá khác nhau.
2
1.1.1.3 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức3
Khi nghiên cứu đạo đức chúng ta cần quan tâm đến một số phạm trù cơ bản
của đạo đức.
a. Nghĩa vụ3
Nghĩa vụ của đạo đức thể hiện ở chỗ khi con người tham gia vào hoạt
động sản xuất và hoạt động sống, anh ta ý thức được trách nhiệm của bản
thân đối với người khác và đối với cộng đồng. Ngay từ thế kỷ XVII – XVIII
các nhà duy vật Pháp đã chỉ rõ “Nghĩa vụ đạo đức là cái tất yếu đối với tất
cả mọi người thực hiện trách nhiệm của mình”. Nghĩa vụ đạo đức đã xuất
hiện rất sớm và nó tồn tại với thời gian, tồn tại qua các giai đoạn phát triển
của lịch sử loài người. Điều đó cho thấy, ở bất kỳ chế độ xã hội nào, ở thời
kỳ phát triển xã hội nào thì nghĩa vụ cũng rất cần thiết.
Nghĩa vụ thể hiện như là ý thức, tình cảm con người về mối quan hệ hài hoà
giữa nhu cầu và lợi ích cá nhân với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Điều đáng chú ý là việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức bao giờ cũng mang tính
tự giác và do chính bản thân đã nhận thức rõ vấn đề. Do vậy, khi thực hiện
nghĩa vụ đạo đức con người luôn có cảm giác hạnh phúc, hài lòng vì tình
cảm cao thượng, vì lòng tự trọng và phẩm giá của con người.
Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tự giác
thực hiện các hành động của mình theo các chuẩn mực chung của xã hội.

Nghĩa vụ đạo đức của con người có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ pháp
lý. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của con người đều có chung mục
đích là nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với qui tắc,
chuẩn mực chung của xã hội.
Nghĩa vụ không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà nó được hình
thành và hoàn thiện trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong
hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, thậm chí qua quá trình đấu tranh, thử
thách của cuộc sống.
b. Lương tâm3
Lương tâm có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn,
thôi thúc con người ta làm những điều tốt, ngăn cản, chỉ trích làm những
điều xấu.
Theo quan điểm biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thức trách
3
nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi,
cách cư xử của mình trong đời sống xã hội. Sự hình thành lương tâm là quá
trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và
giao tiếp xã hội. Có thể nêu ra các mức độ phát triển của lương tâm như sau:
Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội
hoặc ý niệm tâm linh.
Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác và
trước dư luận xã hội.
Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân. Khi cá nhân xấu hổ với
bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương tâm.
Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đó chính
là lương tâm. Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ của
con người.
Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt. Trái lại khi
cá nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản. Do vậy,
trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận. Giữ cho

lương tâm trong sạch là một tiêu chí hạnh phục và tiêu chí sống của con
người.
c. Thiện và Ác4
Thiện và Ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đo đời
sống đạo đức của mọi cá nhân. Thiện và Ác cũng là phạm trù cơ bản làm
thước đo đời sống đạo đức của con người.
Cái Thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc
sống hàng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp
với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội. Cái thiện phải được thể hiện qua việc góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội.
Hồ Chí Minh đã nói: “Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì
dù nhỏ đến mấy cũng tránh” (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1990, tr. 55). Là cái thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con
người ngày càng trở nên cao thượng hơn, tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn
hơn.
Cái Ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân
và xã hội. Cái ác làm mất đi cái văn minh, cao thượng của cuộc sống con
người. Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi cho
nhau. Cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cản
trở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người.
4
1.1.1.4 Chức năng của đạo đức .5
*Chức năng điều chỉnh hành vi.
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi làm
cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân
và cộng đồng.
Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có
chính trị, pháp quyền và đạo đức…
- Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia
bằng các biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực…

- Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân
với cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội,
lương tâm. Sự điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều.
- Điều chỉnh hành vi của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi
và phương thức điều chỉnh.
Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi
người phải tuân theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng
ngăn cấm và cưỡng bức (quyền lực công cộng cùng với đội vũ trang đặc
biệt, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù…). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu
của mỗi cá nhân sống trong cộng đồng.
Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân. Phương
thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và lương tâm. Những chuẩn mực đạo
đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích.
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm
đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng
để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội
khác và làm thành cái không thể thay thế của đạo đức.
- Mục đích điều chỉnh: bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên
quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng
đồng và cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).
- Đối tượng điều chỉnh: Hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan
hệ cá nhân với cộng đồng (gián tiếp).
- Cách thức điều chỉnh được biểu hiện: Lựa chọn giá trị đạo đức; xác định
chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác định phương án cho
hành vi bưỏi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin,
lý tưởng, tình cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã
hội.
5
Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu.
- Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê

phán mạnh mẽ cái ác.
- Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn
mực đạo đức xã hội.
*Chức năng giáo dục.
Con người vươn lên “chân - thiện - mỹ”. Con người là sản phẩm của lịch sử,
đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì
hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.
Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy tác
động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức
do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái
khách quan hoá tác động, chi phối con người.
Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá
nhân chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức: tác động đến đạo đức cá
nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để
chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức
là hiện thực hoá nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo
đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và
xã hội được củng cố, phát triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo
đức.
Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách
thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục
trong quá trình giáo dục.
- Giáo dục đạo đức gắn với tiến bộ đạo đức:
Nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các quan
hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức và mức độ phổ biến của nó…
sẽ giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giá
đúng tư cách của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng
thông qua mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và
các bước đi của quá trình giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng tạo
ra các hành vi và thực tiễn đạo đức đúng.

Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục
lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng
đồng;mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân
lẫn cấp độ cộng đồng.
6
*Chức năng nhận thức.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức
thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội.
Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình
thái ý thức khác.
Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu
xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định
bởi tồn tại xã hội. Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần
(nhận thức đạo đức) không tách rời thực tiễn – hành động của con người. Do
vậy, đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính
hành động hiện thực.
Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm:
- Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường
hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức. (Khác những
khoa học và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa học có khoảng cách về
không gian và thời gian).
- Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và
hướng nội (tự nhận thức – hương vào chính mình, chính chủ thể).
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mức, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội
làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ,
hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra
các giá trị đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển
hóa đạo đức của xã hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân
như là cái riêng.
Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình – chủ thể đạo đức –

làm đối tượng nhận thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối
chiếu những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn mực giá
trị chung của cộng đồng. Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình thành phát
triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy
sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác…
Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn. Dư
luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn
lương tâm là sự phê bình. Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức
của mình – giá trị mà xã hội mong muốn.
Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng để
ho thành trách nhiệm đó. Trong cuộc sống có vô số những trách nhiệm như
vậy. Nó luôn đặt ra trong quan hệ phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã
7
hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc, gia cấp, tổ quốc.
Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ : trình độ
thông thường và trình độ lý luận.
Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những
giá trị riêng lẻ. Nó đáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử
lý kịp thời trong cuộc sống và sự phát triển bình thường của xã hội. Mọi cá
nhân đều có thể và cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độ này.
Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc
được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức có tính tổng quát. Trình độ này đáng
ứng những đòi hỏi của sự phát triển đạo đức và tiến bộ xã hội. Đây là yếu tố
không thể thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các gia cấp cầm
quyền.
Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức. Các cá nhân,
nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức
cá nhân). Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã
hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (hiện
thực hóa đạo đức).

1.1.1.5 Vai trò của đạo đức8.
*Vai trò của đạo đức nói chung
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của
con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm
đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội,
người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con
đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình
và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và
cộng đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố
kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu”
này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc
đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai
trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công,
chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở
thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên.
Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã
hội.
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của
đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận
8
thức như đã trình bày ở phần trên.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người
mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú
ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn
lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là
gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng
chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức.
*Vai trò của đạo đức mới trong đời sống xã hội .9
Thứ nhất, Các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để

các đảng Macxit và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược,
sách lược, chính sách kinh tế, chính sách văn hóa – tư tưởng. Ở đây đạo đức
và chính trị đều có chung mục đích là khẳng định lợi ích của giai cấp công
nhân. Kết quả là đạo đức cộng sản theo một ý nghĩa nhất định, nó vừa mang
tính chất chính trị vừa mang tính pháp quyền.
Thứ hai, đạo đức cộng sản đã nhân đạo hóa một cách phổ biến mọi
quan hệ xã hội nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của mình. Dù
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, hay trong thời kỳ xây dựng xã
hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa, hành vi của giai cấp vô sản đều nhằm
mục đích cao cả là giải phóng mình và giải phóng các loại người. Bời vì,
giai cấp vô sản, muốn giải phóng mình giải phóng cả nhân loại; muốn một
người được tự do thì mọi người phải được tự do. Ở đây nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa là sự thống nhất về chính trị, tinh thần và đạo đức trong các giai
cấp và tầng lớp xã hội là cơ sở quy định tính phổ biến của các giá trị nhân
đạo trong xã hội. Mặt khác, nội dung nhân đạo của đạo đức cộng sản còn là
tư tưởng về con đường và phương thức của sự khẳng định sự tồn tại, hạnh
phúc và phát triển tự do của con người.
Đạo đức cộng sản xâm nhập vào các tầng lớp xã hội, các lĩnh vực hoạt
động xã hội tạo nên hai kết quả:
+ Thứ nhất là sự hoàn thiện cấu trúc đạo đức trong nhân cách của cá nhân,
các tập thể lao động công tác và chiến đấu.
+ Thứ hai là sự điều chỉnh, điều tiết đạo đức có tính thống nhất trên phạm vi
toàn xã hội. Sự phản ánh điều chỉnh đạo đức mạng tính tự giác, tự nguyện và
tự do.
Ở đây Đảng và Nhà nước của giai cấp vô sản là chủ thể giáo dục động viên
lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động và các tầng lớp tiến bộ khác tham gia
vào phong trào cách mạng. Đạo đức mới bao giờ cũng mang tính tự giác có
tổ chức, có kế hoạch và có tính pháp lệnh. Điều đó bảo đảm cho các giá trị
9
đạo đức mới tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội đang gặp khó khăn và

thử thách nghiêm trọng. Thế giới quan và đạo đức tư sản đã ảnh hưởng khá
rõ nét trong đời sống tinh thần và đạo đức ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ở
nước ta, trong quá trình đổi mới cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế thị
trường, bên cạnh mặt tích cực đã xuất hiện những hiện tượng “đánh mất giá
trị đạo đức”. Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các thế hệ đạo đức khác,
vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định vai trò của mình trong điều
kiện mới.
1.1.2 Nhân cách cá nhân10
1.1.2.1 Định nghĩa nhân cách và thành phần cấu tạo:10
1.1.2.1.1. Định nghĩa:10
Có bao nhiêu học thuyết tâm lý có bấy nhiêu định nghĩa về nhân cách
(thuyết phân tâm học của FREUD). Những thuyết Freud mới ở Châu Âu,
Châu Mỹ, tâm lý học chủng tộc, thuyết hành vi, thuyết tập nhiễm (học
tập ). Tuy nhiên mọi học thuyết đều nhất trí với nhau về một số khái niệm,
cho dù chúng được giải thích khác nhau.
1. Khái niệm tổng thể gồm toàn bộ các yếu tố của tâm lý: Nhân cách là toàn
bộ những đặc điểm tâm lý của từng cá nhân, do điều kiện sinh học và xã hội
tạo ra, tổng hợp lại làm cho cá nhân ấy có một hiện tượng tâm lý, một dáng
dấp tâm lý không giống cá nhân khác, nhân cách còn gọi là bản ngã cá tính.
2. Nhân cách có tính hằng định, nhờ đó nhân cách tiến triển với tuổi tác, tuỳ
theo sự trải nghiệm nhưng chậm chạp và vừa phải.
3. Nhân cách tương ứng với cấu tạo cảm xúc hơn là cấu tạo trí tuệ, vì cảm
xúc quyết định hơn cả các hành vi và các phản ứng. Tuy nhiên có sự tham
gia của trí tuệ.
4. Nhân cách có cấu trúc: khái niệm về cấu trúc được đánh giá khác nhau,
theo nghĩa hẹp có nghĩa là từng yếu tố chỉ có giá trị so với các yếu tố khác,
nhìn theo xu hướng tập hợp, có thể coi các yếu tố chồng lên nhau nhưng vẫn
độc lập.
5. Nhân cách có tính động: các yếu tố cấu thành chịu những lực từ bên ngoài
hay từ bên trong và các yếu tố đó tương tác với nhau do những kích thích.

6. Nhân cách có sự thay đổi cơ chế hoạt động hữu hiệu: Chịu sự căng thẳng
và giảm căng thẳng tuỳ theo cơ chế trao đổi năng lượng. Các căng thẳng có
thể được giải thích khác nhau: động cơ, thúc đẩy xung năng, chí hướng.
7. Nhân cách gồm các yếu tố có nguồn gốc và bản chất khác nhau: tâm sinh
10
lý, bản năng, cảm xúc, nhận thức, mà vai trò được đánh giá khác nhau tuỳ
theo từng học thuyết.
8. Nhân cách gồm một phần ý thức và một phần vô thức. Điều này không
thuyết nào phủ nhận nhưng đánh giá tầm quan trọng của từng phần rất khác
nhau.
9. Với bản thân đối tượng: hình ảnh của chính bản thân mình về những cảm
xúc đã nhận cảm được trong đời sống và trong tư tưởng của đối tượng.
Đối với bên ngoài (người khác) đó là những biểu hiện thể chất, những ứng
xử, những sản phẩm mà chủ quan đối tượng tạo ra.
1.1.2.1.2.Các thành phần cấu tạo:11
Theo Rubinstrin có 4 nhóm lớn:
- Xu hướng
- Khí chất
- Tính cách
- Năng lực
Mỗi nhóm lại chia ra thành các đặc điểm nhỏ:
1.1.2.1.3. Tương quan giữa các thành phần:113 thành phần:
1.1.2.1.3.1. Quá trình tâm lý11: là một hoạt động tâm lý cơ động phản ánh
hiện thực trước mặt. Xuất hiện và mất đi trong một thời gian tương đối ngắn
và nếu kéo dài thì sẽ chuyển sang một qúa trình kế tiếp khác.
Muốn có một hình ảnh tâm lý nào, dù là một cảm giác, một ý nghĩ, một tình
cảm trước hết phải có qúa trình tâm lý.
Qúa trình tâm lý là một hoạt động tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc
nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý.
VD: muốn có hình ảnh về một quả cam, phải có những qúa trình cảm giác

như nhìn thấy da cam, ngửi thấy mùi cam thơm, nếm thấy vị cam ngọt lùi.
Người bác sĩ muốn chẩn đoán một bệnh nhân sau khi thu thập các thông tin,
thăm khám bệnh nhân cần phải có một qúa trình tư duy để ra một chẩn đoán
quyết định.
Qúa trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần. Nó xuất hiện như là
yếu tố điều chỉnh dần với hành vi của con người. Có qúa trình tâm lý mới có
trạng thái tâm lý, có kiến thức, bản lĩnh, có sự phong phú về kinh nghiệm
sống.
1.1.2.1.3.2. Trạng thái tâm lý:11
11
Là hiện tượng tâm lý tạm thời nhưng tương đối bền vững hơn quá trình tâm
lý.
Con người bao giờ cũng ở vào một trạng thái tâm lý nhất định, nói cách
khác, bao giờ đời sống tâm lý cũng diễn ra trong một trạng thái nào đó như
chú ý tập trung hay lơ đãng, phân tán, tích cực hoạt động hay mệt mỏi, ủ ê,
thắc mắc băn khoăn hay hồ hởi thoải mái, chần chừ do dự hay quyết tâm say
sưa
Trạng thái tâm lý là đặc trưng của hoạt động tâm lý trong một khoảng thời
gian nhất định tạo thành một cái nền khiến cho qúa trình tâm lý và thuộc tính
tâm lý (đặc điểm tâm lý) diễn biến hoặc biểu hiện ra một cách nhất định.
Trạng thái tâm lý nảy sinh từ hoạt động của não, khi đã xuất hiện lại ảnh
hưởng trở lại đến sức mạnh và nhịp độ của hoạt động phản ánh, có thể nâng
cao hay hạ thấp các hoạt động tâm lý khác.
Ví dụ: trạng thái căng thẳng có thể gây ra những lệch lạc trong cảm giác, tri
giác, trí nhớ tư duy của đối tượng. Hoặc trạng thái phấn khởi, say sưa dễ làm
cho người ta tự tin, lạc quan. Đồng thời trạng thái tâm lý luôn luôn chịu ảnh
hưởng của hoạt động tâm lý khác.
Trạng thái tâm lý nếu luôn luôn diễn lại, lâu ngày có thể trở thành nét tâm lý
điển hình của một cá nhân.
1.1.2.1.3.3. Đặc điểm tâm lý (thuộc tính tâm lý cá nhân):12

Là những nét tâm lý đặc biệt bền vững hình thành từ các qúa trình tâm lý và
trạng thái tâm lý, có cả yếu tố bẩm sinh hậu phát kết hợp liên quan chặt chẽ.
Những qúa trình và trạng thái tâm lý thường xuyên lặp lại trong những điều
kiện sống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc điểm tâm
lý bền vững của nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lý cá nhân.
Các thuộc tính tâm lý cá nhân không trực tiếp phản ảnh các tác động bên
ngoài như kiểu các qúa trình và trạng thái tâm lý, mà là kết quả của sự thống
nhất và khái quát các qúa trình và trạng thái tâm lý. Xuất hiện trên cơ sở các
qúa trình và trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân (đặc điểm tâm
lý) đến lượt nó lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với các qúa trình và trạng thái
tâm lý.
Khi đã hình thành nhân cách thì mỗi qúa trình tâm lý, mỗi trạng thái tâm lý
đều có những nét đặc thù khiến cho một người này khác biệt với những
người khác. Đặc điểm tâm lý tuy cũng biến đổi nhưng bền vững hơn qúa
trình và trạng thái tâm lý.
Khi hoàn cảnh sống, điều kiện xã hội, môi trường rèn luyện của con người
biến đổi, cả khi thể chất biến đổi (từ trẻ thơ đến lúc tuổi già) thì thuộc tính
12
tâm lý cũng biến đổi theo.
Sự phân biệt các qúa trình, trạng thái, đặc điểm chỉ là một sự tách biệt để
phân tích khoa học. Trong thực tế thì qúa trình, trạng thái và đặc điểm luôn
luôn quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống tâm lý toàn vẹn
của một con người.
a) Sự tương quan giữa các thành phần:
- Quá trình tâm lý rất biến động
- Trạng thái tâm lý ít biến động hơn và kéo dài hơn
- Đặc điểm tâm lý thì bền vững
b) Tác động qua lại:
- Trạng thái tâm lý làm nền cho qúa trình tâm lý
- Đặc điểm tâm lý là do qúa trình lặp di lặp lại của qúa trình tâm lý

c) Tầm quan trọng:
Nhân cách đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiều rối loạn và bệnh
tâm thần vì thế cần phải nắm đặc điểm nhân cách của từng bệnh nhân.
1.1.2.2. Phân tích các thành phần của nhân cách:13
1.1.2.2.1. Xu hướng:13
1.1.2.2.1.1. Định nghĩa:13
Xu hướng là ý định hướng tới mục tiêu nào đó có ý nghĩa đối với đời sống
cá nhân đó. Là sự hoạt động của cá nhân đó để đạt được mục đích trong thời
gian tương đối dài trong cả cuộc đời. Xu hướng có đặc tính biểu hiện qua
hành động, được hình thành trong quá trình sống do điều kiện khoa học, văn
hoá xã hội quyết định.
Xu hướng bao gồm nhiều thành phần:
+ Niềm tin và thế giới quan
+ Nhu cầu và động cơ hoạt động
+ Hứng thú, khuynh hướng, sở thích
+ Lý tưởng
1.1.2.2.1.2. Niềm tin và thế giới quan:13
- Niềm tin: là quan điểm, nhận thức của cá nhân về tự nhiên và xã hội mà cá
nhân đó đã thấm nhuần sâu sắc, cá nhân coi đó là chân lý duy nhất không có
gì đáng nghi ngờ nữa.
13
- Thế giới quan cá nhân là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của cá nhân
trong xem xét và giải quyết những vấn đề của hiện thực và của bản thân.
Thế giới quan cá nhân là sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ảnh này được
thực hiện trực tiếp trong điều kiện sống và trong các mối quan hệ muôn màu
muôn vẻ của cá nhân trong qúa trình sống và hoạt động. Vì vậy thế giới
quan cá nhân chịu sự chi phối trực tiếp của thế giới quan xã hội.
Ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, của quan hệ gia đình và xã hội tác động trực
tiếp đến sự hình thành và phát triển thế giới quan và lý tưởng của cá nhân.
Thông qua điều kiện sống của gia đình, qua việc xem xét thái độ, cử chỉ của

những người thân và qua sự giao tiếp với những người xung quanh v.v
Mỗi cá nhân tiếp thu và phê phán các sự kiện xảy ra trong gia đình và ngoài
xã hội. Tất cả những điều kiện đó đều ghi lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi cá
nhân và dần dần hình thành ở họ những biển tượng, những mẫu người lý
tưởng, cũng như những quy chuẩn đạo đức, những quan điểm và lẽ sống của
cá nhân đối với mọi người và đối với bản thân.
Trong sự tác động của xã hội đối với việc hình thành thế giới quan và lý
tưởng cá nhân, nhà trường có vai trò rất quan trọng. Bởi vì nhà trường cung
cấp một hệ thống kiến thức về qui luật của tự nhiên và của xã hội, tạo điều
kiện cơ bản cho mỗi cá nhân hình thành nên những quan điểm và xác định lý
tưởng của mình.
Ảnh hưởng của xã hội, tác động của giáo dục có vai trò rất quan trọng,
nhưng yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển thế giới quan của cá
nhân là sự hoạt động rèn luyện của mỗi cá nhân. Bởi vì việc hình thành thế
giới quan và lý tưởng cá nhân không phải chỉ là sự tiếp thu kiến thức ở nhà
trường, tiếp thu kinh nghiệm của người khác mà điều cơ bản là phải biến
được những kiến thức đó thành quan điểm, thành niềm tin của cá nhân. Đây
là một qúa trình rèn luyện, thể nghiệm bản thân lâu dài, phức tạp.
1.1.2.2.1.3. Nhu cầu và động cơ hoạt động:14
- Nhu cầu là sự cần thiết, sự đòi hỏi mà con người thấy cần phải có, và cần
được thoả mãn để tiếp tục phát triển sự sống.
Con người cũng có nhu cầu tự nhiên như động vật (bản năng sinh dục, tự vệ,
ăn uống) đưa 14 nhu cầu của con người, nhưng khác nhau ở nội dung và
phương thức thoả mãn, ở người còn có nhu cầu cao cấp: như nghệ thuật
- Động cơ hoạt động: nhu cầu được phản ảnh trong chủ quan bằng nguyện
vọng, xu thế, còn một nhân tố nữa để thúc đẩy hoạt động đó là động cơ:
• Động cơ đơn giản: là những động cơ được thực hiện trong thời gian
ngắn.
14
• Động cơ phức tạp: là động cơ có nhiều mục đích, nhiều hành vi và

phải thực hiện trong nhiều năm. Hành vi bề ngoài có vẻ giống nhau
nhưng động cơ khác nhau.
Ví dụ: Làm nhiều việc tốt vì: giúp ích cho xã hội, mong muốn được
người khác tôn trọng và vì để hướng tới cái thiện trong lương tâm mỗi
con người.
1.1.2.2.1.4. Khuynh hướng, sở thích, hứng thú:15
- Hứng thú là biểu hiện của xu hướng và nhận thức với sự vật và hiện tượng
thực tế thường xuyên: hướng ý thức vào đối tượng hứng thú và ít nhiều có
hoạt động theo xu hướng đó.
Đặc điểm của hứng thú là làm cho hoạt động được tích cực, làm việc có sáng
tạo, hứng thú kèm theo cảm xúc dễ chịu làm việc không thấy mệt mỏi, làm
hăng say và hấp dẫn người khác.
- Khuynh hướng: là biểu hiện của xu hướng trong hoạt động có liên quan
chặt chẽ với hứng thú. Có thể có hứng thú nhưng chưa chắc đã có khuynh
hướng, nhưng có khuynh hướng thì tất có hứng thú.
- Sở thích: là biểu hiện của xu hướng dưới hình thức nhận xét chủ quan
thường có màu sắc thẩm mỹ. Có sở thích về mặt vật chất, tâm thần thường
liên quan đến khuynh hướng, hứng thú.
1.1.2.2.1.5. Lý tưởng cá nhân:15
- Là nét đặc trưng nhất trong tâm lý cá nhân, là mục tiêu của cuộc sống được
phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và
hoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân
trong một thời gian dài để vươn tới mục tiêu đó.
- Là biểu hiện của xu hướng về mặt mục tiêu cao đẹp mà con người muốn
vươn tới: "Lý tưởng là cái vì nó người ta sống và dưới ánh sáng của nó
người ta hiểu được cuộc đời".
- Đặc điểm của lý tưởng là biểu hiện cao nhất của xu hướng vì nó mà người
ta vươn tới mà huy động năng lực mạnh nhất của tâm thần.
- Là nhân tố tích cực nhất quyết định phương hướng hoạt động.
1.1.2.2.2. Khí chất:15

1.1.2.2.2.1. Định nghĩa: 15
Khí chất là một thuộc tính tâm lý cá nhân rất phức tạp, nó là hình thức
biểu hiện của mọi hoạt động tâm lý của con người. Nếu hiện tượng tâm lý ở
mỗi người đều phải thông qua đặc điểm riêng của người đó thì khí chất bộc
15
lộ rõ nét nhất những sắc thái của cá nhân, khiến cho sự khác biệt giữa người
này với người kia càng nổi bật luôn.
Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của cá nhân. Khí chất là động lực của toàn bộ hành vi cá
nhân, là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ, nhịp độ hoạt động tâm lý
của con người.
1.1.2.2.2.2. Phân loại:16
Theo Hypocrat ở người có 4 loại khí chất mà sau này người ta chuyển ra 4
loại tương đương:
- Loại máu nóng : Loại hăng hái (hoạt)
- Loại chất nhờn : Loại bình thản (trầm)
- Loại mật vàng : Loại nóng nảy
- Loại mật đen : Loại ưu tư (yếu)
Theo quan điểm của Paplov. Khí chất là đặc trưng chung nhất của hành vi
con người, đặc trưng này biểu hiện những thuộc tính của hoạt động thần
kinh. Cho nên cơ sở sinh lý của khí chất chính là kiểu hoạt động thần kinh
cao cấp của con người.
Bằng phương pháp phản xạ có điều kiện Paplov đã khám phá những quy luật
của hoạt động thần kinh cao cấp và những thuộc tính cơ bản của qúa trình
thần kinh. Những thuộc tính cơ bản đó là:
a) Cường độ của qúa trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế. Cường
độ của qúa trình thần kinh là chỉ số năng lực làm việc của các tế bào thần
kinh và của hệ thần kinh nói chung. Hệ thần kinh mạnh chịu đựng được rất
nhiều tác động trong một thời gian dài, còn hệ thần kinh yếu trong những
điều kiện đó sẽ bị "nứt vỡ".

b) Sự cân bằng của qúa trình thần kinh. Tính cân bằng là sự cân đối nhất
định giữa các qúa trình hưng phấn và ức chế. Những qúa trình này có thể cân
bằng nhưng cũng có thể không cân bằng. Một qúa trình này có thể mạnh hơn
qúa trình kia.
c) Tính linh hoạt của qúa trình thần kinh. Tính linh hoạt là mức độ nhanh
chóng khi chuyển từ một qúa trình này sang một qúa trình khác để bảo đảm
thích ứng với những biến đổi mạnh và đột ngột của hoàn cảnh.
Sự kết hợp của những thuộc tính này hình thành nên những kiểu riêng biệt
của hệ thần kinh:
16
Loại Cường độ Thăng bằng Linh hoạt
Ưu tư Yếu
Nóng nảy Mạnh Không thăng bằng
Bình thản Mạnh Thăng bằng Không linh hoạt
Hăng hái Mạnh Thăng bằng Linh hoạt
4 loại hình thần kinh trên có cả ở động vật cao cấp. ở người còn có tín hiệu
thứ 2. Dựa vào đó Paplov chia 3 loại:
Hệ tín hiệu I > II: nghệ sĩ
Hệ tín hiệu I = II: trung gian
Hệ tín hiệu I < II: lý trí
Theo Paplov những đặc trưng của các kiểu, loại thần kinh trên đây là cơ sở
sinh lý của khí chất, quy định khí chất của con người. Nhưng ông không
quan niệm những kiểu này hoàn toàn bẩm sinh là bất biến. ông cho rằng
trong việc hình thành các kiểu thần kinh, những yếu tố bẩm sinh có rất ít mà
yếu tó quan trọng là qúa trình sinh hoạt của cá nhân trong gia đình, ở trường
học, trong quan hệ xã hội và sự hoạt động, rèn luyện của cá nhân.
d) Phân tích các loại khí chất:
- Cường độ: Paplov có 2 qúa trình hưng phấn, ức chế.
+ Cường độ mạnh: cả 2 qúa trình hưng phấn và ức chế đều mạnh.
+ Hưng phấn mạnh: người tích cực, ổn định, tập trung các qúa trình

tâm lý.
+ Ức chế mạnh: tính kiên trì, tự kiềm chế (cảm xúc hứng thú).
- Thăng bằng: làm việc có kế hoạch, có năng suất, cảm xúc ổn định, tác
phong bình tĩnh, khoan thai.
- Mất thăng bằng: làm việc năng suất thất thường, cảm xúc lúc lên lúc
xuống, tác phong dễ mất bình tĩnh, tự ái.
- Tính linh hoạt: dễ thích ứng với môi trường
- Không linh hoạt: khó chuyển từ trạng thái tâm lý này sang trạng thái tâm lý
khác.
Các loại hình thần kinh:
* Loại hăng hái: mạnh, thăng bằng, linh hoạt: Loại này được thể hiện quá
17
trình hưng phấn cân bằng với quá trình ức chế nhanh nhẹn tương ứng với
loại khí chất linh hoạt.
+ Cảm xúc biểu lộ rõ rệt, nhạy cảm, lạc quan, dễ vui, dễ buồn, dễ quên
+ Tính cách tác phong: dễ tiếp xúc, dễ hời hợt, dễ cắt đứt mối liên hệ

+ Hành vi: các nhiệm vụ trung bình có thể hoàn thành tốt
Nếu loại này kết hợp với hứng thú đầy đủ đúng hướng sẽ hoàn thành tốt các
nhiệm vụ trong sinh hoạt. Nếu không thì dễ trở nên phóng túng hao phí năng
lượng.
-Tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, nhanh (kiểu đa huyết
- sanguin) Những người có loại khí chất này thường có tính linh hoạt cao,
thích ứng nhanh chóng dễ dàng với mọi biến đổi của ngoại cảnh; hoạt động
hăng hái, xông xáo tiếp thu nhanh và đạt hiệu quả cao.
Những người thuộc khí chất này là người lạc quan yêu đời, vui tình, cởi mở,
quan hệ rộng rãi với mọi người. Song họ có nhược điểm là hấp tấp, vội
vàng, thiếu kiên trì, tình cảm thiếu sâu sắc thiếu bền vững, hay thay đổi .
Những người thuộc loại khí chất này thường thích hợp với những công việc
đòi hỏi trương lực, cường độ hoạt động mạnh, phải xử trí linh hoạt. Song

trong hoạt động cần chú ý rèn luyện tính kiên trì, chu đáo, chịu khó và bình
tĩnh
* Loại bình thản: mạnh, thăng bằng, không linh hoạt: Biểu hiện quá trình
hưng phấn cân bằng với ức chế, chậm tương ứng với khí chất điềm tĩnh.
+ Khí sắc, cảm xúc: nét mặt đơn điệu (mặc dù bên trong có suy nghĩ
sâu sắc)
+ Tính cách, tác phong: chậm chạp, thiếu cương quyết
+ Hành vi: suy nghĩ chín chắn trước khi làm, khó chuyển sang việc
khác.
Tương ứng với kiểu thần kinh mạnh,cân bằng ,không linh hoạt (Kiểu bạch
huyết Flematique). Người thuộc loại này là người tận tình trong công việc,
tâm lý bền vững, sâu sắc, bình tĩnh, kiên trì, tập trung, cẩn thận, ít bị ảnh
hưởng bên ngoài. Có năng lực kiềm chế,có tính tự chủ cao,tác phong điềm
đạm, đĩnh đạc, giữ được quy tắc sống và giao tiếp.
Nhược điểm: Thiếu linh hoạt, chậm thích nghi với môi trường, di
chuyển chú ý kém, không tháo vát, ít cởi mở.
Nếu kết hợp hưng phấn đầy đủ: suy nghĩ chín chắn, chậm, chắc. Nếu kết hợp
18
trí tuệ kém phát triển, thiếu hứng thú sẽ trở nên lạnh lùng, bàng quan, cố
chấp.
* Loại nóng nảy: mạnh, không thăng bằng: Biểu hiện bằng quá trình hưng
phấn mạnh hơn quá trình ức chế, chậm tương ứng với khí chất sôi nổi.
Tương ứng với kiểu TK mạnh,không cân bằng (kiểu mật vàng Colerique.)
+ Cảm xúc rõ, mãnh liệt, nhiều khi bùng nổ nhưng chóng qua
+ Tính cách, tác phong: tích cực, nhiều nghị lực, cương quyết
+ Hành vi: say mê, có nhiều quyết định táo bạo, đột ngột.
Người thuộc loại này có sinh lực dồi dào, có biểu hiện tâm lý mãnh liệt:sôi
nổi,hăng hái,mạnh mẽ,dứt khoát,có ý chí xông xáo táo bạo
Nhược điểm: thiếu kiên trì,gặp khó khăn vấp váp dễ nóng nảy, dễ có
phản ứng gay gắt.

Nếu kết hợp hứng thú trí tuệ đúng hướng thì quyết định nhanh chóng làm
được việc lớn. Nếu kết hợp với hứng thú không đầy đủ, không có nghĩa thì
bộp chộp, cáu kỉnh, liều lĩnh.
* Loại ưu tư: Biểu hiện quá trình ức chế mạnh hơn hưng phấn tương ứng với
khí chất ưu tư.
+ Cảm xúc: buồn, trầm, đơn điệu, dai dẳng, ít cởi mở, hay dao động
+ Chậm chạp, thiếu cương quyết, kém năng suất.
Tương ứng với kiểu thần kinh yếu,(kiểu Mật đen- Melancolique).
Người thuộc loại này thường biểu hiện ủy mị, yếu đuối, hoạt động tâm
lý bị kiềm chế, phản ứng chậm chạp. Tình cảm thường buồn rầu lo
lắng, hiến hòa, kín đáo, mềm mỏng, sâu sắc, hay lo xa.
Nhìn chung đây là loại yếu, tiêu cực. Nhưng nếu biết hợp với tính kiên trì
lao động thì sẽ có năng suất tốt do suy nghĩ sâu sắc, lường trước được khó
khăn hậu quả.
* Loại nghệ sĩ:
+ Thiên về hoạt động bản năng, cảm xúc, nhạy cảm, dễ bị cảm xúc ám
thị
+ Tư duy hời hợt, yếu về tư duy trừu tượng, thiên về tư duy cụ thể
hình tượng
Loại lý trí: Hệ II chiếm ưu thế: nặng nề hoạt động lý trí, hay suy nghĩ miên
man xa vời thực tế, trừu tượng.
Cảm xúc ít biểu lộ thường đi vào chiều sâu.
19
1.1.2.2.2.3Bản chất xã hội của khí chất 20
Khí chất của cá nhân không phải chỉ do các thuộc tính bẩm sinh của
hệ thống thần kinh quyết định mà thường xuyên bị tác động bởi môi trường
sống. Những dấu vết của xã hội đặc biệt là các chuẩn mực vế các kiểu hành
vi, cử chỉ, cách ăn nói của cá nhân những biến cố xảy ra trong đời sống cá
nhân, tập thể, cộng đồng đều được ghi vào khí chất cá nhân một cách rõ
ràng, sâu sắc. Vì vậy khí chất cá nhân thể hiện rõ đặc điểm của xã hội, của

dân tộc, của địa phương , của cộng đồng nơi cá nhân đó sinh sống.
Ngoài ra, cá nhân là một chủ thể có ý thức, nên họ có thể dựa vào kinh
nghiệm của xã hội để rèn luyện, học tập, điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với xã hội vì tiến bộ của xã hội.
1.1.2.2.2.4 Ý nghĩa của các kiểu khí chất 20
Kiểu khí chất phụ thuộc chủ yếu vào sự di truyền nhưng các tính chất riêng
lẻ của nó có thể thay đổi dưới tác động của xã hội và của sự giáo dục, rèn
luyện.
Không có kiểu khí chất tốt, kiểu khí chất xấu, chúng bổ sung cho nhau và
còn phụ thuộc vào tính cách của cá nhân.
Ít có một con người chỉ có một khí chất thuần nhất, thông thường là kiểu khí
chất hỗn hợp có các tỷ lệ khác nhau.
Trong tiếp xúc với bệnh nhân, thầy thuốc cần nắm được các đặc tính cơ bản
của các kiểu khí chất để chọn cách ứng xử tốt nhất giúp việc chữa trị thuận
lợi.
1.1.2.2.2.5. Đặc điểm chung của khí chất:20
- Có thể biến đổi theo các điều kiện của môi trường, xã hội, giáo dục
- Mỗi loại khí chất đều có ưu khuyết riêng.
- Trong thực tế thường có loại khí chất phức hợp.
- Trong những điều kiện sinh hoạt khác nhau có thể có biểu hiện
những nét khí chất khác nhau.
1.1.2.2.3. Tính cách:20
+ Nét tính cách: là những thái độ riêng và những hành vi cử chỉ, cách nói
năng tương ứng với thái độ đó, tương đối ổn định, bền vững và đặc trưng
cho mỗi cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau(ví dụ: khiêm tốn, kiêu ngạo )
+Tính cách: là một loại thuộc tính tâm lý phức hợp, đặc trưng, điển hình cho
mỗi cá nhân, phản ảnh hệ thống thái độ với hiện thực khách quan và thể hiện
trong một hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng của cá nhân đó.
20
.(cụ thể: sự kết hợp đặc biệt của những đặc tính tâm lý cơ bản biểu hiện thái

độ của con người với thực tại qua tác phong và hành vi. Trong tính cách có
một hệ thống thống nhất các thái độ với thực tại và phương thức quen thuộc
đã biểu hiện các thái độ ấy.)
Tính cách khác với khí chất. Khí chất là thuộc tính tâm lý bẩm sinh còn tính
cách là hình thành từ kinh nghiệm sống vừa có giáo dục
Trong cấu trúc hoàn chỉnh của tính cách, nét điển hình của thái độ, hành vi
đạo đức giữ vai trò chủ đạo, nét điển hình của hệ thống tình cảm đóng vai
trò quan trọng và những đặc trưng về ý chí, hành động ý chí của cá nhân
đóng vai trò nòng cốt.
1.1.2.2.3.1.Mối liên hệ tính cách với các thành phần khác:21
tính cách không tách rời 4 thành phần
- Tính cách quyết định sự hình thành năng lực
- Khí chất tô cho tính cách một đặc điểm riêng biệt, tính cách còn có
tính xã hội được hình thành trong qúa trình sống.
- Tính cách là sự thống nhất giữa các cá biệt
- Tính cách bao gồm nhiều nét và có liên quan mật thiết với nhau, mỗi
nét chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi nó kết hợp với nét khác.
VD: ở người lớn: tính kiên trì + tự phê bình tính cách tốt.
ở trẻ em: tính kiên trì + chưa biết tự phê tính cách xấu (đòi hỏi)
1.1.2.2.3.2.Phân loại:22
Những nét tính cách biểu hiện thái độ đối với xã hội, tập thể.
+ Tính tập thể đối lập với tính vị kỷ
+ Tính nhân đạo đối lập với tính tàn bạo
+ Tính cởi mở đối lập với tính trầm lặng
+ Lòng yêu nước đối lập với vô trách nhiệm (tính trách nhiệm)
Biểu hiện thái độ đối với lao động
+ Tính siêng năng đối lập với tính lười biếng
+ Tính cẩn thận đối lập với tính cẩu thả
+ Tính sáng tạo đối lập với tính bảo thủ
+ Tính tiết kiệm đối lập với tính lãng phí, bẩn thỉu

Các nét tính cách trên có liên quan với nhau, ví dụ tính siêng năng
21
thường kết hợp tính cẩn thận
Theo thái độ đối với bản thân
+ Tính khiêm tốn đối lập với tính tự phụ
+ Tính tự phê bình đối lập với tính phóng túng
+ Tính tự trọng đối lập với tính bừa bãi
Theo những nét phẩm chất của ý trí
+ Làm việc có mục đích đối lập với tính tản mạn
+ Tính độc lập đối lập với dễ bị ám thị
+ Tính quả quyết đối lập với tính dao động
+ Tính kiên trì đối lập với bốc đồng (thích thì làm, chán thì bỏ)
+ Tính tự kiềm chế đối lập với bùng nổ
+ Tính kỷ luật đối lập với tính càn quấy
+ Tính dũng cảm đối lập với tính nhút nhát.
Tất cả những nét nêu trên có thể chia làm 2 nhóm
I. Biểu hiện xu hướng nhân cách gồm 3 cách chia trên
II. Biểu hiện phẩm chất ý trí gồm cách chia 4
Nói đến tính cách, người ta thường chia theo cách thứ 4. Tuy nhiên nhóm I
và II vẫn liên quan vì tính cách mạnh nhưng có xu hướng sai thì không có
giá trị, còn I tăng mà II yếu thì tiêu cực.
1.1.2.2.3.3 Cấu trúc của tính cách22
- Hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng
+ Hệ thống thái độ
Thái độ cá nhân phản ảnh mối quan hệ của họ với hiện thực khách quan. Hệ
thống thái độ tương đối ổn định, bền vững, do tình cảm, nhận thức, xu
hướng, ý chí của cá nhân tạo thành.
Hệ thống thái độ bao gồm :
* Thái độ đối với xã hội, cộng đồng: Là thái độ của cá nhân đối với các vấn
đề xã hội (quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng,

vê quan hệ chính trị, kinh tế xã hội )
* Thái độ đối với lao động: Là thái độ của con người đối với các quan hệ
trong lao động (các loại lao động, phương tiện, công cụ của lao động).
* Thái độ đối với mọi người.
22
* Thái độ đối với bản thân.
+ Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân: Là sự thể hiện bên
ngoài của thái độ cũng như toàn bộ tính cách cá nhân. Hệ thống này biểu
hiện muôn màu muôn vẻ nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng tương ứng
với hệ thống thái độ của cá nhân.
Có thể nói rằng: hệ thống thái độ là nội dung, hệ thống hành vi, cử chỉ, cách
nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách cá nhân. Hai mặt này thống
nhất, không tách rời nhau và quan hệ biện chứng với nhau.
Hệ thống các thuộc tính tâm lý trong cấu trúc tính cách :
+ Các thuộc tính xu hướng: Thuộc tính quyết định phương hướng, động cơ
của hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Trong đó nhu cầu và hứng thú quyết định sự chọn lọc của hệ thống và liên
quan tới nhân sinh quan, niềm tin lý tưởng, đạo đức của tính cách .
+ Tình cảm: Thể hiện mặt xúc cảm của cá nhân trong tính cách và góp phần
thể hiện cường độ của hệ thống
+ Ý chí: Là thuộc tính trụ cột của tính cách tốt ,đã được hình thành và thể
hiện sức bền, độ sâu sắc và cường độ cao của tính cách
+ Khí chất: là mặt động thái thể hiện tính độc đáo của tính cách. Giữa tính
cách và khí chất có mối quan hệ biện chứng với nhau.
+ Kỹ xảo và thói quen: Là những hành vi, cử chỉ,cách nói năng được lập đi
lập lại trở thành hành động tự động hóa - thành những kỹ xảo, thói quen
trong tính cách của cá nhân.
1.1.2.2.3.4 Bản chất xã hội của tính cách23
Con người là một thực tế của xã hội, gắn bó với điều kiện xã hội lịch sử nhất
định vì vậy tính cách con người là sản phẩm của xã hội lịch sử. Tồn tại xã

hội quyết định bản chất và nội dung tính cách chủ yếu của con người. Khí
chất của cá nhân không phải chỉ do các thuộc tính bẩm sinh của hệ thống
thần kinh quyết định mà thường xuyên bị tác động bởi môi trường sống.
Những dấu vết của xã hội đặc biệt là các chuẩn mực vế các kiểu hành vi, cử
chỉ, cách ăn nói của cá nhân những biến cố xảy ra trong đời sống cá nhân,
tập thể, cộng đồng đều được ghi vào khí chất cá nhân một cách rõ ràng,
sâu sắc. Vì vậy khí chất cá nhân thể hiện rõ đặc điểm của xã hội, của dân
tộc, của địa phương , của cộng đồng nơi cá nhân đó sinh sống.
Ngoài ra, cá nhân là một chủ thể có ý thức, nên họ có thể dựa vào kinh
nghiệm của xã hội để rèn luyện, học tập, điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với xã hội vì tiến bộ của xã hội.
23
1.1.2.2.4. Năng lực:24
Là những đặc điểm tâm lý biểu hiện những điều kiện của nhân cách
cần thiết để hoàn thành một loại hoạt động nào đó.
Cụ thể hơn: Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo riêng biệt
về thể chất và tâm lý cá nhân, đáp ứng được những yêu cầu của một hoạt
động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả cao.
Năng lực cá nhân là tổng thể thuộc tính tâm lý tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân hoạt động tốt trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Năng lực bao gồm các khái niệm về tư chất, năng khiếu, tài năng, thiên tài
1.1.2.2.4.1. Các mức độ của năng lực24
- Mức năng lực thông thường: Biểu thị sự hoàn thành kết quả một hoạt động.
- Mức tài năng: Biểu thị một năng lực cao hơn, hoàn thành sáng tạo một hoạt
động.
- Mức thiên tài: Biểu thị mức năng lực cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Đây là
năng lực kiệt xuất của một vĩ nhân.
Năng khiếu: Là dấu hiệu phát triển sớm về một tài năng khi con người đó
chưa tiếp xúc một cách có hệ thống, Có tổ chức với những lĩnh vực hoạt
động tương ứng.

Con đường từ năng khiếu tới tài năng rất quanh co, phức tạp, lâu dài thậm
chí có trường hợp năng khiếu bị mai một. Bồi dưỡng nhân tài bắt đầu từ phát
hiện và phát triển năng khiếu.
Một người có nhiều loại năng lực khác nhau.
Sự hoàn thành một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi kết hợp nhiều năng lực.
Năng lực thường chia làm 2 loại:
Năng lực chung: là năng lực trong một phạm vi rộng: (quan sát sáng tạo)
Năng lực riêng: là năng lực trong một phạm vi hẹp: hoạt động đặc biệt gọi
là năng khiếu (năng khiếu nhạc, toán )
Trong thực tế 2 loại năng lực trên đây có quan hệ hữu cơ và tác động lẫn
nhau.
Mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đều cần cả hai loại năng lực này.
- Năng lực lý luận và năng lực hoạt động thực tiễn.
- Năng lực học tập và năng lực sáng tạo.
24
Năng lực học tập: thể hiện khả năng nắm vững, nhanh chóng và có kết quả
những tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong học tập.
Năng lực sáng tạo: thể hiện khả năng đem lại giá trị mới, sản phẩm mới cho
nhân loại.
1.1.2.2.4.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội của năng lực25
- Tư chất là điều kiện tự nhiên của năng lực: Là những đặc điểm về mặt giải
phẫu, sinh lý và các chức năng của cơ thể bao gồm: Di truyền và các yếu tố
tự tạo của con người. Tư chất là cơ sở tự nhiên cần thiết để hình thành và
phát triển năng lực và ảnh hưởng đến sự khác biệt năng lực giữa người này
và người khác .Nó ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển năng lực nhưng
bẩm sinh chỉ là một trong những điều kiện để phát triển năng lực (yếu tố
quyết định vẫn là xã hội).
- Điều kiện xã hội của năng lực: Năng lực chịu sự qui định của những điều
kiện lịch sử - xã hội nhất định. Nó được hình thành và phát triển trong hoạt
động ngày càng tinh vi vủa xã hội để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng.

Năng lực mang tính chất xã hội và lịch sử: do sự phân công lao động và
chuyên môn hoá lao động
Liên quan giữa năng lực với các thành phần nhân cách
+ Sự phát triển năng lực phụ thuộc vào sự rèn luyện của cá nhân về kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Kiến thức là cái đã hiểu và ghi nhớ được
Kỹ năng là những kiến thức đã được vận dụng vào thực tế
Kỹ xảo là kỹ năng đã được củng cố vững chắc và trở nên tự động.
Nếu có năng lực thì rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trở nên nhanh chóng.
Năng lực là một đặc điểm tâm lý tương đối ổn định ở một cá nhân. Có khi
chưa có kỹ năng, kỹ xảo nhưng năng lực đã được biểu hiện.
Liên quan năng lực và xu hướng.
Thường có liên quan chặt chẽ (cá biệt tách rời)
Xu hướng là điều kiện thúc đẩy năng lực nên xu hướng là dấu hiệu đang
hình thành năng lực. Cần phân biệt xu hướng mạnh với xu hướng nhất thời.
Xu hướng nhất thời thường chỉ để thoả mãn động cơ trong thời gian nào đó,
sau đấy sẽ bỏ cuộc giữa đường.
1.1.2 Sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và
tính tích cực của cá nhân 25
25

×