Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Biện Pháp Duy Trì Sĩ Số Hs Lớp 3 Powerpoint.ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 19 trang )


Tập thể học sinh lớp 2a1 trường PTDTBT Tiểu học Hữu vinh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIỆN PHÁP GỒM 5 PHẦN:
1. Mục đích, yêu cầu.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện
3. Kết quả của biện pháp
4. Đánh giá chung
5. Phương hướng nhiệm vụ trong năm học tiếp theo


1. Mục đích, yêu cầu
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Do đó Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng
đầu. Việc giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của tồn xã hội. Để
có một xã hội một đất nước hùng cường thì nền giáo dục của đất nước
đó phải được chú trọng và phát triển.
Để phát huy và làm tốt cơng tác giáo dục là trách nhiệm của tồn
xã hội trong đó vai trò chủ đạo là của các cơ sở giáo dục, của các thầy
giáo, cô giáo những người trực tiếp đứng lớp làm công tác chủ nhiệm
lớp học.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm
vụ giáo dục dưới sự quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng, là cầu nối


giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và học sinh; đồng thời là
người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động giáo dục
của lớp, mọi hành vi hoạt động của học sinh.


1. Mục đích, u cầu
Vì vậy giáo viên chủ nhiệm giống như một đạo diễn, một
nhạc công vừa biên soạn vừa xây dựng các hoạt động giáo dục phù
hợp đặc điểm tâm sinh lý, đặc thù vùng miền để thu hút các đối tượng
học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số học sinh đó chính là mấu
chốt trong việc giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, mang
lại kết quả học tập tốt, giúp các em có một hành trang vững chắc khi
lên học các lớp trên.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn đó, được sự
quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường, tơi ln cố gắng
tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào cơng tác
chủ nhiệm của lớp mình sao cho đạt hiệu quả như mong muốn. Đó
cũng là lý do tơi lựa chọn chủ đề thuyết trình “Một số biện pháp duy
trì sĩ số học sinh trong cơng tác chủ nhiệm lớp 3” để chia sẻ cùng bạn
bè, đồng nghiệp góp một phần nhỏ vào công tác chủ nhiệm và nhằm
đưa ra một số biện pháp tốt nhất để duy trì sĩ số và giáo dục học sinh
một cách hoàn thiện nhất.


2. Nội dung, biện pháp thực hiện
a. Thực trạng:
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 3A1. Lớp có tởng số 30 học sinh, nam 13, nữ 17; gồm 8 dân tộc
thuộc 8 thơn bản khó khăn thuộc xã vùng ba vùng đặc biệt khó khăn.
Với nhiệt huyết của người làm công tác giáo dục, với trọng trách của

một giáo viên chủ nhiệm. Tôi đã xuống từng gia đình học sinh để tìm
hiểu về hồn cảnh gia đình, kinh tế và nắm bắt tâm tư nguyện vọng
của các bậc phụ huynh để có biện pháp kết hợp giáo dục các em.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường về
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Dựa trên tình hình
thực tế đối tượng học sinh trong lớp tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch,
phân loại đối tượng khó khăn để đưa ra những biện pháp phù hợp
trong việc tuyên truyền kết hợp với gia đình, thơn xóm làm tốt việc
duy trì sĩ số học sinh đi học chuyên cần để nâng cao chất lượng giáo
dục.
Cụ thể như sau:


2. Nội dung, biện pháp thực hiện
Khó khăn về kinh tế gia đình
Lớp tơi đa số các em là con của gia đình có hồn cảnh khó khăn.
Bố mẹ đi làm thuê ở xa, vì lo gánh nặng kinh tế gia đình mà thờ ơ với
việc học của con em mình. Phần vì gia đình đơng anh chị em, nhiều em
phải ở nhà phụ giúp gia đình chăn trâu, cắt cỏ, trông em nên đi học thất
thường ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.
Khó khăn về thiếu sự chuyên cần
Do phong tục tập quán, tín ngưỡng của một số dân tộc trên địa
bàn như: dân tộc Mông, Dao thường nghỉ lễ tết kéo dài, đặc biệt là sau
tết nguyên đán hay nghỉ đến hết rằm tháng giêng. Hay trong xóm, bản
có các đám hiếu, hỉ thường cả xóm nghỉ theo, làm ảnh hưởng đến việc
duy trì số lượng học sinh đi học chuyên cần.
Bên cạnh đó do thời tiết khắc nghiệt, mưa rét thất thường một số
gia đình cũng cho con em nghỉ học tự do.



2. Nội dung, biện pháp thực hiện
Khó khăn về trình độ nhận thức khơng đồng đều
Do mặt bằng dân trí không đồng đều dẫn đến một số học sinh
còn nhút nhát chưa tự tin, khả năng giao tiếp chậm, phát âm còn ngọng,
không chuẩn đẫn đến (đọc sai - viết sai - hiểu sai) làm cho các em chưa
thực sự tự tin vào bản thân nên các em ngại đến lớp học.
Kết quả khảo sát về năng lực học sinh đầu năm 2021-2022
Tổng số
HS

Năng lực

Tự phục vụ, tự quản

30

Hợp tác

Tự học, GQVĐ

Chăm học, chăm
làm

T

Đ

C

T


Đ

C

T

Đ

C

T

Đ

C

8

10

12

8

10

12

8


10

12

8

10

12


b. Nội dung các biện pháp
Biện pháp 1:Tìm hiểu tình hình và nắm bắt thơng tin về học sinh
của lớp
Một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp trước
hết phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về
từng học sinh. Do vậy ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay
cơng tác tìm hiểu thơng tin của học sinh. Tôi khảo sát học sinh thông
qua trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh; qua giáo viên chủ nhiệm
lớp trước; qua học sinh trong lớp, kết hợp với đối chiếu hồ sơ học bạ
của học sinh.
Từ đó tiến hành phân loại, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho từng đối
tượng để giúp đỡ có hiệu quả: Như đối với học sinh có hồn cảnh gia
đình khó khăn, kêu gọi ủng hộ quần áo ấm, đồ dùng sinh hoạt; kết nối
với các nhà thiện nguyện để hỗ trợ, tiếp sức thêm cho các em nhằm
giúp các em có điều kiện thuận lợi hơn trong việc học tập, an tâm tiếp
tục đến trường.



b. Nội dung các biện pháp



Học sinh được nhận lương thực thực phẩm và quần áo ấm


b. Nội dung các biện pháp
Bên cạnh việc kêu gọi giúp đỡ các em, giáo viên chủ nhiệm còn luôn
quan tâm, tạo hứng thú học tập cho các em bằng việc thường xuyên
đến gia đình thăm hỏi động viên để các bậc phụ huynh nhận thức được
tầm quan trọng trong việc tạo điều kiện cho con em đến trường học
chuyên cần, giúp các em học tập, phát triển và tiến bộ.

Các thầy cô đến thăm, tuyên truyền vận động học sinh đến trường


Biện pháp 2: Xây dựng tình cảm thân thiện giữa giáo viên, xây dựng phong trào
“Đôi bạn cùng học tập”
Để giữ được chân học sinh ở lại lớp, lại trường thì người giáo viên chủ nhiệm phải
xây dựng được mơi trường học tập thân thiện. Hướng các em cùng tham gia các hoạt
động giáo dục của lớp, của trường. Tạo sân chơi trong từng môn học, từng tiết học,
giúp các em xóa bỏ khoảng cách, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn trong học tập. Qua
đó các em thấy được niềm vui, sự trân trọng, tin tưởng khi đến trường.

Học sinh tham gia các hoạt động thân thiện


b. Nội dung các biện pháp
Biện pháp 3: Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội

- Công tác phối kết hợp phải được thực hiện thường xuyên và liên tục để cùng trao
đổi, bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp duy trì tốt về sĩ số học sinh cũng như nâng
cao chất lượng dạy và học của lớp.
- Thường xuyên kết hợp với nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh thăm hỏi, động
viên học sinh ốm đau và gia đình học sinh có điều kiện khó khăn kịp thời để có hướng
giúp đỡ hoặc kêu gọi các tổ chức giúp đỡ.
- Thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin hai chiều (trực tiếp hoặc qua điện thoại)
nắm bắt tình hình của học sinh từ đó có biện pháp để giáo dục học sinh tốt hơn.

Ban đại diện học sinh họp và trao đổi công việc


3. Kết quả của biện pháp
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Bằng những việc làm cụ thể như đã nêu ở
trên tơi nhận thấy có sự chủn biến rõ rệt qua các số liệu thống kê sau:
- Công tác phối kết hợp trong việc vận động, duy trì sĩ số và giáo dục học sinh ln
được thực hiện chặt chẽ thường xuyên, tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 100%. Tỉ
lệ học sinh chuyển lớp đạt từ 98% trở lên.
- Cha mẹ học sinh đã tin tưởng giáo viên và quan tâm đến việc học hành của con em
mình hơn. Và đây minh chứng kết quả cụ thể trước khi áp dụng và sau khi áp dụng
như sau:
* Kết quả về năng lực của học sinh sau khi áp dụng biện pháp cuối năm học
2021-2022
Tổng số
HS

Năng lực

Tự phục vụ, tự quản


30

Hợp tác

Tự học, GQVĐ

Chăm học, chăm
làm

T

Đ

C

T

Đ

C

T

Đ

C

T

Đ


C

15

15

0

15

15

0

15

15

0

15

15

0


4. Đánh giá chung.
- Công tác chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học là nhiệm vụ đặc biệt quan

trọng đối với một giáo viên; vì giáo viên chủ nhiệm chính là mối liên
kết giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo lên một môi trường sư
phạm lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại
hiện nay. Đó cũng chính là nhân tố số một quyết định đến chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Mỡi giáo viên tiểu học cần có tâm hút với nghề, yêu trẻ và thực sự
có trách nhiệm cao. Để thực sự có một mơi trường giáo dục thân thiện,
tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã
hội hiện nay thì việc duy trì sĩ số học sinh đi học chuyên cần quyết định
trong việc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ giáo dục.
Áp dụng những biện pháp trên khơng những góp phần nâng cao
chất lượng về công tác chủ nhiệm lớp mà còn nâng cao chất lượng dạy
và học ở cấp tiểu học, đặc biệt là cấp tiểu học ở vùng khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.


5. Phương hướng nhiệm vụ trong
năm học tiếp theo
Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững các văn bản quy định về chức
năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của học sinh trong nhà
trường, về quy định khen thưởng và kỷ luật, về nội quy và cách xếp
loại các mặt giáo dục, phổ biến đến từng đối tượng học sinh.
Một số biện pháp về việc duy trì sĩ số học sinh của lớp tôi chủ
nhiệm đã thu được kết quả khả quan. Song trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện, khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong nhận
được ý kiến đóng góp từ đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là Hội đồng
Ban Giám khảo để các biện pháp trong bản báo cáo của tơi được hồn
thiện hơn.



KẾT THÚC !
XIN CHÂN TRỌNG CẢM ƠN BAN
GIÁM KHẢO ĐÃ CHÚ Ý LẮNG
NGHE



×