Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hivaids điều trị ngoại trú tại phòng khám ngoại trú người lớn, bệnh viện đa khoa huyện mai sơn năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.05 KB, 71 trang )

SỞ Y TẾ SƠN LA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN

BÙI THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI
NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM
NGOẠI TRÚ NGƯỜI LỚN, BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI
SƠN NĂM 2023

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Mai Sơn, năm 2023


SỞ Y TẾ SƠN LA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI
NHIỄM HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM
NGOẠI TRÚ NGƯỜI LỚN, BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI
SƠN NĂM 2023

Chủ đề tài:
Cộng Sự:

CNĐD. Bùi Thị Thu Hà
BSCKI. Sồng A Phệnh
CNĐD. Hoàng Thúy Anh
BSCKI. Cao Thị Nguyệt
LX. Phạm Ngọc Bảo



Mai Sơn, năm 2023
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CLCS
HIV

Chất lượng cuộc sống
Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

AIDS

(Human Immunodeficiency Virus)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm

ARV
BHYT
HRQoL

vius HIV gây nên
Thuốc điều trị HIV
Bảo hiểm y tế
Chất lượng cuộc sống liên quan tình trạng sức khỏe

PKNT

(Health – related Quality of Life)
Phòng khám ngoại trú


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………3
1.1.3. Phân loại giai đoạn miễn dịch……………………………………….…4
1.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam và huyện Mai Sơn…………………5
1.2.1. Tại Việt Nam:…………………………………………………………..5
1.2.2. Tại huyện Mai Sơn……………………………………………………..5
1.2.3. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS…………………………5
1.3. Chất lượng cuộc sống…………………………………………………….6
1.3.1. Khái niện về chất lượng cuộc sống…………………………………….6
1.3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe…………………………6
1.3.3. Độ thỏa dụng về sức khỏe……………………………………………...7
1.3.4. Ứng dụng của đo lường chất lượng cuộc sống trong điều trị và hoạch
định chính sách………………………………………………………………..7
1.3.5. Phương pháp đo lường CLCS………………………………………….8
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS…………..9
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………...14
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………...14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………14
2.3. Phương phám nghiên cứu……………………………………………….14
2.4. Xử lý dữ liệu:……………………………………………………………15
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………16
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu………………………………16
3.2. Thực trạng CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điểu trị ngoại trú tại phòng
khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn……………...19
3.2.1. Đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống theo từng nhóm vấn đề……..19
3.2.2. Độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu phân theo một số

đặc điểm……………………………………………………………………..23
Chương 4 BÀN LUẬN……………………………………………………...30
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………..30


4.2. Thực trạng CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại PKNT
người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn……………………………...32
4.3. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị
ngoại trú tại PKNT người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn………...34
KẾT LUẬN………………………………………………………………….40
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………42
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu……………...20
Biểu đồ 3.2. Tình hình về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên cứu...20
Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………...21
Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu………...22
Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu……..22


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu………………….16
Bảng 3.2. Thông tin kinh tế - Xã Hội của đối tượng nghiên cứu……………17
Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu…………..17
Bảng 3.4.Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu……………………...18
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại thời
điểm nghiên cứu……………………………………………………………..18

Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………...23
Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của
đối tượng nghiên cứu………………………………………………………...23
Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối
tượng nghiên cứu…………………………………………………………….24
Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn
của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………24
Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối
tượng nghiên cứu…………………………………………………………….24
Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp
của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………25
Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài
chính của đối tượng nghiên cứu……………………………………………..25
Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất
gây nghiện của đối tượng nghiên cứu……………………………………….26
Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân
biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu………………………………………..26
Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo tình trạng hôn
nhân của đối tượng nghiên cứu……………………………………………...26


Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo số lượng con
cái của đối tượng nghiên cứu………………………………………….…….27
Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống
cùng của đối tượng nghiên cứu……………………………………………...27
Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều
trị ARV của đối tượng nghiên cứu…………………………………………..28
Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy
giảm miễn dịch của đối tượng nghiên cứu…………………………………..28

Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ tuân
thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu………………………………………..29


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV đã và đang gây ra những gánh nặng về sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung cũng như cuộc sống của những người nhiễm HIV nói
riêng. Kể từ ca nhiễm đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1981, đến
nay đã trải qua hơn 40 năm, căn bệnh HIV/AIDS vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến
cuộc sống của hàng trăm ngàn người trên Thế giới. HIV/AIDS được coi là đại
dịch, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người. Với xu hướng
hiện tại, số người nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng, đã cho thấy ảnh hưởng của
HIV/AIDS ngày càng sâu rộng. Ngày nay mặc dù đã có nhiều thành tựu về y
học, sinh học và xã hội học về HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức
ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của chương trình phịng chống
AIDS liên hợp quốc năm 2022, số người nhiễm hiện đang cịn sống trên tồn
cầu khoảng 38,4 triệu người, 1,5 triệu người nhiễm mới và 1,1 triệu người tử
vong do các bệnh liên quan đến AIDS.
Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị cho
những bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này
đã được tăng rõ rệt và chất lượng cuộc sống (CLCS) của họ đã trở thành trọng
tâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Chất lượng cuộc sống là một chỉ số đầu ra quan trọng trong đánh giá hiệu
quả của các can thiệp và chương trình y tế. Trong nghiên cứu về HIV, đo lường
chất lượng cuộc sống đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những năm
gần đây, đặc biệt HIV/AIDS đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mãn
tính cần được điều trị lâu dài. Do vậy, xác định các yếu tố tác động đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS để cải thiện chất lượng sống cho họ
là thực sự cần thiết. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng thực hiện

để tìm hiểu về lĩnh vực này, cũng như những thử nghiệm được đưa ra đã giúp
cho chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS ngày càng được cộng


2
đồng quan tâm chia sẻ, qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho đối
thượng này hơn.
Cho tới nay, ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng các nghiên
cứu về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS
còn khiêm tốn, đặc biệt là việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng
cuộc sống còn nhiều hạn chế do HIV/AIDS vẫn cịn là vấn đề nhạy cảm và khó
tiếp cận ở nước ta. Cùng chung thực trạng đó, chất lượng cuộc sống của người
nhiễm HIV/AIDS hầu như chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, Mai Sơn
là một huyện vùng núi có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cịn sống và đang điều
trị chiếm trên 14% toàn tỉnh. Vậy, câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của
người nhiễm HIV/AIDS hiện tại như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại
phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn. Vì vậy
để trả lời vấn đề này, nhóm nghiên cứu chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực
trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại
phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn năm
2023” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị
ngoại trú tại phòng khám ngoại trú người lớn, bệnh viện Đa khoa huyện
Mai Sơn, năm 2023.
2. Xác định những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú người lớn, bệnh viện Đa khoa huyện
Mai Sơn



3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về HIV/AIDS
1.1.1. Định nghĩa HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency
Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune
Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây
ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và
có thể dẫn đến tử vong.
1.1.2. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/AIDS.
Gồm 4 giai đoạn:
*Lâm sàng giai đoạn 1: Khơng triệu chứng
- Khơng có triệu chứng
- Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng
- Hoạt động mức độ 1: Bình thường
*Lâm sàng giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân dưới 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện tại da và niêm mạc: Viêm tiết bã nhờn, nấm họng, loét miệng
tái diễn, viêm góc miệng…
- Zona (Herpes zoster) trong vịng 5 năm trở lại đây.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát (viêm xoang, viêm amidan,
viêm tai giữa…).
- Hoạt động mức độ 2: Có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động
bình thường.
*Lâm sàng giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể
- Tiêu chảy mãn tính khơng rõ ngun nhân trên 1 tháng.



4
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (liên tục hay không liên tục) trên 1
tháng.
- Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, bạch sản lông ở miệng…
- Lao phổi
- Nhiễm vi khuẩn nặng: Viêm phổi, viêm cơ mủ…
- Hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng
trước đó.
*. Lâm sàng giai đoạn 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV: Sụt trên 10% trọng lượng cơ thể, cộng với
tiêu chảy mãn tính khơng rõ nguyên nhân trên 1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt
kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.
- Viêm phổi do Pneumocysti jiroveci.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương
- Nhiễm virus Herpes simplex ở da và niêm mạc trên 1 tháng hoặc ở nội
tạng.
- Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển.
- Bệnh nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.
- Nhiễm khuẩn huyết so Salmonella không phải thương hàn
- Bệnh lý não do HIV.
- Hoạt động mức độ 4: nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng
trước đó.
1.1.3. Phân loại giai đoạn miễn dịch.
Giai đoạn miễn dịch của người nhiễm HIV được đánh giá theo số lượng
tế bào T-CD4:
Phân loại giai đoạn miễn dịch ở người nhiễm HIV/AIDS
Mức độ
Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể
Suy giảm nhẹ

Suy giảm tiến triển

T-CD4 (TB/mm3)
≥ 500
350 - 499
200 - 349


5
Suy giảm nặng
< 200
Ngoài ý nghĩa về phân loại giai đoạn miễn dịch của người nhiễm
HIV/AIDS, số lượng tế bào T-CD4 cịn có ý nghĩa trong việc đánh giá về đáp
ứng miễn dịch và tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS.
1.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam và huyện Mai Sơn.
1.2.1. Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam hiện nay theo thống kê của Cục phịng, chống HIV/AIDS,
tính đến tháng 10/2022 cả nước có 220.580 trường hợp nhiễm HIV hiện đang
cịn sống và 112.368 trường hợp tử vong, ước tính mỗi năm số người nhiễm
mới được phát hiện trung bình khoảng 10 nghìn người. Trong đó tỉnh Sơn La
tính đến cuối năm 2022 có số lũy tích người nhiễm HIV/ADIS là 9.457 người,
trong đó số người nhiễm HIV/AIDS cịn sống là 5.013, số người nhiễm HIV/
AIDS đang được điều trị ARV là 4.396 người.
1.2.2. Tại huyện Mai Sơn.
Tại huyện Mai Sơn theo báo cáo kết quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS năm 2022 của Trung tâm Y tế huyện Mai Sơn, tính đến
30/12/2022 tổng lũy tích số người nhiễm HIV từ trước đến nay trên địa bàn
huyện la 1.684 người; trong đó số người nhiễm cịn sống là 1.048, số ca đang
được điều trị là 929, số tử vong do AIDS lũy tích là 636 người.
1.2.3. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS.

Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, HIV/AIDS vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở các bệnh nhân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2022, số ca tử vong do HIV/AIDS là trên
112.360 ca gấp hơn 200 lần mức trung bình của một bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay cả nước ta có 478 cơ sở điều trị HIV tại 63 tỉnh, thành phố.
Trong đó có 270 cơ sở điều trị HIV thanh toán qua quỹ bảo hiểm y tế và hiện
đang điều trị cho khoảng 161.000 người (hơn 85.000 bệnh nhân điều trị ARV
thanh toán qua nguồn BHYT, chiếm 53%). Tuy nhiên HIV/AIDS vẫn đang là


6
gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Mỗi năm, phát hiện ca mới hơn 10.000
người nhiễm HIV và có khoảng 2.000 người nhiễm HIV tử vong. Từ những
thông tin trên có thể thấy, HIV/AIDS hiện đã và đang là một gánh nặng đối
với khơng chỉ người mắc bệnh mà cịn với gia đình của họ, cộng đồng xã hội
Việt Nam cũng như thế giới. Hiện tại bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị
khỏi, do đó, giúp người dân chung sống an toàn với bệnh để giảm những ảnh
hưởng, hậu quả gây ra là một việc cần thiết.
1.3. Chất lượng cuộc sống.
1.3.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống.
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống “là những cảm
nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ
thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu
chuẩn và các mối quan tâm của họ”. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể
chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với
những đặc trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp.
1.3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.
Khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe (Health-related Quality of LifeHRQoL) đã được phát triển từ những năm 1980 để bao quát những khía cạnh
về CLCS. Ở cấp độ cá nhân HRQoL bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất
và tâm thần (ví dụ, mức năng lượng, tâm trạng) và mối tương quan của chúng

– bao gồm rủi ro và điều kiện sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội và
tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, HRQoL bao gồm các tài
nguyên, điều kiện, chính sách và thực tiễn cấp cộng đồng ảnh hưởng đến nhận
thức về sức khỏe của người dân và tình trạng chức năng. Trên cơ sở tổng hợp
các tài liệu khoa học và tư vấn từ các đối tác y tế cơng cộng, trung tâm kiểm
sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác định HRQoL là “Sức khỏe thể
chất và tinh thần của một cá nhân hoặc nhóm theo thời gian”.


7
1.3.3. Độ thỏa dụng về sức khỏe.
Độ thỏa dụng về sức khỏe được đo lường dựa trên công cụ đo lường
CLCS. Đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe bằng các cơng cụ khác nhau
nhưng các cơng cụ đó đưa ra chỉ số tổng hợp, có giá trị trong khoảng từ 0 đến
1 gọi là giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe (Health Utility). Giá trị độ thỏa dụng
bằng 1 tương đương trạng thái sức khỏe hoàn hảo, độ thỏa dụng có giá trị
băng 0 tương đương trạng thái chết.
1.3.4. Ứng dụng của đo lường chất lượng cuộc sống trong điều trị và hoạch
định chính sách.
Đo lường CLCS được ứng dụng trong quá trình đưa ra các quyết định
điều trị và q trình hoạch định chính sách.
Trong q trình điều trị, các bác sĩ thường căn cứ vào các đặc điểm cận
lâm sàng và lâm sàng để đưa ra quyết định. Đơn giản nhất là đo nhịp tim,
huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu… rồi đến những phân tích cận lâm
sàng cấp cao hơn như điện tim, điện não…Tuy nhiên các nhà thực hành lâm
sàng gần như chưa gắn người bệnh với bối cảnh xã hội của họ, cũng như các
vấn đề có ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của người bệnh. Để đánh giá
được các khía cạnh này, cần thiết phải đo lường CLCS của người bệnh, khi đó
các nhà thực hành lâm sàng mới có thể điều trị theo hướng vì người bệnh chứ
khơng phải chỉ điều trị hết căn bệnh.

Đo lường CLCS có thể giúp xác định vấn đề ưu tiên, theo dõi các thay
đổi trong việc đáp ứng điều trị. Ngoài ra, CLCS cịn giúp trong cơng tác quản
trị bệnh viện.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, các thơng tin liên quan các đo
lường CLCS là rất cần thiết. Hiệu quả của các can thiệp thông qua các chỉ số
CLCS, cùng với chi phí của các can thiệp này là 2 cấu phần đầu vào quan
trọng nhằm đánh giá được chi phí – hiệu quả của can thiệp. Từ đó các nhà


8
hoạch định chính sách có thể cân nhắc giữa nhiều can thiệp khác nhau để
phân bổ nguồn lực hợp lý.
1.3.5. Phương pháp đo lường CLCS.
Có hai loại cơng cụ đo lường CLCS: cơng cụ đo lường ứng dụng trong
các tình trạng sức khỏe cụ thể và công cụ đo lường chung cho nhiều tình
huống. Trên thế giới đã có những công cụ được phát triển nhằm đo lường
CLCS cho người bệnh mắc một tình trang sức khỏe cụ thể, các cơng cụ này
được thiết kế để đo lường những khía cạnh được cho là có tầm quan trọng
trong cuộc sống đối với những người bệnh mắc một bệnh cụ thể.
Loại công cụ thứ hai là các công cụ đo lường chung cho nhiều tình
huống, được chia ra làm hai loại: Các công cụ cung cấp một chỉ số CLCS khái
quát và các công cụ cung cấp nhiều chỉ số phản ánh các khía cạnh của CLCS,
các cơng cụ đưa ra chỉ số tổng hợp có thể là EQ-5D-5L hoặc SF-6D… đo
lường thỏa dụng sức khỏe( Health utitity), là cấu phần quan trọng trong việc
tính tốn số năm sống điều chỉnh theo chất lượng( Quality- adjusted life years
– QALYs) là đầu vào đối với các đánh giá chi phí – hiệu quả và chi phí - thỏa
dụng( Cost- ulitily). Trong khi đó, các cơng cụ khác như SF-36, WHOQOL…
lại cung cấp các đo lường cho từng khía cạnh cụ thể như sức khỏe thể chất,
sức khỏe tinh thần, xã hội, môi trường…
Hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu sử dụng thang đo EQ-5D

hay WHOQOL – BREF HIV trong nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống
chung với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng. Việc lựa
chọn cơng cụ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi mà
người nghiên cứu muốn đo lường đối với một bệnh, một hiện tượng hay một
can thiệp cụ thể.
Với bộ công cụ WHOQOL-BREF: Đây là bảng câu hỏi ngắn của Tổ
chức Y tế Thế giới để đánh giá chất lượng cuộc sống gồm có 26 câu hỏi, là bộ
rút gọn của bộ công cụ WHOQOL – 100 (với 100 câu). WHOQOL – BREF


9
đo lường 4 lĩnh vực: Thể chất( về các khía cạnh như hoạt động hàng ngày,
phụ thuộc thuốc và hỗ trợ y tế, sức lực và mệt mỏi, sự vận động, đau đớn khó
chịu, giấc ngủ và nghỉ ngơi, khả năng làm việc), tâm lý(ngoại hình, cảm xúc
tiêu cực; tích cực; lịng tự trọng; tâm linh/ tơn giáo/ tín ngưỡng cá nhân; suy
nghĩ, học tập, trí nhớ và sự tập trung), xã hội( các mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ
xã hội, hoạt động tình dục), mơi trường( tài chính, tự do, an toàn về thể chất
và an ninh, chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội, gia đình, có thơng tin và kỹ
năng mới, tham gia hoạt động vui chơi giải trí, mơi trường vật lý, giao thơng
vận tải).
Bộ công cụ EQ-5D-5L: Các nghiên cứu trước đây thường dùng thang đo
EQ-5D-3L, tuy nhiên, công cụ này không bao phủ mức trần như cơng cụ EQ5D-5L, do đó, ít có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển vì khơng đo lường được
tốt các lợi ích tăng thêm. Thang đo EQ-5D-5L tăng số lượng lựa chọn trả lời,
vì vậy, tăng tính giá trị và độ tin cậy của cơng cụ. Hiện nay, dã được sử dụng
như một công cụ đánh giá CLCS phôt biến. EQ-5D-5L dánh giá CLCS thông
qua một chỉ số tổng hợp và là cấu phần quan trọng trong các phân tích chi phí
– hiệu quả. Ở Việt Nam, EQ-5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để
đo lường các nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS. Ngoài ra, bộ công cụ này
khá dễ để thực hiện đo lường, đánh giá.
Dựa theo những phân tích trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi sử dụng

bộ công cụ EQ-5D-5L để thu thập số liệu về CLCS của bệnh nhân
HIV/AIDS.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng đến CLS của bệnh nhân HIV/AIDS bao gồm: Giới tính, các yếu tố
nhân khẩu học – kinh tế - xã hội, các yếu tố lâm sàng và điều trị, các yếu tố về
sử dụng chất gây nghiện, các yếu tố về kỳ thị và phân biệt đối xử…


10

*. Giới tính
Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng
nhằm đánh giá sự khác biệt giới tính về khí cạnh CLCS ở các bệnh nhân điều
trị ARV. Kết quả tại thời điểm ban đầu cho thấy nữ giới có CLCS thấp hơn
nam giới ở tất cả các khía cạnh, ngoại trừ chức năng xã hội. Tại các thời điểm
đánh giá tiếp theo (đến tuần thứ 40), nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số CLCS
thấp hơn nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát.
Một số nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện tại Uganda, tác giả
Mast và cộng sự đã đo lường CLCS của người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới.
Kết quả cho thấy các phụ nữ nhiễm HIV có cuộc sống thấp hơn ở các yếu tố
sức khỏe tổng quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau đớn và chức năng xã
hội so với phụ nữ có HIV âm tính.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Ma Thị Thu Huyền thực hiện năm
2017 trên 311 bệnh nhân điều trị ARV tai Bệnh viện Thái Nguyên đã so sánh
sự khác biệt giới tính ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân, nam giới có
CLCS cao hơn nữ giới ở các khía cạnh thể chất, mơi trường và xã hội. Ngồi
ra phụ nữ đã từng sinh con được báo cáo là có CLCS thấp hơn ở các khía
cạnh hỗ trợ xã hội, tâm lý, mơi trường so với nhóm cịn lại.
*. Các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế - xã hội

Tác giả Hays và các cộng sự đã chỉ ra các yếu tố nhân khẩu học – xã hội
như tuổi già, nữ giới, thất nghiệp và thu nhập thấp có liên quan đến CLCS
thấp ở bệnh nhân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh CLCS của các
bệnh nhân người lớn nhiễm HIV với dân số nói chung và những người mắc
bệnh mãn tính khác, đồng thời xác định mối liên quan giữa các biến nhân
khẩu học và mức độ nghiêm trọng đối với CLCS Chức năng thể chất khơng
có sự khác biệt ở người lớn có bệnh HIV khơng có triệu chứng so với dân số
tổng qt, nhưng tệ hơn nhiều đối với những người có triệu chứng hoặc


11
những người có đủ tiêu chuẩn cho các hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải. Chức năng tinh thần không có sự khác biệt giữa các bệnh nhân với các
giai đoạn khác nhau, tuy nhiên thấp hơn so với dân số nói chung và các bệnh
nhân có các bệnh mãn tính khác, ngoại trừ yếu tố trầm cảm. Trong phân tích
đa biến, các triệu chứng liên quan đến HIV đã được chứng minh là có liên
quan chặt chẽ với sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi chủng tộc, giới
tính, tình trạng bảo hiểm y tế, giai đoạn bệnh và CD4 có mức độ liên quan
yếu hơn.
Tại Việt Nam, theo tác giả Lê Minh Giang năm 2015 trên 320 bệnh nhân
điều trị Methadon tại Hải Phòng cho thấy: Chất lượng cuộc sống về thể chất
cao hơn ở những bệnh nhân có cơng việc ổn định, chất lượng sống về tâm lý
cao hơn ở bệnh nhân trẻ, bệnh nhân có thu nhập cao. Bệnh nhân có thu nhập
cao đồng thời cũng có chất lượng cuộc sống về mơi trường tốt hơn. Bệnh
nhân đang kết hơn hoặc tái hơn có chất lượng cuộc sống về mặt xã hội tốt
hơn.
*. Các yếu tố lâm sàng và điều trị
Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội, số
lượng tế bào CD4, thời gian điều trị hay việc tuân thủ điều trị đã được chứng
minh là có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị

ARV trên thế giới.
Trong nghiên cứu 139 bệnh nhân HIV hoặc đang ở giai đoại AIDS,
Marieh Nojomi và cộng sự cũng đã chỉ ra những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự suy giảm chất lượng sống ở người nhiễm HIV bao gồm giới
tính, hiện đang ly dị hoặc ở góa, số lượng tế bào CD4 thấp và ở các giai đoạn
lâm sàng cao có nhiều các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Ngoài miễn dịch và giai đoạn lâm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh
nhân có CLCS thấp thường có xu hướng có tải lượng vi rút ở ngưỡng cao.
Nghiên cứu của tác giả S.A. Call báo cáo kết quả nghiên cứu trên 158 bệnh


12
nhân điều trị ARV với mục tiêu chính là tìm hiểu sự liên quan giữa tải lượng
vi rút và CLCS của bệnh nhân. Kết quả đã chứng minh tải lượng vi rút có sự
liên quan tiêu cực đến tất cả các khía cạnh CLCS của bệnh nhân, bao gồm thể
chất, đau đớn và tâm lý. Cũng trong nghiên cứu này, số lượng tế báo CD4
thấp cũng có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS thấp ở bệnh nhân.
*. Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện
Sử dụng chất gây nghiện bao gồm ma túy, thuốc lá và rượu bia rất phổ
biến ở các đối tượng sống chung với HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
các tác động tiêu cực của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện đến đáp ứng
điều trị ARV cũng như CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng ma túy, thuốc lá, rượu bia có liên
quan đến CLCS thấp ở các bệnh nhân HIV/AIDS. Tác giả P. Todd Korthuis
nghiên cứu tác động các lạm dụng chất gây nghiện đến CLCS của người
nhiễm Hiv trên 951 bệnh nhân từ 14 phòng khám. Kết quả cho thấy làm dụng
chất gây nghiện được xác định ở 37% bệnh nhân. Qua mơ hình hồi quy tuyến
tính đa biến, lạm dụng ma túy tác động tiêu cực đến cả khía cạnh sức khỏe thể
chất và tâm thần của bệnh nhân.
*. Các yếu tố kỳ thị và phân biệt đối xử

Nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra kỳ thị, lo sợ về tình trạng bệnh tật,
phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng có sự liên quan đến tiếp cận điều trị
muộn, tuân thủ và đáp ứng điều trị kém và CLCS thấp ở người nhiễm
HIV/AIDS.
Holzemer và cộng sự đã phát triển một khung lý thuyết về kỳ thị liên
quan đến HIV/AIDS và tác động của nó đến người sống chung với HIV, trong
đó, Xác định CLCS như một đầu ra sức khỏe chính của kỳ thị và phân biệt đối
xử. Sự sợ hãi các thành kiến và phán xét của người khác ảnh hưởng đến người
nhiễm về cảm nhận của họ với HIV và cách họ đương đầu chống lại căn bệnh
này. Người nhiễm HIV/AIDS thường đổ lỗi, tự trách bản thân và xấu hổ, điều



×