Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Bài tập lớn môn Lịch sử đảng Đại học Bách Khoa TP.HCM Chủ đề: ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.32 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 5
Chương 1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC
VIỆT NAM MỚI ............................................................................................................. 5
1. Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ..................... 5
2. Thơng cáo về chính sách ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ............. 8
3. Q trình triển khai thực hiện đường lối đối ngoại trong thực tiễn và kết quả đạt được
..........................................................................................................................................12
Chương 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 -1954) ..........................................................19
1. Hoàn cảnh lịch sử: ....................................................................................................... 19
2. Sự phát triển đường lối đối ngoại của Đảng ............................................................... 21
Chương 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TIẾP .......................................... 27
1. Tóm tắt và nhận xét thành tựu chính sách đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1945 –
1954 thông qua kết quả đạt được .................................................................................... 28
2. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động đối ngoại ......................................31
KẾT LUẬN .....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 34

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân
dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành cơng đó có được là nhờ một
đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí
Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối


cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính
quyền.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng,
làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nước ta đã giành những thắng lợi to lớn trong
sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, nâng cao hơn nữa vị thế của dân tộc trên
trường quốc tế. Quá trình triển khai đường lối đối ngoại của Đảng đã được thể hiện qua
các giai đoạn khác nhau với những hình thái khác nhau rất sinh động và sáng tạo, mà giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp là một tiêu biểu.
Với tinh thần muốn hiểu biết thấu đáo về đường lối đối ngoại của đảng trong giai
đoạn lịch sử đầy khó khăn và biến động này, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Đảng lãnh
đạo thực hiện đối ngoại từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược từ năm 1946 đến năm 1954, từ đó đưa ra kết quả và bài học kinh
nghiệm cho hoạt động đối ngoại trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Nhiệm vụ cần giải quyết
Nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ quá trình xác lập đường lối đối ngoại của nước Việt Nam mới.
Thứ hai, làm rõ chính sách đối ngoại trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1946-1954).
3


Thứ ba, làm rõ kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm cho hoạt động đối ngoại
trong các giai đoạn tiếp theo.

4



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC VIỆT
NAM MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải
đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế
quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
1.1. Thuận lợi:
a.

Quốc tế:

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cục diện khu vực và thế giới có những sự
thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Các nước tư bản suy yếu, phong trào giải
phóng dân tộc có điều kiện phát triển trở thành dịng thác cách mạng. Phong trào dân
chủ và hịa bình phát triển mạnh mẽ. Nhiều nước ở Đông Trung Âu, dưới sự ủng hộ và
giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội; phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh
dâng cao. Đây là những nhân tố có tác dụng cổ vũ nhân dân ta trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ thành quả Cách mạng.
b. Trong nước:
Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung
ương đến cơ sở, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong
cả nước. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế
độ dân chủ mới, làm chủ vận mệnh của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được
tăng cường. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bằng sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh tồn dân, tồn qn
đồn kết một lịng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự
do của dân tộc.

1.2. Khó khăn
a.

Quốc tế
5


Phe chủ nghĩa đế quốc với âm mưu chia lại thuộc địa thế giới đã ra sức tấn công
và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Sau cách
mạng tháng Tám thành công năm 1945, nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia
nào trên thế giới công nhận, và đặt quan hệ ngoại giao. Việt Nam rơi vào vòng vây của
chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cơ lập hồn tồn với thế giới bên ngồi. Cách mạng ba
nước Đơng Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều
bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
b. Trong nước
Ngay từ những ngày đầu, chính quyền cách mạng các thế lực đế quốc phản động
quốc tế đã cấu kết bao vây chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân
dân ta, đặt lại ách thống trị của chúng, xóa bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được.
Về kinh tế, tài chính, văn hóa - xã hội:
Nền kinh tế nước ta vốn là một nền kinh tế xơ xác, nghèo nàn, cơng nghiệp đình
đốn, nơng nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang. Kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề. Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945
chưa được khắc phục, 2 triệu người dân chết đói. Lũ lụt, hạn hán, mất mùa diễn ra liên
miên gây nên nhiều thiệt hại. Nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở
công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao,
đời sống nhân dân đã khó khăn càng thêm khó khăn. Tình hình tài chính vơ cùng khó
khăn. Ngân sách Nhà nước kiệt quệ, tài chính cạn kiệt, thuế không thu được, kho bạc
trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Trung
Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta
thêm rối loạn. Về văn hóa, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để

lại hết sức nặng nề. Các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc
phục 95% dân số nước ta thất học, mù chữ.
Về chính trị, ngoại giao:
Do lợi ích cục bộ của mình các nước lớn (Anh, Mỹ, Liên Xơ) khơng có nước nào
ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Bởi vậy chưa có nước nào cơng nhận và đạt quan hệ ngoại giao với nước ta,
nước ta bị cô lập với thế giới. Hệ thống chính quyền cách mạng vừa được thiết lập, còn
6


rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; cùng với hậu quả của chế độ cũ để lại hết
sức nặng nề.
Về quân sự:
Lực lượng quân đội của ta chưa có đủ thời gian và điều kiện phát triển lực lượng
vũ trang và quân đội chính quy. Sau Cách mạng Tháng Tám, lực lượng quân đội chính
quy của ta chỉ có khoảng năm nghìn người với vũ khí thơ sơ. Nền độc lập non trẻ của
Việt Nam phải đối đầu với sự hiện diện của đội quân nước ngoài cùng với các thế lực
tay sai phản động đi theo đội quân xâm lược. Các thế lực chống đối trong giai cấp bóc
lột cũ ngóc đầu dậy, các đối tượng phản cách mạng cũ, các loại tội phạm hình sự chống
phá cách mạng rất quyết liệt. Từ Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới
Thạch (Trung Hoa dân quốc) hùng hổ tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo
trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh và giải giáp quân đội Nhật
thua trận ở Bắc Việt Nam. Chúng kéo theo một lũ tay sai Việt Quốc, Việt Cách đông
đúc với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất
nước Việt Nam lúc này vẫn cịn 6 vạn qn đội Nhật Hồng thua trận đang chờ giải
giáp. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh
vào tước vũ khí quân Nhật. Trên thực tế quân đội Anh đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại
xâm lược lần thứ hai ở Việt Nam và cả Đông Dương. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ,
tận dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm
Sài Gòn - Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23/09/1945.

Nói chung, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt nam phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức to lớn cả về kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị, qn sự
được trình bày trên đây đã đẩy tình hình đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngồi. Với
tình hình đó địi hỏi Đảng và cính quyền Cách mạng có đường lối chiến lược đúng đắn,
phát huy hết sức mạnh của toàn dân từ đó mới có thể bảo vệ và phát triển cách mạng đi
tới thành công.
1.3. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, công bố với toàn thể quốc
7


dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã ra đời; Tun
ngơn đọc lập là văn bản pháp lý quan trộng đầu tiên khai sinh ra nươc Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân ta trước tồn thế giới.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng là thắng lợi to lớn vĩ đại đầu tiên của nhân
dân ta từ khi có Đảng cầm quyền lãnh đạo, mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân
tộc Việt Nam, thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân
Pháp đối với nước ta. Lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới với tư
cách và vị thế của một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Cách mạng Tháng Tám
cũng đã trở thành nguồn động viên to lớn cho nhiều dân tộc thuộc địa đứng lên dành độc
lập. Nhân dân Việt Nam từ một nước nô lện đã trở thành người dân của một nước độc
lập, tự làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến
trở thành trở thành nước độc lập, tự do, dân chủ.
2. Thơng cáo về chính sách ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
2.1. Cơ sở chính sách đối ngoại
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong hồn cảnh lịch sử với tình hình
quốc tế và trong nước hết sức khó khăn và phức tạp. Các nước nhỏ, các dân tộc thuộc
địa mới giành được độc lập, tiềm lực kinh tế, quân sự còn yếu như Việt Nam đã trở

thành đối tượng thỏa thuận tranh giành giữa các nước lớn sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Thách thức nghiêm trọng đối với cách mạng ta trong thời điểm lúc bấy giờ là phải
đối phó cùng một lúc với nhiều thế lực của các nước lớn có mặt tại Việt Nam. Khơng
chỉ chống giặc ngoại xâm mà cịn chống “giặc đói, giặc dốt”. Nền kinh tế Việt Nam bị
cạn kiệt do chính sách “lấy chiến tranh ni chiến tranh” và sự bóc lột tàn bạo của thực
dân Pháp và đế quốc Nhật. Tài chính kiệt quệ, ngân khố quốc gia trống rỗng. Lực lượng
vũ trang còn non trẻ, trang bị vũ khí thiếu thốn và thơ sơ. Chính kẻ thù của chúng ta đã
nhận định rằng: chính quyền cách mạng Việt Nam ra đời “không đồng minh, không tiền,
hầu như khơng có vũ khí”. Trong thời điểm khó khắn đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sử dụng ngoại giao như một vũ khí sắc bén để thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân, phục vụ kháng chiến, kiến quốc.
Những bản Hiệp định, Tạm ước hay các Hội nghị gặp gỡ giữa Việt Nam với Trung Hoa
quốc dân Đảng và quân đội thực dân Pháp là những dấu ấn ghi nhận thành công của
8


hoạt động đối ngoại, là những nấc thang đưa cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách
mạng của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
2.2. Nguyên tắc đối ngoại và mục tiêu đối ngoại
Chủ tich Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đường lối đối ngoại của
Đảng, hoạch định chính sách ngoại giao của Nhà nước, kiến tạo và mở rộng mối quan
hệ quốc tế, từng bước nâng cao thế và lực của quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nguyên tắc hàng đầu trong đường lối ngoại giao của Việt Nam là phải đặt lợi ích quốc
gia, dân tộc lên trước hết, trên hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào
trên nguyên tắc: “tơn trọng sự hồn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không
xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và chung
sống hồ bình”.
Ngày 03/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ Lâm thời ra Thơng cáo về chính sách
đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Bản Thơng cáo đề ra chính sách ngoại giao

với bốn nhóm đối tượng, bao gồm: các nước Đồng minh, Pháp, các dân tộc nhược tiểu
và đối với các nước láng giềng. Đồng thời, khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền “độc
lập hoàn toàn và vĩnh viễn” của Việt Nam. Đây là văn kiện nhà nước đầu tiên về đối
ngoại, thể hiện tầm nhìn mở rộng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện
quan hệ quốc tế kiểu mới, với tầm nhìn chiến lược.
Chính sách cụ thể:
Đối với các nước lớn và các nước Đồng minh chúng ta hết sức thân thiện, thành
thật hợp tác trên lập trường bình đẳng, tương thân tương ái để xây dựng hịa bình thế
giới lâu bền. Với nước Pháp, bảo vệ sinh mạng và tài sản người Pháp theo luật quốc tế,
kiên quyết chống lại chính sách thực dân của Chính phủ de Gaulle, mong muốn xây
dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau. Đối với các nước láng giềng,
hợp tác với Trung Hoa trên tinh thần bình đẳng, cùng tiến; giúp đỡ Lào, Khơ-me trên
tinh thần dân tộc tự quyết. Với các nước tiểu nhược thì thân thiện, ủng hộ việc xây dựng
và giữ vững nền độc lập.
2.3. Phương châm đối ngoại

9


Có thể thấy, từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, đường lối ngoại
giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ mục tiêu đấu tranh vì
nền độc lập, tự do của đất nước dựa trên ngun tắc hịa bình, hữu nghị, bình đẳng, hợp
tác. Và, đặc điểm nổi bật của mặt trận ngoại giao được thể hiện qua các chính sách sau:
Đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã vận
dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Xuyên suốt cuộc đấu
tranh ngoại giao của ta giai đoạn này là “đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng
về kinh tế”. Ngày 28/8/1946 thỏa ước Trùng Khánh được ký định giữa Pháp với Trung
Hoa, Đảng ta đã kịp thời đề ra chính sách “hịa để tiến” với Pháp. Triển khai chính sách
ấy, thơng qua các biện pháp ngoại giao, chính phủ ta đã ký kết với Pháp hai văn kiện hết
sức quan trọng là Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 và Tạm ước 14/9/1946. “Dĩ bất biến, ứng

vạn biến” chính là tư tưởng, phương thức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
xử lý các vấn đề sách lược, chiến lược. Trong hồn cảnh lúc đó khi thế và lực của ta còn
yếu, vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phát huy vai trị
và tính tiên phong của mình, ngoại giao ta đã hết sức linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các
tình huống, góp phần tích cực trong bảo vệ nền độc lập và chính quyền cách mạng.
Thứ hai là phương châm hịa hiếu “thêm bạn bớt thù” đã hình thành và trở thành
nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chú trọng đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng,
tranh thủ sự cơng nhận của quốc tế. Đảng xác định “Kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là
phản động Pháp”, “Mục đích của ta lúc này là tự do, độc lập. Ý chí của ta lúc này là dân
chủ, hịa bình. Là bạn của ta trong giai đoạn này là tất cả những nước nào, những dân tộc
hay lực lượng nào trên thế giới tán thành mục đích ấy, cùng ta chung một ý chí ấy”. Để
thực hiện mục tiêu này, chính phủ đã triệt để khai thác cam kết của các nước Đồng minh
nêu ra trong chiến tranh, đặc biệt là quyền độc lập, tự quyết và bình đẳng giữa các dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh người đứng đầu Chính phủ đã tiến hành nhiều
giao thiệp ngoại giao qua thư, cơng hàm… với người đứng đầu Chính phủ các nước lớn,
thông báo về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tận dụng sự ủng hộ của
quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra sáng kiến về tổ chức nhiều hoạt động ngoại giao
nhân dân Việt - Mỹ nhằm thúc đẩy tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa hai dân tộc. Hoạt
10


động đó của Người đã góp phần tranh thủ Mỹ “trung lập”, tạo thuận lợi để hịa hỗn
cũng như kiềm chế lực lượng của Tưởng và Pháp ở Việt Nam.
Thứ ba, ngoại giao trong giai đoạn này đã khôn khéo, tận dụng mâu thuẫn nội bộ
đối phương, kiềm chế và hịa hỗn với Tưởng, tập trung chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh phải đấu tranh chống lại nhiều đối thủ mạnh, đồng
thời lợi dụng các mâu thuẫn trong hàng ngũ của địch, các lực lượng Đồng minh có chỗ
thay đổi, biến hóa, việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các đối phương là chích sách có ý
nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta lúc bấy giờ.

Để có những chính sách chiến lược như trên, ngoại giao Việt Nam hết sức vinh dự
và may mắn khi có sự chỉ đạo và dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó cịn có sự đóng góp quan trọng của các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,
Võ Nguyên Giáp, Phan Anh, Hoàng Minh Giáp. Với lịng u nước nồng nàn và nhiệt
tình cách mạng tràn đầy, thế hệ các Nhà cách mạng ấy đã trực tiếp tham gia công tác đối
ngoại bằng cách phát huy trí tuệ của mình, cùng góp sức với Trung ương Đảng và Chủ
tich Hồ Chí Minh trong nhận định tình hình, đề ra những chủ trương hết sức đúng đắn,
triển khai chính sách ngoại giao phù hợp, góp phần củng cố Nhà nước non trẻ, tạo thời
gian để quân và dân ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trên quy mô cả nước.
Nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về sự kết hợp giữa đối nội và đối ngoại,
giữa lập trường kiên định với biện pháp mềm dẻo, giữa nhân nhượng sách lượng với
quyết tâm chiến lược được rút ra trong giai đoạn 1945 - 1954. Những kinh nghiệm quý
báu ấy đã được Đảng ta vận dụng linh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục vận dụng
khéo léo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên trì về nguyên tắc nhưng linh
hoạt về sách lược. Vận dụng tốt phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại”. Phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của ngoại giao Hồ Chí Minh. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo; đồng thời, không
ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Việc kế thừa, phát
triển bài học kinh nghiệm từ sách lược ngoại giao giai đoạn 1945-1946 chính là một
trong những yếu tố quan trọng mang đến thành công về mặt đối ngoại của Đảng và Nhà
nước trong giai đoạn hiện nay.

11


3. Quá trình triển khai thực hiện đường lối đối ngoại trong thực tiễn và kết quả
đạt được
3.1. Quá trình triển khai thực hiện đường lối đối ngoại trong thực tiễn
Trước những khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám, Đảng và nhà nước
ta chủ trương thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo, coi trọng hòa hiếu, tranh thủ mâu

thuẫn của đối phương để loại bớt từng kẻ thù và thêm thời gian hịa hỗn để củng cố lực
lượng chống lại thực dân Pháp xâm lược trở lại. Chúng ta chỉ ra công cuộc ngoại giao là
làm cho nước Việt Nam ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết và muốn công cuộc
ngoại giao thắng lợi thì phải biểu dương lực lượng.
Chúng ta phải đặt đất nước ở vị thế ngang bằng với các nước khác, mở ra các cuộc
đàm phán bình đẳng với Pháp, thông báo cho cả thế giới, đặc biệt là các nước lớn biết
rằng nhân dân An Nam trong một xứ thuộc địa bị áp bức bất công đã đứng lên, đấu tranh
bằng xương bằng máu để thành lập nên nước Việt Nam mới, một đất nước đứng cùng
chiến tuyến với phe Đồng minh trong công cuộc diệt trừ chủ nghĩa phát xít. “... Một dân
tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc
đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân
tộc đó phải được độc lập !... (trích Tun ngơn Độc lập)”.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích
cực kiến tạo quan hệ ngoại giao với các nước lớn và các nước láng giềng, thực hiện các
bước đàm phán, hịa hỗn với Pháp để có thời gian chuẩn bị lực lượng và kêu gọi sự ủng
hộ, tiếng nói chung về vấn đề Việt Nam trên trường quốc tế. Dưới đây chúng tôi liệt kê
các hoạt động ngoại giao tiêu biểu theo trình tự qua các năm như sau:
Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 15/8/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã gửi bức điện tới đại diện của Hoa Kỳ ở Côn Minh (Trung Quốc) với mong
muốn chuyển hộ nguyện vọng của nhân dân Việt Nam tới Liên Hợp quốc và kỳ vọng tổ
chức quốc tế này thực hiện lời hứa của mình về việc sẽ bảo đảm cho các dân tộc được
hoàn toàn độc lập. Ngày 02/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Tun ngơn Độc lập là một văn bản pháp
lý, một văn kiện ngoại giao đầu tiên tuyên bố với thế giới về chủ quyền quốc gia của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vị thế ngoại giao của nước ta trong bối cảnh chính trị thế
12


giới khi đó. Vào tháng 9 và tháng 10 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Đại
Nguyên soái Iosif Vissarionovich Stalin với mong muốn thiết lập quan hệ với lãnh đạo

Xô Viết. Ngày 28/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cho Tưởng Giới Thạch, thống
sối của chính quyền Trung Hoa Dân quốc, kịch liệt phản đối việc quân đội Anh tiếp tay
cho quân đội Pháp thực hiện âm mưu tái chiếm Việt Nam và yêu cầu: “Thứ nhất, ban bố
lệnh chấm dứt tàn sát một dân tộc đang bảo vệ các quyền chính đáng của mình theo các
nguyên tắc ghi trong Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) và Hiến chương San
Francisco. Thứ hai, công nhận nền độc lập hoàn toàn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa”.
Chỉ 4 ngày sau khóa họp đầu tiên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 14/1/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nộp đơn xin gia
nhập Liên Hợp Quốc nhưng đơn này không được phản hồi. Việt Nam đã gửi công hàm tới
Chính phủ, Bộ Ngoại giao và đại diện Liên Xơ ở Liên hợp quốc để thơng báo tình hình
nước ta, trình bày nguyện vọng và chính sách đối ngoại của Chính phủ ta, lên án thực dân
xâm lược Pháp, yêu cầu đưa vấn đề Việt Nam ra Liên hợp quốc, ủng hộ Việt Nam gia
nhập Liên hợp quốc.
Với Chính phủ Hoa Kỳ, trong hai năm 1945 - 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8
thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James
Byrnes nhằm khẳng định địa vị pháp lý của Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, trong
việc giải quyết các vấn đề của Việt Nam và khu vực. Khai thác việc chính quyền Hoa Kỳ
chưa cơng khai bày tỏ chủ trương rõ ràng, dứt khoát về vấn đề Đông Dương, ủng hộ tư
tưởng độc lập, tự trị của các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên giữ quan hệ
với các đại diện của Mỹ có mặt ở Việt Nam như Phái bộ Mỹ tại Đơng Dương, Văn phịng
của Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS - Office of Strategic Services) nhằm tranh thủ
những người Mỹ ở Hà Nội hỗ trợ cho việc kiềm chế các tướng lĩnh của Tưởng Giới
Thạch và thế lực của Pháp.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký giữa Pháp và Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, ta đồng ý cho cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho
200.000 quân Trung Hoa Dân quốc để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Chúng ta tham
dự Hội nghị trù bị Đà Lạt họp từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà
13



Lạt, là một cuộc gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị
Fontainebleau. Ngày 6/7/1946, cuộc đàm phán chính thức Việt-Pháp diễn ra tại lâu đài
Fontainebleu, hai bên thảo luận các vấn đề như địa vị của Việt Nam và quyền lợi của
Pháp tại bán đảo Đông Dương. Không đạt được các mong muốn trong hội nghị
Fontainebleau, để kiến tạo một “nhịp nghỉ cần thiết cho hịa bình” mà thực chất là trì hỗn
trước mắt một cuộc đối đầu không tránh khỏi, ngày 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Bộ trưởng hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản Tạm ước Việt-Pháp. Theo đó, Việt Nam
nhân nhượng với Pháp về các quyền lợi kinh tế, văn hóa và kiều dân của Pháp ở Việt
Nam, về đình chỉ chiến sự và kế hoạch đàm phán tiếp theo.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 3 năm
1947, chủ tịch Hồ Chí Minh 8 lần gửi thư cho chính phủ và quốc hội Pháp, nhiều lần gửi
thư kêu gọi Liên hợp quốc, chính phủ và nhân dân các nước ủng hộ cuộc kháng chiến cứu
nước của nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông cuối năm
1947, Việt Nam tiếp tục thơng qua các phịng thơng tin ở các thủ đô của Thái Lan, Miến
Điện (Myanmar) và các nước khác để tuyên truyền chính sách đối ngoại cởi mở, Việt
Nam sẽ hợp tác với mọi nước vui lịng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam.
Ngày 22/11/1948, trưởng phái đồn đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa tại Pháp (ơng Trần Ngọc Danh) tiếp tục gửi đơn xin gia nhập Liên hợp quốc
kèm theo tuyên bố chấp nhận các nghĩa vụ của Hiến chương, tuy nhiên Hội đồng bảo an
không xem xét lá đơn này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cử nhiều đoàn cán bộ đi tham gia
các hội nghị và hoạt động quốc tế: Hội nghị Liên hiệp thanh niên và cơng đồn thế giới tại
Praha tháng 2 năm 1948, Hội nghị Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương ở
Băng Cốc tháng 3 năm 1949, Đại hội hịa bình thế giới tại Paris tháng 4 năm 1949,...
Ngày 14/1/1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố về đường lối
ngoại giao với nội dung cốt lõi: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tun bố với
Chính phủ các nước trên thế giới rằng “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa là Chính
phủ hợp pháp duy nhất của tồn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ
nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước

Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp dân chủ thế giới”. Ngày 15/1/1950,
14


Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cơng nhận Chính phủ nước Cộng hồ Nhân dân
Trung Hoa. Ngày 18/1/1950, Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa ra tun bố cơng nhận Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 19/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ biên giới Cao Bằng
sang Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm khơng chính thức Trung Quốc và Liên Xô cho tới
ngày 11/03/1950. Qua chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Liên Xơ
và Trung Quốc đã hiểu hơn về tình hình cách mạng Việt Nam, khẳng định sẽ giúp đỡ
cách mạng Việt Nam, cung cấp cho Việt Nam vũ khí, trang bị quân sự, lương thực và
thuốc men... phục vụ kháng chiến.
Ngày 11/3/1951 Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khmer Issarak và Mặt trận Lào
Issala họp hội nghị đại biểu thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”; góp phần
củng cố và tăng cường khối đồn kết Đơng Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ
thù chung.
Ngày 29/12/1952, Bộ trưởng Ngoại giao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
(ơng Hoàng Minh Giám) lần nữa gửi đơn xin gia nhập Liên hợp quốc. Lá đơn này được
Liên hợp quốc xem xét nhưng có tới 10 thành viên bỏ phiếu chống, chỉ có Liên Xơ bỏ
phiếu thuận nên khơng thể thơng qua.
Ngày 26/11/1953, khi trả lời báo Expressen của Thụy Ðiển, Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân
Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu
Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến
đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối
hịa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn
đó... Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tơn trọng nền độc
lập thật sự của nước Việt Nam”.
Ngày 8/5/1954, một ngày sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp phải ngồi vào bàn
Hội nghị Genève cùng với sự tham dự của các nước Liên Xơ, Trung Quốc, Việt Nam Dân

chủ Cộng hịa, Mỹ, Anh và ba đồn đại diện của chính quyền bù nhìn Việt Nam, Lào,
Campuchia. Ta đã tích cực làm việc với các đồn Liên Xơ, Trung Quốc và Pháp, đã họp
báo, gặp gỡ với hàng trăm đoàn thể nhân dân và chính giới Pháp để bày tỏ thiện chí và

15


quyết tâm của ta, tố cáo hành động hiếu chiến và âm mưu phá hoại của các lực lượng thù
địch.
3.2. Kết quả đạt được
Với việc ký kết Hiệp định Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946 đã tạo cơ sở
pháp lý rằng Việt Nam là một quốc gia tự do ngang bằng với nước Pháp, lần đầu tiên
trong lịch sử một “mẫu quốc thực dân” đã phải bắt tay thương lượng và thừa nhận địa vị
pháp lý quốc tế của một xứ thuộc địa là một “nhà nước tự do”. Việt Nam đã chủ động
quyết định thay thế quân Pháp - Tưởng, vừa tránh phải đối đầu với Pháp vừa mượn tay
Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi bờ cõi. Đó là địn tiến cơng ngoại giao hết sức chủ
động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù, thúc đẩy chúng tự loại trừ lẫn nhau.
Chính phủ ta chủ trương ký kết với Pháp các văn kiện, trước mắt ta nhân nhượng
với Pháp một số điều khoản để kéo dài thời gian hịa hỗn, củng cố và chuẩn bị lực lượng,
nhưng không thỏa hiệp các vấn đề nguyên tắc về độc lập và thống nhất quốc gia. “Hịa”
với Pháp để dành thời gian, bảo tồn thực lực là biện pháp “biến thời gian thành lực lượng
vật chất” phục vụ cho kháng chiến chống Pháp lâu dài sau này.
Nguyện vọng của Việt Nam về việc gia nhập Liên hợp quốc chưa được đáp ứng do
vị thế của một nước nhỏ mới độc lập chưa được xem trọng, chiến tranh đang leo thang tại
khu vực Đông Dương và ảnh hưởng đến lợi ích và mưu đồ riêng của các nước lớn, nhất là
Pháp cũng cạnh tranh đưa đơn gia nhập Liên hợp quốc của Chính phủ bù nhìn Quốc gia
Việt Nam, cuối cùng không bên nào được Liên hợp quốc thông qua.
Mặt khác, Việt Nam Dân chủ Cộng hịa dần thốt khỏi thế cơ lập nhờ sự cơng nhận
và ủng hộ của các quốc gia, nhân dân cùng chung chí hướng chống chủ nghĩa đế quốc.
Ngay sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đưa ra tuyên bố về quan điểm,

đường lối ngoại giao của mình vào ngày 14-1-1950, chỉ trong thời gian 2 tháng, các nước
sau đây đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa: Ngày 18/1/1950, Chính phủ nước Cộng hồ Nhân dân Trung Hoa là
Chính phủ đầu tiên cơng nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa; Ngày
30/1/1950, Chính phủ Liên bang Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Xơ viết; Ngày 31/1/1950,
Chính phủ Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; Ngày 2/2/1950, Chính phủ Cộng hồ
Nhân dân Tiệp Khắc và Chính phủ Cộng hồ Dân chủ Đức; Ngày 3/2/1950, Chính phủ
16


Cộng hịa Nhân dân Romania; Ngày 5/2/1950, Chính phủ Cộng hồ Nhân dân Ba Lan và
Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Hungary; Ngày 8/2/1950, Cộng hòa Nhân dân Bulgaria;
Ngày 18/2/1950, Chính phủ Cộng hịa Nhân dân Albania.
Từ đây cách mạng Việt Nam đã thật sự nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của
các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Sự tác động của hệ thống
xã hội chủ nghĩa đối với nước ta đã thay đổi về chất. Sự thay đổi đó xuất phát từ cả hai
phía. Việt Nam đã chủ động tìm sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước xã
hội chủ nghĩa cũng đã sẵn sàng ủng hộ cách mạng Việt Nam. Đánh giá về sự kiện này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một
cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới - Liên
Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hồ là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới”.
Trở lại mối quan hệ với thực dân Pháp, từ cuối năm 1946, khơng thể kìm chế được
sự hung hăng và kiêu ngạo của chúng bằng những hiệp định, tạm ước hịa hỗn và nhân
nhượng ở trên. “...Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta một lần nữa...”. Khi không thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh,
với phương châm “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “...thà hy sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với thế và lực khiêm tốn
của đất nước ta thời bấy giờ, nhân dân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta là cuộc đấu tranh vì

chính nghĩa. Chính nền tảng chính nghĩa đó đã đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác trong cuộc kháng trường kỳ đó. Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến
đấu của ba nước Đông Dương được tăng cường. Với sự giúp đỡ, phối hợp của quân và
dân ta, các khu căn cứ kháng chiến ở Trung Lào, Hạ Lào được thành lập, Uỷ ban Dân tộc
giải phóng Khmer ra đời. Thế liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương càng thêm vững
chắc. Sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, của các lực lượng yêu chuộng hoà bình và
cơng lý trên tồn thế giới đối với chúng ta ngày càng mạnh mẽ, song song đó phong trào
phản đối chiến tranh của chính nhân dân nước Pháp cũng phát triển rầm rộ.
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ln kiên trì thiện chí hịa bình, mong muốn
đàm phán với Chính phủ Pháp để sớm kết thúc cuộc chiến tranh. "Nếu Chính phủ Pháp
17


muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và muốn giải quyết vấn đề
Việt Nam theo lối hịa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cũng
sẵn sàng nói chuyện”. Thắng lợi vẻ vang trên mặt trận quân sự mà đỉnh cao là chiến thắng
Điện Biên Phủ đã tạo lực đẩy cho thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, hiệp định
Genève được ký kết ngày 21/7/1954 tại Thụy Sĩ. Chính phủ Pháp phải rút quân khỏi Việt
Nam. Những văn kiện pháp lý tạo thành Hiệp định Genève là sự cơng nhận của các nước,
trong đó có các nước lớn, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; trở thành cơ sở chính trị - pháp lý quốc tế rất
quan trọng đối với nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục giương cao ngọn cờ hịa bình,
chính nghĩa và độc lập dân tộc, tranh thủ sự đồng tình và hậu thuẫn của nhân dân tiến bộ
trên khắp thế giới cho cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam những
năm sau đó.
Như vậy từ sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến thắng lợi trên
bàn đàm phán Genève năm 1954, đường lối đối ngoại của Việt Nam có những đặc điểm
nổi bật:
Thứ nhất, ngoại giao của nước ta đã gặp phải những khó khăn tưởng chừng khơng
thể giải quyết được từ những ngày đầu thành lập, nhưng với sự kịp thời đề ra cách chính

sách đúng đắn với quốc tế của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt
Nam tiến lên. Đặt mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập
dân tộc và thống nhất tổ quốc, mọi hoạt động và đối sách với quốc tế đều hướng đến mục
tiêu đó.
Thứ hai, ngoại giao trong công cuộc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất
tổ quốc của ta nhận được sự ủng hộ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân thế giới,
là sự đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng trên xu thế kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Thực hiện ngoại giao mềm dẻo, kết hợp hài hòa và tự nhiên giữa tinh hoa
văn hóa dân tộc và thế giới, tính nhân văn với nguyên tắc cách mạng ở mỗi giai đoạn lịch
sử của cách mạng Việt Nam.
Thứ ba, ngoại giao và kháng chiến kiên trì đường lối độc lập tự chủ, vừa phát huy
cao nhất sức mạnh của chủ nghĩa quốc tế vơ sản để đồn kết với Liên Xô, Trung Quốc,

18


tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn cả cả hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và phong trào cách
mạng thế giới.
Thứ tư, ngoại giao với quan điểm “Làm bạn với tác cả mọi nước dân chủ và khơng
gây thù ốn với một ai” trong phương châm đối ngoại của Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí
Minh đưa ra năm 1947, nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc đồn kết quốc tế,
khơng những nhận được sự ủng hộ từ các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em, nhân dân u
chuộng hịa bình thế giới mà cịn ngay cả chính phủ và nhân dân các nước Tư bản Chủ
nghĩa.
Chương 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 -1954)
1. Hoàn cảnh lịch sử:
1.1. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9)
1.1.1. Sau hiệp định Sơ bộ (6/3)
Sau Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được công nhận là một quốc gia

tự do trong Liên bang Đơng Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện,
quân đội và tài chính riêng; đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam kỳ về việc tái thống
nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này đã mở ra cơ hội để Việt Nam thiết lập
quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác và trở thành một thành viên quan trọng của
cộng đồng quốc tế. Đổi lại, Chính phủ ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay
thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để giải giáp quân Nhật. Số quân này
phải rút hết khỏi Việt Nam trong vòng 5 năm. Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên
quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, về quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngồi, những quyền lợi kinh tế và
văn hóa của Pháp ở Việt Nam...
Mặc dù vậy, Pháp vẫn muốn chia cắt đất nước ta, tiếp tục có các hành động quân sự
nhằm tái chiếm Đơng Dương. Vì vậy Chính phủ ta phải tiếp tục dùng biện pháp ngoại
giao thông qua Hội nghị Fontainebleau, từ ngày 6/7 đến 10/9/1946. Hai bên thảo luận về:
vấn đề Việt Nam gia nhập Liên hiệp Pháp; xây dựng Liên bang Đông Dương; việc thống
19


nhất ba kỳ và cuộc trưng cầu dân ý về Nam kỳ... Nhưng Hội nghị khơng thành cơng vì
phái đồn Pháp vẫn ngoan cố với lập trường thực dân; trong thời gian đàm phán, Pháp
còn ráo riết thực hiện âm mưu mở rộng chiếm đóng ở nước ta, liên tiếp vi phạm Hiệp đinh
Sơ bộ (6/3)
Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục
nhượng hộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hố ở Việt Nam để có thời gian xây
dựng và củng cố lực lượng , xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên
Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.
1.1.2. Sau khi ký Tạm ước Việt- Pháp (14/9)
Pháp đã bội ước mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ (6/3) và Tạm ước Việt Pháp (14/9)
và Tạm ước nhưng Pháp vẫn đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần
nữa bằng cách đã tấn cơng các phịng tuyến của qn ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Quân Pháp nắm quyền kiểm sốt thuế quan ở Hải Phịng, nhanh chóng làm chủ Hải

Phòng, đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi thành phố. Cùng với việc đánh chiếm Hải Phòng,
quân Pháp cũng tiến công đánh chiếm Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm vào cơ
quan đầu não của ta ở Thủ đô Hà Nội.
Quân đội Pháp đã liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các
ngày 15, 16 tháng 12/1946. Ngày 17/12, quân Pháp cho xe phá các cơng sự của ta ở phố
Lị Đúc, đặc biệt chúng đã gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh,
chiếm đóng trụ sở chính Bộ Tài chính, Bộ Giao Thơng cơng chính.
Ngày 18/12/1964, tướng Morlière gửi cho ta tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm sốt Thủ đơ cho qn đội chúng. Pháp tuyên
bố : nếu ta không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
Trước tình thế khẩn cấp đó địi hỏi Đảng, Nhà nước - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh phải có một sự chọn lựa lịch sử, phải kịp thời có một quyết định chiến lược để
chuyển xoay vận nước đang lâm nguy vì Pháp quyết định sẽ châm ngòi chiến tranh xâm
lược vào ngày 20/12/1946.
1.2. Nguyên nhân kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn,
vi phạm các điều đã ký kết với chính phủ ta như: hiệp định Sơ bộ (6/3), tạm ước (14/9).
20


Thậm chí cịn ra sức khiêu khích, phá hoại. Sau khi được đưa quân ra miền Bắc , Pháp đã
có những hành động đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tước vũ khí bộ đội ta ở Hà Nội.
Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam khơng có con
đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Mặc dù chúng ta đã nhân
nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Pháp càng lấn tới, đến lúc chúng ta
không thể nhân nhượng được nữa, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm kháng chiến bảo vệ
nền độc lập dân tộc của mình. Do đó vào đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ tại pháo đài Láng.
2. Sự phát triển đường lối đối ngoại của Đảng
2.1 Đường lối ngoại giao sau đại hội lần thứ II của Đảng Lao Động Việt Nam

Trước sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội đại biểu lần thứ
II của Đảng họp tại Tuyên Quang (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai
với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã phát triển hoàn chỉnh đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng, quyết định những vấn đề quan trọng về chính
sách đối ngoại, tuyên bố công khai vấn đề Việt Nam là một thành viên của hệ thống Xã
hội Chủ nghĩa, một bộ phận của các lực lượng dân chủ trên thế giới. Bản báo cáo "Bàn về
cách mạng Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội nêu rõ mục tiêu
cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất, độc lập
hồn tồn và bảo vệ hồ bình thế giới. Mọi chính sách đối nội và đối ngoại đều phải thực
hiện mục tiêu đó.
"Chính sách ngoại giao của ta là chính sách ngoại giao có tính chất dân tộc và dân
chủ. Ngun tắc cơ bản của chính sách đó là: bảo vệ toàn vẹn độc lập, dân chủ, chủ
quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia; ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc
thuộc địa và nửa thuộc địa; bảo vệ hồ bình dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến, đồn
kết chặt chẽ với Liên Xơ, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, hợp tác thân
thiện, tự do và bình đẳng với Chính phủ và nhân dân các nước".
Đại hội lần thứ II của Đảng đánh dấu bước phát triển mới về chính sách
đối ngoại. Từ đây, ngoại giao Việt Nam ngày càng phát triển trên cả ba mặt: Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Gắn cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với phong trào bảo vệ
hồ bình thế giới là một chủ trương quan trọng của Đảng, nhằm kết hợp mục tiêu đấu
21


tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu đấu tranh của nhân loại tiến bộ, tranh thủ sự
ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp
hành trung ương Đảng khẳng định: Việt Nam là một bộ phận trong phe hồ bình và dân
chủ thế giới chống bọn đế quốc gây chiến. Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường các
hoạt động đoàn kết, giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia phát triển.
Ngày 11/3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được tổ chức. Hội nghị quyết
định thành lập khối Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào trên nguyên tắc tự nguyện,

bình đẳng tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Cùng với việc thiết lập và mở rộng
ngoại giao Nhà nước, hoạt động ngoại giao nhân dân cũng phát triển. Trong thời gian này,
Chính phủ ta cử đồn đại biểu tham dự Đại hội hồ bình thế giới lần thứ hai tại Vácsava
(11/50), tham dự Hội nghị hồ bình châu Á - Thái Bình Dương tại Bắc Kinh (10/1952)...
Việc mở rộng hoạt động đối ngoại, nhất là sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa là
một nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
2.2 Đấu tranh chống sự can thiệp của Hoa Kỳ, vận động nhân dân Pháp và
nhân dân thế giới chống chiến tranh xâm lược
Với âm mưu kéo dài và quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đơng Dương, Mỹ ép Pháp ký
hiệp ước phòng thủ năm bên gồm Pháp, Mỹ và ba “quốc gia liên kết” trong khối liên hiệp
Pháp là Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và Lào, Campuchia. Hiệp ước phòng thủ trao
quyền trực tiếp cho Hoa Kỳ điều hành viện trợ của Mỹ cho các chính phủ liên kết ở Đơng
Dương. Với thỏa thuận này, vai trò của Hoa Kỳ trong chiến tranh được chính thức hóa,
các chính quyền tay sai của Pháp nay phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ, nội bộ ngụy quân
ngụy quyền bắt đầu phân hóa.
Trước yêu cầu mới của lịch sử, Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương chống
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, hoàn toàn giải phóng Đơng Dương, đẩy mạnh kháng
chiến, đánh tan tâm lý sợ Mỹ, thân Mỹ, và phối hợp cuộc kháng chiến của nhân dân ta với
phong trào vì hịa bình, dân chủ thế giới.
Từ năm 1950, sau khi khai thông được quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở
rộng địa bàn hoạt động quốc tế, các mối liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp, với các lực
lượng dân chủ tiến bộ ở Pháp và trên thế giới có điều kiện thuận lợi để mở rộng. Trong
thời gian thăm Liên Xơ, tại Matxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ các đại diện của
22


Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Giữa năm 1950, ông Léo Figuerre, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản, đại diện
của Quốc hội, Tổng thư ký Tổ chức Thanh niên Cộng sản Pháp, đồng thời là Phó chủ tịch

Liên đồn Thanh niên Dân chủ thế giới, sang thăm vùng giải phóng ở Việt Bắc. Đi thăm
nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều giới, nhiều đơn vị bộ đội, gặp gỡ tù binh Pháp, ông đã viết
bài báo “nẩy lửa” từ chiến khu Việt Bắc gửi về các báo ở Pháp, góp phần làm cho nhân
dân Pháp hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, về thất bại của quân Pháp và chính sách sai lầm
của chính phủ Pháp ở Đơng Dương. Phong trào nhân dân Pháp chống chiến tranh ngày
càng phát triển mạnh, có người nằm trên đường ray xe lửa để ngăn cản việc vận chuyển
vũ khí sang cho quân Pháp ở Đơng Dương.
Ngày 11/10/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho “các bạn nam nữ Pháp đấu
tranh cho hòa bình”, chỉ rõ “cuộc chiến tranh trên nước chúng tơi sửa soạn cho một cuộc
chiến tranh đế quốc khác”. Bởi vậy “trong khi chiến đấu để bảo vệ hịa bình thế giới, các
bạn đồng thời làm một việc rất đúng là mở một chiến dịch mạnh mẽ địi đình chỉ ngay lập
tức cuộc chiến tranh Việt Nam. Không phân biệt nam nữ, già trẻ, thợ thuyền, nơng dân
hay trí thức, các bạn đã đồn kết để cùng góp phần cố gắng và quyết tâm của mình, chúng
tơi kýnh phục theo dõi các bạn”.
Cương lĩnh Đại hội II cũng như các văn kiện khác đều nhấn mạnh việc kết hợp cuộc
đấu tranh của nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam với phong
trào chống chính sách hiếu chiến của đế quốc, bảo vệ hịa bình thế giới.
Tháng 10/1953, Đại hội cơng đồn thế giới lần thứ ba với sự tham dự của đại biểu
79 nước đã quyết định lấy ngày 19/12/1953 làm “ngày đoàn kết với nhân dân Việt Nam
anh dũng và đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam”.
Với những hoạt động tích cực của ngoại giao Chính phủ và ngoại giao nhân dân và
thắng lợi to lớn trên chiến trường, Việt Nam ngày càng tranh thủ được sự đồng tình, ủng
hộ rộng rãi của nhân dân tiến bộ thế giới chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
2.3 Đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến
tranh lập lại hịa bình ở Đơng Dương
2.3.1. Hồn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương
23


Do bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược và ngày càng bị phản đối mạnh mẽ ở

trong nước, Chính phủ Pháp bày tỏ quan tâm đến một giải pháp thương lượng về Đông
Dương trong khuôn khổ một hội nghị nhiều bên. Tại Đông Dương, quân đội Pháp sa sút
tinh thần; chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
không đem lại kết quả mong muốn; viện trợ ồ ạt của quân Mỹ cũng không đem lại kết quả
là giúp quân đội Pháp xoay chuyển được tình thế của quân viễn chinh Pháp ở Đông
Dương. Mỹ tăng cường can thiệp sâu vào Đông Dương, giúp đõ tiền bạc, vũ khí cho Pháp
và Ngụy quân, Ngụy quyền. Các tính tốn qn sự và ngoại giao của Chính phủ Pháp
được đề ra trước những áp lực nội bộ mạnh mẽ. Cuối tháng 10/1953, Quốc hội Pháp thảo
luận sôi nổi về cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhiều nghị sĩ Pháp địi Chính phủ đàm
phán ngay với Chính phủ Hồ Chí Minh.
Với cố gắng của Liên Xơ trong việc chủ động vận động Mỹ, Anh, Pháp họp hội nghị
năm nước có Trung Quốc tham gia để bàn cách giảm tình hình căng thẳng ở Đơng Dương,
ngày 18/2/1954, bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Béclin ra thông báo sẽ triệu tập
Hội nghị Giơnevơ.
Ngày 4/5/1954, nhận lời mời của hai Chính phủ Liên Xơ và Trung Quốc, đồn đại
biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến Giơnevơ tham dự Hội nghị
quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Ngày 8/5/1954, một ngày sau khi bị đại bại ở Điện Biên Phủ, Pháp phải ngồi vào
bàn Hội nghị cùng với sự tham dự của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, Mỹ, Anh và ba đoàn đại diện của chính quyền bù nhìn Việt Nam, Lào,
Campuchia.
2.3.2. Quan điểm các bên tham dự
Hội nghị Giơnevơ về Đơng Dương có chín bên tham dự: Liên Xô, Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và
Campuchia.
Ngày 10/4/1954, trong báo cáo trước Quốc hội về chủ trương của ta đối với Hội
nghị Giơnevơ, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh lập trường của nhân dân
và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa về vấn đề lập lại hồ bình ở Đông Dương là:

24



hồ bình, độc lập, thống nhất và dân chủ. Trong q trình chỉ đạo, Chính phủ đã đề ra
những chủ trương quan trọng:
Phương châm đấu tranh tại Hội nghị là: "Tích cực, chủ động, linh hoạt, chắc chắn".
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị với ba phương án: yêu cầu tối cao
là tranh thủ đi đến một hiệp định về tồn bộ, nếu khơng được thì cố gắng tranh thủ ký một
số điều khoản về đình chiến. Nếu hiệp định đình chiến khơng đạt được thì cố gắng tranh
thủ một hội nghị sau lại bàn.
Lập trường của Pháp lúc này là muốn Hội nghị chỉ giải quyết vấn đề qn sự để đạt
đến mục đích đình chỉ chiến sự, mà khơng nói gì đến chính trị và khăng khăng đòi tách
Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam, đòi Việt Nam đơn phương rút khỏi Lào, giải
giáp lực lượng dân quân, du kích, trao trả tù binh, lập cơ quan kiểm soát quốc tế ở Lào và
Campuchia.
Ngày 10/5/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bày lập trường đàm phán
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở hồ bình, độc lập, thống nhất và dân chủ,
đồng thời đề ra giải pháp 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt
Nam và Đông Dương.
1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và
Campuchia.
2. Ký một hiệp định về rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia và
Lào trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thoả thuận về
nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế;
3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất
cho mỗi nước;
4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập
Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Các Chính phủ Campuchia và
Lào cũng ra những tuyên bố tương tự.
5. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Campuchia và Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế,
văn hoá của nước Pháp ở ba nước. Sau khi các Chính phủ duy nhất được thành lập, các

quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng nguyên tắc bình đẳng và cùng có
lợi;
25


6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời
gian chiến tranh;
7. Trao tù binh;
8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp và ba
nước Đông Dương ký hiệp định về từng nước trên cơ sở dưới đây:
a. Ngừng bắn trên tồn Đơng Dương đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ
và khu vực mà các bên chiếm giữ;
b. Ngừng việc đưa thêm quân đội mới, vũ khí và đạn dược vào Đơng Dương;
c. Thiết lập một hệ thống kiểm soát của Uỷ ban Liên hợp gồm các đại diện của
các bên tham chiến.
Đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có tính tồn diện cả về qn sự và chính
trị, nhấn mạnh đến việc Pháp và các nước khác phải thừa nhận chủ quyền, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, quân đội nước ngoài phải rút khỏi
ba nước Đơng Dương, coi đó là cơ sở quan trọng nhất cho giải pháp kết thúc chiến tranh,
lập lại hồ bình ở Đơng Dương.
Trải qua 7 phiên họp tồn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn rất căng thẳng và
phức tạp, nhưng với tinh thần chủ động và cố gắng của Chính phủ ta, ngày 21/7/1954,
Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Âm mưu phá hoại
Hội nghị Giơnevơ của đế quốc Mỹ và bọn hiếu chiến Pháp hòng kéo dài và mở rộng
chiến tranh xâm lược Đông Dương đã thất bại.
2.4 Những thỏa thuận đạt được tại Hội nghị
Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia:
₋ Công nhận và tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương:
độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn viện lãnh thổ của mỗi nước, khơng can thiệp vào
cơng việc nội bộ của mỗi nước.



Đình chỉ chiến sự trên tồn cõi Đơng Dương.



Pháp rút qn khỏi lãnh thổ ba nước. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Lào

và Campuchia.


Khơng có căn cứ nước ngồi và khơng liên minh quân sự với nước ngoài.



Tổng tuyển cử ở mỗi nước.
26


×