Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bp Thi Gvg Tỉnh Xanh 20-21.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.97 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIỆN PHÁP
Rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9
1. Mục đích, u cầu (lý do):
Hố học là bộ mơn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường
phổ thơng và trong thực tiễn đời sống con người. Tuy nhiên đây lại là mơn học
khơ khan, nhàm chán, thâm chí là sợ của một số học sinh. Điều đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến chất lượng học tập học sinh.
Mơn Hóa học có hai dạng bài tập cơ bản là bài tập định tính và bài tập
định lượng. Đối với dạng bài tập định lượng ngồi phải nắm được tính chất hóa
học của chất thì phải biết được các cơng thức, kỹ năng tính toán đặc biệt là
phương pháp giải các dạng toán định lượng Hóa học.
Rèn kỹ năng giải một số dạng bài tập định lượng là một biện pháp rất
quan trọng để củng cố và nắm vững các định luật, các khái niệm và tính chất hóa
học của các chất. Nhưng thực tế, thời gian giải bài tập trên lớp của các em rất ít,
tiết luyện tập chỉ có sau mỗi chương hoặc là sau khi nghiên cứu về tính chất của
một chất, bản thân học sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các
dạng bài tập, vì thế các em không thể tự học ở nhà. Kết quả là học sinh ít làm
bài tập, chỉ học những lí thuyết suông, không đáp ứng được yêu cầu do môn Hóa
học đề ra, từ đó các em cảm thấy sợ học mơn Hóa. Là giáo viên giảng dạy Hóa
8-9, tơi luôn băn khoăn về vấn đề này.
Từ những thực trạng nêu trên, tơi thiết nghĩ cần phải có một bộ tài liệu hệ
thống hóa kỹ năng giải một số dạng bài tập định lượng cơ bản ở bậc THCS nói
chung và lớp 9 nói riêng, nhằm giúp các em có thể tự học, tự giải bài tập ở nhà,
từ đó các em u thích mơn học hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng
học tập mơn Hóa của học sinh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
a. Thực trạng của học sinh trường PTDT BT TH&THCS Nàng Đôn trước
khi áp dụng đề tài:
Học sinh trường PTDT BT TH&THCS Nàng Đôn đa số là học sinh con


em nhà nông làm ruộng, kinh tế gia đình khó khăn, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ
đến tình hình học tập của học sinh. Thực tế chất lượng học sinh đại trà còn thấp,
kỹ năng giải tốn bộ mơn cịn yếu. Đặc biệt ở khối 9 các em muốn học nhưng
không biết bắt đầu từ đâu vì các em thiếu kỹ năng giải các dạng bài tập Hóa học.
Nhiều em khơng có hứng thú học tập, thấy sợ khi đến tiết học Hóa học nhất là
khi tiếp xúc với cơng thức, phương trình, các bài tập tính tốn. Dù đã được học
Hóa học từ năm lớp 8 và đầu năm lớp 9 nhưng kỹ năng giải tốn định lượng
hóa học của học sinh cịn yếu. Trong một lớp chỉ có vài học sinh hoạt động tích
cực trong các tiết học. Đây là một vấn đề làm tơi suy nghĩ, tìm giải pháp để khắc
phục.
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


2

Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm và tương đối khó đối với học
sinh, đặc biệt là đối với học sinh nơng thơn, học sinh thuộc vùng khó khăn. Vì
vậy vấn đề rèn luyện kỹ năng giải một số dạng bài tập định lượng hóa học 9 cho
học sinh luôn là câu hỏi thường xuyên mà tôi muốn tìm ra câu trả lời để khắc
phục được thực trạng trên.
* Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu học sinh khối 9, tơi đã tìm ra một số nguyên
nhân dẫn đến kỹ năng giải các dạng bài tập định lượng Hóa học ở học sinh cịn
thấp đó là:
Về học sinh:
Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm đòi hỏi học sinh vừa phải nắm
được lý thuyết, vừa phải có kỹ năng thực hành, mặt khác các dạng bài tập lại rất
rộng và khó. Muốn giải được các dạng bài tập định lượng trong chương trình
hóa học lớp 9 thành cơng thì địi hỏi học sinh phải nắm chắc tính chất hóa học
của các chất, có lịng hăng say, u thích bộ mơn và phải phân biệt được các

dạng bài tập hóa học và có phương pháp giải các dạng tốn…Với mơn học như
vậy nhưng các em chỉ mới được tiếp cận bắt đầu từ năm lớp 8, bên cạnh đó cách
học thụ động, đọc thuộc lý thuyết, thiếu tính thực hành, thiếu rèn luyện, kỹ năng
giải các bài tập cụ thể… do đó hạn chế khơng nhỏ đến chất lượng học tập bộ
môn của các em. Là một bộ mơn địi hỏi học sinh phải chăm chỉ, thường xuyên
học bài, thường xuyên luyện tập nhưng các em chưa dành nhiều thời gian cho
học tập do điều kiện gia đình khó khăn. Một số học sinh cịn lười học hoặc ỷ lại
còn khá lớn. Tinh thần tự học chưa cao, thiếu phương pháp học tập. Có học sinh
khơng học bài cũng như không soạn bài mới trước khi đến lớp. Các em là học
sinh ở vùng nông thôn nên cịn nhút nhát, tự ti thấy bài tập khó thì nhụt chí
khơng chịu học hỏi bạn, thầy cơ để giải quyết nên dần dần kỹ năng giảỉ toán
nhất là các dạng tốn định lượng hóa học bị mai một, dần mất gốc.
Về giáo viên :
Trong các tiết dạy giáo viên cịn tập trung thời gian để truyền tải lí thuyết
bài học như về tính chất hóa học của chất, thời gian để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng giải bài tập chưa nhiều, nhất là phần củng cố bài học hay là phần kiểm tra
bài cũ, nên học sinh đa số yếu trong khâu này. Bên cạnh đó vì các bài tập định
lượng liên quan đến nhiều kỹ năng tính tốn khó, mất nhiều thời gian nên giáo
viên cịn chưa quan tâm thích đáng đến các đối tượng yếu-kém vì sợ khơng hết
bài, chỉ chú trọng đến các đối tượng khá -giỏi và chỉ rèn luyện cho nhóm đối
tượng này.Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà của giáo viên chưa thực sự chú
trọng nên dẫn đến tình trạng học sinh không biết cách làm.
Về nhà trường:
Việc đẩy mạnh phương pháp dạy học mới nhằm tạo ra thế hệ học sinh vừa
giỏi về lý thuyết, vừa giỏi về thực hành của bộ mơn Hóa học ở trường PTDT BT
TH&THCS Nàng Đơn cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất.
b. Biện pháp và cách làm:
* Đối với giáo viên:
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”



3

- Nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học
sinh và từng nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Nắm vững các phương pháp giải bài tập và xây dựng hệ thống bài tập phải thật
sự đa dạng, nhưng vẫn đảm bảo trọng tâm của chương trình phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích cực, dạy học phân hóa đối tượng
học sinh, tích cực thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, sử dụng tối đa đồ dùng
dạy học để học sinh nắm vững lý thuyết.
- Trong quá trình giảng dạy quan tâm đến từng đối tượng học sinh, động viên
khuyến khích các em học tập, giáo viên phải đưa ra những bước giải chung,
hướng dẫn các em giải một số bài, sau đó chỉ giải đáp những thắc mắc khi các
em gặp khó khăn ở bước giải nào đó. Cuối mỗi tiết học giáo viên phải giành thời
gian phù hợp để hướng dẫn học sinh giải bài tập.
- Phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề giúp học sinh nhận dạng được bài toán.
Giúp các em tìm ra đường đi cho bài tốn đó.
- Nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong q trình nghiên cứu và thực hiện.
- Chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai bài toán và đưa ra nguyên nhân mà
học sinh đã làm sai để rút kinh nghiệm.
* Đối với học sinh:
- Nắm vững kiến thức cũ, học thuộc một số cơng thức tính tốn: tính số mol,
tính khối lượng, tính nồng độ…
- Tích cực học tập, tham khảo sách bài tập, nghiên cứu bài tập trên mạng
internet và làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Rèn kỹ năng hoá học, khả năng tính tốn một cách khoa học.
- Phải tích cực rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương.
- Phân loại bài tập hóa học và lập hướng giải cho từng dạng toán.
* Một số phương pháp giải các dạng bài tập định lượng hóa học 9

Sau khi nghiên cứu kỹ các dạng tốn định lượng trong chương trình, sách
giáo khoa Hóa học 9 tơi đưa ra một số dạng tốn để giúp học sinh lớp 9 trường
PTDT BT TH&THCS Nàng Đôn nghiên cứu, học tập, rèn luyện và các đồng
nghiệp tham khảo như sau:
Dạng 1: Tính theo phương trình hố học tìm chất tham gia hoặc chất tạo thành.
Dạng 2: Tính theo phương trình hố học khi biết 2 chất phản ứng.
Dạng 3: Xác định công thức của hợp chất vô cơ.
Dạng 4: Xác định thành phần hỗn hợp.
Dạng 5: Bài tập về CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch kiềm.
Để làm được các dạng bài tập trên thì học sinh phải hệ thống lại và bắt
buộc nắm vững các nội dung lí thuyết sau để phục vụ việc giải tốn:
* Nắm vững tính chất của các chất trong chương trình hóa học 8, 9 và viết được
phương trình phản ứng.
* Nắm được hệ thống cơng thức, định luật trong chương trình hóa học 8,9 như:
– Tìm số mol chất.
+ Dựa vào khối lượng chất.
n = m: M
Trong đó: m: khối lượng chất (g). M: khối lượng mol (g)
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


4

+ Dựa vào thể tích chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc)
n= V: 22,4
Trong đó: V: thể tích chất khí đo ở đktc (lít)
+ Dựa vào nồng độ mol dung dịch.
Trong đó: CM: nồng độ mol dung dịch (mol/lít).
n = CM.V
V: thể tích dung dịch (lít).

– Cơng thức tính nồng độ phần trăm (C%).

C% =

mct
. 100%
mdd

mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dung dịch (g)
mdd = mct + mdm
-Khi cho khối lượng riêng dung dịch D(g/ml)
mdd = D.V
-Khi trộn nhiều chất lại với nhau
mdd = mtổng các chất phản ứng – mchất khơng tan – mchất khí
– Tỉ khối của chất khí.
MA
A: khối lượng mol của khí A.·
dA/B = MB Trong đó: M
MB: khối lượng mol của khí B.
*Chú ý: Nếu B là khơng khí thì MB = 29
– Định luật bảo toàn khối lượng.
Trong một phản ứng hóa học tồng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối
lượng các chất sản phẩm.
Phản ứng hóa học: A + B  C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
– Ngoài ra việc giải bài tốn hóa học địi hỏi học sinh phải biết cách giải phương
trình bậc nhất một ẩn số, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số, …
Sau đây là phương pháp giải và một số ví dụ cụ thể minh chứng cho các dạng
bài tập định lượng hóa học như đã nêu trên nhằm rèn luyện cho học sinh lớp 9

có kỹ năng giải bài tập tốt hơn.
Dạng 1: Tính theo phương trình hóa học để tìm chất tham gia hoặc chất tạo
thành.
* Phương pháp:
– Chuyển đổi các đại lượng bài tốn cho như khối lượng (m), thể tích chất khí
(V), về số mol (n).
– Viết phương trình hóa học cho phản ứng và cân bằng phương trình.
– Đặt tỉ lệ số mol chất tham gia và chất tạo thành theo phương trình.
– Từ phương trình suy ra số mol chất cần tìm từ số mol chất đã cho.
– Tính khối lượng hoặc thể tích chất khí đề bài yêu cầu theo công thức:
m = n.M (gam) hoặc V(đktc) = n. 22,4(lít).
Ví dụ: Đốt cháy hồn tồn 33,6 g sắt trong khí oxi ,tạo thành oxit sắt từ.
a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc.
b/ Tính khối lượng oxit sắt tạo thành.
c/ Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi dùng cho phản ứng
trên .
Hướng dẫn giải
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


5

Số mol của sắt :

n Fe 

m
33,6

0,6( mol )

M
56

t0

PTHH:
3Fe + 2 O2
Fe3O4
Theo PT:
3mol
2mol
1mol
Theo đầu bài: 0,6mol 0,4mol
0,2mol
a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc.
VO = n.22,4 = 0,4 .22,4 = 8,96 (l)
b/ Khối lượng oxit sắt từ tạo thành:
m Fe O = n.M = 0,2 . 232 = 46,4 (g)
t0

c/ PTHH : 2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo PT: 2mol
1mol
Theo ĐB: 0,8 mol
0,4 mol
Khối lượng KMnO4 cần dùng là:
m KMnO4 = n.M = 0,8.158 = 126,4 (g)
2


3

4

Dạng 2: Tính theo phương trình hóa học khi biết 2 chất phản ứng( dạng
toán dư).
* Phương pháp:
– Chuyển đổi các lượng chất đã cho ra số mol.
– Viết phương trình hóa học: Giả sử có PT: aA + bB  cC + dD
- Lập tỉ số:

nA
n
và B
a
b

- So sánh tỉ số: nếu

nA: số mol chất A theo đề bài
nB: số mol chất B theo đề bài
n A nB

:
Chất A hết, chất B dư
a
b
n A nB

: Chất B hết, chất A dư

a
b
n A nB
 : Cả A và B đều hết
a
b

Lưu ý: Tính các chất sản phẩm theo chất phản ứng hết.
Ví dụ: Đốt cháy 16,8g sắt trong 11,2 lit khí oxi (đktc) tạo thành oxit sắt từ.
a.
Sắt hay oxi, chất nào còn dư và số mol chất cịn dư là bao nhiêu?
b.
Tính khối lượng oxit sắt từ được tạo thành.
Hướng dẫn giải
nFe =

11, 2
16,8
0,5 (mol )
0,3 (mol) ; nO2 =
22, 4
56

t0
a/PTHH : 3Fe + 2O2 
TPT:
3 mol
2mol
TĐB:
0,3 mol 0,5 mol


Lập tỉ số:

0,3 0,5

3
2

Fe3O4
1 mol

 Oxi dư

Số mol oxi tham gia phản ứng : n O2 =

0,3.2
0, 2 (mol)
3

Số mol oxi dư : 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


6

b/ Số mol oxit sắt từ tạo thành : n Fe3O4 =

0,3.1
0,1 (mol)
3


Khối lượng oxit sắt từ tạo thành là:
mFe3O4 =n.M = 0,1 .232 = 23,2 (g)
Dạng 3: Xác định công thức của hợp chất vô cơ.
* Lập CTHH dựa vào phương trình hóa học.
Phương pháp:
– Phân tích đề chính xác và khoa học.
– Quy đổi các dữ kiện ra số mol (nếu được)
– Viết phương trình hóa học
– Dựa vào lượng của các chất đã cho tính theo PTHH. Tìm ngun tố.
Ví dụ : Cho 1,2 gam kim loại R hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lỗng dư
thấy giải phóng 1,12 lít H2 (đktc). Hãy xác định kim loại R.
Hướng dẫn giải
Số mol khí H2 (đktc) là:
nH2 = 1,12 : 22,4 = 0,05(mol)
PTHH:
R + 2 HCl  RCl2 + H2
TPT:
1 mol
1 mol
TĐB: 0,05 mol
0,05 mol
Khối lượng mol của kim loại R là:
MR =

m
n

1,2


= 0,05 = 24 g.

Vậy R là kim loại Magie (Mg).
Dạng 4: Xác định thành phần hỗn hợp.
*Phương pháp:
– Qui đổi các dữ kiện về số mol.
– Phân tích đề bài một cách khoa học xem trong hỗn hợp chất nào phản ứng,
chất nào không phản ứng hay cả hỗn hợp đều tham gia phản ứng.
– Đặt ẩn số cho các chất phản ứng (thường là số mol) và viết các PTHH.
– Dựa vào PTHH và dữ kiện đề bài để lập hệ phương trình (nếu cần thiết).
– Tính thành phần của hỗn hợp.
Ví dụ 1: Cho 8 g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư,
người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng các chất
trong hỗn hợp kim loại.
Hướng dẫn giải
Số mol chất khí thu được ở đktc là:
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
Cho hỗn hợp 2 kim loại Cu, Fe vào dung dịch H2SO4 lỗng dư, Cu khơng tác
dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
PTHH:
Fe +
H2SO4  FeSO4 + H2
TĐB : 0,1mol
0,1mol
mFe = 0,1.56 = 5,6 (g)
mCu = 8 – 5,6 = 2,4 (g)
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


7


%Fe =

5,6
8

. 100% = 70%

%Cu = 100% – 70% = 30%

Ví dụ 2: Cho 6,3 gam hai kim loại vụn nguyên chất gồm Al và Mg tác dụng hết
với HCl thì thu được 6,72 lít một chất khí (đktc). Xác định thành phần % mỗi
kim loại trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải
Số mol chất khí thu được ở đktc là:
nH2 = 6,72: 22,4 = 0,3 (mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al, ta có:
24x + 27y = 6,3 (a)
PTHH:
Mg + 2HCl  MgCl2 +
H2
(1)
x mol
x mol
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
(2)
y mol
1,5y mol
Theo (1), (2): nH2 = x + 1,5y = 0,3 (b)
Giải hệ PT (a), (b) ta được: x = 0,15 ; y = 0,1

mMg = 0,15.24 = 3,6 (g)
mAl = 0,1.27 = 2,7 (g)
3,6

%Mg = 6,3 .100% = 57,14 %

%Al = 100% – 57,14% = 42,86 %

Dạng 5: Bài tập về CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch kiềm.
* Phương pháp:
Các phương trình hóa học:
NaOH + CO2  NaHCO3
(1)
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
(2)
– Dựa vào dữ kiện đề bài tìm số mol của CO2 và số mol của NaOH.
– Lập tỉ số: T =

nNaOH
nCO 2

– Từ tỉ số trên ta có một số trường hợp sau:
Nếu T < = 1 thì chỉ tạo NaHCO3, khí CO2 cịn dư và ta tính tốn dựa vào số mol
NaOH chỉ theo phương trình (1), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.
Nếu T >= 2 thì chỉ tạo Na2CO3, NaOH cịn dư và ta tính tốn dựa vào số mol
CO2 chỉ theo phương trình (2), dấu “=” xảy ra khi phản ứng vừa đủ.
Nếu 1 < T < 2 thì tạo NaHCO3 và Na2CO3 phản ứng xảy ra theo hai phương
trình (1), (2). Với x, y lần lượt là số mol của 2 muối NaHCO 3 và Na2CO3. Ta lập
hệ PT:
n CO2 = x + y (a)

n NaOH = x+ 2y (b)
tìm ra x, y.
Ví dụ 1: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1 M.
Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
nNaOH = 0,25.1 = 0,25 (mol)
T=

0,25
0,1

= 2,5 > 2. Vậy sản phẩm chỉ tạo muối Na2CO3 và NaOH còn dư.

PTTH:
2NaOH + CO2
mol ban đầu: 0,25
0,1



Na2CO3+ H2O

“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


8

mol phản ứng: 0,2
0,1

0,1
Khối lượng các chất sau phản ứng là:
mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 (g)
mNaOH dư = (0,25 – 0,2).40 = 2 (g)
Ví dụ 2: Cho 9,68 gam CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 22,88 gam hỗn hợp
2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Hãy xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 9,68 : 44 = 0,22 (mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3
84x + 106y = 22,88 (a)
PTHH:
NaOH + CO2  NaHCO3
(1)
mol:
x
x

2NaOH + CO2
Na2CO3 + H2O (2)
mol:
y
y
Theo (1), (2) ta có:
nCO2 = x + y = 0,22 (b)
Giải hệ PT (a), (b) ta được:
x = 0,02 ; y = 0,2
mNaHCO3 = 0,02.84 =1,68 (g)
mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2(g)
3. Kết quả:
Tình hình chất lượng đầu năm năm học 2018 – 2019 khi chưa áp dụng các

giải pháp này ở lớp 9 trường PTDT BT TH&THCS Nàng Đôn, qua bài kiểm tra
thấy chất lượng chưa cao, nhiều em chưa biết cách giải bài tập định lượng, chất
lượng thi học sinh giỏi chưa đạt giải, thể hiện cụ thể qua thống kê chất lượng bài
kiểm tra như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
9
33
1 = 3%
7 = 21,2% 20 = 60,6% 5 = 15,2%
0
Một số ảnh về chất lượng bài kiểm tra HS còn thấp:
Qua thời gian áp dụng “Biện pháp rèn kỹ năng giải một số dạng bài tập
định lượng Hóa học 9” ở lớp 9 trường PTDT BT TH&THCS Nàng Đôn, tôi đã
thấy chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt, khi gặp các dạng bài tốn hóa học,
học sinh tích cực hoạt động một cách chủ động, hứng thú học tập của học sinh
được nâng lên rất nhiều, lớp học trở nên sinh động và các em có điều kiện để
trình bày kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập, các em tự tin hơn khi
giải bài tập. Do đó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học
sinh và giúp cho học sinh yêu thích mơn hóa học hơn.
Cụ thể sau khi thực hiện các biện pháp trên tại Trường PTDT Bán trú
TH&THCS Nàng Đôn, kết quả học tập cuối năm học 2018 – 2019 và năm học
2019-2020 sau khi áp dụng được thể hiện như sau:
Lớp
9

9

Sĩ số
33
23

Giỏi
3 = 9,1%
5 = 21,7%

Khá
13 = 39,4%
7 = 30,4%

T. Bình
17 = 51,5 %
11 = 47,9%

Yếu
0
0

“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”

Kém
0
0


9


Bên cạnh đó kết quả các bài kiểm tra 1 tiết lần sau cũng cao hơn lần trước.
Đặc biệt, bản thân tôi cũng đã áp dụng các phương pháp trên để bồi dưỡng
học sinh giỏi khối 9 và đạt được một số thành quả. Trong kì thi HSG cấp huyện
năm học 2018- 2019 đã có 02 HS đạt HSG cấp huyện mơn Hóa học, năm học
2019-2020 có 1 HS đạt giải nhất HSG cấp huyện giải Hóa học máy tính cầm tay,
1 HS đạt giải nhì HSG cấp huyện mơn Hóa học. Năm học 2020- 2021 có 1 HS
đạt giải nhì và 1 HS đạt giải ba HSG cấp huyện mơn Hóa học.
Danh sách HSG cấp huyện năm học 2018- 2019:
Danh sách HSG cấp huyện năm học 2019- 2020:
Danh sách HSG cấp huyện năm học 2020- 2021:
4. Đánh giá chung:
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên, bản thân
tơi thấy nó giúp cho mình được củng cố thêm về vốn kiến thức hóa học, tăng
cường khả năng tự học tự bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao trình độ chun
mơn. Qua đó nắm bắt được kịp thời những nội dung kiến thức mà học sinh còn
hổng, những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong việc giải các dạng bài
tập định lượng. Từ đó có phương án khắc phục, giảng dạy một cách phù hợp cho
từng đối tượng học sinh mà mình phụ trách.
Từ năm học 2018 - 2019 đến nay tôi đã áp dụng kinh nghiệm nêu trên
trong quá trình dạy học và đã giúp học sinh vận dụng giải bài tập một cách
thường xun hơn, chất lượng bộ mơn hóa được nâng cao thêm, nhiều học sinh
thích học mơn hóa hơn, có kĩ năng giải bài tập hóa. Đặc biệt được áp dụng tích
cực hiệu quả trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9. Sau thời gian
thực hiện biện pháp, kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có kĩ năng giải bài tập trong
năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020 tăng lên rõ rệt, điều này cho thấy
hiệu quả của việc thực hiện biện pháp tương đối cao.
Trên đây là một số phương pháp giải bài tập hoá học 9 với mục tiêu nhằm
tạo sự thuận lợi cho học sinh trong việc làm bài tập hố học. Chúng ta đã biết
trong dạy học khơng có PPDH nào là vạn năng, chỉ có trình độ và năng lực của

người giáo viên làm chủ được kiến thức, hiểu rõ nhu cầu và khả năng học sinh
để đưa những bài tập và những phương pháp thật phù hợp với từng đối tượng.
Có như vậy thì việc hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh mới đạt
hiệu quả cao từ đó chất lượng mới được nâng lên.
Chính vì vậy tơi nghĩ rằng để hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập mơn hố
học nói riêng và các mơn khác nói chung, người giáo viên phải khơng ngừng
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”


10

học tập, trau dồi chuyên môn. Đặc biệt ở cấp THCS, chúng ta cần tích cực đổi
mới bắt đầu từ việc soạn bài, cách tổ chức học sinh hoạt động, sử dụng phương
pháp phù hợp với từng loại bài tập, tâm lí học sinh. Với việc giải bài tập hố
học, điều quan trọng là giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú, và để làm
được việc đó người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kĩ
thuật dạy học.
5. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo:
Căn cứ vào kết quả trên, trong năm học này và những năm tiếp theo, tôi sẽ
tiếp tục triển khai biện pháp này cho tất cả các lớp 8,9 trường PTDT BT
TH&THCS Nàng Đôn để học sinh có thể học tốt mơn hóa học hơn.
Những biện pháp này có ý nghĩa thiết thực khơng những cho học sinh mà
nó cịn là một tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp bộ mơn Hóa học trung
học cơ sở trong huyện Hồng Su Phì nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung,
nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng học sinh khá, giỏi bộ môn.
Trong quá trình thực hiện tơi đã khơng ngừng tự học hỏi tham khảo tài
liệu, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè và đồng nghiệp. Trong biện pháp trên
tôi chỉ đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập Hoá học 9, nhằm nâng
cao chất lượng học tập và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Hố học. Mặc dù bản
thân tơi rất cố gắng, song khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự

góp ý chân thành của Ban giám khảo, các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Nàng Đôn, ngày 20 tháng 1 năm 2021
Người viết

Xác nhận của nhà trường

Hồng Thị Xanh

Phụ lục
Nội dung
1. Mục đích, u cầu (lí do).
“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”

Trang
1


11

2. Nội dung, biện pháp thực hiện.
3. Kết quả.
4. Đánh giá chung.
5. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo.

“Biện pháp rèn kỹ nănggiải một sốdạng bài tập định lượng Hóa học9”

1
8

13
13



×