Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ thuật bón phân cho lúa theo bảng so màu lá pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.32 KB, 7 trang )

Kỹ thuật bón phân cho lúa theo bảng so
màu lá


Bảng so màu lá lúa là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta nhiều nông dân trồng lúa đã áp
dụng theo bảng so màu lá đạt kết quả tốt. Khi áp dụng bảng so màu lá vào
đồng ruộng là một giải pháp tích cực cho những người trồng lúa, góp phần
đảm bảo năng suất và chất lượng lúa, đồng thời hạ giá thành sản phẩm tăng
thu nhập cho người nông dân.
Bảng so màu lá được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản, nhằm xác định
màu sắc lá lúa và dự đoán tình trạng thiếu hay thừa đạm trong cây, từ đó
nông dân có thể dễ dàng quyết định bón hay không bón đạm trên ruộng lúa
của mình.

I. Cấu tạo bảng so màu lá lúa
Bảng so màu lá lúa gồm 1 khung lớn có kích thước: 8cm x 25 cm, trên
khung lớn có 6 ô nhỏ có màu xanh khác nhau từ màu xanh đến màu xanh
đậm đại diện cho màu sắc lá lúa từ thiếu đạm đến dư đạm và được đánh dấu
từ số 1 đến số 6.


II. Cách sử dụng: có 5 bước sau:

- Bước 1: Chọn lá lúa để so
Trên ruộng chọn ngẫu nhiên từ 15-20 bụi lúa ở 4-5 điểm khác nhau.
Trên mỗi bụi lúa chỉ chọn 1 lá trên cùng phát triển đầy đủ nhất, tức không
quá non hoặc không quá già (khoảng lá thứ 2 hoặc lá thứ 3 từ đọt xuống).


- Bước 2: Cách so màu


Dùng phần giữa của phiến lá được chọn và so dọc lên bảng để xem
màu lá trùng vào ô số máy của bảng so màu, sau đó ghi nhận lại và cứ tiếp
tục so đến bụi thứ 2, thứ 3, và cuối cùng lấy trị số trung bình của các số đã
ghi nhận được. Số trung bình này thể hiện được tình trạng dinh dưỡng của
cây lúa trên ruộng lúc so.

- Bước 3: Cách ghi nhận số liệu
Khi so lá thứ nhất thấy màu lúa trùng vào ô số 3, ghi nhận số 3. Khi
so lá thứ 2; thấy màu là trùng vào ô số 4, ghi nhận số 4. Số trung bình sẽ là
(3+4) chia cho 2 (số lá so được) =3,5. Số 3,5 này là số thể hiện tình trạng
dinh dưỡng của lúa ở thời điểm lúc so.

- Bước 4: Xác định đạm trên ruộng lúa
Sau khi tính được số trung bình, chúng ta có thể biết được ngay tình trạng
trên ruộng đang thiếu, đủ đạm hay dư đạm.
+ Đối với các giống lúa chậm đáp ứng với phân đạm, có màu lá xanh
nhạt nên áp dụng dãy màu số 3.
+ Đối với các giống lúa đáp ứng nhanh với phân đạm, lá có màu xanh
đậm và mau đổi màu khi bón đạm, nên áp dụng dãy màu số 4. Nếu số trung
bình sau khi so được nhỏ hơn hoặc bằng số 3 (hoặc số 4 tùy theo giống) tức
là trên ruộng lúc này đang thiếu đạm cần bón bổ sung. Nếu lớn hơn số chuẩn
trên thì không cần bón đạm (số 3 hoặc số 4).

- Bước 5: bón phân đạm
Lượng phân đạm cho mỗi lần bón tùy thuộc theo từng giai đoạn sinh
trưởng và mùa vụ của cây lúa.
- Giai đoạn nhảy chồi (20-25 NSKS):
+ Vụ Đông xuân: bón 60-70 kg urê/ha
+ Vụ hè thu: bón 40-50 kg urê/ha.


- Giai đoạn làm đồng (35-45 NSKS):
+ Vụ Đông xuân: bón 50-60 kg urê/ha
+ Vụ Hè thu: bón 35-40 kg urê/ha.

III. Những chú ý khi sử dụng bảng so màu lá lúa:

Để sử dụng bảng so màu lá lúa hiệu quả, bà con cần phải bón đủ
phân lân và kili cân đối.
- Không so màu lá lúa dưới ánh sáng mặt trời, nếu có ánh nắng chiếu
vào bảng so màu lá thì ta dùng người che lại.
- Thời gian so màu tốt nhất là 8-10 giờ sáng hoặc 2-4 giờ chiều và
nên giữ thời gian cố định cho mỗi lần so màu.
- Thời điểm bắt đầu so màu lá từ 14-15 ngày sau khi sạ (sau lần bón
thúc phân đợt 1) đến khi trổ thì ngưng so màu.
- Sau khi lúa phát triển giai đoạn đầu (khoảng 10 NSKS) cần xác
định giống lúa này đáp ứng nhanh hay chậm với phân đạm.

IV. Hiệu quả khi sử dụng bảng so màu lá lúa:

- Đảm bảo được năng suất và chất lượng lúa.
- Tiết kiệm được phân đạm bình quân từ 50-70 kg/ha.
- Giảm tác hại của sâu, bệnh trên lúa.
- Giảm tác hại đến môi trường do bón thừa đạm.
- Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi tức cho bà con nông dân.


×