Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

--------🙞🙞🕮🙜🙜--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Quản trị Kinh doanh

TRẦN THỊ THU TRANG

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

--------🙞🙞🕮🙜🙜--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 934.01.01



Nghiên cứu sinh: Trần Thị Thu Trang
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Anh Tuấn
2. PGS. TS. Tạ Văn Lợi

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Bằng
danh dự cá nhân, tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện, không sao
chép và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Bùi Anh Tuấn và
PGS.TS. Tạ Văn Lợi người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để tơi có thể hồn thành luận án tiến sỹ. Tơi xin cảm ơn Ban Giám
hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại thương,
Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh doanh Quốc tế Trường
Đại học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Ngoại

thương, Ban lãnh đạo Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Bộ môn Kinh doanh quốc
tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn
bè đã nhiệt tình hỗ trợ để tơi có thể hồn thành chương trình nghiên cứu sinh tại trường
Đại học Ngoại thương. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đến từ Trường Đại
học KTQD, Trường ĐH Ngoại thương, Tổng Cục Thống kê, Tổng Công ty CP May Nhà
Bè, Công ty May Đức Giang, Công ty Công ty CP May Xuất khẩu Hà Phong, Công ty
TNHH Babeeni Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình trả lời phỏng vấn,
điều tra thu thập dữ liệu, và góp ý giúp tơi hồn thành luận án của mình. Cuối cùng, tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã ln tin tưởng, động viên tơi hồn thành
luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN CẦU TRONG

LĨNH VỰC DỆT MAY .................................................................................................7
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về MSX toàn cầu ................................7
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về MSX dệt may tồn cầu ..................8
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào
MSX tồn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may ...............................................11
1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tham gia vào MSX toàn cầu của DN ......................................................................12
1.5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về tham gia và khả năng tham gia của
các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu .......................................................15
1.6. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN DỆT MAY VÀO MSX
TỒN CẦU ..................................................................................................................19
2.1. MSX tồn cầu ....................................................................................................19
2.1.1. Khái niệm MSX toàn cầu .............................................................................19
2.1.2. Các chủ thể trong MSX toàn cầu ..................................................................22
2.1.3. Phân loại MSX toàn cầu ...............................................................................28
2.2. MSX dệt may toàn cầu .....................................................................................30
2.2.1. Tổng quan về MSX dệt may toàn cầu ..........................................................30
2.2.2. Đặc điểm của MSX dệt may toàn cầu ..........................................................33
2.2.3. Mơ hình MSX tồn cầu ngành dệt may ........................................................35
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX
toàn cầu .....................................................................................................................38
2.3.1. Sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu ................................................38


iv
2.3.2. Khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu .......................43
2.3.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may

vào MSX toàn cầu ..................................................................................................46
2.3.4. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may
vào MSX tồn cầu ..................................................................................................50
2.4. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................56
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................56
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................59
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA MSX TOÀN CẦU
CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM .....................................................................60
3.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu..................60
3.1.1. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may tồn cầu dưới hình thức
xuất nhập khẩu ........................................................................................................60
3.1.2. Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may tồn cầu dưới hình thức
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................65
3.2. Thực trạng và khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt
Nam ...........................................................................................................................68
3.2.1. Định vị vị trí của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu ............68
3.2.2. Cấp độ tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam ................70
3.2.3. Vai trò của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu .....................73
3.2.4. Thực trạng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam ...74
3.2.5. Đánh giá khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn
cầu ...........................................................................................................................77
3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt
may Việt Nam ...........................................................................................................78
3.3.1. Yếu tố bên ngoài DN ....................................................................................78
3.3.2. Yếu tố bên trong DN ....................................................................................86
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................93
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .94
4.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................94
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................95

4.2.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................95
4.2.2. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................103
4.3. Xử lý dữ liệu ....................................................................................................105
4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha ......................................................105


v
4.3.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) ..............................................................106
4.3.3. Phân tích hồi quy nhị phân (binary logistic) ..............................................106
4.4. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................107
4.5. Kiểm định thang đo.........................................................................................112
4.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................................112
4.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA .................................................................113
4.6. Phân tích hồi quy nhị phân ............................................................................117
4.6.1. Các biến độc lập trong mơ hình hồi quy nhị phân......................................117
4.6.2. Biến phụ thuộc ............................................................................................118
4.6.3. Kết quả phân tích mơ hình..........................................................................118
4.6.4. Giải thích kết quả hồi quy ..........................................................................121
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham
gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam .............................................122
4.7.1. Phỏng vấn sâu chuyên gia (lần 2) ...............................................................122
4.7.2. Kết quả ........................................................................................................123
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................126
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG KHẢ
NĂNG THAM GIA VÀO MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT
NAM ............................................................................................................................127
5.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước ảnh hưởng đến khả năng tham gia
MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam .....................................................127
5.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ......................................................................127
5.1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................128

5.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của DN dệt may Việt Nam khi
tham gia vào MSX toàn cầu giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2035 .....129
5.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2035 ..........................................................................................................130
5.2.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may ..........................................................130
5.2.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may .............................................................131
5.2.3. Định hướng phát triển ngành dệt may ........................................................131
5.3. Giải pháp cho các DN dệt may Việt Nam nhằm tăng khả năng tham gia MSX
toàn cầu ...................................................................................................................132
5.3.1. Giải pháp để tăng vốn đầu tư nước ngoài ...................................................132
5.3.2. Giải pháp để tăng năng suất lao động .........................................................133
5.3.3. Giải pháp để mở rộng quy mơ DN .............................................................135
5.3.4. Giải pháp tăng trình độ học vấn của người lao động .................................135


vi
5.4. Các kiến nghị nhằm tăng khả năng tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may
Việt Nam .................................................................................................................138
5.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ......................................................................138
5.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các tổ chức trung gian kết
nối .........................................................................................................................141
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................144
KẾT LUẬN ................................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................149
PHỤ LỤC ...................................................................................................................149


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng việt

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế Asean

CMT


Cut – Make – Trim

Gia công đơn giản
Công nghiệp hỗ trợ

CNHT
CPTPP

Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương

DN

DN

DN VVN

DN vừa và nhỏ

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc dân

GPN


Global Production Network

MSX toàn cầu

GIN

Global Innovation Network

Mạng đổi mới toàn cầu

GSO

General Statistics Office

Tổng cục Thống Kê
Khu công nghiệp

KCN
EU

European Union

Liên minh châu Âu

EVFTA

European Vietnam Free Trade
Agreement


Hiệp định thương mại Việt Nam – EU

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Free On Board

Giao hàng tại cảng

FTA

Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

ILO

International Labor
Organization


Tổ chức lao động quốc tế


viii
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Kim ngạch xuất khẩu

KNXK
MNC

Nghĩa tiếng việt

Multinational Companies

Công ty đa quốc gia
Mạng sản xuất

MSX
OBM

Original Brand Manufacturing Sản xuất tự thiết kế và xây dựng
thương hiệ

ODM

Original Design

Manufacturing

Sản xuất tự thiết kế

OEM

Original Equipment
Manufacturing

Sản xuất tự chủ động nguyên vật liệu

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương
Trách nhiệm hữu hạn

TNHH
TNC

Transnational company

Công ty xuyên quốc gia

TPSEP

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership

Agreement

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược
Xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD

United Nations Conference on
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương
Trade and Development
mại và Phát triển

VCCI

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Liên đoàn Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam

VNĐ

Đồng Việt Nam

XK

Xuất khẩu

VITAS


Vietnam Textile and Apparel
Association

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự tham gia địa lý vào MSX toàn cầu ngành dệt may ....................................9
Bảng 2.1. Các cơng ty tham gia vào MSX tồn cầu ......................................................23
Bảng 2.2. Các chủ thể ngồi cơng ty trong MSX tồn cầu ...........................................25
Bảng 3.1. Xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2018 - 2022...... 61
Bảng 3.2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2018 - 2021 ..........................63
Bảng 3.3. Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may ...........................................65
Bảng 3.4. Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may theo nước đầu tư...............66
Bảng 3.5. Số dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư theo tỉnh thành ...................................67
Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các DN may mặc Việt Nam ..............71
Bảng 3.7. Các DN may mặc tham gia vào MSX toàn cầu năm 2019 ...........................74
Bảng 3.9. Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam .......................81
Bảng 3.10. Mức độ dễ tiếp cận các nguồn vốn của DN vừa và nhỏ Việt Nam.............92
Bảng 4.1. Mô tả thang đo của các biến........................................................................101
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo thông tin DN .....................................................108
Bảng 4.3. Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam theo khả năng tham gia MSX toàn cầu ...... 110

Bảng 4.4. Thống kê mô tả cho các biến quan sát dùng thang đo Likert 5 ..................110
Bảng 4.5. Thống kê mô tả cho các biến định lượng ....................................................112
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo trong mơ hình .........................112
Bảng 4.7. Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 1 .......................................114
Bảng 4.8 Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 2 ........................................114
Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho phân tích EFA lần 3.............................115
Bảng 4.10. Eigenvalues và phương sai trích cho phân tích EFA lần 3 .......................115
Bảng 4.11. Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 3 .....................................116
Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả kiểm định cho các thang đo đa biến trong mơ hình ........117
Bảng 4.13. Tổng hợp các biến độc lập trong mơ hình ................................................117
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định đa công tuyến .............................................................118
Bảng 4.15. Kiểm định Omnibus ..................................................................................119
Bảng 4.16. Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình ................................................119
Bảng 4.17. Mức độ dự báo của mơ hình .....................................................................119
Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi quy ....................................................................................120
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mơ hình ......................................120
Bảng 4.20. Các khả năng xảy ra sự kiện (Y=1)...........................................................121


x

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Lý thuyết GPN 1.0 bằng sơ đồ ......................................................................20
Hình 2.2. Sơ đồ lý thuyết GPN 2.0 ................................................................................21
Hình 2.3. Mơ hình đối tác chiến lược ............................................................................28
Hình 2.4. Mơ hình tập trung vào cơng ty dẫn đầu .........................................................30
Hình 2.5. Chuỗi dệt may tồn cầu .................................................................................31
Hình 2.6. Chuỗi giá trị tồn cầu của ngành dệt may .....................................................32
Hình 2.7. Mơ hình tổng hợp: hình thành MSX của ngành dệt may ..............................36
Hình 2.8. Mơ hình kết hợp nội bộ ngành của MSX dệt may tồn cầu thơng qua các đối

tác chiến lược chung trong ngành ..................................................................................37
Hình 2.9. Mơ hình kết hợp liên ngành giữa ngành dệt may và các ngành khác trong các
MSX tồn cầu khác nhau. ..............................................................................................38
Hình 2.10. Các cấp độ tham gia của MSX dệt may tồn cầu ........................................42
Hình 2.11. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX dệt
may toàn cầu của các nghiệp .........................................................................................57
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 ...........60
Hình 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022.........62
Hình 3.3. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường năm 2018 và 2021 ..........64
Hình 3.4. DN may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu .....................................68
Hình 3.5. Mơ hình địa lý của MSX tồn cầu ngành dệt may năm 2000 và 2017 ........69
Hình 3.6. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các DN FDI................................................75
Hình 3.7. Lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ giáo dục năm 2020 ..................79
Hình 3.8. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 ............................87
Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................94
Hình 4.2. Mơ hình nghiên cứu chính thức .....................................................................99
Hình 4.3. Thống kê mơ tả mẫu theo loại hình DN ......................................................108
Hình 4.4. Thống kê mơ tả mẫu theo vốn nước ngồi ..................................................109
Hình 4.5. Thống kê mơ tả mẫu về khả năng tham gia MSX toàn cầu ........................109
Hình 4.6. Đồ thị Histogram cho mơ hình hồi quy nhị phân ........................................122


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa sâu rộng trên mọi khía cạnh như hiện nay, các DN
ngày càng gắn bó mật thiết với nhau, phối hợp khăng khít, nhịp nhàng để gia tăng giá
trị, góp phần tạo ra các hàng hóa chất lượng hơn. Mạng sản xuất toàn cầu trở thành một
khái niệm phổ biến đối với các DN ở tất cả các ngành nghề và quốc gia trên thế giới.

Mạng sản xuất toàn cầu (Global Production Network - GPN) được hiểu là sự sắp xếp
tổ chức do một công ty dẫn đầu toàn cầu điều phối, bao gồm các tác nhân công ty và tác
nhân phi công ty được kết nối với nhau để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở nhiều địa
điểm khác nhau nhằm phục vụ các thị trường trên toàn thế giới (Dicken & Henderson,
2003). Mạng sản xuất toàn cầu đã trở thành nền tảng tổ chức quan trọng để điều phối,
tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất trên phạm vi tồn cầu. Vì vậy, việc cần phải
tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là một yêu cầu tất yếu đối với tất cả các DN ở hầu
như tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
Các cơng ty tham gia MSX tồn cầu theo các hình thức và cấp độ khác nhau.
Theo nghiên cứu của OECD, các cơng ty tham gia vào MSX tồn cầu được hiểu là khi
DN thực hiện một trong ba hoạt động: xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp; xuất khẩu
gián tiếp với tư cách là nhà thầu phụ cho các công ty lớn hoặc nhà cung cấp đầu vào;
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các địa điểm ở nước ngoài của các DN vừa và
nhỏ (OECD, 1997). Tuy nhiên, do khó khăn trong q trình thu thập số liệu về hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các DN, trong các nghiên cứu gần đây cho rằng
DN tham gia vào MSX toàn cầu là khi một cơng ty thực hiện bất kỳ hình thức hoạt động
nào trong mạng lưới sản xuất, nghĩa là với tư cách là nhà xuất khẩu trực tiếp, nhà xuất
khẩu gián tiếp hoặc kết hợp cả hai (Wignaraja, 2012; Zhang & Akhmad, 2013; Duval &
Utoktham, 2014; Wignaraja, 2015, Dollar & Kidder, 2017, Nguyễn Ngọc Anh và cộng
sự, 2019; Herlina & Kudo, 2020). Từ khái niệm về tham gia, có thể hiểu khả năng tham
gia của DN vào MSX toàn cầu là xác suất các DN có thể trở thành một thành phần bất
kỳ ở cấp độ nào trong MSX toàn cầu khi có những điều kiện nhất định.
Nghiên cứu về MSX tồn cầu và tham gia của các DN vào MSX toàn cầu, kể từ
khi được đề xuất, đã thu hút nhiều sự chú ý của giới học thuật và đã đạt được nhiều kết
quả đáng kể. Cho đến nay, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia
của các DN vào MSX toàn cầu đã được thực hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên,
các nghiên cứu đa phần dựa trên sự tác động của các yếu tố bên trong DN đến khả năng
tham gia MSX toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013;



2
Arudchelvan & Wignaraja, 2015). Trong khi đó, khả năng tham gia MSX tồn cầu của
các DN khơng chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên trong mà còn bởi các yếu tố bên ngồi
DN như chính sách của Nhà nước, Hiệp định thương mại... Về mặt lý luận, chưa có
nghiên cứu nào thiết lập mơ hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên
ngoài DN đến khả năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu. Chính vì vậy, luận án sẽ
là một trong những cơng trình khoa học đầu tiên thực hiện nghiên cứu ở góc độ này, làm
rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX
toàn cầu và kiểm định tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới khả năng tham
gia vào MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam.
Ngành dệt may là một trong những ngành đóng vai trị quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và là chìa khóa giải quyết việc làm cho lao động của
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vị thế của các quốc gia trên thế giới trong MSX
toàn cầu của ngành dệt may là không giống nhau. Các quốc gia đang phát triển với đặc
điểm dồi dào về nguồn lực lao động, chi phí nhân cơng thấp nhưng ngành cơng nghiệp
hỗ trợ cịn chưa đồng bộ, khả năng nghiên cứu và thiết kế còn yếu, cơ sở hạ tầng chưa
đồng bộ... chủ yếu tập trung ở hoạt động gia công cho các quốc gia phát triển. Ngành
dệt may của Việt Nam ln đóng một vai trị quan trọng trong q trình phát triển
của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước
đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021. Dệt may và các sản phẩm phụ kiện
đứng thứ ba đạt khoảng 42 tỷ USD, đóng góp 11,29% vào tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2022 (Bộ Công thương Việt Nam, 2022). Kể từ năm 2013 đến năm 2019, trong
tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu
lớn thứ hai và là ngành có sự tăng trưởng đều đặn với 17% hàng năm (Bộ Công
Thương, 2020).
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm vừa qua đều
có sự phát triển nhanh và đạt được những thành tựu ấn tượng, nhưng thực tế là 70% giá
trị xuất khẩu ngành dệt may đến từ các DN FDI. Các DN trong nước chỉ tham gia đóng
góp 30% vào tổng kim ngạch xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại, n.d.). Số liệu này
cho thấy xuất khẩu của ngành dệt may phần lớn đến từ các DN FDI. Các DN dệt may

nội địa chưa thực sự tham gia vào MSX toàn cầu của ngành, hoặc mới chỉ tham gia
khiêm tốn ở công đoạn may mặc trong chuỗi dệt may. Việc tăng cường khả năng tham
gia vào MSX toàn cầu của ngành dệt may để giúp các DN trong ngành này có thể sản
xuất được những loại hàng hóa kết tinh nhiều chất xám cơng nghệ, có giá trị xuất khẩu
cao và gia tăng xuất khẩu của ngành trở nên vơ cùng cấp thiết. Trên cơ sở đó, việc xác
định các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia mạng lưới sản


3
xuất toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam là một vấn đề cần thiết. Từ đó xác định
được những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao năng lực tham
gia của các DN dệt may Việt Nam vào mạng lưới sản xuất tồn cầu. Chính vì vậy, NCS
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
-

Khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX tồn cầu?

-

Các yếu tố nào có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tham gia của
các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu?

-

Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu nào phù hợp để xem xét ảnh hưởng của các
yếu tố bên trong và bên ngoài đến khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam
vào MSX toàn cầu?


-

Các hàm ý khuyến nghị nào có thể đề xuất để tăng cường khả năng tham gia của các
DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu?

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả
năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu và đánh giá được thực trạng khả
năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu, đồng thời xác định
được mơ hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến khả năng
tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có
thể được các DN dệt may Việt Nam sử dụng để có thể tự đánh giá khả năng tham gia
MSX toàn cầu của mình.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu tổng quan các cơng trình đã cơng bố ở trong nước và ngồi nước có liên
quan đến đề tài luận án để hình thành khung lý thuyết cơ bản làm cơ sở nghiên cứu
của tồn bộ luận án.
− Hệ thống hố và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các
DN dệt may vào MSX tồn cầu.
− Phân tích thực trạng khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN dệt may
Việt Nam.
− Kiểm định tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới khả năng tham gia vào
MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam.
− Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của
các DN dệt may Việt Nam đến năm 2030.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về khả năng tham gia của DN dệt may của Việt Nam vào MSX tồn cầu dưới góc độ
chủ thể nghiên cứu là các DN dệt may Việt Nam và Cơ quan quản lý Nhà nước.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

− Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN dệt
may Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu.
− Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khả năng tham gia
của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2022 và đề
xuất giải pháp nhằm tăng khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN dệt may
Việt Nam đến năm 2030.
− Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam ở khâu may mặc trong
MSX toàn cầu của ngành dệt may.
− Phạm vi về chủ thể: Luận án tiếp cận chủ yếu ở dưới góc độ các DN dệt may Việt
Nam, riêng phần kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX tồn
cầu của các DN dệt may Việt Nam bằng mơ hình hồi quy nhị phân thì tác giả sử
dụng số liệu của các DN may mặc Việt Nam. Do đa phần các DN dệt may Việt Nam
tham gia vào MSX toàn cầu là các DN may mặc (số liệu và chi tiết diễn giải được
trình bày ở chương 3).
4.
Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu
Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu kết hợp: nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính lần đầu được thực hiện bằng phương

pháp phỏng vấn sâu năm chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam. Mục đích của phỏng vấn sâu
nhằm khám phá khả năng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia
MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam. Các biến quan sát đo lường các yếu tố
này theo mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN. Kết quả
phân tích được tổng hợp trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát
triển thang đo các yếu tố này.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 202 DN may mặc Việt Nam thông
qua phương pháp khảo sát. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của
thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy nhị
phân với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.


5
Nghiên cứu định tính lần thứ hai cũng được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn sâu năm chuyên gia. Mục đích của nghiên cứu định tính lần hai là thảo
luận về kết quả của nghiên cứu định lượng, lý giải nguyên nhân của các kết quả
nghiên cứu và hàm ý quản trị đối với các DN.
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: nghiên cứu tài liệu để đề xuất
mơ hình nghiên cứu dự kiến, phỏng vấn sâu để xây dựng mơ hình chính thức, thu thập
dữ liệu để phân tích yếu tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mơ hình và
giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ hình dưới đây.
Nghiên cứu tài liệu

Mơ hình nghiên
cứu dự kiến

Nghiên cứu định
tính lần 1 (n=5)


Mơ hình nghiên
cứu chính thức

Nghiên cứu định
lượng (n=202)

Nghiên cứu định
tính lần 2 (n=5)

Đánh giá độ tin cậy thang
đo Cronbach Alpha

Tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach Alpha

Phân tích nhân tố khám
pha EFA

Đánh giá mức độ hội tụ
của các biến quan sát

Phân tích hồi quy nhị
phân binary logistic

Kiểm định mơ hình và
giả thuyết nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị



6
5. Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án
5.1. Ý nghĩa về lý luận
Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu các cơng trình ở trong nước và ngoài nước về
các vấn đề liên quan tới MSX toàn cầu và tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt
may Việt Nam. Từ đó, luận án đã tổng hợp được một số các yếu tố quan trọng có tác
động tới tham gia MSX toàn cầu của các DN.
Thứ hai, luận án đã thành công trong việc áp dụng các lý thuyết, các kết quả
nghiên cứu khác nhau để thiết lập mơ hình phản ánh tác động của một số yếu tố bên
trong và bên ngoài DN đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt
Nam. Bằng các số liệu thu thập được từ các DN dệt may, đề tài đã khẳng định tác động
tích cực của các Hiệp định thương mại, Quản lý nhà nước và vốn nước ngoài đến khả
năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu.
5.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã kiểm định các yếu tố tác động đến khả năng tham gia MSX
toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam bằng mơ hình hồi quy nhị phân. Các biến đại
diện cho 03 thang đo đa biến trong mơ hình là Hiệp định thương mại, Quản lý nhà nước,
Trung gian kết nối; cùng với các biến độc lập khác: Năng suất lao động, quy mô DN, số
năm hoạt động, vốn nước ngồi, trình độ học vấn của người lao động được đưa vào mơ
hình để phân tích. Các biến vốn nước ngồi, Hiệp định thương mại và Quản lý nhà nước
có tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc là Khả năng tham gia MSX toàn
cầu của các DN dệt may Việt Nam với tỷ lệ dự báo chính xác của tồn thể mẫu là 76,7%.
Thứ hai, kết quả của luận án cung cấp cho các DN, cơ quan/ tổ chức hữu quan
các luận cứ khoa học để nâng cao năng lực tham gia của các DN dệt may và các MSX
toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng và triển khai các chính
sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng sẽ giúp các DN có thể tự đánh giá khả năng tham gia vào MSX tồn
cầu làm cơ sở để hoạch định chính sách quốc tế hóa của mình.
6. Kết cấu của luận án

Nội dung của luận án được chia thành 05 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham
gia của DN vào MSX toàn cầu trong lĩnh vực dệt may
Chương 2. Cơ sở lý luận và giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham
gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu
Chương 3. Thực trạng và khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may
Việt Nam
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 5. Giải pháp và khuyến nghị tăng khả năng tham gia vào MSX toàn cầu
của các DN dệt may Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN
CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về MSX tồn cầu
Khái niệm về MSX toàn cầu đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng cho đến
những năm đầu 1990 mới bắt đầu được đưa vào các nghiên cứu lý thuyết (Coe & Yeung,
2015). Ban đầu, MSX toàn cầu được xem xét dưới giác độ của chuỗi giá trị, chuỗi cung
ứng. Xuất phát từ quan điểm “thế giới được hình thành theo cấu trúc”, việc phân tích
chuỗi cung ứng tồn cầu chủ yếu quan tâm đến hiểu cách tổ chức các ngành cơng nghiệp
tồn cầu. Chuỗi cung ứng toàn cầu là việc xác định tập hợp các công ty tham gia vào
việc sản xuất và phân phối một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và định vị các loại mối
quan hệ giữa các công ty trong chuỗi (Gereffi, 1994; Gereffi, 1999; Blair, 2005). Trong
các nghiên cứu này, Gereffi đã phân loại chuỗi cung ứng thành hai loại, chuỗi cung ứng
do người mua dẫn dắt và chuỗi do người sản xuất dẫn dắt. Đây cũng là cơ sở để các
nghiên cứu sau này chia MSX toàn cầu thành MSX do nhà sản xuất chi phối và MSX
do nhà bán lẻ chi phối (Abonyi, 2005; Hess & Yeung, 2006; Coe và cộng sự, 2004).

Về cơ bản, chuỗi giá trị toàn cầu và MSX toàn cầu có nhiều điểm chung nhưng
là hai khái niệm hồn tồn khác nhau (Abonyi, 2005; Sturgeon, 2011). Chuỗi giá trị toàn
cầu nhấn mạnh trật tự theo chiều dọc các hoạt động từ đầu vào, sản xuất đến phân phối,
tiêu dùng và duy trì hàng hóa và dịch vụ. MSX tồn cầu nhấn mạnh bản chất và quy mô
mối quan hệ giữa các công ty, giữa các công ty và chủ thể ngồi cơng ty, giúp kết nối
các cơng ty đơn lẻ vào thành một nhóm kinh tế (Sturgeon, 2001; Sturgeon, 2002;
Abonyi, 2005).
Cơ sở lý luận về MSX toàn cầu (GPN), được phát triển ban đầu bởi các nhà
nghiên cứu ở Manchester và các cộng tác viên của họ (Henderson và cộng sự, 2002;
Coe và cộng sự, 2004). Các nghiên cứu này phân tích MSX tồn cầu kết hợp với những
nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi giá trị toàn cầu/ chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các
lý thuyết về mạng lưới các tác nhân, nhằm mục đích tìm kiếm các đặc điểm của hệ thống
sản xuất xuyên quốc gia đa tác nhân, đa hướng thông qua các khái niệm giao nhau về
nguồn lực, giá trị và sự gắn kết. Cơ sở lý thuyết đầu tiên về MSX toàn cầu này thường
được biết đến là GPN 1.0. Khung lý thuyết về GPN 1.0 cho rằng MSX tồn cầu khơng
hồn tồn là tổ chức cũng khơng hồn tồn là cấu trúc. Cách tiếp cận MSX GPN 1.0 xác
định các tác nhân trong mạng, các mối quan hệ đang diễn ra giữa các tác nhân và hậu
quả cấu trúc của các mối quan hệ này. Lý thuyết GPN 1.0 dựa trên khung phân tích kinh
tế tồn cầu bằng cách phân tích ba yếu tố: giá trị, năng lực và sự gắn kết của bốn bên
bao gồm DN, ngành, mạng lưới và thể chế. Khác với chuỗi giá trị chỉ tập trung vào phân
tích các tác nhân cơng ty, GPN là một nền tảng đóng góp lý thuyết nổi bật dựa trên việc
tích hợp các tác nhân phi cơng ty như chính phủ, cộng đồng xã hội và các tổ chức quốc
tế (Henderson và cộng sự, 2002). Tuy nhiên, GPN 1.0 vẫn bị cho là một lý thuyết chưa
được phát triển đầy đủ về MSX toàn cầu (Coe và cộng sự, 2004; Hess và Yeung, 2006).


8
Cùng với cách tiếp cận GPN lần đầu tiên ở góc độ địa lý kinh tế, GPN cịn được
tiếp cận dưới góc độ ở đổi mới cơng nghệ (Ernst & Kim, 2002). Cách tiếp cận thứ hai
này tập trung mạnh mẽ vào về đổi mới công nghệ vào đầu những năm 2000 và sau đó

đã phát triển thành khái niệm mạng lưới đổi mới toàn cầu (GIN) (Esnt, 2009; Parrilli và
cộng sự, 2013).
Gần đây đã có những nghiên cứu để phát triển một phiên bản mới về MSX toàn
cầu, GPN 2.0. GPN 2.0 vẫn dựa trên việc phân tích lý thuyết mạng lưới các tác nhân,
vẫn bao gồm ba yếu tố là nguồn lực, giá trị và sự gắn kết giữa các bên trong mạng lưới
như GPN 1.0. Tuy nhiên, GPN 2.0 đưa ra khung lý luận nâng cao để giải thích về mối
quan hệ nhân quả giữa các cấu hình MSX tồn cầu và sự phát triển khơng đồng đều ở
các khu vực trong nền kinh tế toàn cầu (Coe & Yeung, 2015; Coe & Yeung, 2019). Các
nghiên cứu về GPN 2.0 đã xác định ba động lực cạnh tranh của MSX tồn cầu. Đó là
tối ưu hóa tỷ lệ chi phí/nguồn lực, duy trì phát triển thị trường và kỷ luật tài chính. Các
động lực cạnh tranh này tương tác với các tác nhân công ty và các tác nhân phi công ty
trong các điều kiện thị trường không giống nhau nhằm đưa ra các chiến lược khác nhau
để tổ chức mạng lưới sản xuất toàn cầu (Werner, 2016; Coe & Yeung, 2019). Khung lý
luận về GPN còn cho thấy vị trí địa lý của mạng được định hình như thế nào và theo đó,
cách các chiến lược định vị của các công ty khác nhau được xác định ra sao. Khái niệm
“liên kết chiến lược” được đưa ra trong một số nghiên cứu về GPN (Yeung, 2006; Yeung
& Coe, 2015) cho thấy cách thức tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô của một khu vực
hoặc quốc gia, đồng thời chỉ ra những lĩnh vực có thể được trở thành lợi thế cạnh tranh
bằng việc bổ sung tài sản của khu vực hoặc quốc gia vào tài sản của mạng lưới sản xuất
toàn cầu.

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về MSX dệt may tồn cầu
MSX dệt may toàn cầu là mạng do người bán lẻ chi phối với đặc điểm là nhà bán
lẻ phát triển nhãn hiệu độc quyền thường bao gồm tên của cửa hàng (Coe và cộng sự,
2008; Coe & Yeung, 2015, Coe & Yeung, 2019). Đặc trưng của MSX dệt may là các
nhà bán lẻ đặt hàng chuyên dụng cho các cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển với
những hợp đồng lớn tới mức có thể chi phối các cơ sở cung ứng. MSX của ngành dệt
may là mạng liên ngành gồm mạng cung ứng nguyên vật liệu thô, mạng cung cấp các
bộ phận, MSX được tạo ra bởi các nhà may mặc, mạng xuất khẩu và mạng tiếp thị ở cấp
bán lẻ (Gereffi, 1994).

Tương tự như các ngành sản xuất khác, đối tác chiến lược giữ vai trị quan trọng
trong MSX tồn cầu của ngành dệt may. Đó là một nhà cung cấp trọn gói, cụ thể như là
các nhà quản lý chuỗi cung ứng có kinh nghiệm và năng lực trong hệ thống mạng (Coe
& Yeung, 2015). Để cung cấp thành phẩm cho khách hàng của công ty dẫn đầu, một đối
tác chiến lược phải tham gia với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Chịu trách nhiệm về
hầu hết, nếu khơng muốn nói là tất cả, hoạt động sản xuất, nó cũng phải chịu áp lực vận
động hành lang từ các chủ thể phi công ty như các tổ chức lao động nhằm thúc đẩy điều
kiện làm việc tốt hơn và tiêu chuẩn lao động cao hơn trong các nhà máy. Các nhà cung


9
cấp chuyên biệt, chẳng hạn như công ty dẫn đầu của một ngành phụ trợ, cũng tham gia
vào hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu của công ty dẫn đầu. Các nhóm người
tiêu dùng có thể gây áp lực để đảm bảo trách nhiệm xã hội DN của một cơng ty dẫn đầu
phải được tn thủ. Nhìn chung, cấu hình MSX tồn cầu phân tích đáng kể mối quan hệ
phức tạp giữa các công ty, giữa công ty dẫn đầu và đối tác chiến lược của nó.
MSX dệt may tồn cầu là MSX có sự phân mảnh lớn với rất nhiều các DN nhỏ
và kém hiệu quả ở cả các nước phát triển và nước đang phát triển (Lane & Probert, 2006;
Lane & Probert, 2009). Vì vậy khơng có hướng dẫn thực hành tồn cầu tốt nhất nào cho
các cơng ty dẫn dắt trong MSX có thể định hướng được các hoạt động của mình. Các
cơng ty trong ngành dệt may cũng bị hạn chế bởi phạm vi quốc gia hơn hấu hết ngành
hàng tiêu dùng khác do khác biệt về văn hóa, phong cách, điều kiện thời tiết và kích cỡ.
Do đó, các DN trong ngành thực hiện các chiến lược khác nhau và lựa chọn địa điểm
sản xuất khác nhau.
Địa lý hiện nay của ngành dệt may toàn cầu thể hiện các pha khác nhau của sự
dịch chuyển diễn ra về vai trò sản xuất và địa điểm (Xin, Bo, & Zhi, 2019).
Bảng 1.1. Sự tham gia địa lý vào MSX toàn cầu ngành dệt may
1 Vai trò nhà thầu phụ
Mời tham gia: Nam Phi và các nước đang phát triển
Đông Âu, Trung Mỹ và Nam/Đông Nam Á

Chủ chốt: Trung Quốc, Mexico, Trung Mỹ,
Trung/Đông Âu, Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Á; các
nước vùng Caribe
2 Vai trò nhà chế tạo gốc Mời thời gia: Trung Quốc, Mexico, Mỹ, Latinh, Thổ
Nhĩ Kỳ và Nam Á, Đông Âu
Chủ chốt: Đơng Nam Á, Trung Âu
3 Vai trị chế tạo, thiết kế Mời tham gia: Đông Nam Á
gốc
Chủ chốt: Đơng Á (trừ Trung Quốc)
4 Vai trị thương hiệu gốc Mời tham gia: Đông Á (trừ Trung Quốc)
Chủ chốt: Italia, Pháp, Anh, Nhật Bản, Mỹ
Nguồn: (Xin, Bo, & Zhi, 2019)
Việc phân loại như này cho thấy một bức tranh lớn ở cấp quốc gia và cấp khu
vực. Đông Á thể hiện vai trò và vị thế trong MSX ngành dệt may (Dicken &
Henderson, 2003).
Lane & Probert đã nghiên cứu đến mối quan hệ giữa MSX dệt may toàn cầu và
chủ nghĩa tư bản quốc gia, nghiên cứu chủ thể chính là các cơng ty may mặc đóng vai
trị chủ mạng khi tham gia vào MSX toàn cầu (Lane & Probert, 2006; Lane & Probert,
2009). Đây là các công ty xây dựng thương hiệu gốc ở các quốc gia phát triển như Anh,
Đức, Mỹ. Các cơng ty xây dựng MSX tồn cầu dựa trên việc sử dụng chiến lược tìm
nguồn cung ứng, chiến lược sản phẩm của các công ty điều phối và mức độ phụ thuộc


10
vào các nhà bán lẻ quốc gia. Do sự gắn bó của các DN trong các cấu trúc quốc gia khác
nhau, các công ty này theo đuổi các chiến lược tìm nguồn cung ứng khác nhau sẽ đưa
ra các lựa chọn địa điểm khác nhau. Các công ty của Anh và Đức và mạng lưới của họ
không chỉ khác nhau mà còn khác với trường hợp của Hoa Kỳ thường được coi là đại
diện cho ngành.
Với các DN ở các quốc gia đang phát triển, họ tham gia ở góc độ của các nhà

cung cấp. Bối cảnh sản xuất toàn cầu ngày càng buộc các nước đang phát triển phải xây
dựng hoặc thúc đẩy các địa điểm sản xuất được khu vực hóa nhằm tận dụng các tài sản
và thể chế của địa phương (Kalanridis, 1996; Cammett, 2006; Zhu & He, 2017). Các
thay đổi trong những thập kỷ gần đây trong sản xuất hàng may mặc toàn cầu cũng như
các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng mới, công nghệ cao đang buộc các nhà bán lẻ phải
tìm nguồn cung ứng từ các “cụm” địa phương gồm các DN và các tổ chức có liên quan
với nhau. Các cụm liên kết sản xuất có vai trị then chốt trong ngành may mặc tồn cầu,
hỗ trợ lý thuyết tích hợp của MSX tồn cầu. Các cơng ty địa phương có lợi nhuận thấp
có thể tham gia, nâng cấp và nắm bắt giá trị trong MSX dệt may toàn cầu bằng quá trình
xây dựng năng lực của các DN địa phương, cụ thể là nâng cấp năng lực công nghệ
(Zhang và cộng sự, 2016; Jairi & Nolintha, 2016; Whitfield & Staritz, 2021). Bằng cách
tận dụng các hỗ trợ từ thể chế, chính sách ưu đãi và tài sản của địa phương và khu vực,
các cơng ty địa phương có thể xây dựng năng lực công nghệ. Khi đã đạt được sự nâng
cấp đáng kể về cơng nghệ, thì cường độ xuất khẩu tăng lên, thể hiện hiệu quả hoạt động
của công ty cũng như khả năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu.
Một vấn đề nổi cộm của các DN ở các nước đang phát triển là khi tham gia vào
MSX dệt may toàn cầu phải gắn với trách nhiệm xã hội (Arnold & Shih, 2010; Bartley
& Egels-Zanden, 2015; Mulubiran, 2016; Smith, 2018; Alamgir & Banerjee, 2019;
Arnold, 2021). Mạng lưới sản xuất toàn cầu đã áp dụng các cam kết trách nhiệm xã hội
DN tự nguyện như quy tắc ứng xử. Mặc dù đa số các nghiên cứu đều hy vọng mối liên
hệ giữa nâng cấp kinh tế và nâng cấp xã hội là tuyến tính khi các DN tham gia MSX
toàn cầu. Tuy nhiên, các yêu cầu thương mại trái ngược nhau của người mua toàn cầu
về thời gian giao hàng nhanh, giá thấp hơn, đồng thời sản phẩm chất lượng hơn đã làm
tăng cường độ làm việc, tăng thời gian làm thêm giờ, siết chặt mức lương của người lao
động, là rào cản đối với nỗ lực cải thiện nâng cấp xã hội (Arnold, 2021). Từ đó cho thấy
vai trị trung tâm của các liên đồn lao động và khung pháp lý của quốc gia đối với người
lao động trong việc tạo điều kiện nâng cao trình độ xã hội của người lao động với đáp
ứng các điều kiện thể chế nhất định. Do đó, nâng cấp về kinh tế không đồng nghĩa với
nâng cấp về xã hội như lý thuyết kinh tế tân cổ điển khẳng định. Thay vào đó, nó phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố thể chế liên quan đến sự tương tác giữa tư bản, nhà nước và

lao động (Mulubiran, 2016).


11
Trong MSX tồn cầu khơng thể khơng nhắc đến vai trị của các trung gian như
các trung gian tài chính, các công ty logistics, các tổ chức xã hội, nhà nước, các tổ chức
quốc tế... (Coe & Yeung, 2015; Munir và cộng sự, 2018). Các bên trung gian này góp
phần làm dịch chuyển các áp lực cạnh tranh, đưa ra những hướng đi khác nhau, đôi khi
trái ngược nhau, trong nỗ lực sắp xếp lại và ổn định MSX toàn cầu. Sự tham gia của các
trung gian này là yếu tố đặc trưng của MSX toàn cầu, đảm bảo cho các MSX tồn cầu
hoạt động.

1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào
MSX tồn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may
Các nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu được thực
hiện đa số dưới góc độ các rào cản mà các DN cần phải đối mặt và vượt qua để tham
gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Việc tham gia của các DN vào MSX toàn cầu phụ
thuộc vào bản chất liên kết của các cơng ty và vị trí của chúng trong mạng (OECD,
2019b). Chuyển đổi số đã làm giảm chi phí thương mại, tăng khả năng tham gia của các
DN vào thương mại tồn cầu. Tuy nhiên, chi phí và rào cản thương mại, khả năng tiếp
cận thông tin, công nghệ, tài chính và kết nối đều là những vấn đề cần giải quyết để tăng
khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN vừa và nhỏ. Khả năng tham gia MSX
toàn cầu ở các nghiên cứu trước được phân tích dưới cả góc độ chuỗi cung ứng tồn cầu
và hội nhập kinh tế khu vực.
Ấn bản đặc biệt số 41 của Tạp chí Kinh tế Đơng Nam Á vào tháng 04 năm 2017
đã công bố các nghiên cứu về sự tham gia của các DN vừa và nhỏ của các quốc gia
Đông Nam Á vào hội nhập kinh tế khu vực (Lee và cộng sự, 2017). Theo đó, các DN
của Lào (Kyophilavong, 2017) và Myanma (Bernhardt, 2017) đều chưa có mối liên kết
chặt chẽ với MSX khu vực và tồn cầu. Các cơng ty phải đối mặt với nhiều thách thức
như hạn chế về tiếp cận vốn và kỹ năng; hạn chế về nhân lực, công nghệ và khả năng

đổi mới yếu, và nhận thức thấp về động lực hội nhập khu vực. Các công ty gần như
không hiểu biết về liên kết kinh tế khu vực và tồn cầu, chính điều này đặt ra u cầu
đối với các nhà hoạch định chính sách về việc đào tạo về Hiệp định thương mại và MSX
toàn cầu cho các cơng ty xuất khẩu tiềm năng. Trong khi đó, hơn nửa số DN được khảo
sát của Campuchia đã biết về liên kết kinh tế khu vực Campuchia (Thangavelu, 2017).
Các công ty Campuchia đã tận dụng nguồn cung ứng đầu vào trung gian rẻ hơn từ các
nền kinh tế trong khu vực, sau đó xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang thị trường Hoa
Kỳ và châu Âu thông qua hệ thống ưu đãi chung. Liên kết kinh tế khu vực đã làm giảm
chi phí nhập khẩu và tăng cường khả năng tiếp cận các đầu vào trung gian. Các thành
viên được kết nối trong mạng cũng là thành viên của các hiệp hội kinh doanh và có
cường độ kỹ năng và năng lực cơng nghệ cao. Các DN có năng suất lao động cao, quy
mô DN lớn, khả năng tiếp cận mạng lưới kinh doanh và có hệ thống cơng nghệ thông


12
tin tốt cùng với kinh nghiệm ở nhiều thị trường xuất khẩu sẽ có nhiều khả năng tham
gia MSX tồn cầu.
Đối với các quốc gia khác như Philippines (Aldaba, 2017), Indonesia (Anas,
2017) và Thái Lan (Charoenrat, 2017) thì đều cho thấy mối tương quan đáng kể giữa MSX
toàn cầu và khả năng xuất nhập khẩu của DN. Các bài nghiên cứu đã xem xét mơi trường
khung chính sách mà các công ty hoạt động. Kết quả cho thấy rằng quyền sở hữu nước
ngồi đối với các DN địa phương có mục tiêu phù hợp có thể làm tăng khả năng tham
gia xuất khẩu của các DN sản xuất nhỏ. Tổng quan cho thấy các cơng trình nghiên
cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX tồn cầu khơng nhiều, chủ yếu chỉ
được phân tích về mặt rào cản tham gia hoặc các yếu tố cần thiết để tham gia vào
MSX tồn cầu.

1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tham gia vào MSX tồn cầu của DN
Có nhiều nghiên cứu về các mơ hình và yếu tố ảnh hưởng đến tham gia vào MSX

toàn cầu. Về cơ bản, các nghiên cứu ở cấp độ DN thường được thực hiện ở một nhóm
quốc gia hoặc một quốc gia cụ thể, có số lượng khơng nhiều. Chủ yếu các cơng trình
nghiên cứu được tiến hành đối với nhóm DN vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển
(Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan &
Wignaraja, 2015, World Bank, 2016, Urata & Baek, 2021). Đối với nhóm các yếu tố
ảnh hưởng đến tham gia của các DN vào MSX tồn cầu, có hai luồng nghiên cứu chính.
Luồng nghiên cứu thứ nhất cho rằng có hai nhóm yếu tố tác động là nhóm yếu tố bên
trong DN và nhóm yếu tố bên ngoài DN (Urata & Baek, 2021), (World Bank, 2016).
Yếu tố bên trong DN bao gồm năng suất lao động, quy mơ DN, sở hữu nước ngồi và
năng lực cơng nghệ. Yếu tố bên ngồi DN gồm việc mở cửa dòng vốn FDI và thương
mại, cơ sở hạ tầng, logistics và chính sách của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu khuyến
nghị các chính phủ cần đảm bảo chất lượng của cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Cơ sở hạ
tầng mềm bao gồm hệ thống giáo dục và luật pháp, và cơ sở hạ tầng cứng bao gồm hệ
thống giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, các tác giả này cũng khuyến nghị các
chính phủ thiết lập một môi trường thương mại và FDI cởi mở bằng cách theo đuổi các
chính sách tự do hóa. Riêng với nghiên cứu của World Bank (2016) đã phát hiện ra rằng
nhiều DN vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu gián tiếp bằng cách cung cấp các bộ phận cho
các công ty lớn, sau đó các cơng ty lớn này sẽ sản xuất và xuất khẩu thành phẩm, cũng
được coi là đã tham gia vào MSX toàn cầu. Ngoài các yếu tố bên trong và bên ngoài tác
động như trên, các nghiên cứu còn đưa ra các rào cản khiến cho các DN khơng thể tham
gia vào MSX tồn cầu. Các rào cản như hạn chế về vốn, không đáp ứng được yêu cầu
về tiêu chuẩn kỹ thuật và số lượng của hàng hóa, thiếu lao động và nhà quản lý, thiếu


13
tiếp cận về cơng nghệ, tài chính và thơng tin thị trường, chi phí vận tải và giao nhận cao,
cơ sở hạ tầng không đồng bộ và sự bất định của chính sách.
Luồng nghiên cứu thứ hai là chỉ phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong của DN
ảnh hưởng đến tham gia của các DN vào MSX toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010;
Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013; Arudchelvan & Wignaraja, 2015; Lu và cộng sự,

2018). Harvie và cộng sự (2010) chỉ ra rằng một công ty tham gia vào MSX tồn cầu
nếu cơng ty đó thỏa mãn hai điều kiện: (1) công ty cung cấp cho bất kỳ khâu nào trong
chuỗi cung ứng; và (2) công ty nhập khẩu đầu vào hoặc xuất khẩu đầu ra. Trong khi đó
Wignaraja (2013) thì cho rằng DN chỉ cần thực hiện bất kể hoạt động nào của MSX như
xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu gián tiếp là đã tham gia vào MSX toàn cầu. Với hai
cách tiếp cận như trên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng suất lao động, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài, năng lực tiếp cận tài chính, năng lực cơng nghệ, nỗ lực đổi mới là những
yếu tố quan trọng của DN ảnh hưởng đến sự tham gia của DN vừa và nhỏ vào MSX.
Điều thú vị là số năm hoạt động của DN trong ngành khơng phải là yếu tố có ảnh hưởng
đến sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu (Wignaraja G. , 2013). Ở một nghiên
cứu khác, quy mô DN cũng không phải là một yếu tố quan trọng đối với các DN khi
tham gia vào MSX toàn cầu nhưng các DN chỉ thực sự khai thác khả năng cạnh tranh từ
quy mơ kinh tế khi họ có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất (Harvie và cộng sự, 2010).
Cụ thể về tham gia của các DN vừa và nhỏ khu vực ASEAN vào MSX toàn cầu
và các yếu tố tác động đến tham gia vào MSX toàn cầu của các DN khu vực này có
nghiên cứu của Wignaraja (2012, 2013) và Gonzalez (2017). Các nghiên cứu đã đưa ra
một số đề xuất nhằm giải quyết các hạn chế về chính sách và nguồn cung cịn lại có thể
giúp các DN vừa và nhỏ ASEAN tham gia nhiều hơn vào mạng lưới sản xuất. Gonzlez
(2017) cho rằng các DN vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN có xu hướng sử dụng ít giá
trị gia tăng của nước ngồi hơn so với các DN lớn khi xuất khẩu. Họ có tỷ lệ tham gia
ngược dòng thấp hơn. Các DN vừa và nhỏ trong khu vực chun mơn hóa hơn các DN
lớn trong việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm trung gian được giao dịch trong chuỗi
giá trị toàn cầu, vì vậy, họ có tỷ lệ tham gia xi dịng cao hơn. Yếu tố quan trọng của
quá trình quốc tế hóa DN vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN là thông qua xuất khẩu
gián tiếp, hoặc bán các sản phẩm trung gian cho các công ty trong nước hoặc công ty đa
quốc gia lớn hơn trong lãnh thổ nội địa, sau đó xuất khẩu.
Ngồi khu vực ASEAN, ADB (2015) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tham
gia của các DN vừa và nhỏ vào MSX toàn cầu ở bốn quốc gia Kazakhstan, Papua New
Guinea, Philippines và Sri Lanka. Nghiên cứu cho thấy rằng khả năng cạnh tranh và kết
nối là hai yếu tố chính để tham gia thành cơng vào các MSX tồn cầu. Nghiên cứu xác

định rõ hơn sáu yếu tố thành công cụ thể: (1) chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ; (2)
lao động có kỹ năng; (3) quan hệ với khách hàng; (4) tham vọng của chủ DN; (5) trình


×