Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.33 KB, 1 trang )
Phê phán hiện thực
- Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc
sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con
người Việt Nam.
- Cảm hứng phê phán, lên án những thói sống xa hoa và sự suy đồi nghiêm trọng của con
người về đạo đức.
- Bộ phận văn học chữ Hán
+ Trong những tác phẩm văn xuôi viết theo thể kí, bộ mặt của xã hội, của giai cấp thống trị
được dựng lên khá đậm nét
- Nội dung chủ yếu của khuynh hướng này vẫn là khẳng định cuộc sống, khẳng định con
người, mà tiêu biểu hơn cả là sự khẳng định công đức của vua Quang Trung trong sự nghiệp
chống giặc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Một số tác phẩm khác lại thể hiện
lịng u nước, u dân tộc
Ví dụ: Tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của
Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất
công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần.
Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.
Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là lời tố cáo, lên án và khinh bỉ những
kẻ buôn người nắm quyền trong xã hội thối nát xưa
“Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
Mối rằng: Giá đáng nghìn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.”
Mã Giám Sinh mang đậm nét đặc trưng của hạng con buôn hèn mọn. Hắn
sống bám vào các kĩ viện. Tiền của hắn có được là từ việc lừa các cô gái
lương thiện vào chốn thanh lâu.