Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề 1 trình bày quy định của pháp luật tố tụng hình sự việt nam hiện hành về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành qua một số vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.94 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---o0o--BÀI TẬP CÁ NHÂN MƠN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Họ và tên: Hồng Minh Hòa
Mã sinh viên: 20A52010123
Ngày sinh: 23/10/2002
Ngành: Luật Quốc Tế

Đề 1: Trình bày quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về
khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, những kết quả đạt được và hạn chế, bất
cập trong thực tiễn thi hành qua một số vụ án hình sự cụ thể và giải pháp hoàn
thiện pháp luật.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình TTHS. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xác
định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay khơng để từ đó tạo cơ sở
cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Có
thể nói khởi tố vụ án hình sự khơng chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai
đoạn khởi động và có tính định hướng cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo
mà cịn có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm
khiến cho mọi tội phạm đều bị phát hiện và được xử lý nghiêm minh. Để
đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự địi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm
quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Trong
TTHS, người bị hại đóng vai trị quan trọng trong thành phần những người
tham gia tố tụng. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại
khi tham gia TTHS là một yêu cầu đang được đặt ra. Chính vì vậy pháp luật


tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại, dành cho bị hại được lựa chọn cách thức bắt đầu và chấm
dứt tố tụng bằng quy định “Quyền yêu cầu khởi tố VAHS theo yêu cầu của
bị hại”. Tuy nhiên thực hiện các quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của bị hại trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế.
Việc nhận thức và thực hiện chưa thống nhất các nội dung trên làm cho
pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị hại. Do đó, để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 1: “Trình
bày quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về khởi tố
vụ án theo yêu cầu của bị hại, những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập
trong thực tiễn thi hành qua một số vụ án hình sự cụ thể và giải pháp hoàn
thiện pháp luật.” để làm bài tập giữa học phần mơn Luật tố tụng hình sự.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại
1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong Luật tố
tụng hình sự Việt Nam
1.1 Khái niệm về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự xác
định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế có dấu hiệu tội phạm cần phải
được giải quyết theo trình tự TTHS và tham gia tố tụng. Giai đoạn trước là tiền
đề để thực hiện nhiệm vụ cho giai đoạn sau và giai đoạn sau kiểm tả tính đúng
đắn của giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn có những chủ thể khác nhau nhưng đều
hướng đến mục tiêu chung là làm sáng tỏ tính khách quan của vụ án.
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền
tiếp cận thơng nhận thơng tin về một sự việc có dấu hiệu tội phạm và kết thúc
vào thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tiến hành khởi tố hay


khơng khởi tố vụ án hình sự khi khơng có dấu hiệu tội phạm. Quyết định khởi
tố vụ án hình sự là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án, mở ra giai

đoạn điều tra.
Như vậy, có thể hiểu “khởi tố vụ án hình sự” là một giai đoạn của quá trình tố
tụng. Và theo giáo trình của Đại học Luật Hà Nội năm 2021 quy định thì:
“Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của q trình tố tụng hình sự,
trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay khơng có dấu
hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ
án”.
Tuy nhiên thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Theo GS.
TSKH Lê Cảm thì “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên
mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự để xác định việc có hay khơng các dấu hiệu của
tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện đồng thời ban hành
quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.”
Như vậy ta thấy nhà làm luật đã tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội
thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế
việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần
thiết có thể có đối với người bị hại.
1.2 Khái niệm về bị hại
Theo Khoản 1 điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định thì “Người bị hại là người
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”, tuy nhiên quy
định này vẫn còn một số điểm hạn chế là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và chưa có
sự thống nhất với nhau. Ví dụ như nếu người đó bị thiệt hại gián tiếp hoặc
người bị hại là tổ chức thì sao? Do vậy, mà tại điều 62 Khoản 1 BLTTHS 2015
đã có những điểm mới quy định về người bị hại như sau: “Bị hại là cá nhân
trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị
thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa định nghĩa thì “Người bị hại là người về thể
chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là
thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài
sản chứ không thể là pháp nhân.”

Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về bị hại. Vậy bị hại có thể được xem
là cơ quan, tổ chức hay không? Vấn đề này thì Điều 62 BLTTHS 2015 đã quy
định rất cụ thể đó là bị hại là cá nhân chứ khơng thể nào là cơ quan, tổ chức.
2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về khởi tố
vụ án theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu
của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại
mới được khởi tố vụ án, nếu khơng việc khởi tố này là trái pháp luật. Vì thế mà
để hạn chế những trường hợp khi có tội phạm xảy ra, việc khởi tố có thể gây


thêm tổn thất cho bị hại thì pháp luật đã quy định trường hợp khởi tố khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho bị hại được tự do lựa
chọn cách giải quyết hoặc yêu cầu pháp luật can thiệp. Pháp luật cho phép sự
thể hiện ý chí của bị hại trong việc tự giải quyết các sự việc gây thiệt hại cho
chính mình, tuy nhiên nó phải nằm trong một giới hạn nhất định mà xã hội,
cộng đồng có thể chấp nhận và không trái với quy định của pháp luật.
Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội
phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu
của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. So với quy định tại Điều
105 BLTTHS năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại, quy định này có điểm mới là bổ sung thêm trường hợp cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội là một trong những tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Đồng thời, sửa đổi phạm vi về quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại. Nếu khoản
2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định người bị hại được rút yêu cầu khởi tố
vụ án trước ngày mở phiên tịa sơ thẩm thì khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm
2015 không giới hạn thời điểm bị hại rút yêu cầu khởi tố, mà chỉ quy định

“trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình
chỉ”.
II. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành
qua một số vụ án hình sự cụ thể và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn thi hành qua một số vụ án
hình sự
2. Những điểm bất cập và hạn chế trong thực tiễn thi hành qua một số vụ
án hình sự cụ thể
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là một trong những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại. Tuy nhiên, trong
thực tiễn thi hành quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật.
Trong thực tế, có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu
trách nhiệm người thực hiện hành vi phạm tội có thể gây thêm những tổn thất
khác cho bị hại so với việc không khởi tố vụ án hình sự như: Gây thêm những
tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của bị hại, phá vỡ sự tha thứ, hòa giải
và thỏa thuận bồi thường giữa các bên... Ví dụ như trong vụ án: Cháu T (17
tuổi) ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bị Phan Văn K hiếp
dâm, sau khi vụ việc xảy ra bố cháu T là ông Nguyễn Văn N có đơn yêu cầu
khởi tố vụ án, CQĐT đã khởi tố vụ án, sau đó gia đình K thỏa thuận bồi thường
với ông N là 50 triệu đồng, ông N đồng ý rút đơn, nhưng vợ ông N là bà Ma
Thị P (mẹ cháu T) không đồng ý rút đơn yêu cầu. Vụ án này Viện kiểm sát
huyện Phú Lương đã phải thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên
xin ý kiến, Viện kiểm sát tỉnh hướng dẫn chấp nhận rút đơn của ông N và chỉ


đạo đình chỉ vụ án vì cho rằng ơng N là người đã thỏa mãn quy định “người đã
yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố”.
- Thứ nhất, chưa quy định về nội dung, hình thức yêu cầu khởi tố vụ án
hình sự

- Thứ hai, đơn tố cáo, tố giác tội phạm có phải là yêu cầu khởi tố hay
khơng thì luật chưa quy định rõ ràng
- Thứ ba, khó khăn trong áp dụng quy định về thay đổi quyết định khởi tố
- Thứ tư, quyền rút yêu cầu và hậu quả của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án
của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ trong đó việc quy định
hình thức rút u cầu của người bị hại và đại diện của họ chưa được
pháp luật quy định
- Thứ năm, vướng mắc trong nhận thức về chủ thể có quyền được quyền
yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Ví dụ như trong vụ án sau: Cháu Nguyễn
Minh T (17 tuổi) là học sinh lớp 12a1 trường THPT Lê Hồng Phong, thị
xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mâu thuẫn với bạn cùng lớp bị Lê Xuân
Q dùng gậy vụt gãy 2 xương sườn chọc phổi, Kết quả giám định xác
định tổn hại 27% sức khỏe. Bố của cháu T là ơng M có đơn yêu cầu khởi
tố vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn xét xử cháu T
đã tròn 18 tuổi, khi triệu tập tham gia phiên Tòa, Tịa án thị xã Phổ n
đã mời cả ơng M và cháu T tham gia phiên tịa (ơng M là đại diện của
người bị hại, cháu T là người bị hại) trong vụ án.
Việc xác định tư cách người bị hại trong vụ án trên là không đúng quy
định của pháp luật tố tụng hình sự. Vì cháu Nguyễn Minh T là người bị
hại khi tham gia phiên tòa sơ thẩm thì T đã thành niên do đó khơng cịn
u cầu người đại diện theo BLTTHS.
Ngoài ra, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam là ngun
tắc cơng tố, quy định mang tính chất tư tố chưa thật sự được đề cao. Mặc dù
BLTTHS năm 2015 đã có những bổ sung thêm những quy định về khởi tố
vụ án theo yêu cầu của bị hại, tuy nhiên cũng chỉ được ghi nhận ở mức độ
và trong phạm vi nhất định. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các nhà làm luật
cần phải cập nhật những vấn đề thực tiễn để bổ sung, thay đổi vào BLTTHS
những nội dung, quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhằm tháo gỡ
những vướng mắc trên; từ đó nhận thức, đánh giá đúng những giá trị của
quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhằm giảm bớt thời gian, chi

phí tố tụng, tránh làm cho bị hại phải gánh chịu thêm những thiệt hại về tinh
thần, uy tín, danh dự do việc khởi tố vụ án gây ra mà vẫn đạt được mục đích
cuối cùng của pháp luật hình sự là giáo dục người phạm tội./.
3. Giải pháp hoàn thiện


C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng hình sự - Đại học Luật Hà Nội năm 2021
2. />3. />4. />5. />6. />


×