Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề số 15 lượng giá trị của hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng, ý nghĩa nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.69 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---o0o---

BÀI TẬP NHĨM MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LENIN

NHĨM 3
Lớp: Luật Quốc Tế
Đề số 15: Lượng giá trị của hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng, Ý nghĩa
nghiên cứu
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021

1


MỤC LỤC

A.

Đặt vấn đề:

4

B.

Giải quyết vấn đề:

5

I. Lý luận chung về giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
đến hàng hóa.


5
1.

Lý luận chung về giá trị của hàng hóa

5

2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng hóa.

6

2.1 Năng suất lao động.

7

2.2 Mức độ phức tạp của lao động.

9

2.3 Cường độ lao động:
II.

10

Ý nghĩa nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa

1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là gì?


11
11

2. Liên hệ thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay cần làm gì để giảm
lượng giá trị hàng hóa?
11
III. Kết luận

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

13


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
1. Lê Thị Hải Hà
2. Nguyễn Thuý Hiền
3. Nguyễn Thị Mỹ Hảo
4. Đỗ Trọng Đạt
5. Đỗ Văn Đạt
6. Nguyễn Thành Đạt
7. Đỗ Thế Hòa
8. Hoàng Minh Hịa ( Trưởng nhóm )
9. Phạm Thu Hiền
10. Nguyễn Văn Hiển

3



A. Đặt vấn đề:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất
định nào đó của con người thơng qua hoạt động trao đổi, mua bán. Tìm hiểu
về hàng hóa, bên cạnh điều kiện ra đời, tồn tại và đặc trưng cơ bản của sản
xuất hàng hóa và các thuộc tính của nó chúng ta cũng cần quan tâm đến giá
trị hàng hóa. Đặc biệt, nắm vững những lý luận về lượng giá trị hàng hóa có
vai trị quan trọng trong việc góp phần vận dụng một cách hiệu quả vào quá
trình nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trị của các doanh nghiệp trên thị
trường nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ góc độ lý luận của C. Mác về
lượng giá trị của hàng hóa, ta có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam
đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường
có điều tiết. Nắm bắt được lý luận của C. Mác về lượng giá trị của hàng hóa
sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra những giải pháp nhằm tăng chất
lượng của sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm làm ra, nói cách khác là tăng
năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm.
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa có ý nghĩa quan trọng cà cấp thiết. Nghiên cứu lượng giá trị
hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến nó mang lại ý nghĩa thiết thực cả về
phương diện lý luận và giá trị thực tiễn. Do vậy, để hiểu sâu hơn về vấn đề
này, sau đây nhóm em xin chọn đề tài số 15: “ Lượng giá trị của hàng hóa,
các nhân tố ảnh hưởng, Ý nghĩa nghiên cứu” làm bài tập nhóm mơn Kinh
tế chính trị Mác- Lenin.
B. Giải quyết vấn đề:
I.
Lý luận chung về giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh
hưởng đến hàng hóa.
1. Lý luận chung về giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của
hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động. Ở
đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau
của con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người…, nó
có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình…, do đó để sản xuất
ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình
cần thiết hoặc “ thời gian lao động xã hội cần thiết”. Điều đó cũng có
4


nghĩa là, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa,
nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác
nhau. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa khơng phải do mức hao phí
lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội
cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã
hội với trình độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình
và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao
động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất
ra hàng hóa. Thơng thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với
thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản
xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì
trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện
trang bị kỹ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác
nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian

lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của
hàng hóa cũng sẽ thay đổi.
Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng
giá trị của hàng hóa ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ khơng phải
là giá trị cá biệt của hàng hóa.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng hóa.
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của
hàng hóa cũng là một đại lượng khơng cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của
hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:
2.1 Năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số
lượng sản phấm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời
gian cần thiết đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

5


Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao
động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi khơng phải theo giá trị
cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến
giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng
ít. Ngược lại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn
vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận
với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng
năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo
của người lao động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả
của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, tác động theo chiều
THUẬN đến năng suất lao động:
▪ Một: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
▪ Hai: Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ
ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất.
▪ Ba: Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
▪ Bốn: Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
▪ Năm: Các điều kiện tự nhiên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối
với lượng giá trị hàng hóa. Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ
khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Vì vậy, khi
cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn
vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên
tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì khơng đổi. Xét
về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao
động.
6


Tóm lại: Khi tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay
năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Ví dụ: Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ áo quần may bằng máy
(cho thấy ta có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)
Hay ta thấy: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có
tổng giá trị là 60 USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng

suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2
USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30
sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày vẫn là 60 USD.
Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ
nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là
22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.
Kết luận: Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ NGHỊCH
đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng khơng tác động đến tổng
lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị
thời gian.
Liên hệ: Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất.
Để cạnh tranh về giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao
động cá biệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá
xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó > giá cả bán hàng hóa có thể rẻ
hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn.
2.2 Mức độ phức tạp của lao động.
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá
trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động
thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả
năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động
đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên mơn lành nghề
mới có thể tiến hành được.
Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một
vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất
cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?
7


C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra

nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao
động giản đơn, có nghĩa là bất kỳ một người bình thường nào, khơng phải
trải qua đào tạo, khơng cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được.
Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp địi hỏi
phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề. Vì vậy, trong
cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được
nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động
giản đơn được nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn
tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo
ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao
động giản đơn trung bình.
Ví dụ: Cơng ty trước đó sản xuất cần 4h/sp và sau khi tăng năng suất lao
động thì chỉ cần 2h/sp.
⇨ Để tăng năng suất lao động thì ta có thể :
● Áp dụng kĩ thuật cơng nghệ mới
● Nâng cao trình độ người lao động
● Tổ chức, quản lý lao động khoa học
● Thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất
Ví dụ : Người nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu họach gạo
(thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất).
C.Mác viết: “Lao động phức tạp… chỉ là lao động giản đơn được nâng lên
lũy thừa, hay nói cho đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên…”.
Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội
cần thiết, giản đơn trung bình.
2.3 Cường độ lao động:
- Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao
động trong một đơn vị thời gian, được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn
vị thời gian.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ
hao phí lao động tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn

8


vị thời gian tăng ĐỒNG THỜI với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên
lượng hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hố khơng đổi > lượng
giá trị của một đơn vị hàng hoá khơng đổi.
-

-

Ví dụ:
Kết luận: Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động KHÔNG tác
động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng nó tác động
theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản
xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
Liên hệ: Trong thực tế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, việc các
nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động đối với người làm thuê
(trong khi không trả công tương xứng) không nhằm làm giảm lượng
giá trị của 1 đơn vị hàng hố, khơng tạo ra khả năng cạnh tranh về giá
mà là nhằm tăng mức độ bóc lột lao động làm thuê.

+ Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:
-

Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.

-

Trình độ tổ chức quản lý.


-

Quy mơ và hiệu suất của tư liệu sản xuất.

II.

Ý nghĩa nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là gì?

Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết. Trước hết, nghiên
cứu lượng giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra.
Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: “ Thời gian lao động
xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo
lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao
hơn
của
hàng
hóa
nào.
Thứ 2, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động
đến nó, từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất
lao động, đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục
chất xám… mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh
tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà làm kinh tế ln hướng
tới
nhằm
đạt
được
lợi
nhuận

siêu
ngạch.
Thứ 3, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động
giản đơn trong cùng một đơn vị thời gianlao động như nhau. Vì thế các nhà
làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp
9


đòi hỏi nhiều chất xám. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ
cơng nhân, nâng cao tay nghề và áp dungj những biện pháp tiên tiến.
2. Liên hệ thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay cần làm gì để giảm
lượng giá trị hàng hóa?
Đối với Việt Nam, đi lên từ một nước nông nghiệp, với những tập quán
canh tác nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại cảu chiến tranh nên gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ năm 1986,
Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi mới đất nước và đạt
được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn cịn nhều khó khăn trong q
trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với cơng nghệ
đơn giản nên lượng giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng lại thấp,
không đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước. Ví dụ
như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết lớn,
nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp
trên thị trường thế giới. Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm
giảm lượng giá trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng
hóa.
Để giảm lượng giá trị hàng hóa thì nước ta cần phải chú trọng đầu tư
phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng suất lao động
bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại; đầu tư
đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, tiến tới xây dựng một
nền

kinh
tế
tri
thức.
Đồng thời với việc xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước cần kiên
quyết đẩy lùi những tệ nạn tham ô tham nhũng; cải cách hành chính thật
hiệu quả minh bạch; hạn chế những thủ tục rườm rà trong quản lý kinh
tế; đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế, khuyến khích đầu
tư các ngành kinh tế mũi nhọn, cơng nghệ cao.
III.

Kết luận

Hàng hóa hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng có thể ở dạng
hữu hình hoặc vô hinh. Cùng với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại hàng hóa đã biến tưởng vơ cùng đa dạng. Vì vậy, việc nghiên cứu
lượng giá trị hàng hóa giúp đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh cho hàng hóa. Mục đích chính của bất kể nền kinh tế nào cuối
cùng cũng là sản xuất ra hàng hỏa đáp ứng nhu cầu của con người, chính
vì thế hàng hóa có vai trị rất quan trọng, ngày càng được quan tâm phát
10


triển Quốc gia nào muốn trở thành cường quốc thì khơng chỉ chính trị, xã
hội vững mạnh mà cịn cần một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Và để
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì nền kinh tế ắt phải có năng lực cạnh
tranh Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất.
Để cạnh tranh về giá cả với nhà sản xuất khác thì các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh phải tăng năng suất lao động cả biệt vì nó làm giảm
lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hóa xuống thấp hơn lượng giá

trị xã hội của nó, giá cả của hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà
vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn. Trong thực tế sản xuất hàng
hóa TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động đối với
người làm thuê (trong khi không trả công tương xứng không nhằm làm
giảm lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, khơng tạo ra khả năng cạnh
tranh về giá mà là nhằm tăng mức độ bóc lột lao động làm thuê. Để giảm
lượng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần phải
chú trọng đầu tư phát triển những ngành lao động tri thức, nâng cao năng
suất lao động bằng cách áp dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện
đại, đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, tiến tới xây
dựng một nền kinh tế tri thức. Đồng thời với việc xây dựng và phát triển
kinh tế các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần kiên quyết đẩy lùi
những tệ nạn tham ô tham nhũng trong tổ chức, cải cách hành chinh thật
hiệu quả minh bạch, hạn chế những thủ tục rườm rà trong quản lý kinh
tế, đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế, chú trọng đầu tư
các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao.
Do kiến thức cịn hạn chế nên trong q trình làm bài khơng tránh khỏi
những sai sót. Trên đây là bài làm cũng như ý kiến cá nhân của nhóm em!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin – BGD&ĐT
2. />3. />4. />5. />
11


6. />7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản
của CNMLN (Dành cho sv đại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb.
CTQG ST, Hà Nội, 2009.
8. />

12



×