Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.7 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

SƠ YẾU LÝ LỊCH

1

MỤC LỤC

2

LỜI CẢM ƠN

3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4

1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
3. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
3.1. Thuận lợi
3.2. Khó khăn
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4
4
5


5
5
6

1. Tên đề tài
2. Các biện pháp thực hiện trong đề tài
3. Nội dung thực hiện các biện pháp

6
6
7

3.1 Biện pháp I: Tích cực tìm tòi, học hỏi, tự trau dồi kiến thức và tự
bồi dưỡng bản thân.
3.2. Biện pháp II: Hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học
bằng nguyên, phế liệu.
3.3 Biện pháp III: Hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi từ
những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm.

7
8
10

3.4. Biện pháp IV: Hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi ngoài tiết
học từ nguyên phế liệu.
3.5. Biện pháp V: Phối hợp với phụ huynh trong việc thu gom nguyên
phế liệu và hướng dẫn trẻ biết sử dụng nguyên phế liệu tự làm đồ dùng
đồ chơi khi ở nhà.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


13

1. Kết luận.

15

2. Khuyến nghị và đề xuất

16

1/19

14

15


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng giáo
dục đào tạo Huyện Thanh Oai, Tổ mầm non Huyện Thanh Oai, Ban giám hiệu,
giáo viên trường Mầm non Mỹ Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp
đỡ cho tơi thực hiện đề tài kinh nghiệm này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kinh nghiệm
quý báu về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt là kinh nghiệm “Giúp
trẻ mẫu giáo bé lớp C2 hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc” trong trường
mầm non, để giúp tơi thực hiện và hồn thành tốt đề tài kinh nghiệm này.
Với khoảng thời gian ngắn ngủi, đề tài kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót và những mặt cịn hạn chế về cả nội dung
và hình thức. Vì vậy tơi rất mong muốn được đón nhận các ý kiến góp ý, bổ

sung của Ban giám hiệu, cùng các bạn bè đồng, để giúp tơi tiếp tục hồn thiện
mình và thực hiện tốt đề tài kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
bé lớp C2, trường mầm non Mỹ Hưng hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc”
trong năm học 2019 - 2020.
Xin trân trọng cảm ơn!

2/19


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đều biết, âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể
thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta
những giây phút thư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự
nhiên, quê hương, đất nước, con người.
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được
nghe tiếng ru à ơi của bà, của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ, trong sáng, luôn luôn
vui vẻ, cho nên việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là rất cần thiết đối với trẻ. Âm
nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua
âm nhạc trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin, thơng minh hơn. Âm nhạc cịn giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là
một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu
thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó cịn là
phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Có thể nói âm nhạc là một bộ
phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Mục tiêu của giáo dục âm nhạc trong trường mầm non, là giáo dục cho trẻ
lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc qua các hoạt động âm nhạc phong phú
như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt với trẻ 3 - 4 tuổi, âm

nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình
thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước
khởi đầu giúp trẻ biết biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Với mục tiêu trên, tơi ln mong muốn mình phải làm thế nào để trẻ học
thật tốt hoạt động âm nhạc, tôi đã khơng ngừng suy nghĩ, tìm tịi và sáng tạo để
tìm ra những biện pháp giảng dạy và môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Nhận
thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ như vậy, tôi đã đi sâu vào
nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé lớp C2 trường
mầm non Mỹ Hưng hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc” năm học 2019-2020.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé lớp C2 trường mầm non
Mỹ Hưng hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc” được thực hiện tại trường
mầm non Mỹ Hưng, Thanh Oai, Thành phố Hà Nội từ tháng 9/2019 đến hết
tháng 3/2020
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3-4 tuổi tại lớp C2 trường mầm non Mỹ Hưng.
3. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
3/19


Năm học 2019- 2020 được nhà trường phân công phụ trách lớp 3-4 tuổi
C2, tại khu Trung Tâm của trường. Tổng số học sinh trong lớp: 29 cháu, trong
đó có 16 cháu nam, 13 cháu nữ.
3.1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất của nhà trường được Thành phố Hà Nội quan tâm xây
dựng và trang bị cho các lớp học đầy đủ các loại đồ dùng trang thiết bị theo
hướng hiện đại.
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Thanh Oai cùng với sự
quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng
và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị

tương đối đầy đủ.Nhà trường có phịng học âm nhạc riêng cho trẻ hoạt động.
- Ban giám hiệu đã thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn và tạo điều kiện
cho tôi được tham dự các hoạt động chuyên đề âm nhạc.
- Bản thân là một giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn, u nghề
mến trẻ, có tâm huyết với ngành, luôn hăng say với công việc nhất là nghệ thuật
âm nhạc, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối đầy đủ, được sự tín
nhiệm của phụ huynh.
- Về phía phụ huynh: Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con
em và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục trẻ, nhiệt tình
tham gia đóng góp và ủng hộ ngun liệu, phế liệu để giáo viên cùng trẻ làm đồ
dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
- Về phía trẻ: Nhìn chung trẻ đi học chuyên cần, đều khỏe mạnh nhanh
nhẹn, tích cực tham gia vào các họat động của lớp, đặc biệt là hoạt động giáo
dục âm nhạc.
3.2. Khó khăn:
- Qua các buổi chuyên đề khối MGB năm nay có thay đổi một số hình
thức trong cách dạy trẻ 2019- 2020 bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, năng khiếu âm nhạc còn hạn chế, chưa
nắm bắt kỹ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp, chưa thường xuyên phát
huy được tính chủ động và sáng tạo của trẻ, chưa khơi dậy được sự ham mê,
hứng thú của trẻ, kỹ năng sử dụng đàn, hát chưa tốt, hình thức tổ chức chưa linh
hoạt, chưa phong phú, sáng tạo nên hiệu quả dạy trẻ hoạt động âm nhạc chưa
cao.
- Chưa tập trung dành nhiều thời gian để nghiên cứu về phương pháp tổ
chức hoạt động giáo dục âm nhạc để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Chưa
phối hợp tốt với phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên phế liệu để xây dựng môi
4/19


trường học tập cho trẻ, đặc biệt là góc hoạt động nghệ thuật của trẻ chưa phong

phú.
- Trong lớp vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ,
chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ ở
trường, nên chưa nhiệt tình ủng hộ nguyên phế liệu để giáo viên xây dựng góc
nghệ thuật cho trẻ.
- Số trẻ nam trong lớp đông hơn số trẻ nữ, số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ
là 14/29 cháu đạt tỷ lệ 48,2%, nên vào đầu năm học các cháu còn bỡ ngỡ và nhút
nhát, khả năng tiếp thu bài chậm, khơng hịa đồng cùng các bạn trong lớp, khơng
tích cực tham gia hoạt động âm nhạc cùng các bạn, do vậy việc tổ chức hoạt
động âm nhạc cho trẻ đối với bản thân cịn gặp khó khăn.
- Cháu Minh Huy, Tiến Đạt, Minh Châu... hát cịn ngọng, khơng rõ lời, hát
chưa đúng nhạc, chưa đúng giai điệu của bài hát, chưa có kỹ năng vận động
được các động tác minh họa.
Sau đây là kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi, cụ thể như sau:
T
Nội dung khảo sát
Kết quả
Số trẻ Tỉ lệ %
T
1
8/29 trẻ
27,5
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc
%
2
5/29 trẻ
17,2
Hát rõ lời, hát đúng nhạc, đúng giai điệu bài hát
%
3

6/29 trẻ
20,6
Trẻ có kỹ năng vận động theo nhạc
%
4
6/29 trẻ
20,6
Trẻ có kỹ năng cảm thụ âm nhạc
%
* Tóm lại: Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả khảo sát trên, tôi
nhận thấy muốn trẻ của lớp tôi hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc và
đạt hiệu quả cao, trước hết bản thân tôi cần phải tích cực nghiên cứu, tìm tịi
để tìm ra các biện pháp thực hiện hữu hiệu để giúp các cháu của lớp tôi hứng
thú tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Tên đề tài:
5/19


“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé lớp C2 trường mầm non Mỹ
Hưng hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc” năm học 2019 - 2020.
2. Các biện pháp thực hiện trong đề tài:
* Biện pháp 1: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm
nhạc để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
* Biện pháp 2: Tự rèn luyện kỹ năng ca hát, nắm chắc mục đích yêu
cầu từng loại hoạt động giáo dục âm nhạc để dạy trẻ hoạt động âm nhạc.
* Biện pháp 3: Lồng ghép hoạt động giáo dục âm nhạc thông qua các
hoạt động khác trong ngày.
* Biện pháp 4: Thiết kế các loại đồ dùng âm nhạc hấp dẫn, mới lạ từ

các nguồn nguyên phế liệu do cô giáo và các cháu tự sưu tầm, tự làm để giúp
trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
* Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ hứng thú với
hoạt động âm nhạc.
3. Nội dung thực hiện các biện pháp:
3.1. Biện pháp I: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc để giúp
trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Như chúng ta đều biết giáo dục âm nhạc là một hoạt động mang sắc
thái sôi động, vui tươi nhưng. Để gây được hứng thú cho trẻ trong suốt quá
trình hoạt động âm nhạc, cũng như hiệu quả giáo dục cao, cần đòi hỏi giáo
viên phải thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo, hợp
lý, theo hướng mở, có như vậy sẽ tạo cho trẻ phát huy tốt nhất khả năng sáng
tạo của mình, trẻ sẽ tự tin, thích thú hơn, tích cực, chủ động và mạnh dạn
hơn khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. Chính vì nhận thức được những
vấn đề trên, trong các giờ hoạt động âm nhạc của trẻ, tơi khơng bắt buộc trẻ
phải ngồi gị bó, mà tôi đã tạo cơ hội cho trẻ tự bộc lộ những cảm xúc và
cảm nhận về âm nhạc một cách tự nhiên, tự thể biểu hiện thái độ thích thú
của mình để hưởng ứng như: Giậm chân, vỗ tay, vẫy tay theo nhịp của bài
hát…
Với đặc điểm sinh lý của trẻ 3 tuổi, do cấu tạo các dây thanh quản của
trẻ mảnh và ngắn, khả năng lấy hơi vẫn còn rất yếu, do vậy tôi sẽ căn cứ vào
từng bài hát mà mình đã chọn dễ hay khó, dài hay ngắn và mức độ đã biết
của trẻ, để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy sao cho phù hợp.
6/19


Ví dụ: Với những bài hát dài và khó, khi dạy trẻ hát, trước tiên tôi cần
phải dạy trẻ thuộc lời bài hát, khi trẻ đã thuộc lời rồi, tôi tiếp tục dạy trẻ thể
hiện tình cảm, sắc thái của bài hát và cho trẻ luyện tập dưới các hình thức
biểu diễn như: Hát theo tổ, nhóm, song ca, tốp ca, hát to, hát nhỏ,…

Hoặc với dạng đề tài nội dung trọng tâm là dạy trẻ vận động theo nhạc,
khi dạy trẻ vận động, tôi không không dạy theo cách áp đặt vận động theo
cách của cô, mà luôn tạo cho trẻ có sự sáng tạo để kích thích và gây hứng
thú. Đồng thời gợi mở cho trẻ hiểu được ý nghĩa của từng động tác ứng với
lời của bài hát, tác dụng của hoạt động nghệ thuật, từ đó cho trẻ được luyện
tập và biểu diễn bằng tình cảm của mình.
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ, trước khi hướng dẫn trẻ
vận động theo cách của mình, tơi thường khuyến khích cho trẻ tự thể hiện sự
sáng tạo theo cách vận động của mình, sau đó tơi mới dạy trẻ vận động theo
cách của mình nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động minh họa bài hát “Cả nhà thương nhau”,
tôi đã cho trẻ tự thể hiện cách vận động của riêng mình cho cơ và các bạn
cùng xem, mục đích là để giúp trẻ được tự thể hiện, tự khẳng định khả năng
sáng tạo của mình trước bạn bè và cơ giáo, từ đó trẻ sẽ rất phấn khởi và tích
cực hơn trong hoạt động.
Trong thực tế, khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi thấy hoạt
động dạy trẻ gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát là rất khó khăn đối với trẻ
3 tuổi, trẻ thường khơng thích thú nhiều, nên khi dạy trẻ vận động gõ trẻ
khơng tập trung, thậm chí cịn có trẻ ngồi cầm phách nhưng khơng gõ. Vì
vậy khi lựa chọn bài hát dạy vận động gõ đệm, tôi luôn chú ý lựa chọn các
bài hát có nhịp, phách phát triển theo chu kì thuận lợi để dạy trẻ. Trước khi
dạy trẻ vận động, tôi cần phải làm mẫu cho trẻ xem thật chính xác, hướng
dẫn rõ ràng, dứt khốt, phân tích chậm từng tiếng gõ, cách gõ để trẻ có thể
gõ theo. Khi trẻ thực hiện gõ đệm tôi chọn dụng cụ gõ an tồn, có âm thanh
tốt và cho trẻ thực hiện gõ đệm theo các hình thức như: tổ, nhóm, tốp, cá
nhân. Lúc đầu trẻ cịn bỡ ngỡ tơi hướng dẫn trẻ gõ chậm, khi trẻ đã thực hiện
thành thạo rồi tôi mới cho trẻ thực hiện nhanh dần lên.
* Tóm lại: Với biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động âm
nhạc để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động mà tôi đã sử dụng để dạy trẻ,
tôi nhận thấy đa số trẻ của lớp tôi đều rất hứng thú, tích cực tham gia với các

hoạt động âm nhạc, trẻ thuộc bài hát rất nhanh, hát đúng giai điệu, nhịp điệu
7/19


của bài hát, đồng thời biết sử dụng nhạc cụ thành thạo, trẻ rất mạnh dạn, tự
tin biểu diễn trước lớp.
3.2. Biện pháp II: Tự rèn luyện kỹ năng ca hát, nắm chắc mục đích yêu
cầu từng loại hoạt động giáo dục âm nhạc để dạy trẻ hoạt động âm nhạc.
Trong chương trình giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non, có nhiều
dạng hoạt động khác nhau như: Ca hát - nghe nhạc - vận động theo nhạc - trò
chơi âm nhạc và tổ chức hoạt động tổng hợp nghệ thuật cho trẻ hoặc tổng
hợp các dạng hoạt động trên. Trong thực tế tôi tự xét thấy bản thân mình cịn
rất nhiều hạn chế về khả năng ca hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, cũng như
phương pháp truyền đạt kiến thức âm nhạc cho trẻ. Do đó, trước mỗi bài hát,
mỗi giờ hoạt động âm nhạc, tôi cần tập hát thành thạo chuẩn nhạc và giai
điệu của bài hát, nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy để nắm chắc mục đích yêu
cầu trọng tâm của hoạt động, để đề ra phương pháp tổ chức hoạt động sao
cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp và khả năng nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Với hoạt động âm nhạc có nội dung trọng tâm là dạy kỹ năng
ca hát, tơi cần nắm được mục đích u cầu của hoạt động này là: thuộc lời
bài hát, thể hiện tình cảm của bài hát, hát rõ lời hát, hát đúng giai điệu bài
hát...
Hay với những hoạt động âm nhạc có nội dung trọng tâm là dạy trẻ kỹ
năng vận động theo tiết tấu, thì mục đích u cầu mà tơi cần xác định rõ là:
trẻ phải hát trôi chảy, biết thể hiện tình cảm của bài hát, hứng thú thể hiện
với các hình thức vận động khác nhau theo tiết tấu kết hợp lời bài hát như
tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm, tiết tấu phối hợp.
Hoặc với những hoạt động âm nhạc có nội dung trọng tâm là nghe hát,
thì mục đích yêu cầu cần xác định rõ là: trẻ biết hưởng ứng, lắng nghe, thể
hiện tình cảm của mình khi nghe giai điệu, lời ca của bài hát.

Để giúp trẻ hứng thú và tích cực hưởng ứng tham gia hoạt động âm
nhạc do cô giáo tổ chức, điều trước tiên cô giáo phải hát đúng nhạc, đúng
giai điệu và có kỹ năng ca hát khi hát cho trẻ nghe. Trong thực tế đối với bản
thân tôi về khả năng ca hát và sử dụng đàn còn rất hạn chế, do vậy muốn
giúp trẻ lớp tôi hát đúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát và thu hút trẻ tham
gia hoạt động, bản thân tơi phải kiên trì tự tập luyện. Để có hơi dài khi hát
cho trẻ nghe, trước hết tơi phải luyện tập hít sâu, thở đều để khi hát không bị
hụt hơi, tiếp theo là phải luyện thanh. Tiếp theo tôi phải đi sâu vào nghiên
cứu bản nhạc, để nắm chắc được giai điệu, các dấu ngắt nghỉ, luyến láy... của
8/19


bài hát và điều quan trọng nhất là tôi cần phải xác định giọng cho phù hợp
với giọng của mình và trẻ khi hát. Muốn xác định được giọng, trước tiên tôi
căn cứ vào nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc và dấu hóa biểu của bản nhạc
đó, xem đầu khóa biểu là dấu thăng hay dấu giáng. Sau đó xác định nốt kết
của bản nhạc là kết ở nốt nào, bậc mấy của âm chủ, nếu là bậc 1 hoặc bậc 5
của âm chủ giọng trưởng thì đó là giọng trưởng, nếu của giọng thứ thì đó là
giọng thứ.
Trong thực tế, việc sử dụng đàn trong giờ âm nhạc của tơi cịn nhiều
hạn chế, để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc, ngoài việc đã
được nhà trường mời giáo viên chuyên nhạc về bồi dưỡng kỹ năng sử dụng
đàn tại trường, để có kỹ năng sử dụng đàn tốt hơn tôi thường xuyên học hỏi
kinh nghiệm đàn hát của đồng nghiệp, nhất là của giáo viên cùng trường,
mỗi tuần tôi giành thời gian để cùng luyện tập với giáo viên cùng khu một
lần.
Với trẻ 3 tuổi của lớp tôi sẽ hứng thú với các tác phẩm âm nhạc hơn
rất nhiều, nếu được nghe cô hát kết hợp với các điệu bộ minh họa. Vì vậy với
mỗi bài hát cho trẻ nghe, hay những bài hát dạy vận động minh họa, dạy
múa, tôi luôn nghiên cứu để lựa chọn các động tác minh họa sao cho phù hợp

với nội dung bài hát và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Với bài hát “Q mồng 8/3"- Tác giả: Hồng Long tơi cần giúp
trẻ thể hiện tình cảm, lịng biết ơn của mình đối với cô và mẹ và tôi đã sử
dụng những động tác nhún, nhảy, khoẻ khoắn, kết hợp với những động tác
mềm mại, uyển chuyển làm động tác cầm hoa bằng hai tay đá chéo chân
sang hai phía, sau đó chuyển tay đưa chếch lên cao sang một hướng, đến câu
cuối của bài hát “Quà mồng 8/3, quà mùng 8/3” tôi dạy trẻ đưa hai tay làm
động tác nhẹ nhàng cầm hoa trước ngực, rồi đưa hai tay ra phía trước, như
tặng hoa cho mẹ. Tôi quan sát thấy việc thể hiện động tác kết hợp sử dụng
hoa cho bài hát này rất phù hợp, làm cho bài hát hấp dẫn trẻ hơn và đồng
thời giúp cho trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của “Ngày phụ nữ Việt Nam rất sâu
sắc”.
Hay với bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” tơi cũng luôn chọn
những động tác vận động nhẹ nhàng, âu yếm, phù hợp với giai điệu bài hát,
để kích thích sự hứng thú cũng như cảm xúc của trẻ....
* Tóm lại: Với biện pháp tự rèn luyện kỹ năng ca hát, nắm chắc mục
đích yêu cầu từng loại hoạt động giáo dục âm nhạc để dạy trẻ hoạt động âm
9/19


nhạc mà tôi đã áp dụng, với sự nỗ lực quyết tâm thực hiện của bản thân, khơng
ngại khó, tích học tập nâng cao kỹ năng sư phạm cho bản thân, đặc biệt là
phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. Sau một thời gian tự rèn luyện
kỹ năng ca hát của bản thân, tơi tự thấy mình đã có nhiều tiến bộ: tơi đã có thể
hát và tự đánh đàn được khá nhiều bài hát khi dạy trẻ, khi xác định mục đích
yêu cầu của các bài dạy đã khơng cịn bị nhầm lẫn giữa kiến thức và kỹ năng
của hoạt động. Vì thế mà trong tất cả các hoạt động giáo dục âm nhạc của tôi ở
lớp, đa số trẻ của lớp tôi đều rất hứng thú, tự tin và tích cực tham gia hoạt động.
3.3. Biện pháp III: Lồng ghép hoạt động giáo dục âm nhạc thông
qua các hoạt động khác trong ngày.

Âm nhạc là món ăn tinh thần khơng thể thiếu được trong cuộc sống
hàng ngày của con người. Đối với trẻ mầm non, thì âm nhạc cịn giữ vai trị
đặc biệt quan trọng và luôn phải sử dụng đến trong tất cả các hoạt động của
trẻ hàng ngày ở trường, nếu chúng ta chỉ cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trong
các hoạt động học âm nhạc chính thì chưa đủ. Do vậy, để giúp trẻ có thêm kỹ
năng, tự tin và hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc, tôi đã tiến hành
cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên thông qua tất cả các hoạt
động trong ngày của trẻ ở lớp, mục đích là nhằm ơn luyện, củng cố và mở
rộng thêm kiến thức và kỹ năng âm nhạc khi tham gia hoạt động giáo dục âm
nhạc. Cụ thể tôi đã cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trong các hoạt động sau:
* Trong giờ đón trẻ: Để tạo khơng khí vui tươi, lơi cuốn trẻ khi đến
lớp, tôi chọn một số bài hát như: “Vui đến trường"- Lê Quốc Thắng; “Cháu
đi mẫu giáo"- Phan Minh Tuấn; “Cô và mẹ"- Phạm Tuyên; “Ở trường cô dạy
em thế"- nhạc nước ngoài, .... để hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xúm xít quanh
cơ và cùng hát với cơ. Ngồi ra để giúp cho trẻ được làm quen với bài hát
sắp học mà đa số trẻ chưa biết, tôi cũng đưa vào thời điểm này để hát cho trẻ
được nghe và làm quen trước
* Trong hoạt động thể dục sáng, thể dục giờ học: Muốn giúp trẻ được tiếp
xúc với âm nhạc, đồng thời kích thích trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào
hoạt động thể dục sáng, thể dục giờ học, mỗi tháng tôi đều kết hợp với giáo
viên các lớp trong khu lựa chọn các bài hát phù hợp các chủ đề sự kiện trong
tháng để đưa vào hoạt động. Mục đích là để giúp trẻ được cảm nhận giai điệu
của từng bài hát, được ôn luyện các bài hát đã được học, được làm quen với
các bài hát mà trẻ chưa thuộc và đặc biệt là giúp trẻ có cảm giác thoải mái,
hứng thú khi tham gia hoạt động cùng các bạn.
10/19


Khi lựa chọn các bài hát trong hoạt động thể dục, tôi luôn quan tâm và
chú ý để lựa chọn và thay đổi các bài hát sao cho phù hợp với từng giai đoạn

và từng hoạt động và phù hợp với các chủ đề sự kiện hàng tháng.
Ví dụ: Với phần khởi động tôi thường lựa chọn nhạc các bài hát có
tính chất vui tươi, nhưng nhẹ nhàng sao cho phù hợp với các động tác khởi
động. Đối với phần trọng động, để giúp trẻ tập đều và đúng động tác, tơi lựa
chọn nhạc các bài hát có dạng nhịp 2/4 để cho trẻ tập kết hợp, còn đối với
phần hồi tĩnh tơi thường chọn nhạc các bài hát có tính chất nhẹ nhàng, mềm
mại để trẻ cảm nhận và vận động theo.
* Trong các hoạt động học chính: Trước khi bước vào nội dung
chính của các tiết học, để tạo cho trẻ có một tâm trạng thật thoải mái trước
khi bước vào bài học, tôi đều chọn cho trẻ những bài hát sao cho phù hợp với
nội dung của bài sắp học, mục đích cũng là để dắt dẫn trẻ vào bài học một
cách tự tin, nhẹ nhàng và thoải mái. Hay để giúp trẻ bớt căng thẳng và mệt
mỏi trong giờ học, trước khi chuyển hoạt động trong giờ học, tôi cũng
thường cho trẻ đứng lên để vừa hát và vận động một bài hát nào đó từ 1- 2
lần, nhưng nội dung của bài hát đó cũng phải phù hợp với hoạt động mà trẻ
đang học, nhằm để tạo tâm thế thoải mái, bớt mỏi mệt trước khi trẻ bước vào
hoạt động tiếp theo. Hoặc khi kết thúc tiết học, tôi cũng thường cho trẻ hát
một bài phù hợp với bài đã học để kết thúc tiết học của trẻ một cách nhẹ
nhàng mà trẻ không thấy mệt mỏi.
* Trong giờ hoạt động góc: Tơi thường chọn những bài hát có tính
chất vui tươi, dí dỏm có nội dung về chủ đề chơi, để dắt dẫn trẻ vào hoạt
động chơi một cách vui vẻ và tích cực. Trong khi trẻ chơi, tôi luôn quan tâm
và chú ý đến góc hoạt động nghệ thuật, ở đó tơi thường hướng và gợi ý giúp
trẻ hát và vận động, nhằm để củng cố và ôn lại những bài hát đã được học
trong chương trình. * Trong giờ hoạt động ngồi trời: Đối với trẻ mầm non
hoạt động ngoài trời của trẻ cũng rất quan trọng, sau một thời gian tập trung
hoạt động trong giờ học chính, trẻ rất mỏi mêt. Do vậy trẻ được ra ngoài trời
hoạt động sẽ tạo cho trẻ bớt căng thẳng và đỡ mệt mỏi hơn. Trong khi cho trẻ
quan sát bầu trời, cảnh vật xung quanh tôi thường lồng ghép cho trẻ hát và
vận động một bài hát nào đó sao cho phù hợp với nội dung chuẩn bị cho trẻ

hoạt động và quan sát.
Ví dụ: Với hoạt động cho trẻ quan sát vườn hoa, trước và trong khi
quan sát tôi cho trẻ hát bài “Màu hoa”; “Ra chơi vườn hoa”, thông qua bài
11/19


hát để giáo dục cho trẻ biết bảo vệ vườn hoa, không hái hoa bẻ cành và thông
qua buổi hoạt động trẻ thêm yêu thích hoạt động âm nhạc hơn.
* Trước giờ ngủ trưa: Giúp trẻ đi vào giấc ngủ trưa một cách dễ dàng
và ngủ ngon, trước khi cho trẻ ngủ, tôi đều chọn những bài hát ru để hát cho
trẻ nghe. Tất cả những bài hát ru: “Cò lả”, “Ru con”, “Ru em”… khi tôi hát
cho trẻ nghe, đều đưa trẻ vào giấc ngủ nhẹ nhàng, êm ái. Thông qua các bài
hát ru mà tôi thường hát cho trẻ nghe trong các giờ ngủ của trẻ, đều giúp cho
trẻ cảm nhận được tình cảm của bà, của mẹ... đối với mình, đồng thời cịn
cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam, cái
hay, cái đẹp của âm nhạc, qua đó giúp trẻ khao khát muốn được thưởng thức,
muốn được hịa mình vào các tác phẩm âm nhạc.
* Trong giờ hoạt động chiều: Để trẻ hứng thú và thích tham gia vào
hoạt động âm nhạc do cô giáo tổ chức, một số buổi chiều trong tuần, tôi dành
thời gian cho trẻ ôn luyện một số bài hát đã học và cho trẻ làm quen với một
số bài hát mới hoặc có thể cho trẻ tự hoạt động âm nhạc theo ý thích. Đây là
thời gian để giúp trẻ củng cố lại những kiến thức âm nhạc, góp phần hình
thành cho trẻ kỹ năng hoạt động âm nhạc. Việc cho trẻ tự hoạt động âm nhạc
theo ý thích chính là hình thức hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích
cực và sáng tạo của trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, tôi
đã xây dựng kế hoạch giúp trẻ hứng thú hoạt động hơn.
Ngoài việc tạo trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc thông qua các hoạt
động khác trong ngày, tơi cịn lồng ghép nội dung giáo dục âm nhạc và tạo
hứng thú cho trẻ thông qua việc biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày
lễ kỷ niệm trong năm học như: Ngày hội bé đến trường, ngày 20/10, ngày

20/11, ngày 22/12, ngày tết cổ truyền của dân tộc, ngày 8/3, ngày 30/4, ngày
1/5....
* Tóm lại: Với hình thức lồng ghép nội dung giáo dục âm nhạc thông
qua các hoạt động khác trong ngày của trẻ mà tơi đã thực hiện, trẻ lớp tơi đều
rất thích thú và tích cực tham gia, từ đó kỹ năng cảm thụ âm nhạc của trẻ lớp
tôi cũng được nâng lên rõ rệt. Khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc tơi
thấy trẻ có kỹ năng hơn, hứng thú và tự tin hơn, khơng cịn e thẹn khi biểu
diễn trước đám đông.
3.4. Biện pháp IV: Thiết kế các loại đồ dùng âm nhạc hấp dẫn, mới lạ từ
các nguồn nguyên, phế liệu do cô giáo và các cháu tự sưu tầm, tự làm để
giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc.
12/19


Như chúng ta đều biết đối với trẻ mầm non, đồ dùng, đồ chơi là
phương tiện, là nhu cầu tự nhiên, cần thiết và không thể thiếu được trong
trường mầm non, nhất là đối với những đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Cùng với lời
ca, điệu múa, bản nhạc, thì đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, mới lạ sẽ là
phương tiện hỗ trợ hữu hiệu cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt
động âm nhạc cho trẻ. Trên thực tế tôi đã sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi:
Tranh, ảnh, nhạc cụ, mũ âm nhạc, đồ chơi... và lặp đi lặp lại nhiều lần ở
nhiều giờ giáo dục âm nhạc khác nhau, nên chưa gây được sự tị mị thích
thú cho trẻ.
Để giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc hơn, ngay từ
đầu năm học tôi đã suy nghĩ phải thiết kế được những mẫu đồ dùng, đồ chơi
âm nhạc lạ mắt, hấp dẫn trẻ để thu hút trẻ. Chính vì vậy từ những ngun vật
liệu sẵn có, dễ kiếm, dễ tìm do tôi tự sưu tầm, các cháu và phụ huynh mang
đến góp, tơi đã nghiên cứu để thiết kế ra các mẫu đồ dùng, đồ chơi, đồng
thời hướng dẫn trẻ cùng tôi tự tạo ra để phục vụ cho các hoạt động ở lớp của
trẻ, đặc biệt là đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.

Ví dụ: Tơi tận dụng xốp trải nền bỏ, xốp hạt, len, giấy bọc hoa, cước,
giấy đề can, hộp bánh kẹo, đũa, hột hạt, nút chai nước ngọt, muỗng sữa bột,
lõi cuộn chỉ, nút chai, thanh tre, vỏ hộp nến thơm, vỏ hộp sữa, cốc nhựa, sỏi,
khuy nhựa, cúc áo,... để hướng dẫn trẻ cùng tạo ra các mẫu đồ chơi phù hợp
với trẻ, với nội dung các bài hát, các trò chơi âm nhạc để trẻ được hoạt động.
Ngồi ra tơi cịn tận dụng các tấm nhựa trang trí cịn thừa, cắt thành hình các
loại nhạc cụ như: đàn đồ chơi các loại rồi dán trang trí cho trẻ biểu diễn, trẻ
vơ cùng thích thú.
Tất cả các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo trên, tôi đều hướng dẫn trẻ cách
sử dụng từng loại đồ dùng, để trẻ vừa hát vừa đệm theo nhịp điệu bài hát, tạo
thành những âm thanh to, nhỏ, âm thanh cao độ, âm thanh khác nhau giữa
các đồ vật khi hát và chơi trò chơi âm nhạc.
Để giáo dục trẻ biết giữ gìn và yêu quý sản phẩm của cô giáo và bản
thân trẻ đã tạo ra, đồng thời gây được ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, ngồi việc
tơi tự thiết kế đồ dùng cho trẻ hoạt động, tơi cịn khuyến khích trẻ cùng tham
ra để tạo ra các mẫu đồ dùng, đồ chơi tự tạo do chính bàn tay của trẻ đã thực
hiện. Tơi đã tổ chức cho trẻ cùng tham gia tìm kiếm nguyên vật liệu để làm
đồ dùng, đồ chơi cùng các cô và các bạn, tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện vào
giờ “Hoạt động tạo hình”, “Hoạt động góc"và “Hoạt động chiều”
13/19


* Tóm lại: Với biện pháp thiết kế các loại đồ dùng âm nhạc hấp dẫn, mới
lạ từ các nguồn nguyên, phế liệu do cô giáo và các cháu tự sưu tầm, tự làm để
giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc mà tôi thực hiện, đã giúp trẻ
của lớp tơi rất thích thú và tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động giáo dục
âm nhạc.
3.5. Biện pháp V: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ hứng thú với
hoạt động âm nhạc.
Với trẻ mầm non vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khơng chỉ đơn thuần

là công việc của người giáo viên mầm non, mà đó cũng là trách nhiệm của cả
phụ huynh và cộng đồng.
Để các nội dung giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên
dạy trẻ ở trường, thì việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên và phụ huynh
là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Để giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt
động giáo dục âm nhạc và có kỹ năng trẻ kỹ năng ca hát, ngay từ đầu năm
học tôi đã xây dựng kế hoạch để phối kết hợp với các bậc phụ huynh của lớp
trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu, đặc biệt là nội dung tạo hứng thú
cho trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. Hàng tháng trước khi thực
hiện các bài dạy, tôi liệt kê tất cả các bài hát sẽ dạy trẻ trong tháng để trao
đổi với phụ huynh, mục đích là để phụ huynh cùng phối hợp để dạy trẻ thuộc
lời ca. Tôi đã yêu cầu và vận động phụ huynh mua băng nhạc ca nhạc thiếu
nhi và thường xuyên mở cho trẻ nghe nhiều, nhằm cho trẻ được tiếp xúc với
các bài hát qua băng nhạc, giúp cho trẻ có kỹ năng nghe và cảm thụ giai điệu
của các tác phẩm âm nhạc.
Để giúp phụ huynh hiểu và nắm được phương pháp dạy trẻ khi ở nhà,
tơi cịn xây dựng tiết hoạt động âm nhạc ở lớp có sự tham gia của phụ huynh.
Mục đích tơi mời phụ huynh cùng tham gia là để phụ huynh được chứng
kiến các công việc giáo dục hàng ngày vất vả của giáo viên. Đồng thời hiểu
được thêm cách dạy trẻ ở nhà. Có như vậy thì phụ huynh mới hiểu, thơng
cảm, chia sẻ, tin tưởng và ủng hộ với cách giáo dục trẻ của giáo viên ở
trường, để họ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thực hiện được kế
hoạch giáo dục trẻ đã đề ra trong năm học. Điều tôi tâm đắc nhất là khi trẻ
được tham gia hoạt động cùng bố mẹ, người thân trẻ rất vui sướng và hạnh
phúc, khả năng tiếp thu hoạt động của trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Ngồi ra để xây dựng góc sáng tạo cho trẻ ở lớp, giúp cho trẻ có một
mơi trường học tập phong phú hơn, tơi cịn tích cực tun truyền, vận động
14/19



phụ huynh của lớp ủng hộ nguyên liệu, phế liệu và các loại đồ dùng, trang
phục... phục vụ cho hoạt động âm nhạc của lớp như: váy, áo, khăn, phách
gỗ... để cho trẻ biểu diễn.
* Tóm lại: Với ý tưởng trên, tơi đã được phụ huynh trong lớp rất nhiệt
tình ủng hộ, nhờ vậy mà trẻ của lớp tôi mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia các
hoạt động giáo dục âm nhạc, kỹ năng ca hát và cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng
tiến bộ hẳn lên. Đồng thời góc nghệ thuật của lớp cũng phong phú và có
thêm rất nhiều đồ dùng đồ chơi và các loại trang phục, phục vụ cho hoạt
động giáo dục âm nhạc ở lớp.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
- Nhờ sự nỗ lực của bản thân, với lịng u nghề, tích cực tìm tịi, học
hỏi về chun mơn nghiệp vụ, kết hợp với các biện pháp thực hiện khoa học
mà tôi đã thực hiện ở trên. Với đề tài kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp
trẻ mẫu giáo bé lớp C2, trường mầm non Mỹ Hưng hứng thú tham gia hoạt
động giáo dục âm nhạc"mà tôi đã lựa chọn để thực hiện trong năm học 2019
- 2020, tôi nhận thấy sau khi áp dụng các biện pháp và đi vào thực hiện, bản
thân tơi đã có được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trẻ, đặc biệt
là kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ và tơi tự thấy
mình trưởng thành hơn, tự tin hơn khi đứng trước trẻ để truyền thụ kiến thức.
- Trong khi thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc đã biết phát huy
tính chủ động và sáng tạo của trẻ, linh hoạt lồng ghép và tích hợp các nội
dung giáo dục âm nhạc vào trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Phương pháp dạy cũng mềm dẻo hơn và lơi cuốn trẻ, cách sử lý các tình
huống sư phạm cũng khéo néo hơn, kinh nghiệm trong việc xây dựng môi
trường học tập cho trẻ hoạt động cũng được nâng lên, đặc biệt là góc sáng
tạo của trẻ có rất nhiều sản phẩm mà trẻ đã tự tạo ra từ nguồn nguyên phế
liệu rất phong phú... và tôi đã thực sự yêu thích hoạt động giáo dục âm nhạc
hơn.
- Đối với trẻ của lớp tôi, các cháu đã rất hứng thú và tích cực tham gia

các hoạt động giáo dục âm nhạc, khả năng hát và cảm thụ âm nhạc của trẻ
phát triển tốt hơn. Sau đây là bảng so sánh kết quả khảo sát trước và sau khi
thực hiện đề tài kinh nghiệm:
Đầu năm
Cuối năm
Tăng
T
Nội dung
Số
Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số
Tăng
15/19


T
1

2

3
4

Trẻ hứng thú tham
gia các hoạt động âm
nhạc
Hát rõ lời, hát đúng
nhạc, đúng giai điệu
bài hát
Trẻ có kỹ năng vận
động theo nhạc

Trẻ có kỹ năng cảm
thụ âm nhạc

trẻ

%

8/29

27,5
%

5/29

6/29
6/29

%

lượng

27/29

93,1
%

19 trẻ

65,6
%


17,2
%

26/29

89,6
%

21 trẻ

72,4
%

20,6
%
20,6
%

27/29

93,1
%
89,6
%

21 trẻ

72,5
%

69%

26/29

20 trẻ

%

Về phía phụ huynh: Hầu hết phụ huynh trong lớp đều rất quan tâm,
tin tưởng vào kế hoạch giáo dục của giáo viên, thường xuyên theo sát các
hoạt động của giáo viên và con em họ ở lớp, chủ động phối hợp với giáo
viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở gia đình. Đồng
thời cịn tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ nguyên phế liệu và đồ dùng để
xây dựng môi trường học tập, góc sáng tạo và góc nghệ thuật cho trẻ ở lớp.
2. Khuyến nghị và đề xuất:
Để giúp cho bản thân tơi có thêm vốn kinh nghiệm trong việc tổ chức
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi và tiếp tục thực hiện cơng tác
chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao trong
những năm học tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng của phụ
huynh trong giai đoạn hiện nay. Bản thân tơi cần có những khuyến nghị và
đề xuất đối với các cấp lãnh đạo như sau:
- Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức tập
huấn cho đội ngũ giáo viên về chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm và
chuyên đề giáo dục âm nhạc, để giáo viên chúng tôi được học hỏi, chia sẻ và
có thêm kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm và thực hiện tốt chuyên đề giáo
dục âm nhạc cho bản thân.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, UBND Huyện Thanh oai tiếp tục
quan tâm chăm lo cho đời sống, tinh thần và vật chất cho đội ngũ giáo viên
để chúng tôi yên tâm công tác hơn.
Trên đây là đề tài kinh nghiệm của bản thân tôi đã đề ra và thực hiện

trong năm học 2019 - 2020. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học các cấp, để bản thân tơi có thêm vốn kinh nghiệm và làm tốt
16/19


hơn nữa trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là việc
tạo hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc,
nhằm đáp ứng với yêu cầu của phụ huynh trong giai đoạn hiện nay./.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mỹ Hưng, ngày 18 tháng 3 năm 2020
Tôi xin cam đoan, đây là bản sáng kiến
kinh nghiệm của chính bản thân và hồn
tồn khơng sao chép của người khác.
Tác giả

Đào Thị Trang

Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Mỹ Hưng, ngày


tháng

năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

17/19


Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Thanh Oai, ngày

tháng

năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

18/19




×