Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nhận thức thái độ hành vi đối với lgbt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.25 KB, 41 trang )

BẢN BÁO CÁO
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ
THUẬT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA MỌI
NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI THUỘC CỘNG ĐỒNG
LGBTQ+
Lĩnh vực nghiên cứu: KHOA HỌC XÃ HỘI & HÀNH VI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................3
a.

Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................................3

b.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................................4

c.

Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................................................5

d.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................................5

e.


Khung kế hoạch nghiên cứu...............................................................................................................................5

f.

Đóng góp của đề tài..............................................................................................................................................5

g.

Bố cục bản báo cáo nghiên cứu đề tài...............................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................................................7
PHẦN I: CÁC HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI NIỆM CẦN BIẾT VỀ CỘNG
ĐỒNG LGBT.................................................................................................................................................................... 7
I.

Hệ thống các khái niệm cần biết.........................................................................................................................7
1.

LGBT là gì?.........................................................................................................................................................7

2.

Cộng đồng LGBT là gì?.....................................................................................................................................7

3.

Tìm hiểu về người chuyển giới..........................................................................................................................8

4.


Tìm hiểu về nhận thức được bản dạng giới tính của một người....................................................................9

5. Vấn đề về các ý kiến, quan điểm, nhận định về LGBT và cộng đồng LGBT trên thế giới và
khu vực......................................................................................................................................................................... 9
6.

Vấn đề về các ý kiến, quan điểm, nhận định về LGBT và cộng đồng LGBT tại Việt Nam.......................10

7.

Nhận thức, thái độ, hành vi là gì?...................................................................................................................13

PHẦN II: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA MỌI NGƯỜI VỀ
LGBT VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ......................................15
II. Khảo sát về nhận thức, thái độ, hành vi...........................................................................................................15
1.

Kế hoạch khảo sát............................................................................................................................................15

a.

Mục đích khảo sát............................................................................................................................................15

b.

Đối tượng khảo sát...........................................................................................................................................15

c.

Hình thức khảo sát..........................................................................................................................................15


d.

Phiếu khảo sát..................................................................................................................................................15

2.

Kết quả khảo sát...............................................................................................................................................15

KẾT LUẬN:................................................................................................................................................................ 30
PHẦN III: THỰC TRẠNG VIỆC KÌ THỊ LGBT Ở VIỆT NAM.....................................................................32

1


PHẦN IV: CÁC BIỆN PHÁP GIÚP MỌI NGƯỜI MỞ RỘNG HIỂU BIẾT VÀ NHẬN
THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT..............................................................................................................................33
IV.....................Các biện pháp giúp mọi người mở rộng hiểu biết và nhận thức về LGBT và
cộng đồng LGBT.......................................................................................................................................................33
1. Vì sao chúng ta cần phải có hiểu biết, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về LGBT?.......................33
2. Các giải pháp đề xuất.......................................................................................................................................34

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................................................36

2


PHẦN MỞ ĐẦU
a. Lý do chọn đề tài
LGBT là một cụm từ chỉ giới tính tương tự như Nam và Nữ. Thế nhưng, nó

lại chưa được liệt kê vào phân loại giới tính ở Việt Nam. LGBT viết tắt của
Lesbian – Gay – Bisexual – Transgender.
“Không ai trên thế giới này có quyền lựa chọn cách mình sinh ra, nhưng có
quyền lựa chọn cách mình sống. Giới tính khơng chỉ được quyết định về mặt thể xác
mà còn được quyết định bằng sự hòa hợp đồng điệu giữa thể xác và tinh thần. Dù cho
tâm hồn và thể xác không đồng điệu với nhau, thì họ cũng là một con người sống
trong xã hội này.”

Đồng tính hiện nay khơng cịn là một vấn đề quá xa lạ trong xã hội. Mỗi
chúng ta đều cần phải dành sự quan tâm đến nó, dành sự quan tâm đến những
người sống trong cộng đồng LGBT để giúp họ có quyền sống bình đẳng như bao
người khác. Chúng ta là thế hệ những người đi đầu trong xã hội, tiếp cận với nền
văn minh tiên tiến nhất. Điều đầu tiên để giúp chúng ta đưa thế giới phát triển,
chúng ta cần phải giúp cho xã hội sống một cách bình đẳng, ai cũng có quyền thể
hiện ý kiến, quan điểm của mình. Trước đây chúng ta đấu tranh quyền bình đẳng
“Nữ quyền”. Cịn bây giờ chúng ta cần giúp cho những người trong cộng đồng
LGBT được sống một cách bình đẳng.
Trên thế giới, đã có rất nhiều quốc gia đã có những cái nhìn cởi mở hơn về
người đồng tính. Hà Lan - đất nước đi đầu hợp pháp hôn nhân cho người đồng
giới vào năm 2001, tiếp theo là các nước Bỉ (2003), Tây Ban Nha (2005), Canada
(2005), Nam Phi (2006), Nauy, Thụy Điển (2009), Argentina (2010), Bồ Đào Nha,
Iceland (2010), Đan Mạch (2012), New Zealand (2013), Pháp (2013), Uruguay,
Brazil (2013), Vương Quốc Anh (2014), Luxembourg, Cộng hòa Ireland (2015),
Colombia (2016), Đức, Úc, Phần Lan, Malta (2017), Áo, Ecuador, Đài Loan
3


(2019), Costa Rica (2020). Đài Loan là nước đầu tiên ở Châu Á hợp pháp hóa hơn
nhân dành cho người đồng giới.
Thế nhưng trên thế giới, vẫn còn rất nhiều nơi mà những người trong cộng

đồng LGBT chưa được công nhận, họ chưa được thể hiện cơng khai cá tính sống
của mình. Khơng chỉ vậy, có những nơi, khi họ nghe về “LGBT”, “người đồng
tính”, “gay”...họ mặc định đó là một “căn bệnh”, là “những thành phần khơng bình
thường”, “những thành phần xấu” trong xã hội. Họ bị tách biệt ra khỏi thế giới.
Đối với người đồng tính, việc cơng khai thừa nhận giới tính là một sự khó khăn
ghê gớm. Họ bị đào thải, xa lánh, chịu áp lực trong xã hội họ đang sinh sống, rồi từ
đó, mắc các căn bệnh tâm lý như trầm cảm, stress quá độ...Ở một số nơi,và cả Việt
Nam, đã có những tình trạng về người đồng tính bị bạo hành, bị phân biệt đối xử ở
trường học, nơi làm việc, nơi sinh sống.
Trong một xã hội công bằng, văn minh, mọi người đều có quyền sống như
nhau, vậy tại sao chúng ta lại coi đồng loại của mình là những “kẻ dị thường”, tại
sao xa lánh họ? Họ cũng cần được sống cơng bằng và bình đẳng. Chúng ta cần có
những hiểu biết đúng đắn về LGBT, từ đó đề xuất đưa ra các chính sách đúng đắn
về cộng đồng này, giúp cho tất cả con người trong xã hội đều được sống bình đẳng,
cơng bằng và văn minh.
Qua những điều trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề về “NHẬN THỨC, THÁI
ĐỘ, HÀNH VI CỦA MỌI NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI THUỘC CỘNG ĐỒNG
LGBTG+” làm đề tài nghiên cứu của mình.

b. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tơi hướng đến mục tiêu khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực trạng, nhận
thức và hành vi của mọ người ở nhiều lứa tuổi về những người trong cộng đồng
LGBT trên địa bàn thành phố Hưng Yên.

4


Bên cạnh đó, chúng tơi đưa ra một số giải pháp để có thể nâng cao kiến thức
của mọi người về giới tính thứ 3, từ đó, giúp họ nhận thức đúng đắn về cộng đồng
LGBT, ủng hộ cộng đồng LGBT, giúp đỡ cộng đồng này được hòa nhập, được

sống bình đẳng và cơng bằng.

c. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp kết quả từ quá trình khảo sát trực
tuyến và trực tiếp về sự hiểu biết và nhận thức của nhiều lứa tuổi trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên về cộng đồng LGBT.
Triển khai các biện pháp để nâng cao hiểu biết về cộng đồng LGBT, từ đó
nâng cao nhận thức và hành vi của mọi người với cộng đồng LGBT.

d. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê và xử lý các số liệu.
- Phương pháp giải thích.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
e. Khung kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo kế hoạch:

- Tham khảo tài liệu.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở cho đề tài.
5


- Lập phiếu khảo sát trực tuyến và thực nghiệm để sửa đổi cho hợp lý.
- Tiến hành khảo sát trên diện rộng.
- Thu về kết quả, phân tích, tổng hợp số liệu.
- Lập bản báo cáo chi tiết về đề tài.

f. Đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu được nhận thức của tất cả mọi người ở nhiều lứa tuổi về cộng
đồng LGBT.

- Nâng cao trình độ hiểu biết về cộng đồng LGBT.
- Góp phần giúp đỡ cộng đồng LGBT được hưởng một cuộc sống bình đẳng,
khơng có sự kì thị, xa lánh.

g. Bố cục bản báo cáo nghiên cứu đề tài
- PHẦN I: CÁC HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT.

- PHẦN II: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA
MỌI NGƯỜI VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN.

- PHẦN III: THỰC TRẠNG VIỆC KÌ THỊ LGBT Ở VIỆT NAM
- PHẦN IV: CÁC BIỆN PHÁP GIÚP MỌI NGƯỜI MỞ RỘNG HIỂU BIẾT
VÀ NHẬN THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT.

6


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: CÁC HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN, KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT.
I.

Hệ thống các khái niệm cần biết
1. LGBT là gì?


- LGBT là sự đa dạng của con người về xu hướng tình dục.
- LGBT là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính
nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới)...

2. Cộng đồng LGBT là gì?
Cộng đồng LGBT là cộng đồng những người có xu hướng tình dục cũng như
bản giới khác với những người có xu hướng tình dục và bản giới thông thường. Cộng
đồng này bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau như cộng đồng Les (đồng tính nữ),
cộng đồng Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới).
- Lesbian : là nữ giới có xu hướng bị hấp dẫn bởi phái nữ trên phương diện tình
cảm, tình dục và khơng có đặc điểm bên ngồi nào để nhận biết người đồng
tính nữ với người khác.
- Gay : là khái niệm diễn tả xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa nàm giới với
nam giới, nam giới bị thu hút bởi tâm hồn và thể xác bởi người cùng giới..Tương tự
như mối quan hệ nam giới và nữ giới, đồng tính luến ái cũng bao gồm cả những rung
động về mặt cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là tình dục. Đồng tính khơng phải là
bệnh.
- Bisexual : lưỡng tính là cách gọi khác của sonh tính luyến ái, chỉ những
người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và tình dục với cả hai giới (nam và nữ). Bisexual sẽ
khơng rõ ràng về việc thích nam hay nữ hơn là phụ thuộc vào trái tim và cảm xúc của
họ.
7


- Transgender : người chuyển giới là khái niệm miêu tả những đối tượng có cơ
thể của một giới tính này nhưng họ lại cảm thấy họ là người thuộc về giới tính kia,
giống như tâm hồn sinh ra bị đặt nhầm cơ thể. Những người chuyển giới thường được
xếp vào nhóm chung với Lesbian và Gay để xác định những người không cảm thấy
họ thuộc vào xu hướng giới tính “thẳng”,

Hiện nay, do khoa học giới tính ngày càng phát triển, có nhiều nghiên cứu
chứng minh con người có đa dạng các xu hướng tình dục hơn nữa, chứ khơng chỉ
dừng ở 4 nhóm (L-G-B-T) trên. Vậy nên cụm từ LGBT ngày nay đã dài hơn thành
LGBTQIA. Trong đó:
- Q (Queer) : là những các nhân có xu hướng tình dục khơng thuốc các phân
loại khác, họ khơng xác định về giới tính của mình.
- I (Intersex) : là từ để chỉ người liên giới tính, những người có đặc điểm giới
tính khơng điển hình là nam hay nữ.
- A (Asexual-Ace) : là những người vơ tính (họ khơng cảm thấy hấp dẫn với
bất kì giới tính nào.

3. Tìm hiểu về người chuyển giới
Người chuyển giới được biết đến là những người có bản dạng giới tính khác
hồn tồn với giới tính sinh học khi họ được sinh ra. Có thể một người khi được cha
mẹ sinh ra là nam, nhưng trong cơ thể, tâm sinh lý của họ luôn thôi thúc bản năng là
làm con gái và ngược lại, sinh là ra nữ nhưng giới tính thật của họ lại là một chàng
trai.
Có những người đã mạnh dạn chuyển giới, quyết định sống theo lối sống,
phong cách, xu hướng ăn mặc và hành động thuộc về giới tính thật của họ, có những
người lại dùng hormone, sử dụng phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành đúng bản giới của
họ, trở thành điều họ muốn, điều họ tự tin. Nhưng ngược lại, cũng có những người
cảm thức trầm cảm tự ti khi giới tính và hình hài khác nhau hồn tồn, họ chưa có đủ
8


can đảm để phẫu thuật chuyển giới, hoặc tình hình kinh tế của họ khơng tốt, hoặc
cũng có thể do gia đình của họ khơng cho phép, thậm chí là bị xa lánh, ghẻ lạnh.

4. Tìm hiểu về nhận thức được bản dạng giới tính của một người
Có những người nhận thức được giới tính từ khi cịn rất bé (khoảng 4 tuổi),

nhưng lại có những người nhận thức được giới tính khi dậy thì hoặc muộn hơn bởi sự
thay đổi trong hormone sinh dục. Có những thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì đã đi
tìm hiểu về nhận thức bản dạng giới tính của chính mình. Nếu trong trường hợp bạn
đã nhận thức được bản dạng giới tính của mình từ khi cịn sớm thì bạn nên tìm tới bác
sĩ tư vấn, chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều vấn đề mà người LGBT cần phải đối mặt khi
đi học, đi chơi, đi làm, trong cộng đồng hay ngay tại gia đình của họ, điều này khiến
cho nhiều người vì gia đình, vì cha mẹ mà khơng sống thật với giới tính của mình,
vẫn kết hơn với người khác giới và duy trì nịi giống bình thường. Tuy nhiên, làm
như vậy sẽ khiến gia đình khơng hạnh phúc, những đứa con sinh ra đến khi trưởng
thành và hiểu chuyện sẽ dễ mắc các bệnh tâm lý.
Hiện trạng người LGBT vẫn bị bắt nạt ở trường học hay bị kỳ thị trong cộng
đồng khiến cho họ luôn cảm thấy cô đơn hoặc che giấu đi giới tính thật của mình. Có
những thanh thiếu niên bị trầm cảm bởi họ thuộc về cộng đồng LGBT, nhiều người
đã nghĩ cách đối phó, thậm chí bng thả cảm xúc, buông thả bản thân theo cách tiêu
cực.

5. Vấn đề về các ý kiến, quan điểm, nhận định về LGBT và cộng đồng
LGBT trên thế giới và khu vực.
- Việc công nhận cộng đồng LGBT chưa được phổ biến tại hầu hết các quốc
gia trên tồn thế giới, nó mới chỉ được cơng nhận ở 16 nước. Thậm chí, ở nhiều nơi,
và cả Việt Nam, do chưa tìm hiểu và nhận thức đúng, đầy đủ các kiến thức về LGBT
9


khiến xa hội đang có cái nhìn sai lệch và kỳ thị đối với cộng đồng này, gây ra hệ quả
nghiêm trọng.
- Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhận định rằng luật hôn nhân đồng
giới là “một bước tiến vĩ đại của quyền con người”. Kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2014,
Liên Hợp Quốc chính thức cơng nhận hơn nhân đồng giới, bao gồm các hình thức

“hơn nhân” và “kết hợp dân sự” đồng tính đối với hơn 43.000 nhân viên thuộc tổ
chức này trên toàn câu. Trước kia, tình trạng hơn nhân của nhân viên thuộc Liên Hợp
Quốc được xác định bởi pháp luật của đất nước họ. Tuy nhiên, kể từ đây thì Liên Hợp
Quốc sẽ công nhận pháp lý với việc kết hôn của tất cả các cặp vợ chồng đồng tính,
khơng phân biệt quốc tịch và tình trạng pháp lý hơn nhân đồng giới tại đất nước
của họ.
- Ngày 26 tháng 9 năm 2015, 35 quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp Quốc gồm: Hoa Kì, Argentina, Áo, Chile, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Séc,
Estonia, Pháp, Đức, Ireland, Italia, Nhật Bản, Mexico, Montenegro, Peru,
Philippines, Han Quốc, Nam Phi, Macedonia, Vương quốc Anh, Venezuela và Việt
Nâm đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chống lại việc phân biệt đối xử và bạo lực,
nhằm bảo vệ người sống trong cộng đồng LGBT.
- Nếu như, phần lớn các nước châu Âu đã “gật đầu” với hơn nhân đồng tính từ
cách đây cả thập kỉ, thì ở châu Á vẫn coi nó là một cấm địa, chưa kể, một số nơi cịn
xem người đồng tính là bất hợp pháp, tà đạo. Thực tế, châu Á có tính “bảo thủ” vơ
cùng lớn, lớn hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ. Thậm chí, ở một số quốc gia
đạo Hồi châu Á, “Gay” không chỉ là bất hợp pháp, mà cịn có thể bị trừng phạt. Ở
Malaysia, có tới 60% người theo đạo Hồi, người đồng tính luyến ái bị xử phạt bằng
bạo lực và phải ngồi từ đến 20 năm. Còn tại Indonesia, 2/5 số vùng sử dụng kinh
Koran coi người đồng tính là tội phạm. May mắn thay cho một số người vì luật này
chỉ áp dụng cho công dân theo đạo Hồi. Ở một số quốc gia khác, như Nhật Bản và
Trung Quốc, người đồng tính khơng bị xem là bất hợp pháp, nhưng cũng không được
10


chấp nhận hơn nhân đồng giới. Nhiều nhà chính trị đã đề xuất những điều luật để cải
tổ việc này nhưng vẫn chưa được chấp thuận.
6. Vấn đề về các ý kiến, quan điểm, nhận định về LGBT và cộng đồng

LGBT tại Việt Nam.

- Trong chu kỳ thứ 2 của Việt Nam (tháng 6 năm 2014), Việt Nam chỉ nhận
được một khuyến nghị SOGI từ Chile (đoạn 143,88, A/HRC/26/6) để “ban hành luật
chống phân biệt đối xử, đảm bảo sự bình đẳng của mọi cơng dân, bất kể khuynh
hướng tình dục và bản dạng giới”. Khuyến nghị đã được Việt Nam chấp thuận.
- Trên thực tế, xu hướng tình dục và bản dạng giới không được cung cấp rõ
ràng như một nền tảng cấm phân biệt đối xử trong bất kỳ luật hoặc chính sách nào
của Việt Nam. Từ một nghiên cứu "Có phải vì tơi là LGBT?" bởi iSEE, một phần ba
trong số những người trả lời đã bị phân biệt đối xử trong vòng 1 năm khảo sát. Trong
số họ, 4,5% cho biết họ bị tấn công thể xác, 1,9% bị tấn cơng tình dục. 8,4% bị đe
dọa tấn cơng thân thể và 2,2% bị tấn cơng tình dục. Nhưng chỉ 2% báo cáo các vụ
việc phân biệt đối xử cho cảnh sát hoặc địa phương các cơ quan chức năng.

11


*Biểu đồ: Bạo lực học đường đối với học sinh sinh viên là LGBT.
- Đáng chú ý, người chuyển giới phải đối mặt với tỷ lệ phân biệt đối xử cao
nhất trong hầu hết các đối tượng, đặc biệt là hạn chế tiếp cận công việc (59,7%) và
nhận xét & hành vi tiêu cực (65,8%).
- Trong Bộ luật Lao động và các luật khác, phân biệt đối xử dựa trên xu hướng
tình dục và bản dạng giới hiện khơng nằm trong danh mục các hành vi bị nghiêm
cấm.

12


* Biểu đồ: Phân biệt đối xử với người LGBT tại nơi làm việc

13



* Biểu đồ: Phân biệt đối xử với người LGBT trong lĩnh vực y tế

- Việc công khai với gia đình và xã bản thân thuộc cộng đồng LGBT ở Việt
Nam: Thực tế, việc công khai với mọi người “Tôi là người thuộc cộng đồng LGBT”
ở Việt Nam là rất khó khăn, vì đây là một vấn đề nhạy cảm và mang bản năng của
con người. Với tư tưởng còn khá lạc hậu và truyền thống như con trai thì phải lấy vợ
sinh con nối dõi tông đường và con gái thì phải gả chồng yên bề gia thế. Đặt trong
hoàn cảnh như vậy, phần lớn những người LGBT lựa chọn giấu giếm nó càng lâu
càng tốt.

7. Nhận thức, thái độ, hành vi là gì?

14


- Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, những am hiểu
thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bảo gồm các quy trình như là tri thức,
sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, sự tính tốn, việc giải quyết
vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
- Thái độ là một trạng thái cảm xúc để thể hiện hành vi của con người. Thông
qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động, cử chỉ và nét mặt; thực hiện việc
phát biểu, nhận xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.
- Hành vi là hành động và cách cư xử được cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc
thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc mội trường của họ, bao gồm
các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh cũng như mơi trường vật lý. Đó là phản
ứng được tính tốn của hệ thống hoặc sinh vật đối với đối với các kích thích hoặc đầu
vào khác nhau, cho dù bên trong hay bên ngoài, ý thức hay tiềm thức, cơng khai hay
bí mặt và tự nguyện hay khơng tự nguyện.


15


PHẦN II: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA MỌI
NGƯỜI VỀ LGBT VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN.
II.

Khảo sát về nhận thức, thái độ, hành vi
1. Kế hoạch khảo sát
a. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực tế về nhận thức, thái độ, hành vi của mọi người về LGBT và

cộng đồng người LGBT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

b. Đối tượng khảo sát
- Các độ tuổi: 14-25; 25-35; 35-45; 45-65.
- Là người sống trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
c. Hình thức khảo sát
Khảo sát bằng phiếu khảo sát online: Dự kiến hơn 1000 người, thu về 1000
phiếu hợp lệ.

d. Phiếu khảo sát
Phần cuối bài báo cáo.
2. Kết quả khảo sát
a. Mức độ tuổi tham gia khảo sát

16



BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI THAM GIA KHẢO SÁT
Đa số người tham gia khảo sát ở độ tuổi thanh niên và lứa tuổi trưởng thành,
cũng có khá nhiều người ở độ tuổi trung niên. Bài khảo sát hướng đến các lứa tuổi
trưởng thành, và lứa tuổi trung niên. Hiện nay, giới trẻ đã có những định hướng, hiểu
biết đúng đắn về LGBT và họ sẵn sàng đứng lên giúp đỡ đòi quyền bình đẳng cho
cộng đồng LGNT. Thế nhưng, ở lứa tuổi trung niên, các thế hệ 8x trở về trước, họ
vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về người LGBT nên gây ra những việc như kì thị, xa
lánh, hiểu sai về cộng đồng người LGBT.
b. Mức độ giới tính người tham gia khảo sát

BIỂU ĐỒ GIỚI TÍNH THAM GIA KHẢO SÁT
Bài khảo sát được gửi đến rộng rãi, và nhận được nhiều người tham gia, trong
đó chiếm phần lớn là nữ giới và nam giới. Bên cạnh đó, bài khảo sát cũng nhận được
ý kiến của những người trong cộng đồng LGBT để họ thể hiện ý kiến và quan điểm
của mình. Từ đó, bài khảo sát sẽ thu được kết quả khách quan nhất. Qua biểu đồ trên,
ta thấy được nữ giới dành sự chú ý và quan tâm rất lớn tới LGBT. Cộng đồng LGBT
cũng là một cộng đồng có những con người được sinh ra và được quyền lựa chọn, và
chúng ta cần phải dành sự quan tâm dù ít hay nhiều dành cho họ. Đó là tình thương
giữa người với người, khơng phân biệt giới tính, bản sắc. “Người đồng tính sinh ra
và thuộc mọi cộng đồng trên thế giới này. Họ dù ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, tôn
17


giáo. Họ là bác sĩ, giáo viên, nông dân, nhân viên ngân hàng, binh sĩ, vận động
viên...Cho dù chúng ta biết hay nhìn nhận điều đó như thế nào, thì học đều là gia
đình, bạn bè, xóm giềng...Đồng tính khơng được phát minh ra, mà nó là bản chất
của con người.”-Hillary Clinton.

c. Tỉ lệ những người tham gia khảo sát có bạn bè là người LGBT.


BIỂU ĐỒ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT CĨ BẠN BÈ
LÀ LGBT
Nhìn chung, qua biểu đồ trên, ta thấy rằng, có tới 566 trên 1000 người được
khảo sát có bạn bè là LGBT. Tuy nhiên con số này không nhiều, chỉ chiếm hơn một
nửa, ta thấy rằng những người có bạn bè là LGBT, họ sẵn sàng làm bạn với người
LGBT, họ không phân biệt bản sắc, họ dám cơng khai nói rằng “Tơi có bạn bà là
LGBT, họ là những người tốt, tôi trân trọng họ, yêu quý họ.” Đây là một điều rất
đáng mừng trong việc cải thiện hành vi đối xử giữa người có giới tính bình thường và
người LGBT.

18


d. Tỉ lệ hiểu biết của người tham gia khảo sát đối với cộng đồng LGBT.

BIỂU ĐỒ VỀ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI THAM GIA KHẢO
SÁT ĐỐI VỚI LGBT VÀ CỘNG ĐỒNG LGBT
Một con số cho thấy dấu hiệu tốt là, trên 1000 người tham gia khảo sát, có tới
828 người có hiểu biết về LGBT và cộng đồng LGBT. Sự hiểu biết về LGBT và cộng
đồng LGBT là vô cùng cần thiết, nó giúp ta thấu hiểu hơn về con người, về cuộc sống
của người LGBT, để ta có thể dành sự ủng hộ cho họ, dành tặng họ sức mạnh để họ
tự tin sống với cá tính của mình. Sự hiểu biết này khơng chỉ giúp cho người LGBT
mà còn giúp cho xã hội văn minh hơn, cộng đồng Quốc tế sẽ có nhìn nhận Việt Nam
khác rằng: Việt Nam là một nước công bằng, văn minh, tiếp cận xu hướng xã hội hóa,
là một đất nước khơng bảo thủ về các quan điểm phong kiến. Đó là một điều có ích
giúp Việt Nam bắt kịp bạn bè thế giới về các quan điểm về LGBT và cộng đồng
LGBT.

19




×