ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HẠNH
KÕT H¤N GI÷A NH÷NG NG¦êI LGBT
D¦íI GãC §é QUYÒN CON NG¦êI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HẠNH
KÕT H¤N GI÷A NH÷NG NG¦êI LGBT
D¦íI GãC §é QUYÒN CON NG¦êI
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI MINH HỒNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Hạnh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT VÀ QUYỀN
KẾT HÔN CỦA HỌ DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI ............. 6
1.1.
Đồng tính, song tính là các thiên hướng tính dục..................................... 6
1.1.1.
Đồng tính và nhận thức của xã hội về người đồng tính ................................ 8
1.1.2.
Song tính và nhận thức của xã hội .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.
Người chuyển giới............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.
Người liên giới tính ........................... Error! Bookmark not defined.
1.4.
Những vấn đề cần giải quyết cho cộng đồng người LGBTError! Bookmark n
1.4.1. Những vấn đề của người đồng tính .... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Những vấn đề của người song tính .... Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Những vấn đề của người chuyển giới Error! Bookmark not defined.
1.5.
Quyền con người và quyền kết hôn của người LGBT dưới
góc độ quyền con người ................... Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Khái niệm quyền con người ............... Error! Bookmark not defined.
1.5.2.
Vấn đề quyền kết hôn của người LGBT dưới góc độ quyền con ngườiError! Bookma
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, PHÁP LUẬT CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ
QUYỀN KẾT HÔN CỦA HỌ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.
Khái quát thực trạng cuộc sống và tình hình phát triển của
cộng đồng người LGBT tại Việt NamError! Bookmark not defined.
2.1.1. Thực trạng người đồng tính và song tính tại Việt Nam hiện nayError! Bookmar
2.1.2.
Thực trạng người chuyển giới tại Việt NamError! Bookmark not defined.
2.2.
Một số vấn đề pháp lý về quyền kết hôn của người đồng tính,
song tính ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quyền kết hôn là quyền cơ bản của con ngườiError! Bookmark not defined.
2.2.2.
Thực trạng pháp luật về quyền kết hôn của người đồng tính, song tínhError! Bookmar
2.3.
Vấn đề pháp lý liên quan đến người chuyển giới tại Việt Nam
hiện nay ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.
Một vài khoảng trống trong quy định pháp luật và thi hành
pháp luật đối với người LGBT ........ Error! Bookmark not defined.
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN
KẾT HÔN CỦA NGƯỜI LGBT DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN
CON NGƯỜI ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.
Sự cần thiết phải thay đổi nhận thức và pháp luật ở Việt
Nam về vấn đề kết hôn giữa những người LGBTError! Bookmark not defin
3.2.
Một số kiến nghị chung .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.
Một số kiến nghị cụ thể trong lĩnh vực dân sựError! Bookmark not defined.
3.3.1. Về quyền của người đồng tính, song tínhError! Bookmark not defined.
3.3.2. Về quyền của người chuyển giới ....... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
bảng
Bảng 2.1: Đặc điểm tính dục của người LGBT
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2: Nhân tố ảnh hưởng đến việc cởi mở về
thiên hướng tính dục
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.3: Quan điểm của xã hội về đồng tính
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.4: Lựa chọn của người đồng tính khi được
cho phép kết hôn
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt tiếng Anh là: LGBT) là
vấn đề không còn quá mới mẻ trong đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc
nhận thức một cách đầy đủ về cộng đồng người LGBT trong xã hội còn nhiều
hạn chế. Mặt khác, các yếu tố chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội,
định kiến, sự kỳ thị… ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người LGBT.
Trong những bối cảnh như vậy, quá trình đấu tranh quyền của người LGBT
và nâng cao nhận thức của xã hội về cộng đồng người này là một quá trình rất
khó khăn và lâu dài. Hiện nay trên thế giới còn tồn tại khá nhiều các nhận
thức khác nhau về người LGBT, trong đó có nhiều nước hình sự hóa mối
quan hệ của người đồng tính, cấm tuyên truyền về người đồng tính, không
chấp nhận việc sống chung giữa những người đồng tính; Ngoài ra còn tồn tại
nhiều quan điểm kỳ thị, coi họ như những người bệnh hoạn, xa lánh và sợ
hãi…. Chính vì vậy, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton từng phát
biểu rằng quyền của người LGBT là một trong những thách thức nhân quyền
còn lại của thời đại chúng ta [37].
Hiện nay, luật pháp về quan hệ người LGBT rất khác biệt ở các nước.
Tính đến nay (tháng 6 năm 2015), trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, có 20 quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính như Mỹ, Hà
Lan, Úc…, 21 quốc gia khác chấp nhận đồng tính chung sống dưới hình thức
kết hợp dân sự cùng với đó là một số tiểu bang Úc và Mexico. Ngược lại, có
trên 80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau trong đó có
một số nước áp dụng hình phạt tử hình dành cho tội này. Tại Châu Á hiện
chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn nhân hoặc kết hợp dân sự giữa những
người đồng tính.
1
Ở nước ta vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đang được khá
nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân
sự năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vấn đề này càng trở
nên cấp thiết và thu hút sự quan tâm của không chỉ giới làm luật mà của toàn
xã hội. Bởi lẽ việc cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người
cùng giới tính ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của cá nhân cũng như sự phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đang chỉ đặc biệt quan tâm đến vấn đề
cho phép kết hôn hay không cho phép kết hôn giữa những người LGBT mà
chưa thực sự quan tâm đến việc đảm bảo quyền được kết hôn của những
người này dưới góc độ là một quyền con người. Trong khi đó, hôn nhân cần
được xem là một quyền tự do chính đáng của mỗi người dù họ thuộc thiên
hướng tính dục nào đi nữa.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Kết hôn giữa những
người LGBT dưới góc độ quyền con người” làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành luật Dân Sự.
Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật về đảm bảo quyền kết hôn của những người LGBT cũng như sự
phát triển của xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đã được quan tâm, nghiên cứu
dưới nhiều khía cạnh khác nhau như y học, quyền con người, quyền kết hôn
và có những tranh cãi về cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những
người LGBT. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại những quan điểm khác nhau
về vấn đề này. Có một số quốc gia cho phép kết hôn giữa những người cùng
giới tính (đồng tính) hoặc cho phép họ sống chung dân sự; ngược lại có một
số quốc gia lại hình sự hóa hành vi đồng tính, coi đó là một tội danh.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây vấn đề kết hôn giữa những
người LGBT được khá nhiều người quan tâm, tuy nhiên các tài liệu nghiên
2
cứu, có thể nói còn chưa phổ biến, đặc biệt là nghiên cứu dưới góc độ quyền
con người. Các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra thực trạng hoặc ủng hộ
hay không ủng hộ kết hôn giữa những người cùng giới tính, như: “Kết hôn
đồng giới theo pháp luật một số quốc gia”- Luận văn Thạc sĩ Luật học của
Ngô Thị Thanh Thúy; bài “Mọi tình yêu đều bình đẳng” góp ý cho Dự thảo
sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả Ngô Vương Anh
đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 3/10/2013; bài "Cơ sở khoa học của hiện
tượng đồng tính luyến ái" của tác giả Hoàng Xuân Dung trên Tạp chí tâm lý
học, số 4 (121), 4- 2009; bài viết "Về mối quan hệ sống chung của người đồng
tính trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (Sửa đổi)" của tác giả Trương
Hồng Quang đăng trên trang tin của Bộ tư pháp; các bài phát biểu tại các Hội
thảo như: Hội thảo “Lấy ý kiến cộng đồng người đồng tính về “Dự án luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình” do Viện nghiên cứu
Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức, ngày 17/9/2014 tại Hà Nội;
Thảo luận lấy kiến về dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 của
cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Tiền Giang...
Những công trình, bài viết nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề thừa
nhận hay không thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, mà
chưa đi sâu nghiên cứu đảm bảo quyền kết hôn dưới góc độ quyền con người.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn là giải quyết vấn đề quyền kết hôn giữa những
người LGBT. Quyền kết hôn được xem là quyền tự do, chính đáng của mỗi
người và quyền đó cần được đảm bảo không kể họ thuộc giới tính nào.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn bám sát vào các mục tiêu cụ
thể như:
- Làm rõ quan điểm, nhận thức về những người LGBT.
3
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của những người LGBT.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa những
người LGBT.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam trong
vấn đề kết hôn giữa những người LGBT.
- Đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền kết hôn của những người
LGBT và coi đó là quyền tự do chính đáng trong giai đoạn hiện nay.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu vấn đề quyết kết hôn của những người LGBT
dưới góc độ quyền con người, khác với các công trình khác nghiên cứu về vấn
đề cho phép kết hôn hay không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới
tính mà chưa đi sâu vào vấn đề đảm bảo quyền kết hôn của cá nhân như một
quyền tự do chính đáng.
Đóng góp mới về khoa học của luận văn:
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xây
dựng và áp dụng pháp luật trong việc đảm bảo quyền kết hôn như một quyền
tự do chính đáng của mỗi người không kể họ thuộc giới tính nào.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra được những bất cập hiện nay về
việc kết hôn giữa những người cùng giới tính và đề ra các giải pháp có tính
khả thi nhằm đảm bảo phần nào quyền con người.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là thực tiễn tác động của các quy định về kết hôn giữa những người LGBT
đến quyền con người của cá nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu việc xây dựng và
áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa những người LGBT và
ảnh hưởng của nó đối với quyền con người trên lãnh thổ nước Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015.
4
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề về áp dụng pháp luật về kết hôn giữa
những người LGBT.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin
về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic; phương
pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống
kê, so sánh, điều tra, khảo sát.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về cộng đồng người LGBT và quyền kết hôn
của họ dưới góc độ quyền con người.
Chương 2. Thực trạng đời sống xã hội, pháp luật của cộng đồng
người LGBT ở Việt Nam và vấn đề quyền kết hôn của họ.
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền kết hôn của người
LGBT dưới góc độ quyền con người.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT VÀ QUYỀN KẾT
HÔN CỦA HỌ DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI
1.1. Đồng tính, song tính là các thiên hướng tính dục
Nhiều người thường quan niệm rằng đồng tính hoặc song tính là giới
tính thứ ba bên cạnh hai giới tính khác là nam và nữ, song thực tế trong xã hội
chỉ tồn tại hai giới tính là nam và nữ, còn đồng tính, song tính không phải là
giới tính mà nó liên quan đến một khái niệm khác gọi là thiên hướng tính dục.
Thiên hướng tính dục (hay còn gọi là xu hướng tính dục) là khái niệm
dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp
dẫn về tình dục của một người đối với những người cùng giới tính, khác giới
tính hay cả hai giới tính… Trên thực tế hiện nay có bốn thiên hướng tính dục
chính là dị tính, đồng tính, song tính và vô tính.
Tồn tại phổ biến trong xã hội và dễ nhận thấy nhất đó là thiên hướng
tính dục dị tính là những người bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với
những người khác giới tính và không mong muốn mình có giới tính khác với
giới tính khi được sinh ra. Ví dụ như nam thì bị hấp dẫn bởi nữ và nữ thì bị
hấp dẫn bởi nam. Chính vì đây là thiên hương tính dục phổ biến trong xã hội
nên việc quan niệm và xây dựng mô hình gia đình với sự kết hợp giữa một
nam và một nữ đã trở thành xu hướng đông đảo nhất và trở thành quan niệm
truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thiên hướng tính dục đồng tính là những người bị hấp dẫn bởi những
người cùng giới tính với mình, không mong muốn có giới tính khác với giới
tính của mình khi được sinh ra. Đồng tính có ở cả nam giới (tiếng anh gọi là
Gay) và nữ giới (tiếng anh gọi là Lesbian).
Thiên hướng tính dục song tính là những người không cho rằng bản
6
thân họ mang giới tính khác với giới tính sinh học từ khi được sinh ra nhưng
họ lại bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi cả hai giới tính nam và nữ. Song
tính khác với thuật ngữ lưỡng tính, lưỡng tính thường được hiểu là một người
mang cả giới tính nam và nữ, đây là một hiện tượng rất hiếm gặp trong cuộc
sống, người lưỡng tính thực sự thì trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh
hoàn, còn song tính là người có hai thiên hướng tính dục đồng tính và dị tính
không phải mang hai giới tính.
Vô tính được xem là thiên hướng tính dục thứ tư, là những người không
bị hấp dẫn bởi bất cứ giới nào (asexual- vô tính), đây là thiên hướng tính dục
chưa được nghiên cứu nhiều lắm.
Như vậy, đồng tính và song tính là hai trong số bốn thiên hướng tính
dục của loài người, không liên quan đến vấn đề giới tính ở đây. Một người
mang giới tính nam hoàn toàn có thể là người đồng tính, song tính hay dị tính.
Trên thực tế không phải lúc nào thiên hướng tính dục cũng được biểu lộ
rõ ràng để mọi người nhận thấy mà nhiều khi nó được dấu kín, đặc biệt là đối
với các thiên hướng tính dục chiếm số ít như đồng tính và song tính. Xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiên hướng tính dục đó chiếm số
ít trong xã hội, dễ bị kỳ thị, xa lánh nên những người mang thiên hướng tính
dục đồng tính, song tính thường không muốn công khai thiên hướng tính dục
của mình. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi
trường (iSEE) năm 2009 với người đồng tính nam, chỉ có 2,5% số người được
hỏi là công khai hoàn toàn về thiên hướng tính dục của mình và 5% thì gần
như là công khai. Trong khi đó có 32,5% đang hoàn toàn bí mật về thiên
hướng tính dục của mình và 35% thì gần như là hoàn toàn bí mật. Số 25% còn
lại thì lúc bí mật, lúc công khai tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh.
Sự hình thành và phát triển của thiên hướng tính dục ở mỗi người khác
nhau là khác nhau, nó phát triển như thế nào ở mỗi người cũng chưa được bản
7
thân họ hiểu rõ, rất nhiều người đến khi trưởng thành mới nhận dạng được
đầy đủ thiên hướng tính dục của mình. Dù các nhà khoa học vẫn chưa có kết
luận cuối cùng về quá trình hình thành và phát triển của các thiên hướng tính
dục ở mỗi người, tuy nhiên họ đã thống nhất và đưa ra quan điểm rằng ở
nhiều người thiên hướng tính dục được hình thành từ rất sớm do tác động qua
lại phức tạp của các yếu tố sinh học (yếu tố chính và cơ bản), tâm lý và môi
trường sống. Trong đó yếu tố tâm lý và môi trường sống chỉ là yếu tố phụ,
góp phần thể hiện rõ ràng hơn thiên hướng tính dục, còn yếu tố sinh học vẫn
là yếu tố cơ bản quyết định thiên hướng tính dục ở mỗi người. Như vậy,
nguyên nhân làm cho một người yêu một người cùng giới tính cũng chính là
nguyên nhân làm cho một người yêu người khác giới tính, nghĩa là đồng tính,
song tính hay dị tính đều là thiên hướng tính dục tự nhiên, bình thường của
con người. Có nhiều trường hợp đã cố gắng thay đổi thiên hướng tính dục từ
đồng tính sang dị tính trong nhiều năm nhưng không thành công. Điều đó có
thể thấy thiên hướng tính dục không được coi là sự lựa chọn có ý thức mà
người ta có thể tùy ý thay đổi được mà đó là bản chất tự nhiên, vốn có của
mỗi con người từ khi sinh ra.
1.1.1. Đồng tính và nhận thức của xã hội về người đồng tính
Hiện nay có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề nguồn gốc
của hiện tượng đồng tính, một số người cho rằng đó là chuyện bình thường,
một số khác lại cho rằng đó là một loại bệnh hay một dạng tệ nạn xã hội. Trên
thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều các quan niệm cho đó là bệnh và dẫn đến
việc xa lánh, kỳ thị đối với những người đồng tính.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh đồng tính không phải là một
loại bệnh mà là thiên hướng tính dục tự nhiên của con người. Dưới góc độ
sinh học thì những nghiên cứu về di truyền học khẳng định rằng nguyên nhân
của đồng tính bắt nguồn từ những xung đột về gen. Giáo sư John Micheal
8
Bailey thuộc Đại học Norhwesterm, Chicago vào thập niên 1990, khảo sát
110 cặp song sinh đồng trứng và đồng phái đã được tách rời từ sơ sinh, nuôi
riêng biệt trong những môi trường khác nhau. Kết quả tìm ra là nếu trong
những cặp song sinh này có một người đồng tính thì khả năng những người
kia cũng đồng tính là 52%. So với các cặp song sinh khác trứng, khả năng này
giảm xuống còn 22%. Đối với anh, chị, em đồng phái không song sinh khả
năng này giảm xuống còn 11%. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của yếu
tố di truyền trong việc hình thành tính dục của cá nhân.
Bác sĩ Simom Le Vay, khoa thần kinh, Viện Salk (1991) đã công bố
nghiên cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41 tử thi. Đây là
những người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số họ, có 16
người đồng tính. Bác sĩ đã phát hiện ra rằng ở những người đồng tính, thành
phần INAH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển thái độ
tính dục ở động vật có vú) nhỏ hơn hai lần so với những người khác. Bên
cạnh đó còn những nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu giải phẫu, nghiên
cứu gen, nghiên cứu nội tiết, các nhà khoa học đều khẳng định rằng một
người có quan hệ tính dục đồng giới hay khác giới (hoặc có thể là cả hai thái
độ trên) đều là từ khi cha sinh mẹ đẻ chứ không liên quan đến chuyện giáo
dục hay môi trường sống.
Dưới góc độ tâm lý học, trong một công trình khảo cứu được tiến hành
vào năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ Evelyn Hooker đã chọn mẫu khảo
cứu gồm 30 người đồng tính nam trong cộng đồng (không phải là khách hàng
của bà) và 30 người dị tính nam trong các tổ chức cộng đồng. Sau khi áp dụng
đồng nhất ba trắc nghiệm (Rorschach, Thematic Apperception Test và MakeA- Picture Story Test) cho tất cả mọi người trong hai nhóm, để khảo sát tâm
lý, đo lường khả năng hội nhập, khả năng trí tuệ… bà nhập chung họ lại và
phân nhóm theo tuổi tác, chỉ số thông minh và trình độ giáo dục.
9
Không được cho biết về tính dục của các đối tượng, hai chuyên gia
Rorschach độc lập là Bruno Klopfer và Edwin Scheneidman phân tích kết quả
khảo cứu đã không phân biệt được người nào là đồng tính người nào là dị tính.
Một chuyên gia thứ ba là Mortimer Mayer duyệt xét khả năng hội nhập về tâm
lý của các đối tượng cũng không thấy được sự khác biệt đáng kể nào giữa hai
nhóm đồng tính và dị tính. Evelyn Hooker kết luận đồng tính không phải là
một trạng thái lâm sàng và không liên quan gì đến khoa tâm lý bệnh học.
Dựa trên kiến nghị của Evelyn Hooker và những kết quả nghiên cứu
khoa học khác, Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychological
Association- APA), từ năm 1973 đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các triệu
chứng và bệnh rối loạn tâm thần [4].
Hiệp hội tâm lý học Mỹ đưa ra quan điểm đồng tính là một hiện tượng
sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền
và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi. Các hành vi tình
dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong các dạng thức gắn
bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu, sự
gần gũi và quan tâm.
Tháng 12 năm 1992, APA đã đưa ra tuyên bố chính thức và lời kêu gọi
thế giới cùng hành động để bảo vệ quyền lợi của người đồng tính:
Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó không hề hàm chứa
việc có hay không sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng
lực xã hội chung hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính luyến
ái), Hiệp hội Tâm thần học Mỹ kêu gọi các tổ chức y tế trên thế giới
và cá nhân các nhà tâm thần học ở các quốc gia hãy thúc đẩy trên
đất nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp lý đối với tình
cảm và tình dục đồng giới có sự đồng thuận giữa những người
trưởng thành. Ngoài ra, APA cũng kêu gọi các tổ chức và cá nhân
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1
Bộ Tư pháp (2012), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
2
Bộ Tư pháp và UNDP (2012), "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của
LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình"; Tham luận: Đỗ Gia Thắng,
“Một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền của LGBT trong pháp
luật dân sự, thực trạng và một số kiến nghị”, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
3
Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành
chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã, có hiệu lực từ ngày 11/11/2013, Hà Nội.
4
Hoàng Xuân Dung (2009), “Cơ sở khoa học của hiện tượng đồng tính
luyến ái”, Tạp chí tâm lý học, (4), (121).
5
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)
(2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
6
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị.
7
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa.
8
Đại hội đồng Liên hợp quốc (1969), Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã
hội, 1969 (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết
2542 (XXIV), ngày 11/12/1969.
9
Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
11
10 Liên hợp quốc (1969), Về tiến bộ xã hội trong phát triển.
11 Vũ Phương Linh (2012), “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân
đồng giới” sáng 13 tháng 12 năm 2012, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế
và Môi trường (iSee), Tổ chức tại hội thảo, ĐH Quốc gia Hà Nội.
12 Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long (2013), Báo cáo nghiên cứu mối
quan hệ đồng giới, Hà Nội.
13 Phạm Quỳnh Phương (2012), Kết hôn đồng tính có đe dọa văn hóa
truyền thống, de doa-van -hoa-truyen-thong. html.
14 Nguyễn Quang- Minh Trí (2012), Từ điển Tiếng việt, Nxb Thanh niên.
15 Trương Hồng Quang (2012), “Cơ sở lý luận về quyền của người đồng
tính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (24).
16 Trương Hồng Quang (2012), “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về
quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Viện Nhà
nước và Pháp luật), (7).
17 Trương Hồng Quang (2013), “Các vấn đề xã hội và pháp lý về cộng
đồng người đồng tính, song tính và chuyền giới tại Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Viện Nhà nước và Pháp luật), (6).
18 Trương Hồng Quang (2013), “Hoàn thiện quy định về Quyền con người,
Quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (5).
19 Trương Hồng Quang (2013), “Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc
nhìn pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (21).
20 Trương Hồng Quang (2013), “Nhận thức về người đồng tính và quyền
của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện nhà nước và
pháp luật), tháng 3, tr.25, 34, 44.
21 Trương Hồng Quang (2013), “Thái độ của xã hội đối với người đồng tính
tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nhân lực Khoa học Xã hội, (Học viện
Khoa học Xã hội), (1).
12
22 Trương Hồng Quang (2014), “Quyền kết hôn của người đồng tính”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, (4).
23 Trương Hồng Quang (2014), Người chuyển giới và pháp luật thế giới
về người chuyển giới, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp,
(ngày 21/03/2014).
24 Trương Hồng Quang (2014), Về mối quan hệ sống chung của người đồng
tính trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đinh (Sửa đổi), Viện Khoa học
Pháp lý – Bộ Tư Pháp.
25 Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam,Hà Nội.
26 Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
27 Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
28 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
29 Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
30 Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) (2012), Báo cáo tình hình kinh tế
xã hội Việt Nam năm 2012, />31 Ủy ban nhân quyền, Văn kiện Liên hợp quốc (1990), Bảo vệ gia đình,
quyền hôn nhân và bình đẳng của các phối ngẫu, HRI/GEN/1/Rev.2.
32 Ủy ban Quyền trẻ em, Văn kiện Liên hợp quốc, Báo cáo về kỳ họp thứ
năm, CREC/C/24, Phụ lục V.
33 Viện iSEE (2012), Tọa đàm chuyên gia về lồng ghép vấn đề giới trong
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình do Ủy ban các
vấn đề về xã hội (Quốc Hội) tổ chức ngày 8/10/2012.
34 Viện iSEE (2013), Báo cáo nghiên cứu Mối quan hệ cùng giới công bố.
13
35 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2013), "Nhận diện các vấn đề pháp
lý về đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay", Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, do Trương Hồng Quang làm chủ nhiệm
đề tài; Hà Nội.
36 Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá ‐
Thông tin, Hà Nội.
II. Tài liệu trang Web
37 http//vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/hcmc/secstate/statements.html.
38 />39 />40 Báo cáo nghiên
cứu mối quan hệ đồng giới do iSEE công bố năm 2013.
41 />VoteID=105.
42 (ngày 30/08/2012).
43 (ngày 20/06/2013).
44 (tháng 10 năm 2013).
45 />46 (ngày 28/05/2012).
47 130159, (ngày 29/05/2012).
14