Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

N02.Tl1-Nhóm-05-Tpnctn (1).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.65 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
ĐỀ BÀI: 02
Phân tích những yếu tố nguy cơ dẫn người chưa người chưa thành
niên đến việc thực hiện hành vi phạm tội thông qua một trường hợp
cụ thể. Đưa ra ý kiến về phòng ngừa người chưa thành niên trở
thành người phạm tội. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tiếp cận
với các em một cách phù hợp.

LỚP
NHÓM

: N02 – TL1
: 05

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................1
I. Những yếu tố nguy cơ dẫn người chưa người chưa thành niên đến việc thực
hiện hành vi phạm tội thông qua một trường hợp cụ thể:.................................1
1. Các yếu tố nguy cơ:.......................................................................................1
1.1.Yếu tố cá nhân:............................................................................................1
1.2. Yếu tố gia đình:..........................................................................................2
1.3. Yếu tố nhà trường:.....................................................................................2


1.4. Yếu tố xã hội:..............................................................................................3
1.5. Yếu tố bạn bè:.............................................................................................3
2. Liên hệ trường hợp Lê Văn Luyện :..............................................................4
II. Đưa ra ý kiến về phòng ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm
tội:......................................................................................................................6
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc phịng
ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:....................................6
2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc
phòng ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:.........................7
3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của xã hội trong việc phòng
ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:....................................8
III. Áp dụng biện pháp tiếp cận người chưa thành niên:...................................9
1. Biện pháp tiếp cận đối với người chưa thành niên:.......................................9
2. Biện pháp tiếp cận đối với người chưa thành niên phạm tội:......................11
C. KẾT LUẬN................................................................................................12
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................13
E. BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM...............................................14


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó việc chăm sóc và giáo dục
người chưa thành niên càng được chú trọng. Những năm gần đây, tình trạng
thanh thiếu niên phạm tội trên cả nước có chiều hướng gia tăng, trong đó có
nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường, cùng với việc
tăng về số vụ thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm
này cũng gia tăng. Trước thực trạng trên cần đưa ra những giải pháp tốt nhất
tiếp cận các em một cách hiệu quả để phòng ngừa hạn chế tối đa việc người
chưa thành niên phạm tội. Chính vì thế nhóm em xin chọn đề tài số 2: “Phân
tích những yếu tố nguy cơ dẫn người chưa người chưa thành niên đến việc
thực hiện hành vi phạm tội thông qua một trường hợp cụ thể. Đưa ra ý kiến về

phòng ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội. Đồng thời, áp
dụng các biện pháp tiếp cận với các em một cách phù hợp” để tìm hiểu và
nghiên cứu kĩ hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những yếu tố nguy cơ dẫn người chưa người chưa thành niên đến việc
thực hiện hành vi phạm tội thông qua một trường hợp cụ thể:
1. Các yếu tố nguy cơ:
1.1.Yếu tố cá nhân:
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, tồn diện về thể
lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơng dân.
Chính vì vậy mà họ có những đặc điểm riêng về tâm lý; Về trạng thái cảm
xúc: Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về
sinh lí, tâm lí và ý thức; Về nhận thức pháp luật: khả năng nhận thức về pháp
luật của người chưa thành niên còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ người
chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng
thú không đúng đắn của cá nhân, không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho
xã hội; Về nhu cầu độc lập: Nhu cầu độc lập có thể được hiểu là việc cá nhân
tự hành động và tự ra quyết định theo ý kiến riêng mà không muốn bị ảnh
hưởng của người khác. Ở lứa tuổi chưa thành niên, nhu cầu độc lập thái quá
thường biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi như ngang bướng, cố
chấp, dễ tự ái, gây gổ, phô trương. Về nhu cầu khám phá cái mới: Tìm hiểu,
khám phá cái mới là một trong những nhu cầu của các em ở lứa tuổi chưa
1


thành niên. Tuy vậy, sự tò mò và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một
trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em. Vì vậy, trong
nhận thức và hành động của mình, người chưa thành niên cịn hạn chế về kiến
thức nói chung và kiến thức xã hội nói riêng, khơng làm chủ được hành động
của mình thường bị kích động, rủ rê, lôi kéo và hay bị người khác lợi dụng.1

1.2. Yếu tố gia đình:
Gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách
của mỗi cá nhân. Bởi, kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu tiên
mà những người chưa thành niên sinh sống, nhận thức của chúng bước đầu
hình thành từ những hành vi của những người xung quanh, bao gồm cả những
hành vi tốt hay không tốt, phần lớn các đối tượng phạm tội rơi vào hồn cảnh
gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc,
cha mẹ ly hôn, ly thân, trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc quản
lý, giáo dục trẻ chưa phù hợp, thiếu quan tâm đến trẻ, để trẻ em lang thang
kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức, để trẻ tiếp xúc với những thành phần
xấu của xã hội, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm pháp.... 2
1.3. Yếu tố nhà trường:
Trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn
nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó, nhà trường đóng vai trị quan trọng
trong việc giáo dục trẻ em, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp
hành pháp luật và quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên
trong việc quản lý giáo dục, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện
phạm tội…. Sở dĩ có tình trạng này là do hiện nay, chúng ta quá chú trọng
vào dạy chữ, chứ chưa chú trọng dạy các em về kỹ năng sống, kỹ năng làm
người.
Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai rộng
nhưng phần lớn mang tính hình thức, nên hiệu quả mang lại không cao, các
em học sinh không nhận thức được nhiều về pháp luật. Đáng lưu ý là tình
TS. Phạm Minh Tun, Phịng ngừa tội phạm người chưa thành niên của
tịa án thơng qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - kết quả, những bất cập
hạn chế và nguyên nhân.
2
Hà Thị Hiên, Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên gây ra

1

2


trạng học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng là nguy cơ, điều kiện để tội
phạm lợi dụng xâm hại hoặc dụ dỗ lôi kéo các em vào con đường phạm tội
(số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy hiện nay có gần 255.000 học sinh, sinh viên
bỏ học).
1.4. Yếu tố xã hội:
Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời
sống xã hội khiến đạo đức xã hội xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
ma túy, mại dâm cũng như tranh, ảnh, băng, đĩa, mạng internet có nội dung
xấu, kích động bạo lực không được ngăn chặn kịp thời và có diễn biến phức
tạp nên đã ảnh hưởng xấu tới tâm lý, nhận thức và hành động của người chưa
thành niên.
Chính quyền các cấp, các đồn thể, cơ quan pháp luật chưa thực sự chú
ý tới cơng tác phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội, mới chỉ tập trung
khi có vi phạm pháp luật xảy ra đối với lứa tuổi này thì chống (trừng phạt) là
chính nên tính chủ động cũng như hiệu quả không cao. Mặt khác, trong một
số hành vi phạm tội cụ thể của người chưa thành niên, việc xử lý cịn chưa
phù hợp, khơng đúng pháp luật. Ngồi ra, cơng tác tun truyền, giáo dục
pháp luật, văn hóa, đạo đức, lối sống trong quần chúng nhân dân nhất là thanh
thiếu niên chưa được coi trọng đúng mức, còn thiếu cả về bề rộng và chiều
sâu. Do vậy, một bộ phận không nhỏ đối tượng là người chưa thành niên khi
thực hiện hành vi mà không biết rằng đó là hành vi phạm tội.3
1.5. Yếu tố bạn bè:
Đại đa số các giao tiếp của người chưa thành niên với xã hội chủ yếu
qua các nhóm bạn bè. Mối quan hệ bạn bè ngày càng mở rộng và tác động
một cách mạnh mẽ vào sự phát triển nhân cách. Nếu người chưa thành niên

kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua
đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội...)
thì sẽ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi
xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà
hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang... và dần dần đi vào con đường phạm tội.
TS. Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của
tịa án thơng qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - kết quả, những bất cập
hạn chế và nguyên nhân.
3

3


2. Liên hệ trường hợp Lê Văn Luyện :
Tóm tắt: Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra
tại tiệm vàng Ngọc Bích vào ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, Lê
Văn Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con
gái lớn của họ 8 tuổi bị chém mất tay. Đây là một vụ án rất nghiêm trọng, gây
xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng
như những ý kiến về việc sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Vụ án cũng
đáng lưu ý ở tình tiết Lê Văn Luyện phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy
khi kết án, Luyện chịu mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt
Nam tại thời điểm đó.4 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội
của Lê Văn Luyện cụ thể:
Thứ nhất: Do bản thân Luyện:
- Thơng qua cuộc nói chuyện với Luyện, có thể thấy nhu cầu độc lập của
Luyện khá cao được thể hiện thông qua như việc dù gia đình khá giả, có điều
kiện cho Luyện đi học nhưng Luyện lại muốn tự kiếm tiền để thỏa mãn nhu
cầu vui chơi của bản thân. Không những thế, sau khi mang xe chú đi cắm để
lấy tiền ăn chơi, ăn chơi hết, không đủ 5 triệu chuộc xe nhưng Luyện vẫn

không quay về xin bố mẹ mà “tự trả nợ” bằng cách đi cướp tiệm vàng. Có thể
thấy Luyện khơng muốn chịu sự chi phối, giám sát của gia đình, Luyện cho
rằng mình đủ lớn để quyết định và giải quyết mọi thứ.
- Dù Luyện biết cướp tiệm vàng thì sớm muộn gì cũng bị bắt nhưng Luyện
vẫn thực hiện hành vi bởi Luyện vẫn chưa đủ tuổi để có thể suy nghĩ thấu
đáo. Luyện biết cơng việc mình làm khơng đủ tiền ăn sáng và chơi game thì
đến bao giờ mới đủ trả nợ trong khi có nợ phải trả, kết hợp với việc khơng
muốn nhờ cậy gia đình nên Luyện đã nghĩ đến việc đi cướp. Trong quá trình
cướp, Luyện nghĩ là phải giết người để khơng bị phát hiện nên đã xuống tay
giết người.
- Bản thân Luyện cũng chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật: Luyện chỉ biết
cướp xong chắc chắn sẽ bị bắt, cịn hình phạt như nào thì Luyện khơng hề hay
biết. Vậy nên khi bị bắt, Luyện run sợ bản thân sẽ bị bắn nhưng khi được các
đồng chí cơng an cho biết dù tội nặng nhưng Luyện vẫn là người chưa thành
niên, nên khơng bị tử hình. Lúc đấy Luyện mới hết lo sợ. Điều này cũng xuất
phát từ việc Luyện đã bỏ học từ sớm, từ chối tiếp nhận sự giáo dục của nhà
4

Đinh Hiền (2011), Lê Văn Luyện bật cười khi nghe đến từ "vãi luyện"
4


trường cũng như của bố mẹ, nên không được trang bị đầy đủ những kiến thức
cần thiết. Vậy nên không có sự trau dồi trong nhận thức cũng như sự uốn nắn
trong hành vi của người lớn đối với Luyện khiến Luyện phạm tội.
- Game “Đế chế” Luyện chơi cũng như thói quen thường xuyên giúp đỡ bố
mẹ bằng việc chọc tiết lợn và mang thịt lợn ra chợ cho mẹ bán đã ảnh hưởng
phần nào đến tâm lí, hành vi phạm tội của Luyện. Thấy mọi người, bạn bè
chơi game gì thì Luyện mới sa đà vào game đó. Với một đứa trẻ tỉnh lẻ mới
lên Hà Nội như Luyện, việc lần đầu tiếp xúc với internet cộng với cấu hình

game đẹp cũng như nhân vật ảo quyền lực chỉ có trong game đã cuốn hút
Luyện. Khơng những thế, Luyện đã thường xuyên tiếp xúc với dao và máu
cùng những tiếng lợn kêu bên tai nên khi thực hiện hành vi phạm tội, Luyện
không hề tỏ ra ghê tay mà xuống tay tàn nhẫn.
Thứ hai: Do gia đình: Tuy gia đình khá giả, có đầy đủ cả bố lẫn mẹ,
nhưng bố mẹ Luyện lại mải bon chen trong gánh nặng “cơm áo gạo tiền” mà
đã không quan tâm nhiều đến Luyện. Dù biết Luyện bỏ học nhưng vẫn mặc
kệ cho thấy sự quản giáo, sự gắn kết giữa bố mẹ và Luyện là khơng có.
Phương pháp bố mẹ Luyện giáo dục Luyện cũng mờ nhạt, bố mẹ đã buông
thả Luyện từ chuyện Luyện bỏ học đến chuyện Luyện đưa vàng vừa cướp
được cho bố mẹ mà bố mẹ vẫn hùa theo Luyện, không hỏi han nguồn gốc số
vàng cũng như khuyên Luyện đi đầu thú. Mặt khác, nghề nghiệp của bố mẹ
Luyện cũng đã ảnh hưởng một phần đến Luyện. Môi trường Luyện sinh ra và
lớn lên hầu như ngày nào cũng có tiếng lợn rống khi bị chọc tiết, mùi máu
tanh và thịt lợn sống nên Luyện đã quá quen với những cảnh máu me.
Thứ ba: Do nhà trường: Nhà trường thấy Luyện bỏ học, dù đã trao đổi
với phụ huynh nhưng lại không quyết liệt kết hợp với phụ huynh cùng nhắc
nhở, động viên Luyện quay trở lại trường học. Bên cạnh đó, cũng khơng sát
xao đối với những học sinh như Luyện, dùng hình phạt mỗi khi sai phạm chứ
khơng để ý đến chuyện cảm hóa học sinh. Có thể thấy, nhà trường chỉ giải
quyết vấn đề từ ngọn mà không chú trọng giải quyết từ gốc rễ vấn đề khiến
học sinh đã khơng có hứng thú học càng muốn bỏ học, rời xa sự giáo dục hơn.
Thứ tư: Do xã hội: Vào thời điểm đó, Luyện đã sa vào các trò game
online bạo lực trên mạng internet và một trong những “món ăn” Luyện ưa
thích nhất trên “mạng” là trò chơi “Đế chế” bởi nhà nước chưa chú trọng
những cơ sở vui chơi, giải trí lành mạnh cùng với sự mới chớm của công nghệ
5


thông tin nên các quán net đã mọc lên như nấm để thu hút mọi người nói

chung cũng như Luyện nói riêng.
Thứ năm: Do bạn bè: Khi cịn đi học Luyện thường dao du với mấy bạn
học kém, khơng có chí hướng học, mà chỉ mê game và ăn chơi. Luyện thấy
các bạn bỏ học đi làm để có tiền ăn chơi nên với tâm lý ở tuổi Luyện, thấy các
bạn làm được chẳng nhẽ mình lại khơng làm được? Vì thế Luyện đã bỏ học,
lên Hà Nội làm phụ hồ để có tiền chơi game. Điều này cũng đã dẫn đến hành
vi phạm tội của Luyện sau này.
II. Đưa ra ý kiến về phòng ngừa người chưa thành niên trở thành người
phạm tội:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Do đó việc quản lý, giáo dục,
phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một việc khó khăn, địi hỏi
phải có sự tham gia tích cực và đồng bộ của nhiều ban, ngành cũng như của
tồn xã hội. Nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp về phòng ngừa
người chưa thành niên trở thành người phạm tội như sau:
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc phòng
ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:
Thứ nhất: Cha mẹ cần nhận thức được tầm quan trọng của gia đình
trong việc giáo dục sự hình thành và phát triển nhân cách. Cha mẹ nên dành
một khoảng thời gian để có thể trị chuyện, giúp đỡ khi con cái gặp những khó
khăn vướng mắc như vậy để cho các em thấy được sự quan tâm chăm sóc từ
gia đình. Điều đó cũng góp phần tránh được tình trạng các em nảy sinh những
tâm lý tiêu cực, khủng hoảng tâm lý dẫn đến nguy cơ phạm tội bởi trong độ
tuổi này khi đưa ra quyết định, người chưa thành niên thường không cân nhắc
kỹ hoặc không quan tâm đến hậu quả của hành vi mà chỉ nghĩ đến lợi ích
trước mắt. Đối với những gia đình đơn thân chỉ có bố hoặc mẹ thì cần phải
quan tâm và chăm sóc con cái nhiều hơn để tránh tình trạng đứa trẻ cảm thấy
sự khác biệt của bản thân so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ.
Thứ hai: Cha mẹ cần chăm lo đúng mực và cũng phải thường xuyên
quản lý con cái một cách hợp lý. Ngoài việc chăm lo về mặt vật chất, cha mẹ

cũng cần phải quan tâm về mặt tinh thần của người chưa thành niên một cách
phù hợp để uốn nắn con cái về suy nghĩ cũng như hành động một cách đúng
đắn. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần sát sao, chú ý những mối quan hệ bạn bè
6


của con cái để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những mối nguy cơ, ảnh hưởng
xấu từ nhóm bạn tiêu cực, kịp thời chỉnh sửa những hành vi lệch chuẩn, nhằm
không cho các em sa vào con đường phạm tội.
Thứ ba: Cha mẹ cần có phương pháp giáo dục đúng đắn. Trước hết, cha
mẹ khơng được phó thác, giao tồn bộ trách nhiệm việc giáo dục về phía nhà
trường. Cha mẹ nên kết hợp với nhà trường để trao đổi, nắm bắt thơng tin về
q trình học tập tu dưỡng của con cái để từ đó có những phương pháp điều
chỉnh kịp thời và phù hợp. Trong trường hợp người chưa thành niên mắc lỗi
cha mẹ không nên thờ ơ, bỏ qua mà phải có thái độ nghiêm khắc kết hợp với
tình u thương. Tuy nhiên nghiêm khắc khơng đồng nghĩa với việc cha mẹ
sẽ đánh đập, mắng mỏ hay ghét bỏ mà ở đây cha mẹ cần phải chỉ ra sai sót
khuyết điểm đồng thời động viên và tạo điều kiện để con cái khắc phục lỗi
sai. Việc đánh đập hay mắng mỏ sẽ không đem lại hiệu quả trong việc giáo
dục người chưa thành niên bởi đôi khi điều đó sẽ tác động đến tâm lý các em
và có thể là nguyên nhân dẫn đến việc người chưa thành niên trở thành tội
phạm. Bên cạnh đó, cha mẹ khơng được nng chiều đáp ứng tất cả những
địi hỏi của con cái đặc biệt là những địi hỏi khơng hợp lý và phải giải thích
cho các em hiểu lý do vì sao khơng chấp nhận. Đặc biệt trong việc giáo dục
bồi dưỡng nhân cách cho con cái thì cha mẹ, những người trong gia đình cần
phải gương mẫu làm tấm gương sáng để con cái noi theo.
2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc
phòng ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:
Thứ nhất: Nhà trường cần tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức thực hiện pháp luật cho học sinh trong các trường học. Cần phải chú

trọng trong việc giảng dạy môn học giáo dục công dân để học sinh có thể tiếp
thu kiến thức một cách hiệu quả, không khiến cho học sinh cảm thấy kiến
thức môn học nặng nề, khó tiếp thu. Giáo dục ở nhà trường, ngoài việc dạy
chữ, truyền đạt những kiến thức cơ bản cần hết sức quan tâm đến việc dạy
cho người chưa thành niên về kỹ năng sống, kỹ năng làm người thông qua
việc giáo dục về đạo đức truyền thống, lịch sử, pháp luật, giao tiếp trong gia
đình và xã hội. Tổ chức những buổi giao lưu tuyên truyền phổ biến kiến thức
pháp luật hay phát động các phong trào cuộc thi tìm hiểu pháp luật đến với
học sinh nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu pháp luật
7


để các em nhận thức được những hành vi phạm tội từ đó sẽ hình thành suy
nghĩ đúng đắn
Thứ hai: Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để trao đổi
thông tin liên quan đến học sinh. Việc phối hợp với gia đình sẽ giúp cho nhà
trường và gia đình nắm bắt được tình trạng học tập, ý thức cũng như suy nghĩ,
cảm xúc hay hành vi của các em để từ đó hai bên sẽ có những biện pháp phù
hợp tác động kịp thời để các em không suy nghĩ, cư xử hay thể hiện những
hành vi lệch chuẩn. Như vậy mục đích nhằm ngăn ngừa khơng cho các em trở
thành người phạm tội.
Thứ ba: Tăng cường quản lý chặt chẽ học sinh trong nhà trường. Nhà
trường cần có những biện pháp kỷ luật cứng rắn đối với những hành vi vi
phạm quy chế nội quy của trường lớp như đánh nhau, bỏ học… để giảm thiểu
số lượng học sinh vi phạm cũng như để cho học sinh ý thức được việc tuân
thủ nội quy của trường và tuân thủ pháp luật. Ngoài ra cần nâng cao giá trị
đạo đức trong giáo dục giảng dạy, kết hợp hài hòa quan hệ giữa thầy và trò để
học sinh hiểu biết hơn nữa về truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ
hậu học văn” bởi đây cũng là một trong những cách phòng ngừa người chưa
thành niên đem lại hiệu quả.

3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của xã hội trong việc phòng
ngừa người chưa thành niên trở thành người phạm tội:
Thứ nhất: Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đồn thể và các nhà
trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng
lớp nhân dân, đặc biệt đối với người chưa thành niên. Cần coi trọng giáo dục
để người chưa thành niên hiểu rõ một số luật cơ bản liên quan tới quyền,
nghĩa vụ của mình mà người chưa thành niên hay phạm phải như: Luật giao
thông, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự và Tố tụng
hình sự…
Thứ hai: Chính quyền các địa phương, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn cần quản lý các tụ điểm vui chơi giải trí, nhà hàng, các
qn internet… có nguy cơ tiềm ẩn các vi phạm pháp luật. Chủ động thông
báo với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn kịp thời. Ủy ban nhân dân
các địa phương cần có kế hoạch thống kê, giám sát, theo dõi riêng đối với
người chưa thành niên để sớm phát hiện điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những
8


biểu hiện sai lệch, nhưng hành vi thái quá vi phạm các quy chuẩn đạo đức để
ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng để vi phạm xảy ra rồi mới lo xử lý.
Thứ ba: Có chính sách ưu tiên dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho
những người chưa thành niên đã bỏ học từ sớm, những trẻ lang thang, khơng
gia đình để khi bước vào đời họ có một nghề tự nuôi sống bản thân. Nhà nước
cần đầu tư thêm nhiều khu vui chơi cho cộng đồng trong đó có người chưa
thành niên như cơng viên, các câu lạc bộ…
Thứ tư: Các cấp chính quyền địa phương cần rà soát, quản lý chặt chẽ
và ngăn chặn các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm cũng như tranh,
ảnh, băng, đĩa, mạng internet có nội dung xấu, kích động bạo lực để khơng
gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, nhận thức và hành động của người chưa thành
niên hay những người khác bị nhóm đối tượng này lôi kéo rủ rê tham gia vào

con đường phạm tội.
Thứ năm: Đối với người chưa thành niên phạm tội bị Tịa án xử tù
giam, khi đã chấp hành xong hình phạt trở về sinh sống tại địa phương với gia
đình hay những trường hợp được hưởng án treo giao cho địa phương giám sát,
quản lý địa phương cũng cần có những cán bộ theo sát để động viên, cảm hóa,
xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm, tạo công ăn việc làm cho các em tái hòa nhập với
xã hội.
III. Áp dụng biện pháp tiếp cận người chưa thành niên:
1. Biện pháp tiếp cận đối với người chưa thành niên:
Về phía gia đình:
Gia đình phải quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em
ngay từ khi cịn nhỏ. Bởi giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa là giáo dục cách
làm người, cách đối nhân xử thế, giáo dục cách sống tốt đẹp, đúng chuẩn
mực. Khi người chưa thành niên biết sống phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức xã hội thì sẽ hạn chế được nguy cơ phạm tội. Bên cạnh đó, gia đình phải
bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận thức đúng, có hành vi
chuẩn mực và có kiến thức pháp luật. Gia đình nên giới thiệu các kiến thức
pháp luật một cách có lựa chọn, có hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được
đâu là hành vi hợp pháp, đâu là hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm
gì và khơng nên làm gì. Như vậy, sẽ hình thành cho các em ý thức tránh xa
hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội sau này.
Về phía nhà trường:
9


Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối
với học sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ
luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ
khi cịn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của
nhà trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trị, trách nhiệm của các thầy, cơ

giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình ảnh của các thầy, cơ giáo
có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, trạng thái tâm lý
của học sinh. Ngồi ra, cần phải tăng cường cơng tác tuyên tuyền, giáo dục
pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà
trường với gia đình trong việc trao đổi thơng tin để cùng quản lý giáo dục các
em phát triển toàn diện..
Về phía xã hội ( xã phường, thị trấn đang sinh sống):
Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các đồn thể và các nhà trường cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân,
đặc biệt đối với người chưa thành niên. Cần coi trọng giáo dục để người chưa
thành niên hiểu rõ một số luật cơ bản liên quan tới quyền, nghĩa vụ của mình
mà người chưa thành niên hay phạm phải như: Luật giao thơng, Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự…
Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho người chưa thành niên có các
sân chơi, bãi tập, các hình thức sinh hoạt bổ ích, lành mạnh nhằm thu hút học
sinh và người chưa thành niên tham gia học tập, rèn luyện, sử dụng thời gian
nhàn rỗi có ích và thiết thực.
Chính quyền các địa phương, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn cần quản lý các tụ điểm vui chơi giải trí, nhà hàng, các quán
internet… có nguy cơ tiềm ẩn các vi phạm pháp luật. Chủ động thông báo với
các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn kịp thời. Ủy ban nhân dân các địa
phương cần có kế hoạch thống kê, giám sát, theo dõi riêng đối với người chưa
thành niên để sớm phát hiện điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai
lệch, nhưng hành vi thái quá vi phạm các quy chuẩn đạo đức để ngăn chặn kịp
thời, tránh tình trạng để vi phạm xảy ra rồi mới lo xử lý.5

TS. Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của
tịa án thơng qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - kết quả, những bất cập
hạn chế và nguyên nhân.
5


10


2. Biện pháp tiếp cận đối với người chưa thành niên phạm tội:
Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tồ án có thể quyết định áp
dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phịng ngừa sau đây:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Đưa vào trường giáo dưỡng. Tồ án có thể
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm
đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng. Hoặc tồ án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ
một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do
tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường
sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật
chặt chẽ.
Khi thực hiện hành vi phạm tội, các em hầu như chưa được tiếp cận và
hiểu biết về pháp luật nhiều và đúng đắn. Học được cái đúng rất khó, cái sai
thì rất dễ vậy nên trong thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có rất
nhiều văn bản, chính sách ưu tiên quan tâm áp dụng cho những đối tượng là
người chưa thành niên, chẳng hạn như BLHS 2015 dành riêng một chương để
quy định đối với người chưa thành niên phạm tội hoặc Thông tư liên tịch số
01/2011/TTLT ngày 12/7/2011 của TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTPBLĐTB&XH hướng dẫn nguyên tắc tham gia tố tụng đối với những người
chưa thành niên hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác… nhưng sự tiếp
cận, nhận thức hiểu biết pháp luật của người chưa thành niên cảm thụ như thế
nào mới là điều quan trọng. Do đó, việc thực hiện, tuyên truyền giáo dục pháp
luật, trợ giúp pháp lý đối với người phạm tội nói chung và người chưa thành
niên nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách cụ thể:
Đối với những đối tượng chưa bị kết án, cần tư vấn, tuyên truyền giáo
dục pháp luật về việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để giúp các đối
tượng nắm bắt và thực hiện trong quá trình khai báo để được hưởng các tình

tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền tranh tụng tại
phiên tòa để làm sáng tỏ việc có tội hay khơng có tội.
Đối với những đối tượng đã bị kết án: Nội dung tuyên truyền giáo dục
pháp luật, tư vấn pháp lý và trợ giúp pháp lý về quyền và nghĩa vụ của họ,
những điều kiện để được xem xét miễn chấp hành hình phạt, giảm án, đặc
xá..nhằm giúp họ sớm cải tạo tốt để trở về với gia đình và xã hội.
11


Đối với những phạm nhân sắp mãn hạn tù, cần tư vấn việc xóa án tích,
cư trú tái hịa nhập cộng đồng, những chính sách quan tâm cho những người
mới ra tù như việc làm, vay vốn, hỗ trợ… hướng dẫn cách làm lại những giấy
tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, mà trước đó họ đã làm
thất lạc để sau khi tái hòa nhập cộng đồng lấy đó làm hành trang cho cuộc
sống; cho gặp người thân: người thân khuyên răn, cho cảm giác người thân
vẫn cịn quan tâm đến mình; cho đọc sách đạo đức, phật pháp.
Đối với người chưa thành niên đã chấp hành hình phạt tù xong, khi trở
về sinh sống tại địa phương với gia đình hay những trường hợp được hưởng
án treo giao cho địa phương giám sát, quản lý thì địa phương cũng cần có
những cán bộ theo sát để động viên, cảm hóa, xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm, tạo
công ăn việc làm cho các em tái hòa nhập với xã hội.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, lứa tuổi người chưa thành niên là lứa tuổi của giai đoạn
chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, giai đoạn biến đổi mạnh mẽ về sinh lý
và tâm lý. Từ những các phân tích ở trên có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến việc người thành niên pham tội. Việc phát hiện và ngăn chặn chúng
kịp thời để giảm thiếu tối đa các vụ án có liên quan đến người thành niên là
điều cần thiết và đáng được tất cả mọi người quan tâm. Trên cơ sở đó là căn
cứ để đưa ra các biện pháp tiếp cận các em một cách phù hợp sao cho không
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em.


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Đặng Thanh Nga, Những khía cạnh tâm lí - xã hội về tình trạng phạm
tội của người chưa thành niên, Tạp chí Luật Học
2. Đinh Hiền (2011), Lê Văn Luyện bật cười khi nghe đến từ "vãi luyện",
nguồn Lê Văn Luyện bật cười khi nghe đến từ "vãi luyện" - Giáo dục
Việt Nam (giaoduc.net.vn)
3. Hà Thị Hiên, Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phòng
ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, nguồn
/>4. Lan Hương (2011), Tường thuật chi tiết vụ truy bắt sát thủ máu lạnh
Lê Văn Luyện, nguồn />5. Lê Thị Bích Hải, Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện
trên
địa
bàn
tỉnh
Thái
Nguyên,
nguồn
/>6. Nguyễn Đào (2020), Vì sao trẻ hóa tội phạm ngày càng gia tăng?,
/>7. ThS Hồng Minh Khơi (2012), Đặc điểm và một số nguyên nhân dẫn
đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, nguồn
/>8. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyên nhân và một số giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cướp tài sản do người
chưa thành niên gây ra, nguồn />9. TS. Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên
của tịa án thơng qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - kết quả,
những bất cập hạn chế và nguyên nhân., nguồn

/>p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=9616
8833&p_details=1

13


10. Trần Thị Lan Anh, Phòng ngừa tội cướp tài sản do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội

STT

E. BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
MSSV

Họ và tên

Cơng việc
thực hiện

Tiến độ thực
hiện (đúng hạn)


1
2
3

451253
451525
451702


Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Ngà
Vũ Đình Quốc

4

451812

Đinh Thị Thanh Hoa

5

451814

Đỗ Huyền Trang

6
7
8

451817
451820
451821

Nguyễn Thu Huyền
Đinh Thu Trà
Khuất Hiền Thư

9


451826

Ma Diệu Ngọc

10

451831

Nguyễn Thị Thu Uyên

Làm ý 1
Làm ý 2
Làm ý 2,
thuyết trình
Làm ý 2, viết
bài
Làm ý 2, viết
bài
Làm ý 1
Làm ý 1
Làm ý 1, làm
pp
Làm ý 1,
thuyết trình
Làm ý 2, tổng
hợp bài

Khơng


Họp nhóm

Tham gia
đầy đủ

Kết luận

Tích cực Xếp loại
sơi nổi

X
X
X

X
X
X

X
X
X

A
A
A

X

X


X

A

X

X

X

A

X
X
X

X
X
X

X
X
X

A
A
A

X


X

X

A

X

X

X

A

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×