Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Anhchị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệnh hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.59 KB, 9 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG
ASEAN
----------*----------

ĐỀ BÀI: Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng
thương mại chệnh hướng trong các khu vực thương mại
tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên
hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN
Câu 2: Anh/chị hãy giải quyết tình huống
LỚP

: N04-TL3

HỌ VÀ TÊN : ĐỖ HUYỀN TRANG
MSSV

: 451814
Hà Nội - 2021
1


MỤC LỤC:
A.ĐỀ BÀI:...................................................................................................................1
B.ĐẶT VẤN ĐỀ: ........................................................................................................2
C.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: .........................................................................................2
Câu 1: ..........................................................................................................................2
1.1. Khái niệm: ............................................................................................................2


1.2. Ví dụ: ....................................................................................................................2
1.3. Bản chất: ...............................................................................................................3
1.4. Ảnh hưởng:...........................................................................................................3
1.5. Các biện pháp khắc phục: ....................................................................................3
1.6. Liên hệ với ASEAN: ............................................................................................4
Câu 2: ..........................................................................................................................4
C. KẾT LUẬN: ...........................................................................................................6
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO: ..............................................................6


A. ĐỀ BÀI:
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệnh hướng trong các khu
vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu
vực thương mại tự do ASEAN.
Câu 2: Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây:
Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc (một nước không phải
thành viên của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp vào Việt Nam. Đối với mặt hàng
xe đạp này, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35%, mức thuế
nhập khẩu từ Trung Quốc vào Campuchia là 5%. Việt Nam và Campuchia đều là
thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu
xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp thêm 1 số
bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau) và đăng
ký được sản xuất tại Campuchia và xuất khẩu sang Việt Nam. Họ tính tốn rằng nếu
làm như vậy thì sẽ được hưởng mức thuế suất 0% đang được áp dụng trong Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Hỏi:.
1. Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá
của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
2. Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một
nước thành viên của ASEAN?


1


B. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc tham gia vào khu vực thương mại tự do đã giúp các quốc gia nói chung
cũng như Việt Nam nói riêng khơng những phát triển trao đổi thương mại với nhau
mà còn là sự du nhập văn hóa và kiến thức ủa nhân loại. Bên cạnh việc tạp ra lợi ích
và chi phí, thương mại tự do đã cho thấy hạn chế riêng trong việc tạo ra hiện tượng
thương mại chệnh hướng. Xuất phát từ lí do trên, em xin đi vào tìm hiểu và làm rõ
hơn hai câu hỏi có trong đề bài mơn Pháp luật Cộng đồng ASEAN.
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Câu 1:
1.1. Khái niệm:
- Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu
của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương
giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế
quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm
hàng và hài hịa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
- Chệch hướng thương mại là một hiện tượng xuất hiện khi một nhóm nước
hình thành khu vực mậu dịch tự do thì một vấn đề chính sách nảy sinh: nhập khẩu
từ các nước khác có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thơng qua các nước
có thuế quan thấp, và trong nhiều trường hợp thực tế, các nhà sản xuất từ ngoài khu
vực né tránh thuế quan cao bằng cách xây dựng nhà máy thực hiện cơng đoạn cuối
cùng của quy trình sản xuất ở nước thành viên có thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu
sang các nước có thuế quan cao hơn.
1.2. Ví dụ:
Đối với việc nhập khẩu thịt cừu của Anh: Trước khi gia nhập EU, hầu hết
thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New Zealand, nước sản xuất thịt cừu rẻ nhất thế
giới. Nhưng sau khi gia nhập EU, thuế nhập khẩu chung đối với các nước ngoài
khối đã làm cho việc nhập thịt cừu từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so với việc

nhập từ các nước thuộc EU. Từ đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt cừu lớn
nhất cho Anh. Thương mại đã bị chệch hướng khỏi New Zealand.
Như vậy, khi tham gia EU Anh sẽ mất một phần nguồn thu ngân sách nhà
nước từ thuế nhập khẩu, điều này sẽ là bất lợi nếu nguồn thu từ thuế nhập khẩu

2


chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Cịn New Zealand bị mất một
phần thị trường do có sự phân biệt về mức thuế giữa các nước trong EU với các
nước ngoài khu vực, thặng dư thương mại và phúc lợi xã hội của New Zealand có
thể bị giảm sút. có thể thấy chệch hướng thương mại là một hiện tượng ảnh hưởng
tiêu cực tới sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia. Nó là hiện tượng mà các
quốc gia đều không mong muốn
1.3. Bản chất:
Bản chất của hiện tượng chệch hướng thương mại là một hiện tượng có tính
chất tiêu cực, bản chất là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngồi khu
vực thương mại tự do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước
có thuế quan cao mà không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu
vực ngoài khối. Khi hiện tượng này xảy ra quốc gia trong khối thương mại sẽ bị tổn
thương và bị thất thu đối với hàng hóa mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất
nước ngồi trốn thuế.
Ví dụ: Giả sử Tây Ban Nha có mức thuế nhập khẩu thép là 30% và Vương
quốc Anh có mức thuế 0%. Trong trường hợp đó, một cơng ty Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu
thép sang Anh (hoặc thành lập một nhà máy ở Anh) và sau đó vận chuyển thép qua
lục địa này đến Tây Ban Nha. Bằng cách đó, cơng ty Mỹ có thể xuất khẩu sang Tây
Ban Nha nhưng được hưởng lợi từ thuế suất của Anh.
1.4. Ảnh hưởng:
Chệnh hướng thương mại thường mang tính bị động: bị tác động vào gây ra
hiện tượng. Khi xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại, quốc gia có thuế quan

thấp hơn thường chỉ thu được lợi nhuận nhập khẩu; việc xuất khẩu mặt hàng cùng
loại (do quốc gia ấy tự sản xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn
nghạch với mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực, gây
ảnh hưởng khơng nhỏ thậm chí tiêu cực đến các ngành sản xuất có hàng xuất nhập
khẩu của mỗi nước.
1.5. Các biện pháp khắc phục:
Thứ nhất, vấn đề chệch hướng thương mại xảy ra khi các nước thành viên
FTA không có chung thuế quan đối với bên ngồi, do đó, các nước trong khu vực
mậu dịch tự do ngoài việc bãi bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa
mua bán với nhau cần đồng thời thống nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối

3


với hàng hóa bên ngồi, từng bước xây dựng các hiệp ước, từng bước nâng cấp Khu
vực mậu dịch tự do trở thành Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (CM),
và đạt cấp cao nhất Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU).
Thứ hai, các quốc gia thành viên phải tìm những giải pháp hữu ích cho việc
kiểm sốt hàng hóa từ bên ngồi khu vực liên kết. Mỗi nước phải có khả năng phân
biệt có hiệu quả giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu dịch tự do và từ nước
khác (thông qua việc kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ của hàng hóa
nhập khẩu).
Thứ ba, đưa ra các chính sách nhằm khắc phục hiện tượng này như: các quốc
gia thành viên tăng cường xuất khẩu, ngoai ra cần nghiên cứu phương án sử dụng
các FTA khác như thực hiện các đàm phán các FTA song phương. Mở cửa thị
trường cho hàng hóa và dịch vụ cho các đối tác khác (đối tác có sức cạnh tranh cao,
ngoài khối) để gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp kiềm chế bớt nhập
siêu từ các đối tác này
1.6. Liên hệ với ASEAN:
Hiện nay, vấn đề về hiện tượng chệch hướng thương mại trong Khu vực

thương mại tự do ASEAN (AFTA) mới chỉ dừng lại ở mức lưu ý và dự báo trước về
hiện tượng này có thể xảy ra khi ASEAN kí kết Hiệp định thương mại tự do với các
nước, chứ chưa có hiện tượng chệch hướng thương mại nổi bật nào. Tuy nhiên, để
tránh hiện tượng này xảy ra, Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN 2009
(ATIGA) có quy định về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể là tại chương 3 của hiệp định
này. Bên cạnh đó, để các quốc gia thành viên có thể được hưởng ưu đãi thương mại
trong AFTA thì hàng hóa phải có xuất xứ ASEAN. Nếu khơng có quy tắc xuất xứ,
hiện tượng thương mại chệch hướng sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập
khẩu từ các nước khơng tham gia ASEAN sẽ vào khu vực ASEAN thông qua nước
thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước
không tham gia ASEAN.
Câu 2:
1. Mặt hàng xe đạp trên không được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là
hàng hóa của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam bởi vì:
Theo quy định của Điều 4 Thơng tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ
hàng hóa thì nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa như sau: “Hàng hóa

4


được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm
nước, hoặc vùng lãnh thổ em thực hiện quy định sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ
bản hàng hóa đó”
Chính vì thế, mặt hàng xe đạp trên chỉ được cơ quan hải quan của Việt Nam
coi là hàng hóa của Campuchia khi khâu sản xuất, chế biến cuối cùng diễn ra tại
Campuchia và khâu đó phải làm thay đổi cơ bản tính chất của xe đạp. Tuy nhiên,
việc doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào
Campuchia, sau đó lắp thêm một số bộ phận vào xe: Đèn trang trí, bọc bảo vệ tay
lái, gác baga xe (ghế ngồi sau), đây chỉ là gia công và chế biến được quy định tại
khoản 6 Điều 9 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Theo quy định, những công đoạn

được gia công, chế biến thuộc điều này khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với
nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa
tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ.
2. Theo ATIGA, cách để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một
nước thành viên của ASEAN thì hàng hóa đó buộc phải đáp ứng được các tiêu chí:
“Vì mục đích của Hiệp định này, một hàng hoá được nhập khẩu vào lãnh thổ của
một Quốc gia Thành viên từ Quốc gia Thành viên khác phải được đối xử như một
hàng hố có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ
dưới đây: (a) hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ
của một Quốc gia Thành viên xuất khẩu như trình bày và định nghĩa trong Điều 27
(Hàng hố có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ); hay (b) hàng hố có
xuất xứ khơng thuần túy hoặc khơng được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ tại Quốc gia
Thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá này phù hợp với Điều 28 (Hàng hố
có xuất xứ khơng thuần túy hoặc khơng được sản xuất tồn bộ) hoặc Điều 30 (xuất
xứ cộng gộp)”quy định tại Điều 26 của Hiệp định ATIGA và hàng hóa đó phải có
Giấy chứng nhận xuất xứ: “Để được cho hưởng ưu đãi về thuế quan, hàng hố phải
có Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D), như được nêu trong Phụ lục 7 (Mẫu D) do cơ
quan Chính phủ có thẩm quyền được Quốc gia Thành viên chỉ định cấp và thông
báo tới các Quốc gia Thành viên khác theo Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ
nêu tại Phụ lục 8 (OCP)” được quy định tại Điều 38 ATIGA.

5


Như vậy, theo quy định của Điều 26 Hiệp định ATIGA về Tiêu chí xuất xứ1
và Điều 38 Hiệp định ATIGA về Giấy chứng nhận xuất xứ2, chúng ta có thể xác
định được hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên ASEAN theo quy định
ATIGA.
C. KẾT LUẬN:
Với những lợi thế có được từ khu vực tự do thương mại, vì vậy mà mơ

hình liên kết kinh tế này được nhiều nước lựa chọn. Tuy nhiên nó cũng khơng thể
tránh khỏi được những biến chứng, những hệ lụy không mong muốn như chệch
hướng thương mại. Vì vậy cần được các quốc gia thành viên quan tâm, và có những
phương hướng, thỏa thuận hợp lí nhất để hạn chế hiện tượng này nhằm tạo một khu
vực tự do lành mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO:
1. Đỗ Chinh (2018), Chệnh hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do,
nguồn />2. Nghị định 31/2018NĐ-CP: Quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa
3. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
4. Thông tư 05/2018/TT-BCT: Quy định về xuất xứ hàng hóa.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội( 2016), Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN,
NXB. CAND, Hà Nội.
6.

Saga,

Trade

diversion



Chệnh

hướng

thương

mại,


nguồn

/>
1

kèm thêm Điều 27, 28 và 30 về hàng hóa có xuất xứ thuần túy và được sản xuất toàn bộ và hàng

hóa có xuất xứ khơng thuần túy nhưng khơng được sản xuất tồn bộ, cơng gộp
2

kèm theo phụ lục 7 (Mẫu D) và phụ lục 8 (OCP)

6


7



×