Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NÔNG PHAN ĐĂNG






ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH
KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á
TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI






LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
















HÀ NỘI - 2013


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 3
Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á
1.1. Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do 16
1.1.1. Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới… 16
1.1.2. Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do ở Đông Á…… 21
1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành khu vực thương mại Đông
Bắc Á……………………………………………………………… 28
1.2.1. Về địa lý……… …………………………………………… 28
1.2.2. Về an ninh - chính trị…………….…………………………… 29
1.2.3. Về văn hóa - xã hội……………………………………… 33
1.2.4. Về kinh tế………………………………………………….35
Chƣơng 2
NỖ LỰC HƢỚNG TỚI VIỆC THIẾT LẬP
KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á
2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc thiết lập khu vực thương mại tự do
Đông Bắc Á ……………………………………………………… ……… 39

2.1.1. Thuận lợi…………………………………………………….…39
2.1.2. Khó khăn…………………………………………… ……… 44

2
2.2. Nỗ lực ba bên trong việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Bắc
Á…………………………………………………………………………51
2.3.1. Nỗ lực của Trung Quốc……………………………………… 51
2.3.2. Nỗ lực của Nhật Bản………………………………………… 53
2.3.3. Nỗ lực của Hàn Quốc……………………………………….….55
2.3. Hướng tới khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á…………………… 59
Chƣơng 3
TRIỂN VỌNG KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á
3.1. Dự đoán cơ hội và thách thức của việc thiết lập khu vực thương mại tự
do Đông Bắc Á………………………………………………………………66
3.1.1. Cơ hội……………………………………… …………… 66
3.1.2. Thách thức……………………………………………………69
3.2. Dự đoán tác động của việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Bắc
Á………………………………………………………………………… …72
3.3. Đánh giá triển vọng của khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á…….76
KẾT LUẬN 81
PHỤ LỤC……………………………………………………………………89
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 91




14
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AIA ASEAN Investment Area
Khu vực đầu tư ASEAN
APEC Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
BFTA Bilateral Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do song phương
CACM Central American Common Market
Thị trường chung Trung Mỹ
CARICOM Caribbean Community
Thị trường chung các nước vùng Caribê
CFTA Central America Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Trung Mỹ
FTA Free Trade Area/ Free Trade Agreement
Khu vực thương mại tự do/ Hiệp định thương mại tự do
EU European Union/ Liên minh châu Âu
EPA Economic Partnership Agreement/
Hiệp định đối tác kinh tế
GATT General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
MERCOSUR Mercado Común del Sur (tiếng Tây Ban Nha)
Hiệp định thương mại tự do khu vực Nam Mỹ
NAFTA North American Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NIC Newly Industrialized Country

Nước công nghiệp mới
RTA Regional Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do khu vực
TNC Transnational Corporations
Tập đoàn xuyên quốc gia
WTO World Trade Organisation
Tổ chức kinh tế thế giới

15
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1.1: Các hiệp định thương mại tự do trên thế giới (1995 – 2011) 21
Bảng 1.2: Sự gia tăng số lượng FTA có hiệu lực ở khu vực Đông Á 27
(tính đến 2011)
Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại giữa ba nước Đông Bắc Á năm 2011 63
(tỷ USD)
Bảng 2.2: Quá trình hợp tác 3 bên Trung-Nhật-Hàn tiến tới thiết lập 64
FTA Đông Bắc Á













3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển của thế giới và tác động của quá trình toàn cầu hóa ngày
càng sâu rộng, quyền lợi kinh tế của các nước ngày càng gắn kết chặt chẽ với
nhau hơn và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, liên kết kinh tế trong khuôn khổ
các hiệp định song phương và đa phương ra đời cho phép giải quyết những vấn
đề mà nội bộ quốc gia không thể giải quyết hết được. Thực tế cho thấy, liên kết
kinh tế - thương mại quốc tế mang hiệu quả kinh tế cao hơn, sản xuất được phổ
biến rộng rãi hơn đồng thời tính cạnh tranh của các nền kinh tế và sản phẩm đều
tăng lên.
Đông Bắc Á - một bộ phận quan trọng của Đông Á và thế giới, nơi tập
trung ba nền kinh tế lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện đang
được coi là một trong những khu vực có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội trong thời gian gần đây. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử,
ba quốc gia này đã tạo lập được cho mình vai trò và vị thế nhất định trong khu
vực và thế giới. Dưới tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa cùng với xu thế
liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, nền kinh
tế các nước Đông Bắc Á cũng có những biến đổi nhanh chóng. Đặc trưng của
quá trình này được thể hiện qua những nỗ lực đàm phán và ký kết các hiệp định
thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. FTA không chỉ giới hạn
giữa các quốc gia với nhau mà còn cả một khu vực với từng nước riêng lẻ, những
FTA tiêu biểu gồm FTA Trung Quốc - ASEAN, FTA giữa Nhật Bản và Hàn
Quốc với một số nước Đông Nam Á… Các quốc gia Đông Bắc Á vẫn đang tăng
cường tìm kiếm thêm các thỏa thuận FTA trong khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay,

4
việc xem xét thiết lập một hiệp định thương mại tự do của khu vực Đông Bắc Á
hầu như vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu.

1.2. Những nỗ lực hướng tới thành lập khu vực thương mại tự do Đông
Bắc Á của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã được các nhà nghiên cứu theo
dõi, phân tích nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một đầy đủ và hệ
thống về quá trình này. Hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các xu hướng
liên kết kinh tế và các phương thức hình thành các hiệp định thương mại tự do.
Bởi thế, những vấn đề về đặc điểm hình thành và phát triển, thuận lợi, khó khăn,
cũng như các yếu tố tác động đến việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông
Bắc Á cần có sự quan tâm xem xét, nghiên cứu.
Nhằm góp phần tìm hiểu, mở rộng, giải quyết và dự đoán một trong những
xu thế đã và đang phát triển, mở rộng trong khu vực Đông Bắc Á cũng như trên
thế giới, đó là lý do chúng tôi chọn và thực hiện đề tài Đánh giá khả năng hình
thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ
XXI.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.1. Ngày nay, việc liên kết, hội nhập kinh tế trong khu vực cũng như trên
toàn thế giới không còn là vấn đề quá xa lạ. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa
phát triển đã thúc đẩy các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau hơn trên nhiều lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội… Từ bối cảnh thế giới, khu vực Đông Á
nói chung và Đông Bắc Á nói riêng, xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại
tự do (FTA) song phương và đa phương đã và đang ngày càng nở rộ. Đây là tiến
trình phát triển chung khi các quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hơn về
kinh tế. Để tiếp tục bổ sung những hiểu biết về xu hướng ký kết các hiệp định
thương mại tự do, khám phá quá trình hình thành và nỗ lực của các quốc gia

5
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hướng tới việc thiết lập khu vực thương mại
tự do Đông Bắc Á cũng như các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và tác
động của nó là mục đích mà luận văn chúng tôi mong muốn đạt được.
2.2. Từ những nỗ lực và kết quả của việc tìm hiểu, nghiên cứu, luận văn
chúng tôi mong muốn góp phần bổ sung ý kiến, nhận định đồng thời dự đoán

những cơ hội thách thức và tác động của việc thiết lập khu vực thương mại tự do
Đông Bắc Á trong thời gian tới. Qua đó, đề tài đánh giá triển vọng về một Khu
vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Kết
quả khoa học của đề tài nhằm nêu ra mối quan hệ ngày càng khăng khít và mật
thiết giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và
tính tất yếu cần phải có một mối liên kết kinh tế, đặc biệt một khu vực thương
mại tự do giữa các quốc gia này. Đặc biệt, góp phần giúp ích cho công tác
nghiên cứu khoa học và giảng dạy về kinh tế quốc tế cũng như quan hệ kinh tế
giữa các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á nói chung và Đông Á nói riêng,
đồng thời tìm hiểu những tác động và ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam là mục
đich chúng tôi mong muốn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khu vực Đông Bắc Á bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ và vùng Viễn Đông Siberia thuộc Nga. Tuy nhiên, đề
tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong 3 quốc gia có nền kinh tế lớn, phát
triển ở khu vực này gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về khái niệm Khu vực thương mại tự do (FTA), theo Nguyễn Văn Trình
“là hình thức liên kết kinh tế có tính thống nhất không cao, các nước trong liên
kết cùng nhau thỏa thuận: thuận lợi hóa trong hoạt động đầu tư và thương mại
giữa các nước thành viên bằng cách thỏa thuận cắt giảm thuế quan và các biện

6
pháp phi thuế quan; thuận lợi hóa hoạt động đầu tư vào nhau, các nước xây dựng
các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chung của các nước
thành viên” [80, tr. 72-73]. Theo đó, luận văn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa
ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hướng tới việc thiết lập khu vực
thương mại tự do Đông Bắc Á. Đề tài tập trung xem xét các khía cạnh cơ bản,
xuyên suốt bao gồm: Cơ sở hình thành hiệp định thương mại tự do Đông Bắc Á
(Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới và khu vực, các yếu
tố tác động đến việc hình thành hiệp định thương mại tự do Đông Bắc Á); Nỗ lực

hướng tới việc hình thành hiệp định thương mại tự do (Thuận lợi, khó khăn, nỗ
lực của từng quốc gia). Đồng thời, đề tài đưa ra nhận định về triển vọng hình
thành FTA Đông Bắc Á và kiến nghị đối với Việt Nam thông qua việc chủ động
xây dựng các cơ chế hợp tác, kế hoạch chiến lược, cải thiện môi trường cũng như
tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
thích nghi với mọi biến đổi của nền kinh tế khu vực và thế giới.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã thúc đẩy các nước Đông Á quan
tâm hơn đến chủ nghĩa khu vực kinh tế. Mối liên kết ngày càng bền chặt giữa các
nền kinh tế buộc các nước trong khu vực phải tăng cường hợp tác. Bắt đầu bằng
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 đầu tiên tại Kuala Lumpur tháng 02/1997 và
sau đó là cuộc gặp lịch sử của các nhà lãnh đạo ba nước Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở Manila tháng 11/1999. Ý tưởng
về việc thành lập Khu vực thương mại tự do (FTA) Đông Bắc Á được thủ tướng
Trung Quốc - Chu Dung Cơ đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở
Singapore vào năm 2000, từ đó đến nay 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc đều đã nỗ lực hướng tới FTA ba bên nhưng chưa thể trở thành hiện thực.

7
Đối với việc nghiên cứu khả năng hình thành của một FTA ba bên giữa
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã bước
đầu tìm hiểu với các công trình như:
Báo cáo nghiên cứu chung về FTA ba bên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc của Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản năm 2011 nêu
rõ tầm quan trọng của ba nền kinh tế Đông Bắc Á đối với khu vực và thế giới.
Thương mại giữa ba nước đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo
báo cáo, xuất khẩu của Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc từ 1992 - 2010
chiếm các tỷ lệ tương ứng 10.4 %, 5.1%, và 3.1 % và nhập khẩu là 9.1%, 4.5%,
2.8% so với thế giới. Tỷ trọng thương mại nội vùng giữa ba nước cũng tăng đều
đặn từ 12.3% năm 1990 lên 19% vào năm 1996 cho đến khi cuộc khủng hoảng

tài chính châu Á nổ ra vào 1997. Nó bắt đầu tăng trở lại 24.1% trong năm 2004
trước khi giảm xuống 21.7% vào 2008
1
. Năm 2010, Trung Quốc trở thành đối
tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia này cũng đứng
ở vị trí thứ hai và thứ ba đối với Trung Quốc. Trong cùng năm đó, Nhật Bản là
đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc, ngược lại Hàn Quốc đứng thứ ba
đối với Nhật Bản. Tất cả những kết quả trên đã khẳng định tầm quan trọng của
hợp tác kinh tế nội vùng, nhất là ở khu vực Đông Bắc Á; do đó, các nước đã nhất
trí thông qua nghiên cứu chung hướng tới việc thành lập một FTA ba bên trong
thời gian tới.
FTA Trung - Nhật - Hàn sẽ đóng vai trò quan trọng tăng cường quan hệ
hiện có giữa ba nước không chỉ bằng cách mở rộng thương mại đầu tư ba bên lẫn

1
Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan, Joint study report for an FTA among China, Japan and
Korea, December 2011,


8
song phương mà còn cung cấp một khuôn khổ toàn diện về thể chế. Quan hệ ba
bên được tăng cường cũng sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực
Đông Á, chẳng hạn như ASEAN+3, ASEAN+6, cũng như khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. FTA hình thành sẽ được xem như một mốc quan trọng trong
hội nhập khu vực, thúc đẩy sự thịnh vượng không chỉ cho khu vực mà cả thế giới
nói chung. Mặt khác, để hướng tới đàm phán thành công, ba nước cần nỗ lực để
giải quyết các vấn đề nhạy cảm cũng như các mâu thuẫn tiềm tang, ví dụ, căng
thẳng trong bản thân các quốc gia, các tranh chấp về biển đảo, hay vấn đề hạt
nhân ở bán đảo Triều Tiên. Với các tiền đề mà báo cáo đã nêu, FTA Trung -
Nhật - Hàn sẽ là rất khả thi và có thể mang lại lợi ích lâu dài cho cả ba nước

trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Bài nghiên cứu Chủ nghĩa khu vực thương mại ở Đông Á: Dưới góc nhìn
quan hệ cạnh tranh và song phương đăng trên Tạp chí Asian Perspective của tác
giả Gregory P. Corning tập trung tìm hiểu cách thức mà thương mại song phương,
cạnh tranh Trung - Nhật, và chủ nghĩa khu vực có thể thúc đẩy Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc tiến đến gần hơn FTA ba bên. Bài viết chọn các hình mẫu
ASEAN+3, ASEAN+6 để phân tích các trở ngại kinh tế, chính trị có thể gặp phải
ứng với việc đàm phán FTA Trung - Nhật - Hàn. Tác giả lập luận rằng các hiệp
định thương mại tự do song phương sẽ đóng vai trò buộc các quốc gia Đông Bắc
Á hướng tới gần hơn FTA. Trong đó, việc thực hiện các FTA song phương giữa
Trung Quốc - Hàn Quốc và Nhật Bản - Hàn Quốc là tiền đề quan trọng của việc
hình thành FTA Trung - Nhật - Hàn.
Trong nước, bài nghiên cứu Kinh tế Đông Bắc Á: Đặc điểm và xu hướng
biến đổi, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Mai Văn Bảo đề cập đến
đặc điểm của ba nền kinh tế lớn thuộc khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật

9
Bản, Hàn Quốc. Theo tác giả, ba quốc gia này đã có những bước phát triển và
thành tựu đáng khích lệ trong những năm gần đây, đưa Đông Bắc Á trở thành
khu vực năng động bậc nhất trên thế giới. Tác giả nhận định: “Việc đàm phán và
ký kết các hiệp định thương mại song phương (FTA) đã trở thành một trong
những hoạt động kinh tế nổi bật của các nước Đông Bắc Á trong những năm gần
đây” [2, tr. 5]; “ Điểm nổi bật trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước
Đông Bắc Á chủ yếu (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là sự gia tăng mạnh
của quan hệ thương mại và đầu tư. Trong đó, Trung Quốc đã trở thành thị trường
đầy hấp hẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài các hiệp định
về FTA với các nước ngoài khu vực, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã và
đang xúc tiến việc ký FTA ba bên giữa ba nước này” [2, tr. 7]
Năm 2006, Ngô Xuân Bình cho đăng bài Liên kết kinh tế Đông Bắc Á –
Liệu có một FTA Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc trên Tạp chí Nghiên cứu

Nhật Bản và Đông Bắc Á. Tác giả đã đề cập về liên kết kinh tế giữa các quốc gia
trong khu vực đồng thời đưa ra những nhận định riêng về khả năng hình thành
của một FTA Đông Bắc Á. Năm 2007, tác giả tiếp tục đưa ra những ý kiến của
mình trong sách Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc
Á bao gồm việc hướng tới Hiệp định thương mại tự do Đông Bắc Á bắt đầu bằng
một FTA giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, việc gia tăng hợp tác kinh tế Đông Bắc Á
sẽ là tiền đề cho một FTA Đông Bắc Á. Tác giả cũng phân tích những lợi ích và
trở ngại cho một FTA đa phương Trung - Nhật - Hàn đồng thời nhận diện những
cơ hội để phát triển FTA Đông Bắc Á.
Lê Văn Mỹ với bài nghiên cứu Trung Quốc với cơ chế “10+3” và hợp tác
Trung - Nhật - Hàn trong tiến trình hợp tác Đông Á đăng trên Tạp chí nghiên
cứu Trung Quốc năm 2009 nhận định: “Năm 2002, Trung Quốc đã đưa ra sáng

10
kiến thiết lập khu mậu dịch tự do Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Để xây dựng FTA Đông Bắc Á trong bối cảnh các nước trong khu
vực này chưa có thói quen hợp tác đa phương, Trung Quốc đề nghị thiết lập khu
mậu dịch tự do Trung Quốc - Nhật Bản trước, trên cơ sở FTA song phương này
sẽ mở rộng cho sự tham gia của Hàn Quốc” [43, tr. 55]. Theo tác giả, ba quốc gia
Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có mối liên hệ chặt chẽ về
kinh tế, cả ba đều đối mặt với cơ hội và thách thức trong quá trình giữ gìn sự ổn
định và phồn vinh cho khu vực này.
Ngoài những nghiên cứu về hợp tác Trung - Nhật - Hàn hướng tới việc
thiết lập khu vực thương mại tự do giữa ba nước, các học giả cũng đề cập đến
các phương thức hình thành hiệp định thương mại tự do. Năm 2009, Bùi Trường
Giang trong bài nghiên cứu với tiêu đề Phương thức hình thành các hiệp định
thương mại tự do (FTA) trong khu vực Đông Á hướng tới một cộng đồng kinh tế
Đông Á tương lai, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á đã phân tích các phương thức
hình thành FTA tại khu vực này gồm: phương thức FTA song phương giữa quốc
gia với quốc gia, phương thức ASEAN+1, phương thức AFTA kết hợp với FTA

Đông Bắc Á, phương thức FTA ASEAN+3 và phương thức FTA ASEAN+6.
Trong đó, phương thức AFTA kết hợp FTA Đông Bắc Á được tác giả xem như
cách thức tối ưu.
Bản tin Thông tấn xã Việt Nam với tựa đề FTA Trung - Nhật - Hàn:
Đường dài không bằng phẳng (2012) nêu ra được nhiều vấn đề liên quan đến
FTA Đông Bắc Á. Theo đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã theo đuổi tiến
trình đàm phán FTA ba bên suốt gần 10 năm qua, kể từ khi sáng kiến này được
đề xuất vào cuối năm 2002. FTA Trung - Nhật - Hàn có thể sẽ có tầm quan trọng
vô cùng lớn về mặt kinh tế không chỉ đối với các nước này mà còn đối với cả

11
toàn cầu. Tác giả nhận định: “Chỉ cần ba nước đồng tâm hiệp lực, xác định rõ
các lĩnh vực hợp tác cụ thể để củng cố lòng tin cũng như phân chia lợi ích một
cách thỏa đáng, một FTA trong tương lai là điều hoàn toàn có thể hy vọng” [76].
Tuy nhiên, FTA ba bên như vậy sẽ đòi hỏi một quá trình đàm phán kéo dài do va
chạm các lợi ích kinh tế, chính trị giữa các nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Trong quá trình thực hiện đề tài, từ những tài liệu, sách, báo, bài
nghiên cứu, thu thập được, chúng tôi áp dụng các phương pháp của quan hệ quốc
tế gồm phương pháp nghiên cứu về lý thuyết (định tính) và phương pháp lịch sử
để thực hiện luận văn. Phương pháp định tính nhằm thu thập các thông tin khoa
học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có về sự hình thành các hiệp
định thương mại tự do trên thế giới, tại khu vực Đông Á và rút ra kết luận khoa
học, kết hợp chặt chẽ các phương pháp đọc và phân tích tài liệu, phân loại hệ
thống, phương pháp mô hình hóa. Đồng thời, phương pháp lịch sử được sử dụng
để sắp xếp, phân loại trình tự xuất hiện, hình thành và phát triển của sự vật, hiện
tượng (xu hướng ký kết và đàm phán các hiệp định thương mại tự do) theo đúng
trật tự thời gian và không gian qua đó rút ra tính chất, đặc điểm xu hướng và quy
luật vận động. Mặt khác, đề tài sử dụng phương pháp giả thuyết để dự đoán bản
chất của sự vật hiện tượng, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức, tác

động và triển vọng của việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á
bằng cách so sánh các sự kiện chưa xảy ra với các sự kiện đã xuất hiện.
5.2. Từ quan điểm xem khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á là một bộ
phận quan trọng của khu vực Đông Á cũng như thế giới, để nghiên cứu và đào
sâu phân tích, chúng tôi luôn có ý thức kết hợp phương pháp nghiên cứu quan hệ
quốc tế với sử học và các ngành khoa học khác tức phương pháp liên ngành. Với

12
vấn đề này, phương pháp logic, phân tích so sánh của khoa học lịch sử được sử
dụng nhằm xem xét, nghiên cứu các sự kiện dưới dạng tổng quát nhằm vạch ra
bản chất, yếu tố tác động, các khuynh hướng tất yếu của việc hình thành các hiệp
định thương mại tự do. Sự xuất hiện của các hiệp định thương mại tự do trong
khu vực Đông Bắc Á được đặt trong mối quan hệ của khu vực và thế giới cho
phép nhìn rõ nét tương đồng và khác biệt, cái riêng nhưng luôn có cùng một cái
chung bản chất. Nỗ lực của các quốc gia Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc được phát hiện và phân tích nhằm đánh giá triển vọng về một
FTA của khu vực này.
5.3. Đề tài cũng sử dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế để áp dụng vào quá
trình nghiên cứu. Trước hết là “lý thuyết hội nhập”, hay hội nhập vào các tổ chức
kinh tế toàn cầu. Việc tham gia vào tiến trình này cho phép các quốc gia được
hưởng những ưu đãi về thuế quan, hàng hóa có thể nhanh chóng tiếp cận được
với thị trường thế giới và hơn hết là bày tỏ quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của họ. Trường hợp mà đề tài áp dụng đó là sự hội nhập của ba quốc
gia Đông Bắc Á hướng tới việc hình thành khu vực thương mại tự do.
Hơn nữa, để tập trung phân tích nỗ lực của các quốc gia Đông Bắc Á
hướng tới khu vực thương mại tự do, đề tài cũng sử dụng lý thuyết về “lợi ích
quốc gia”. “Mỗi quốc gia đều có nhu cầu được sống trong hòa bình, ổn định
chính trị, toàn vẹn lãnh thổ, thịnh vượng về kinh tế, mở rộng ảnh hưởng và nâng
cao vị thế quốc tế. Những nhu cầu đó là tiền đề để xác định lợi ích quốc gia và
hoạch định chính sách đối ngoại” [56, tr. 49]. Trong trường hợp này, các quốc

gia Đông Bắc Á đều nhận thức được lợi ích của mình khi tham gia vào quá trình
liên kết, hợp tác khu vực. Ngoài ra, đề tài cũng tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa
hiện thực, đó là cuộc đấu tranh quyền lực về chính trị hay kinh tế là một quy luật

13
“vĩnh cửu”, “bất biến” và do đó, trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay
thì mục đích tối thượng của mỗi quốc gia là đảm bảo mục đích “sống còn” cho
dân tộc mình. Đồng thời đề tài áp dụng quan điểm của chủ nghĩa tự do, tập trung
vào các giá trị của một nền kinh tế toàn cầu (toàn cầu hóa) thị trường tự do,
thương mại tự do và sự lưu thông không hạn chế của đồng vốn để phân tích nỗ
lực của Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc hướng tới khu vực thương mại tự do
Đông Bắc Á.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á.
Nghiên cứu sự hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới và
khu vực Đông Á. Các yếu tố tác động đến việc hình thành khu vực thương mại
Đông Bắc Á gồm: yếu tố về địa lý, an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Chương 2: Nỗ lực hướng tới khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á
Nghiên cứu thuận lợi và khó khăn trong việc thiết lập khu vực thương mại
tự do Đông Bắc Á, những nỗ lực riêng và chung trong việc thiết lập khu vực
thương mại tự do Đông Bắc Á.
Chương 3: Triển vọng khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á
Nghiên cứu cơ hội và thách thức, dự đoán tác động và đánh giá triển vọng
của việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á.



16

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á

1.1. Sự hình thành các hiệp định thƣơng mại tự do
1.1.1 Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do trên thế giới
Từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, trật tự hai cực Yalta
2
chấm dứt,
đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. Xu thế toàn cầu hóa và
khu vực hóa trở thành trọng tâm trong quan hệ quốc tế, những biến đổi mang
tính tất yếu xảy ra. Sự hình thành các tổ chức khu vực tạo nên những thay đổi
sâu rộng cả lượng và chất, sự tham gia của nhiều quốc gia đã và đang phát triển
tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cùng với nó là xu hướng tự do hóa thương mại,
tăng cường hợp tác kinh tế khu vực. Các nước đang phát triển tăng cường mối
quan hệ mật thiết với các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực; do đó vai trò, vị thế
cũng ngày càng được nâng cao và hiển nhiên mối quan hệ “phụ thuộc” giữa các
quốc gia trở nên mạnh mẽ, bền chặt hơn. Bất kì thay đổi nào dù là nhỏ nhất cũng
có thể gây ra ảnh hưởng mang tính hệ thống. Xu thế hợp tác đã tạo nên mối quan
hệ vô hình mà bền chặt giữa các nền kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng. Do đó, tác động của khủng hoảng ở một khu vực nào đó dù không lớn
nhưng vẫn có nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự sống còn của nền kinh tế tài chính.
Những thập niên đầu thế kỷ XXI với đặc trưng là sự thay đổi toàn diện về
liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục
được thúc đẩy và biến hóa ở mức cao hơn, điển hình là sự xuất hiện ngày càng

2
Hội nghị Yalta tháng 2/1945 về việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã
góp phần dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thường được gọi
là trật tự hai cực Yalta, chủ yếu do hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi ảnh hưởng. Trật tự
hai cực sụp đổ sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 – 1991.


17
phổ biến các cơ chế hợp tác; hợp tác đa phương toàn khu vực, hợp tác đa phương
tiểu khu vực, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực
(RTA/BFTA) tiếp tục được hình thành, phát triển đa dạng hơn. Xu thế liên kết
kinh tế khu vực xuất hiện như một tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Các quốc
gia trong cùng vị trí địa lý nhận thức tầm quan trọng của hợp tác song phương
lẫn đa phương. “Khu vực hóa kinh tế là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế trong
phạm vi khu vực, hai quá trình này có tác động bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau” [61,
tr. 202].
Sự nổi lên của hợp tác kinh tế trong khu vực và song phương phản ánh kết
quả của toàn cầu hóa. Hợp tác đa phương gặp khó khăn được thay thế bởi xu thế
song phương và khu vực nhằm tạo ra con đường dễ dàng hơn, tiền đề cho các
hình thái hợp tác cao hơn. Theo nhận định của Lê Văn Sang đặc điểm của hợp
tác khu vực được thể hiện như sau: “Một là, phát triển với tốc độ rất nhanh, có
thể thấy qua sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của 3 tổ chức kinh tế
khu vực lớn nhất toàn cầu là EU, NAFTA và APEC; hai là lan rộng khắp toàn
cầu, biểu hiện ở số lượng các tổ chức hợp tác kinh tế mang tính khu vực hoặc
tiểu khu vực tăng nhanh ở mọi châu lục; ba là, Nam-Bắc cùng liên kết hợp tác
với nhau, NAFTA, APEC đến EU mở rộng đều có nhiều nước đang phát triển
tham gia; bốn là các tiểu khu vực đi trước một bước, điều này thể hiện đậm nét
trong tiến trình liên kết kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương” [61, tr. 201].
Liên kết kinh tế - thương mại khu vực được hình thành bởi các hiệp định
hợp tác có tính khu vực nhằm hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt, nhất là trong hoạt
động kinh tế - thương mại và được tổ chức thực hiện theo các hình thức và mức
độ cao dần như sau:

18
Khu vực mậu dịch tự do (FTA) là liên kết kinh tế có tính thống nhất, các
nước trong liên kết cùng thỏa thuận thuận lợi hóa trong hoạt động đầu tư và

thương mại giữa các nước thành viên bằng cách thỏa thuận cắt giảm thuế quan
và các biện pháp phi thuế quan; thuận lợi hóa hoạt động đầu tư vào nhau, các
nước xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chung
của các nước thành viên. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan và thị thực
xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư của các
thành viên thâm nhập vào nhau. FTA là hình thức liên kết phổ biến của thương
mại tự do. Một mặt, các nước có thể hợp tác, phát triển nền kinh tế, mặt khác đa
phương hóa, đa dạng hóa thị trường và các mối quan hệ thương mại, đầu tư.
Ở dạng thức này có sự xuất hiện của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
NAFTA. NAFTA được hình thành từ năm 1994 đã góp phần đẩy mạnh liên kết
kinh tế ở khu vực. Từ cơ sở Hiệp định tự do buôn bán Bắc Mỹ - Canađa, đến nay
lượng thành viên đã mở rộng khắp cả châu Mỹ; khu vực thương mại tự do AFTA
của ASEAN thành lập vào băn 1992 đã góp phần đẩy mạnh quá trình liên kết
kinh tế khu vực của 10 quốc gia Đông Nam Á.
Liên minh thuế quan (Custom Union) là hình thức liên kết có tính thống
nhất tổ chức cao hơn so với FTA, mang toàn bộ đặc điểm của FTA, tuy nhiên có
những điểm khác như: Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng một cơ
chế hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên, qua đó cùng
nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động thương mại
với nước ngoài liên kết, tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất
mà mỗi nước phải tuân thủ. Các Liên minh thuế quan tiêu biểu là: Liên minh
thuế quan giữa Nga - Belarus - Kazakhstan, Liên minh thuế quan và kinh tế
Trung Phi (UDEAC).

19
Thị trường chung (Common Market) là hình thức phát triển cao hơn của
liên kết kinh tế - thương mại giữa các nước. Các nước thành viên thuộc thị
trường chung thỏa thuận xóa bỏ những trở ngại đến quá trình buôn bán lẫn nhau
như: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép…; xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do
di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên. Đồng thời, tiến hành

xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên. Tiến tới xây
dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngoài khối.
Khối thị trường chung có các hình mẫu tiêu biểu như: Thị trường chung Nam
Mỹ (MERCOSUR), thị trường chung Trung Mỹ (CACM), thị trường chung các
nước vùng Caribe (CARICOM).
Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình thức liên kết kinh tế có tính tổ
chức thống nhất cao hơn so với thị trường chung. Trong đó, các nước trong liên
minh xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế nội
địa chung như chính sách phát triển kinh tế ngành, phát triển kinh tế vùng mà
không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nước thành viên. Các nước cùng
nhau lập ra bộ máy điều hành có tác dụng điều khiển, phối hợp các hoạt động
của liên minh kinh tế.
Liên minh tiền tệ (Monetary Union) là hình thức liên kết kinh tế cao nhất,
là tổng hòa của nhiều nền kinh tế, có thể xem như kết quả của hợp tác đa quốc
gia với những đặc điểm: có chính sách kinh tế, đối ngoại chung, ra đời đồng tiền
chung có hiệu lực trên tất cả các quốc gia, ngân hàng trung ương thay thế cho hệ
thống ngân hàng khu vực, xây dựng quỹ tiền tệ chung… hướng tới cái đích cao
hơn là liên minh chính trị.
Theo Inkyo Cheong và Bùi Trường Giang: “Các hiệp định thương mại tự
do trước đây thường chú trọng việc đối xử ưu tiên trong trao đổi hàng hóa như

20
xóa bỏ thuế đánh vào các mặt hàng chế tạo và hàng nông sản, nhưng những hiệp
định gần đây lại phát triển theo hướng mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như
đầu tư và dịch vụ, đồng thời bao hàm các quy định thương mại như chính sách
cạnh tranh, chống phá giá, quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục chính quyền… Ngoài
ra, các hiệp định mới ít chú trọng đến yếu tố gần kề về địa lý, do vậy các nước ở
xa nhau về khoảng cách địa lý cũng có thể tích cực thúc đẩy các hiệp định
thương mại tự do song phương với nhau” [50, tr. 102]. Các hiệp định thương mại
tự do hiện nay không có sự phân biệt về trình độ phát triển kinh tế, một khu vực

có thể bao gồm nhiều nền kinh tế với sự đa dạng về thể chế (AFTA, CAFTA)
hoặc trình độ phát triển (NAFTA, AFTA). Hơn nữa, sự đa dạng của tự do hóa
thương mại còn được phát triển bằng nhiều hình thức: vừa mang tính thể chế vừa
cân bằng quyền lực trong cùng một vị trí địa lý như Liên minh châu Âu (EU); ở
trình độ thấp như AFTA, NAFTA, MERCOSUR hoặc vừa phi thể chế vừa liên
châu lục như APEC, ASEM. Xu thế này được tiến hành theo hướng mở rộng từ
thấp đến cao, từ một khu vực nhỏ lan tỏa ra phạm vi lớn hơn. Những liên kết
kinh tế quốc tế được tăng cường và mở rộng, đặc biệt ở châu Âu, châu Mỹ và
châu Á là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ngày càng năng động của nền kinh tế
thế giới.
Trong những năm gần đây, khắp nơi trên thế giới nở rộ phương thức hợp
tác thương mại tự do song phương (FTA), các FTA có đặc điểm chung là đẩy
mạnh quá trình tự do hóa hơn các thỏa thuận đa phương, không làm tăng hoặc
dựng hàng rào thuế quan với bên ngoài. Các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương đóng vai trò to lớn trong quá trình liên kết thế giới và khu
vực. FTA có phạm vi hợp tác rộng, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do

21
thương mại mà còn xúc tiến tự do hóa đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ,
hiệu suất hóa thủ tục hải quan và nhiều dịch vụ khác [61, tr. 38].
Bảng 1.1: Các hiệp định thương mại tự do trên thế giới (1995 – 2011)
NĂM
Đề
xuất
ĐANG ĐÀM
PHÁN
ĐÃ HOÀN TẤT
TỔNG
Hiệp định
khung đã

ký/ đang
đàm phán
Đang
đàm phán
Đã ký kết
nhưng chưa
có hiệu lực
Đã ký kết và
có hiệu lực
1995
1
0
0
15
14
30
2000
3
0
6
19
25
53
2005
44
18
28
27
51
168

2010
57
17
48
26
92
240
2011
60
17
48
26
99
250
2013
50
14
61
23
109
257
Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á (www.aric.adb.org), Asia Regional Integration
Center, Databases, Free Trade Agreement, Table 1. FTA by Status.
Ở bảng 1.1, chúng ta có thể thấy việc đàm phán FTA đã gia tăng nhanh
chóng. Làn sóng hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên thế giới
bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX và thực sự bùng nổ sau năm
1995 khi Tổ chức Thương mại thế giới WTO được thành lập. Theo thống kê của
Ngân hàng phát triển châu Á, tính đến năm 2012 có khoảng 250 FTA đang đàm
phán và đã hoàn tất trên phạm vi toàn thế giới, tức tăng khoảng hơn tám lần so
với thời điểm năm 1995 và tăng dần đều mỗi năm sau đó.

1.1.2. Sự hình thành các hiệp định thương mại tự do ở Đông Á
Khu vực Đông Á nơi tập trung 65% GDP của thế giới, 55% giá trị thương
mại toàn cầu, 50% tổng giá trị các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được mệnh
danh là “khu vực của thế kỷ XXI”. Hiện tại, Đông Á không chỉ là nơi đang nổi

22
lên xu hướng liên kết khu vực mạnh mẽ (ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3…) mà
còn là điểm giao thoa, đan xen lợi ích chiến lược của các nước lớn như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản. Những năm gần đây, sự trỗi dậy và gia tăng nhanh
chóng ảnh hưởng của những nước này đã làm tăng tầm quan trọng của Đông Á
trong chiến lược khu vực và toàn cầu của các nước lớn.
Tự do hóa và liên kết trong khu vực Đông Á được tạo nên bởi sự chi phối
của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về mặt lịch sử văn hóa làm cho quá trình
này được tiến hành chậm hơn về thời gian so với một số khu vực khác trên thế
giới. Song có thể thấy từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, xu hướng tự do
hóa trong các hoạt động kinh tế ở khu vực Đông Á lại phát triển nhanh và mạnh,
đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Bên cạnh APEC, ASEAN là các
hiệp định và thỏa thuận tăng cường liên kết và tự do hóa như ASEAN - Trung
Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Nhật Bản - Singapore, Nhật Bản - Thái Lan… Có thể
thấy quá trình liên kết và hội nhập trong khu vực diễn ra trên nhiều phương diện
(kinh tế, chính trị) và mang tính đa cấp, cả ở cấp độ song phương, đa phương lẫn
toàn cầu. Diễn biến của quá trình liên kết Đông Á bao gồm những điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất, tự do hóa và hội nhập mạnh mẽ trong phạm vi ASEAN. Đối với
các nước ASEAN, xu hướng liên kết kinh tế được thể hiện rõ nét và đa đạng.
Đồng thời, mức độ liên kết mang tính thể chế chặt chẽ ngày càng được tăng
cường hơn trong những năm gần đây. Kể từ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4
ở Singapore tháng 1/1992 với việc thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA), sự hợp tác kinh tế của ASEAN bắt đầu có mục tiêu rõ ràng trong tiến
trình hội nhập kinh tế giữa các nước trong khối. Các khuôn khổ hoạt động của

ASEAN ngày càng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt: thương mại

23
hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, công nghiệp và nông nghiệp, bản quyền trí tuệ, vận
tải, năng lượng và tài chính tiền tệ. Tại cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN
lần thứ 31 vào tháng 10/1998, các nước thông qua Hiệp định khung về Khu vực
đầu tư ASEAN (AIA) với mục tiêu thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình liên kết
ASEAN, tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn khu vực để thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Tự do hóa thương mại và đầu tư tiếp tục là xu hướng hợp tác
chủ đạo trong khối ASEAN. Theo kế hoạch, năm 2010, mọi rào cản thương mại
sẽ được xóa bỏ ở 6 nước thành viên cũ và đến năm 2015 đối với các nước thành
viên mới. Đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một khu vực đầu tư tự do. Toàn
Đông Á sẽ trở thành một thị trường lớn hướng ra toàn thế giới.
Thứ hai, liên kết hội nhập giữa các quốc gia Đông Á và xu hướng hình
thành Cộng đồng kinh tế Đông Á. Ý tưởng thành lập khối kinh tế khu vực Đông
Á được đưa ra từ năm 1990 nhằm thành lập một diễn đàn kinh tế Đông Á gồm
các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, hợp tác khu
vực định hình theo 3 hướng khác nhau đó là: Công thức 10+1, các nước ASEAN
tiến hành tạo lập khu vực thương mại tự do với từng quốc gia Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc; Công thức 10+3, ASEAN thành lập khu vực thương mại tự
do đồng thời với cả ba quốc gia; Các quốc gia Đông Bắc Á tạo lập trước khu vực
thương mại tự do. Thực tế, cả ba mô hình này đều đang được xúc tiến ở quy mô
và mức độ khác nhau. Sự ra đời của khu vực thương mại tự do Đông Á sẽ đáp lại
được những thách thức từ Thị trường chung châu Âu và Khu vực tự do Bắc Mỹ.
Đây sẽ là thị trường của hơn 2 tỷ dân (đại diện 1/3 dân số thế giới) gồm Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia ASEAN.
Thứ ba, tự do hóa và liên kết hội nhập giữa các quốc gia Đông Bắc Á. Sự
chuyển biến của những vấn đề lịch sử và tác động từ bên ngoài đã khiến các

24

nước Đông Bắc Á nỗ lực nhằm xích lại gần nhau hơn. Trong bối cảnh của liên
kết khu vực xuất hiện khắp nơi từ châu Âu đến châu Mỹ, và sức ép của của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, các quốc gia Đông Bắc Á đã thống
nhất tổ chức một cơ quan nghiên cứu chung 3 bên về vấn đề hợp tác kinh tế tại
Hội nghị Manila (11/1999). Xét về lợi ích, các quốc gia này có thể bổ sung cho
nhau một cách tuần hoàn nhờ vào đặc điểm riêng của từng nền kinh tế. Nhật Bản
là quốc gia có trình độ khoa học phát triển cao và nguồn vốn lớn. Hàn Quốc rất
mạnh về xuất khẩu và đặc biệt phát triển trong các ngành chế tạo máy móc, đóng
tàu. Trung Quốc lại là một đất nước rộng lớn, đồng nghĩa với một thị trường vô
cùng tiềm năng đang vươn mình phát triển, rất cần đầu tư từ bên ngoài cũng như
thiết bị khoa học kĩ thuật hiện đại.
Khu vực Đông Á, mãi tới những năm cuối của thế kỷ XX mới xuất hiện
xu hướng hội nhập kinh tế khu vực một cách rõ rệt, biểu hiện sinh động nhất là
làn sóng FTA trong khu vực. Khu vực Đông Á có thể đi sau hai trung tâm kinh
tế lớn của thế giới là EU và Bắc Mỹ trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực,
nhưng kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, các quốc gia Đông
Á đã và đang điều chỉnh chính sách kinh tế của mình theo hướng cân bằng hơn
giữa hội nhập kinh tế đa phương cùng với hội nhập kinh tế khu vực, bắt kịp với
làn sóng FTA toàn cầu. Thực ra, các thỏa thuận mậu dịch tự do đã được tiến
hành từ những năm 1990 với khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) sau đó
phát triển mạnh mẽ trong toàn khu vực với nhiều hình hình thức như: Thỏa thuận
quan hệ kinh tế gần gũi hơn Australia - New Zealand (CER), khu vực thương
mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACAFTA), hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), hiệp định đối tác Kinh tế ASEAN - Nhật Bản
(AJEPA), hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), khu vực

×