Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mô hình trồng măng cụt hiệu quả cao tại thành phố Bến Tre doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.72 KB, 4 trang )

Mô hình trồng măng cụt hiệu quả cao tại thành
phố Bến Tre

Nhắc đến cây măng cụt người ta thường nghĩ ngay đến các địa phương
có nước ngọt quanh năm như huyện Chợ Lách, một số xã của huyện
Châu Thành, còn các nơi khác rất ít người trồng vì sợ thất bại. Nhưng ở
ấp 4, ở xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre, có một nông dân mạnh dạn
trồng cây măng cụt, hiện cây đang phát triển tốt, đã cho thu hoạch trái.
Chủ nhân của vườn măng cụt này là anh Nguyễn Thanh Sơn, từng là một
nông dân sản xuất giỏi có tiếng ở tỉnh Bến Tre thời điểm cây cam sành nổi
đình, nổi đám.
Chỉ với 3,5 công đất trồng cam sành từ năm 1983 đến 2003 liên tục trúng
mùa, trúng giá, đạt lợi nhuận cao, anh Sơn tích lũy tiền mua được trên 2 ha
đất vườn. Khi cây cam sành không còn đạt hiệu quả kinh tế cao do lập đất,
anh Sơn mua 150 cây măng cụt ở huyện Chợ Lách về trồng xen trong vườn
cam.

Anh Sơn (bìa trái) giới thiệu về vườn măng cụt của mình. (Ảnh: CD)
Sau 3 năm, cây măng cụt phát triển tươi tốt, anh Sơn tiếp tục nhân giống
trồng thêm 400 cây măng cụt, mở rộng diện tích đất trồng măng cụt lên 1,7
hecta và đốn bỏ dần cây cam.
Lúc đầu sợ không chắc ăn với cây măng cụt mà chưa ai dám trồng quy mô ở
thành phố Bến Tre, nên anh Sơn mua dừa xiêm xanh và dừa tam quan về
trồng xen trên vườn măng cụt và xác định cây dừa là cây trồng đem về kinh
tế chính cho gia đình.
Thật bất ngờ, vụ măng cụt năm 2010 này vườn măng cụt của anh Sơn đã bắt
đầu cho thu hoạch trái với khoảng 200kg.
Vấn đề lo nhất của anh Sơn trước đây là khi trồng măng cụt bị ảnh hưởng
nước mặn đã không xảy ra. Vừa qua trong thời gian 3 tháng nước mặn sâm
nhập vào các mương vườn, cây măng cụt vẫn phát triển bình thường khi
không dùng nước tưới cây.


Điều làm anh Sơn ngạc nhiên là trái măng cụt vào mùa mưa bị sượng rất
nhiều, nhưng măng cụt anh trồng ít bị sượng.
Thành công bước đầu khi trồng cây măng cụt, anh Sơn phấn khởi nói: “Tôi
tin chắc là cây măng cụt hiệu quả sẽ không thua cây dừa trên cùng mảnh
vườn trong vài năm tới. Khi cả dừa xiêm và măng cụt cùng cho thu hoạch ổn
định thì trên cùng một đơn vị diện tích đất của gia đình có thể nói là rất cao”
Hiện nay, 700 cây dừa xiêm trồng đợt đầu đã cho thu hoạch trái. Bình quân
mỗi tháng anh bán 700 – 800 dừa thu khoảng 3 triệu đồng. Nếu 2,3 hecta
dừa cho thu hoạch ổn định, mỗi tháng anh Sơn sẽ thu khoảng 4 thiên dừa,
tăng thu nhập cho anh gấp 4 lần hiện nay.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định anh Sơn đã thành công với việc đầu tư
trồng xen măng cụt trong vườn dừa xiêm. Đây cũng là hướng mở để nông
dân tại khu vực áp dụng mô hình để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích
đất.
Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trên mảnh vườn của mình, anh Sơn
còn đầu tư trồng xen 3.000 cây nguyệt quế, 500 gốc mai vàng. Các loại cây
này hiện nay đã được 4 năm tuổi. Theo anh Sơn cho biết, khoảng 5 năm nữa,
số kiểng này sẽ đem về thu nhập cho anh hàng trăm triệu đồng.

×