TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
__________________________
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO -
BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT BÙI TRỊNH HỒNG ANH
Mã số SV: 4054043
Lớp: KTNN khóa 31
Cần Thơ – 2009
i
LỜI CẢM TẠ
_____________________________________________
Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho em
những kiến thức cần thiết trong suốt 4 năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế,
Phòng Thống kê, Trạm Thú y huyện Phong Điền.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô NGUYỄN THANH NGUYỆT, người
đã nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, khi thực hiện đề tài em còn nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ
Phòng Kinh Tế Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, cám ơn quý vị đã dành thời gian
quý báu của mình để cung cấp cho em những thông tin rất hữu ích.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng,
ban huyện Phong Điền cũng như sự tiếp đón chân thành của bà con trên địa bàn nghiên
cứu đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cũng như giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do kinh nghiệm, thời gian thực hiện và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong Quý Thầy, Cô thông cảm, góp ý về những hạn chế để em có
thêm kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau và để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày… tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
ii
LỜI CAM ĐOAN
_____________________________________________
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào.
Ngày… tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
_____________________________________________
Ngày… tháng….năm…
Thủ trưởng đơn vị
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_____________________________________________
Ngày… tháng….năm…
Giáo viên hướng dẫn
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
_____________________________________________
Ngày… tháng….năm…
Giáo viên phản biện
vi
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Phạm vi không gian 2
1.3.2. Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Giới hạn đề tài 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2. Vai trò của mô hình 5
2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá" 5
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình 6
2.1.5. Ma trận SWOT 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2. Phương pháp phân tích 9
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" 10
3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 10
3.1.1. Đặc điểm tự nhên 10
vii
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 13
3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của Huyện 15
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
Ở 2 XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH 17
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" CỦA CHỦ HỘ 21
4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH 21
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" 22
4.2.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
bán 50% heo con, 50% heo thịt 22
4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ
bán 50% heo con, 50% heo thịt 25
4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
100% heo thịt 26
4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ
bán 100% heo thịt 29
4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" 30
4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
bán 50% heo con. 50% heo thịt 30
4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
100% heo thịt 34
4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
"HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Ở 2 XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH 38
4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt 38
4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt 41
viii
4.5. MA TRẬN SWOT TRONG SO SÁNH
HAI MÔ HÌNH 44
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 50
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
6.1. KẾT LUẬN 53
6.2. KIẾN NGHỊ 54
6.2.1. Kiến nghị cấp vi mô 54
6.2.2. Kiến nghị cấp vĩ mô 55
ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện 12
Bảng 2: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh từ 2006 - 2008 17
Bảng 3: Tình hình chăn nuôi heo ở xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh 19
Bảng 4: Tình hình chi phí hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 22
Bảng 5: Tình hình thu nhập và lợi nhuận
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 24
Bảng 6: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 25
Bảng 7: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 26
Bảng 8: Tình hình thu nhập và lợi nhuận
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 28
Bảng 9: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 29
Bảng 10: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas" 30
Bảng 11: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas" 32
Bảng 12: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas" 33
Bảng 13: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas" 34
Bảng 14: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas" 35
Bảng 15: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas 36
Bảng 16: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu
của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt 38
Bảng 17: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của
2 mô hình bán heo giống, heo thịt 40
Bảng 18: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu
của 2 mô hình bán heo thịt 41
Bảng 19: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất
của 2 mô hình bán heo thịt 43
x
Bảng 20: Phân tích ma trận SWOT 47
Bảng 21: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo giống, heo thịt
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49
Bảng 22: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo thịt
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49
Bảng 23: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của
mô hình "Heo - Biogas - Cá" PL
Bảng 24: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của
mô hình "Heo - Biogas" PL
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh
qua 3 năm 2006 - 2008 18
Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá" 24
Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá" 27
Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas" 31
Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas" 35
Hình 6: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận
của 2 mô hình 39
Hình 7: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận
của 2 mô hình 42
xii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chi phí
DCCN: Dụng cụ chăn nuôi
DT: doanh thu
GTNT: giao thông nông thôn
LN: lợi nhuận
NCLĐGĐ: Ngày công lao động gia đình
TN: Thu nhập
TTB: Trang thiết bị
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo, nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn
diện. Từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên đến
nay về cơ bản đã là một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, nhiều mặt hàng có số lượng xuất khẩu
lớn, chiếm vị thế cao trong khu vực và trên thế giới. Điển hình là Đồng Bằng Sông
Cửu Long, vốn nổi tiếng là vùng canh tác lúa trọng điểm và là nơi sản xuất lương
thực, thực phẩm chính cho cả nước. Có được bước đầu thành công trong nền nông
nghiệp như ngày nay trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thành Phố Cần Thơ
nói chung và huyện Phong Điền nói riêng.
" Phong Điền chợ nổi trên sông
Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều".
Nhắc đến địa danh Phong Điền - Cần Thơ nhiều người nghĩ ngay đến Chợ nổi và
những vườn trái cây bạt ngàn, mơn mởn bốn mùa. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh
về trồng trọt, huyện Phong Điền chú trọng đến vấn đề chăn nuôi vì ngành này đã
góp phần đáng kể vào sự phát triển của huyện nhà. Trong thời gian qua, mặc dù bị
ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nghề chăn nuôi heo của huyện Phong
Điền phát triển ổn định. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân
tại đây vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, con heo nái sinh sản do được nuôi từ nhiều năm,
việc chọn giống chưa được chú trọng…Chuồng trại chăn nuôi của đa số hộ nông dân
vẫn còn mang hình thức đơn giản, thiếu hệ thống xử lý chất thải, phân…nên khu vực
chăn nuôi bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân. Từ đó, phong trào chuyển
đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các hộ nông dân diễn ra
ngày càng sôi nổi; một trong những mô hình nổi bật là mô hình "Heo - Biogas - Cá"
đang được một số hộ nông dân ở huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ áp dụng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 2 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
Với mô hình trên sẽ mang lại cơ hội đa dạng hóa mô hình sản xuất, tăng thu nhập
cho người nông dân, tránh gây ô nhiễm, giúp môi trường phát triển bền vững …và
đồng thời giúp người nông dân định hướng đúng về mô hình canh tác. Tuy nhiên,
việc áp dụng mô hình ""Heo - Biogas - Cá" còn có những khó khăn nhất định, điều
đó phụ thuộc không chỉ vào khuôn khổ kỹ thuật mà còn vào thực trạng kinh tế xã
hội ở từng địa phương. Vì vậy, em chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ" làm đề tài luận
văn tốt nghiệp.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình "Heo - Biogas - Cá" để từ đó có những
góp ý giúp nông dân có định hướng đúng về mô hình canh tác và đưa ra một số biện
pháp có thể mở rộng và phát triển mô hình một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình áp dụng mô hình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình.
- Đề xuất một số giải pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và
phát triển.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh
- huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ sau đó được phân tích, đánh giá và hoàn
thành.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Những số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 - 2008.
Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp đối với một số chủ hộ áp dụng mô
hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 3 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
1.3.3. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung ở những nội dung
sau:
- Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn.
- Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu: số mẫu nghiên cứu giới hạn do chỉ có số ít
hộ áp dụng mô hình.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số chủ hộ (10 hộ) ở 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh - huyện Phong Điền
Thành Phố Cần Thơ.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong quyển luận văn này em sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích
và so sánh theo quyển luận văn"Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn
và lúa cá ở xã Trường Xuân, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ" của Châu Thị Kim
Lan năm 2007.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 4 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sản xuất
Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết
khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa một cách có hiệu quả nhất.
2.1.1.2. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định trong hoạt động năng động
của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù hợp với mục tiêu,
sở thích và các nguồn tài nguyên. Những nhân tố này phối hợp tác động đến sản
phẩm làm ra và phương án sản xuất. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp là xác định
rõ cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
2.1.1.3. Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để phục
vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại
hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có
chất lượng, giá trị ngày càng cao góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân,
cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất
khẩu đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng.
2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu
kinh tế. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện
thông qua sự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng.
Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của một vùng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 5 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
2.1.1.5. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực
tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kất quả đem lại và chi phí
đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo
các quy luật sinh vật nhất định; và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện
thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế
theo ý muốn chủ quan được.
2.1.2. Vai trò của mô hình
- Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật.
- Tận dụng các phế và phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền.
- Giảm ô nhiễm môi trường, giảm được rủi ro do tránh được dịch bệnh (heo tai
xanh) và làm tăng thu nhập.
2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá"
- Nuôi heo được sạch sẽ, đúng kỹ thuật.
- Có thể tận dụng thức ăn dư thừa.
- Chất thải của heo giúp tạo khí tránh được ô nhiễm môi trường.
- Giúp nông dân bảo vệ sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 6 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
2.1.4. Một số chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình
+ Chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình
kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định.
Chi phí = CP cố định + CP lao động + CP biến đổi khác
Trong đó:
CP cố định = CP chuồng trại + CP trang thiết bị + CP dụng cụ chăn
nuôi + CP cố định khác
CP biến đổi = CP thức ăn + CP thuốc thú y + CP điện, nước + CP khác
Tổng chi phí (TCP) là toàn bộ chi phí (thể hiện bằng tiền) đầu tư vào hoạt động
sản xuất để tạo ra sản phẩm.
+ Doanh thu (DT) là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá bán
sản phẩm đó. (Doanh thu của nông hộ được tạo ra từ chăn nuôi heo và cá).
+ Lợi nhuận (LN) là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
* Giả định:
Lợi nhuận bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí.
+ Doanh thu/Chi phí
Cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.
DT = Sản lượng x Đơn giá bán
LN = Doanh thu - Tổng chi phí
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 7 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
+ Lợi nhuận/Chi phí
Nói lên 1 đồng người nông dân bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận/Doanh thu
Thể hiện trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình
Là trong một ngày công lao động gia đình bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
+ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình
Cho biết trong 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra được doanh thu là bao nhiêu.
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí
Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu
Lợi nhuận
LN/NC =
Ngày công lao động gia đình
Doanh thu
DT/NC =
Ngày công lao động gia đình
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 8 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
2.1.5. Ma trận SWOT
SWOT
Những điểm mạnh (S).
Liệt kê những điểm mạnh
Những điểm yếu (W).
Liệt kê những điểm yếu
Các cơ hội (O).
Liệt kê những cơ hội
Các chiến lược (SO).
Sử dụng các điểm mạnh để
tận dụng cơ hội.
Các chiến lược (WO)
Vượt qua những điểm yếu
bằng cách tận dụng các cơ
hội.
Các mối đe dọa (T).
Liệt kê các mối đe
dọa
Các chiến lược (ST).
Sử dụng điểm mạnh để
tránh các mối đe dọa.
Các chiến lược (WT).
Tối thiểu hóa những điểm
yếu và tránh các nguy cơ.
(1) Các mặt mạnh (S): Cho biết các điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp
phần để phát triển tốt hơn. Nên tận dụng và phát triển mặt mạnh này để phát huy thế
mạnh sẵn có.
(2) Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế
phát triển đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện.
(3) Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có
được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng.
(4) Những nguy cơ đe dọa (T): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn
chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý, qua đó giúp chúng ta hình
thành các chiến lược, chính sách của mình một cách có hiệu quả nhằm khai thác tốt
nhất các cơ hội từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ sở phát huy
những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém.
(5) Phối hợp S-O: Phải sử dụng mặt mạnh nào để tận dụng tốt cơ hội.
(6) Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng trừ những
đe dọa.
(7) Phối hợp W-O: Phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt cơ hội
đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện
nay.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 9 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
(8) Phối hợp W-T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
■ Phương pháp thu thập số liệu:
Tham khảo các số liệu báo cáo của phòng kinh tế, trạm thú y huyện Phong
Điền.
Phỏng vấn trực tiếp một số hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ
Khánh (5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá", 5 hộ áp dụng mô hình "Heo -
Biogas").
■ Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp bình quân trung bình để tính toán số liệu thu thập của
hai mô hình sau đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh mô hình "Heo - Biogas
- Cá" và mô hình "Heo - Biogas"; (lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để
so sánh).
Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân tích các tỷ số tài
chính, thiết lập bảng, đồ thị.
Ma trận SWOT so sánh hiệu quả của hai mô hình.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 10 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ MÔ
HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"
3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ương vừa được chính phủ công nhận vào
ngày 1/1/2004, có diện tích tự nhiên là 138.960 ha và dân số là 1,12 triệu người.
Nằm ở trung tâm của ĐBSCL thành phố Cần Thơ là cửa ngõ quan trọng, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông vận tải trọng điểm của vùng và của cả
nước. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa Cần Thơ có điều kiện để phát
triển về mọi mặt nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cần Thơ đang nổ lực
phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại I và thành phố công nghiệp trước năm
2020.
Để đạt được mục tiêu trên, Đảng ủy thành phố đã gởi các công văn chỉ đạo đến
các quận (huyện): Bên cạnh việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới phải biết
phát huy những tiềm năng, những nguồn lực sẵn có. Trên cơ sở phát huy những lợi
thế thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hiện
đại, bền vững cho từng ngành, từng địa phương, để vừa khai thác tối đa các tiềm
năng, vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực.
Sau khi chia cách, Phong Điền là đơn vị hành chính mới của Thành Phố Cần
Thơ. Huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc Thành Phố Cần Thơ), xã Tân Thới
(thuộc huyện Ô Môn), các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long (thuộc Huyện
Châu Thành A); Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đặt tại xã Nhơn Ái,
trong đó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy
sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 11 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
hợp tác xã nông, lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo
quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác
ở địa phương.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, được phép sử
dụng con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Một trong những nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ
chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn.
Địa giới hành chính huyện Phong Điền như sau: Đông giáp quận Ninh Kiều,
quận Cái Răng; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp quận
Bình Thủy, quận Ô Môn.
Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khí
hậu nơi đây thuộc loại khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, các yếu tố khí hậu
được phân bổ theo hai mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa bắt dầu từ tháng 5 và
chấm dứt vào cuối tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 27,0
o
C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 (khoảng
36,5
o
C), thấp nhất vào tháng 12 (khoảng 19
o
C). Lượng mưa trung bình hàng năm
từ 1.441,4 mm - 1.911,1 mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 82,3% đến
86,6%.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Huyện có tổng diện tích 12.364,04 ha với tình hình sử dụng đất của huyện như
sau:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 12 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh
Bảng 1 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
Loại đất
Diện tích (Ha)
Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích
I. Đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Lúa, màu
1.2. Cây hàng năm khác
2. Đất trồng cây lâu năm
3. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất chuyên dùng
2. Đất khu dân cư
3. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
4. Đất phi nông nghiệp khác
5. Đất dùng cho mục đích khác
III. Đất chưa sử dụng
12.364,04
10.668,52
4.684,76
4.070,41
614,35
5.982,93
0,80
1.687,75
773,05
359,11
504,26
7,72
43,61
7,77
100,00
86,30
37,90
32,92
4,97
48,40
0,01
13,65
6,25
2,90
4,09
0,06
0,35
0,06
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2007)
Cuộc sống của người dân ở huyện chủ yếu là dựa vào nông nghiệp nên diện
tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 86,30% trong tổng
diện tích đất ở huyện, diện tích trồng cây lúa và màu là 4.070,41 ha tương ứng với
32,92% chiếm đa số trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm
chiếm 48,40% và thấp nhất là diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ
chiếm 0,01%. Trong 13,65% diện tích đất phi nông nghiệp thì có tới 6,25% đất
chuyên dùng, 4,09% đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; số % còn lại là đất khu
dân cư, đất phi nông nghiệp khác và đất dùng cho mục đích khác. Đất chưa sử dụng
của huyện có diện tích là 7,77 ha tương ứng với 0,06%.