Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (P1)I. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.79 KB, 4 trang )

VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN (P1)

I. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1) Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu: Trung
Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính
tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè
được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng
chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học
xác định như sau: - Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong
chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích
thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động
của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc
sau những lúc làm việc căng thẳng. - Hỗn hợp tanin chè có khả năng
giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều
thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi
thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N.
Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm
vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số liệu của
Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và
neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người
bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày.
E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực
của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự
cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô
hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống
điều tiết máu.v.v - Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1,
B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là vitamin C. - Một giá trị đặc biệt của
chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ. Điều này đã
được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có
tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất


nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng
ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè,
vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè.
Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí
nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống
sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90.
2) Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau
cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu
hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta
cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn
búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng
cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè
đã đưa vào kinh doanh sản xuất.
3) Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng
được mở rộng. Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963
là 100% thì năm 1975 yêu cầu về chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 -
2,7% và sản xuất chè tăng 3,2%.
4) Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn
cứ vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông
trường quốc doanh (42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu
mà xét thì một ha chè của khu vực nông trường quốc doanh so với một
số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một
ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì
xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân hóa học, hoặc 3,1 tạ
bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy một ha chè có năng suất 100 tạ
búp có giá trị xuất khẩu ngang với 200 tấn than.
5) Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào,
thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điềi kiện không tranh chấp với
diện tích trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế
nhất. Hiện nay ta mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao

động của ta dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao động sống
rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền
núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố
đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát
triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ
các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó,
do đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng
trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn
hóa.

×