1
Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 6
đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cơ giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo
những chỉ dẫn này. Học sinh cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn này để tự học.
2
Trong Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, nội dung giáo dục địa phương là
những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,
hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống
nhất trong cả nước. Ở cấp Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa phương là nội dung
giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương các mơn học khác.
Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng được xây dựng
nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hố, địa lí,
đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, góp
phần hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018. Từ đó học sinh được bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu và vận dụng
những nội dung đã được học để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá,
truyền thống lịch sử của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, hướng tới mục tiêu xây dựng
con người Cao Bằng “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, có ý thức trách
nhiệm cao, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 6 được thiết kế theo lĩnh vực và chủ đề,
phục vụ cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường trung
học cơ sở của tỉnh Cao Bằng với tổng thời lượng là 35 tiết (trong đó 31 tiết dành cho
giảng dạy các chủ đề, 4 tiết dành cho kiểm tra đánh giá). Việc biên soạn tài liệu được
thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; nội dung, thơng tin
bảo đảm tính xác thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm cao; bám sát mục tiêu đổi mới
giáo dục, đào tạo và theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương
ứng với lớp, cấp học.
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 6 gồm các chuyên gia,
các nhà khoa học; các thầy cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Cao Bằng.
Tài liệu trước khi ban hành đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ
quản lí giáo dục, giáo viên cấp Trung học cơ sở trong tỉnh thông qua các hội nghị,
hội thảo; đồng thời đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường trung học cơ sở
trên địa bàn tỉnh, được các thầy cô giáo, các em học sinh đánh giá là có tính khả thi và
thực tiễn cao.
Tài liệu đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo
phê duyệt. Đây là tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 chính thức được sử dụng trong các
trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm học 2021 2022.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
3
Trang
Hướng dẫn sử dụng sách .......................................................................................................................... 2
Lời nói đầu ..................................................................................................................................................... 3
LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG .......................................................................... 5
Chủ đề 1: Cao Bằng từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X (4 tiết) ...................................................... 5
Chủ đề 2: Truyền thuyết, truyện cổ tích ở Cao Bằng (6 tiết) ...................................................... 12
Chủ đề 3: Ẩm thực tỉnh Cao Bằng (2 tiết) ......................................................................................... 23
Chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc ở Cao Bằng (2 tiết) ...................................... 30
Chủ đề 5: Âm nhạc truyền thống tỉnh Cao Bằng (2 tiết) ............................................................. 36
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP ............................................................................. 43
Chủ đề 6: Cơng viên địa chất tồn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (5 tiết) ..................... 43
Chủ đề 7: Nghề truyền thống tỉnh Cao Bằng (5 tiết) .................................................................... 57
LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 64
Chủ đề 8: Đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng ở Cao Bằng (2 tiết) ............................. 64
Chủ đề 9: Biến đổi khí hậu và phịng chống thiên tai ở tỉnh Cao Bằng (3 tiết) .................... 70
4
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ
TRUYỀN THỐNG
1
CAO BẰNG TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X
Sau chủ đề này, em sẽ:
Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ trên vùng
đất Cao Bằng.
Nêu được những nét chính về vùng đất Cao Bằng từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
Nêu được đóng góp của nhân dân Cao Bằng trong sự nghiệp chống lại sự đô hộ
của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, mảnh đất địa đầu phía đơng bắc của Tổ quốc.
Đây cũng là vùng đất mà người nguyên thuỷ đã cư trú từ rất sớm. Trong quá khứ, họ đã
định cư và sinh sống như thế nào? Dấu tích họ để lại trong các lớp văn hố của Cao Bằng
là gì?
Hình 1. Cánh đồng ở xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh (Ảnh: Thanh Bình)
5
I. VÙNG ĐẤT CAO BẰNG THỜI NGUYÊN THUỶ
¶ Những địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thuỷ trên vùng đất
Cao Bằng
a) Thời kì đồ đá
Với nhiều hang động, mái đá, Cao Bằng đã sớm là nơi
cư trú thuận lợi của người nguyên thuỷ. Các nhà khoa
học đã phát hiện nhiều trầm tích và hố thạch của thời
hậu kì đá cũ ở ngườm Phja Khoá (huyện Thạch An); hang
Phja Phủ, hang Ngườm Nhù và mái đá Ngườm Càng
(huyện Trùng Khánh); hang Lũng Ổ, Lũng Nọi (huyện
Quảng Hoà); ngườm Phà Kình (huyện Hồ An);... Đặc biệt
dấu tích của văn hố Sơn Vi đã có mặt ở Cao Bằng. Các
cơng cụ được tìm thấy khá đa dạng, như: dụng cụ chặt
đập, rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi dọc, mũi nhọn, xẻng đá,...
Em có biết?
Văn hố Sơn Vi là một
nền văn hố ở Việt Nam vào
thời hậu kì đồ đá cũ cách
ngày nay khoảng 30 000 –
11 000 năm. Sơn Vi là tên
một xã thuộc huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên
tìm ra những dấu tích của
nền văn hố này.
Tư liệu 1. Hang Lũng Ổ (xã Chí Thảo, huyện Quảng Hồ) là một di chỉ có nhiều
tầng văn hố, chứa đựng lớp trầm tích và hố thạch, những cơng cụ mang đặc
trưng sắc thái đá cũ rõ nét, là địa điểm cư trú của người nguyên thuỷ thời kì đá cũ.
(Theo Lịch sử tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 107)
Văn hố Hồ Bình – Bắc Sơn (cách ngày nay khoảng 10 000 năm thuộc giai đoạn sơ
kì đá mới) phân bố khá dày đặc trên miền núi đá vôi, nhiều hang động, với một số di chỉ
điển hình: hang Ngườm Xe, hang Ngườm Cắng (huyện Trùng Khánh); hang Ngườm Vài,
hang Ngườm Càng, hang Thần (huyện Hà Quảng).
Tư liệu 2. 9 di vật (bao gồm 1 rìu, 2 nạo, 1 chày nghiền, 2 cơng cụ hình móng
ngựa, 3 mảnh tước) của hang Ngườm Cắng đã cho thấy kĩ nghệ Hồ Bình – Bắc Sơn.
Tại hang Thần, khơng chỉ phát hiện di vật đá, xương răng động vật, than tro,...
mà cịn có dấu vết của một di cốt khơng cịn ngun vẹn của người thời cổ có
niên đại sơ kì đá mới.
Ở hang Ngườm Càng, đã tìm thấy 6 bàn mài cỡ lớn mang đặc trưng kĩ thuật
của bàn mài thuộc văn hoá Bắc Sơn, điều này chứng tỏ hang này là địa điểm cư trú
của người nguyên thuỷ.
(Theo Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Sđd, tr. 108 110)
6
Trong các dấu tích thời hậu kì đá mới sơ kì kim khí như hang Sa Boỏng (huyện
Quảng Hồ), hang Cốc Sẩy (huyện Hạ Lang), rất nhiều công cụ được tìm thấy, gồm: rìu
mài lưỡi hình tứ giác, cơng cụ rìa ngang làm từ mảnh đá lớn, mảnh bàn mài,... đặc biệt
có một cái cuốc đá.
Hình 2. Hiện vật công cụ đá phát hiện tại Cốc Ngườm, xã Vân Trình, huyện Thạch An
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Cao Bằng)
b) Thời kì kim khí
Cho đến nay, trên đất Cao Bằng vẫn chưa tìm thấy dấu tích cư trú thời kì kim khí.
Những di vật thuộc thời kì này đã được phát hiện còn rất khiêm tốn, chủ yếu phát
hiện ngẫu nhiên trên địa bàn huyện Hoà An. Những tài liệu khảo cổ trong nhiều thập
kỉ qua cho thấy, ở Cao Bằng có 3 nhóm di tích, di vật mang đặc trưng của văn hố
Đơng Sơn và hậu Đơng Sơn là: trống đồng, di tích cự thạch và một số hiện vật đồ
đồng, đồ gốm khác.
Hình 3. Hiện vật bằng đồng phát hiện ở các xã Hoàng Tung, huyện Hoà An
và Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Cao Bằng)
7
Hình 4. Mặt trống đồng Cốc Pàng (xã Cốc Pàng) và trống đồng Cốc Xả (xã Hồng Trị), huyện Bảo Lạc
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Cao Bằng)
Đọc thông tin và quan sát các hình trong mục 1, em hãy kể tên (hoặc chỉ trên
bản đồ hành chính tỉnh) một số địa điểm tiêu biểu phát hiện dấu tích của người
nguyên thuỷ trên vùng đất Cao Bằng.
· Đời sống của người nguyên thuỷ trên mảnh đất Cao Bằng
Người nguyên thuỷ ở Cao Bằng sống thành từng bộ lạc trong các hang động, mái
đá. Họ chủ yếu sống bằng săn bắt và hái lượm.
Hình 5. Mơ phỏng cuộc sống của người ngun thuỷ (tranh vẽ)
Ở thời kì đầu, người nguyên thuỷ ở Cao Bằng chỉ biết dựa vào hình dạng có sẵn của
những hịn cuội ở ven sơng suối, ghè đẽo thành một số công cụ để đào củ, chặt cây,
xẻ thịt thú rừng. Dần dần, họ đã biết tạo ra nhiều công cụ đá khác nhau như rìu mài
lưỡi, rìu bơn, chày,... và đặc biệt là cuốc đá. Ngồi ra, các cơng cụ bằng tre, nứa, gỗ
cũng rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ biết săn bắt, hái lượm,
8
khai thác các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên, người nguyên thuỷ đã biết trồng trọt,
chăn nuôi; biết sử dụng đồ gốm và lửa để nấu chín thức ăn; nguồn thức ăn dồi dào và
cuộc sống ổn định hơn trước.
Cùng với sự phát triển của công cụ lao động và đời sống vật chất, đời sống tinh thần
của cư dân khá phong phú thể hiện ở việc tìm thấy những chiếc trống đồng ở nhiều địa
điểm trên đất Cao Bằng.
Hãy trình bày những nét chính về đời sống của người nguyên thuỷ trên vùng đất
Cao Bằng.
II. CAO BẰNG THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC
Một trong những di sản có giá trị phản ánh lịch sử Cao Bằng thời Văn Lang Âu Lạc
là truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh ngơi vua) một truyền thuyết
rất phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Truyền thuyết kể về quá
trình hình thành nhà nước Nam Cương, quá trình làm vua nước Nam Cương của Thục
Chế và con trai là Thục Phán. Sau này Thục Phán trở thành người đứng đầu nước Âu Lạc
(hợp nhất của hai bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt), lấy tên là An Dương Vương và dời đô xuống
Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).
Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở lại đây, trong giới sử học đã có một số nghiên
cứu cho rằng: Thục Phán là người đứng đầu nước Nam Cương của người Tây Âu, với
địa bàn chủ yếu là tỉnh Cao Bằng ngày nay và một số vùng thuộc Quảng Tây (Trung
Quốc). Sau đó đất đai và cư dân của Tây Âu đã hợp nhất với Lạc Việt để hình thành
nên nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc là bước phát triển mới, kế tục nước Văn Lang. Chính vì
vậy, cả người Tây Âu và người Lạc Việt đều coi Thục Phán An Dương Vương là vị anh
hùng có cơng lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, là cơ sở để
người Việt đánh bại quân Tần.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh cịn một số dấu tích liên quan đến nước Nam Cương, như:
thành đất Bản Phủ (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) có kĩ thuật nện đất, có
hào chạy quanh giống như thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); nhiều thành ngữ, tục ngữ,
ca dao có liên quan đến các địa danh trong vùng.
1. Truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa có ý nghĩa như thế nào trong việc nghiên
cứu về lịch sử vùng đất Cao Bằng?
2. Nêu những nét chính về lịch sử Cao Bằng thời Văn Lang Âu Lạc.
9
III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN CAO BẰNG TRONG
THỜI KÌ BẮC THUỘC
Năm 179 TCN, Triệu Đà dùng mưu thơn tính Âu Lạc, mở đầu thời kì đơ hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta kéo dài gần 1 000 năm. Nhân dân ta
liên tục đứng lên đấu tranh chống lại sự đô hộ đó. Trong sự nghiệp ấy, các dân tộc ở Cao
Bằng có những đóng góp lớn, đặc biệt là trong sự nghiệp bảo vệ biên cương phía bắc
của Tổ quốc.
Trong những năm 40, các dân tộc Man, Lý ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố
tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đánh đổ ách đô hộ của nhà Hán,
hạ 65 thành. Trong đó, tộc danh Lý vốn là tên cổ của người Tày Nùng.
Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, đồng bào các
dân tộc Cao Bằng đã tích cực tham gia vào các
cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của phong
kiến phương Bắc, mà tiêu biểu là khởi nghĩa Lý
Bí thế kỉ VI, lật đổ ách thống trị nhà Lương,
thành lập nước Vạn Xuân; khởi nghĩa Phùng
Hưng thế kỉ VIII, lật đổ ách thống trị của nhà
Đường. Thời kì này, người Tày – Nùng được gọi
với tộc danh là Lạo.
Cùng với những đóng góp trong cuộc đấu
tranh chống Bắc thuộc, nhân dân Cao Bằng cịn
góp phần quan trọng vào cơng cuộc bảo tồn, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt trước âm mưu
đồng hố của phong kiến phương Bắc.
Em có biết?
Lý Bí xuất quân từ trong xứ
người Lạo và khi bị thua cũng
rút lui vào vùng người Lạo để
chống giữ.
Trong cuộc khởi nghĩa của
Phùng Hưng, Đỗ Anh Hàn – tù
trưởng người Lạo đã giúp sức vào
việc vây hãm phủ thành của chính
quyền đơ hộ làm cho viên quan
cai trị là Cao Chính Bình lo sợ sinh
bệnh mà chết.
Tư liệu 4. Chính vào thời Đơng Hán, khi mũi nhọn đồng hố được chĩa vào
người Lạc Việt sơng Hồng, thì người anh em của họ, những người Lý, Lạo,... lại
khơi dậy truyền thống Đông Sơn bằng cách tiếp tục chế ra các trống Đông Sơn
kiểu mới và nhiều loại trống mới như trống loại Hê-gơ II, to lớn hơn, tinh xảo hơn
và đường bệ hơn.
(Theo Chử Văn Tần, Văn hố Đơng Sơn – Văn minh Việt cổ,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr. 435)
10
1. Hãy nêu những đóng góp của nhân dân Cao Bằng trong sự nghiệp chống
đô hộ của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
2. Tư liệu 4 cho em biết điều gì về việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc của người
dân Cao Bằng?
1. Nêu những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ở
Cao Bằng.
2. Vẽ đường thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ
ở Cao Bằng qua các dấu tích phát hiện được. Qua đường thời gian đó, em có
nhận xét gì?
Có ý kiến cho rằng, trong sự nghiệp đấu tranh chống đô hộ của phong kiến phương
Bắc, nhân dân Cao Bằng đã có nhiều đóng góp quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến này
khơng? Vì sao?
11
2
TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CAO BẰNG
Sau chủ đề này, em sẽ:
Sau chủ đề này, em sẽ:
Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết, truyện cổ tích như: cốt truyện,
nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo,... qua một số tác phẩm tiêu biểu của Cao Bằng.
Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích
đã học.
Kể lại được một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích một cách sinh động, biết sử
dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.
Có ý thức giữ gìn, tự hào về những tác phẩm truyền thuyết, truyện cổ tích của
quê hương.
TRUYỀN THUYẾT
1. Hãy kể tên một số truyền thuyết mà em biết.
2. Em hãy cho biết tên một người anh hùng của quê em. Người anh hùng đó có
những phẩm chất và chiến cơng gì khiến em ngưỡng mộ?
Tiểu dẫn
Suốt hàng ngàn năm, trên đất Cao Bằng diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến
những dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Nhiều nhân vật được truyền
thuyết hoá như Thục Phán, Trần Quý Trần Kiên, Quan Triều, Khâu Sầm Đại Vương
Nùng Trí Cao, Hồng Lục Đại Vương, Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái, Lê Văn Khôi,...
Những nhân vật này gắn liền với các di tích lịch sử văn hố và lễ hội của
Cao Bằng. Những câu chuyện về các nhân vật lịch sử này mang đậm bản sắc
Cao Bằng và được nhân dân các dân tộc tôn trọng, xem như chuyện thực.
Trong bài học này, em sẽ được gặp những nhân vật anh hùng được truyền
thuyết hoá, lưu giữ trong kí ức cộng đồng người Cao Bằng.
Qua các truyền thuyết, em sẽ thấy bóng dáng của lịch sử dựng nước và giữ
nước trên mảnh đất Cao Bằng.
12
ĐỌC VĂN BẢN
CẨU CHỦA CHENG VÙA
(Chín chúa tranh ngơi vua)
Vào nhiều thế kỉ trước Cơng ngun, ở phía bắc của nước Văn Lang có một liên minh
bộ lạc, gọi là nước Nam Cương. Nước này gồm mường trung tâm do Thục Chế, tức An
Tự Vương đứng đầu, đóng đơ ở Nam Bình và chín mường họp thành. Chín mường này
đều có người cầm đầu gọi là chúa. Cả chín chúa đều thần phục(1) Thục Chế và củng cố
thế lực mường mình cai quản chống lại mọi mưu toan xâm lấn của triều đình phương Bắc.
Thục Chế làm vua được sáu mươi năm, sống chín mươi lăm tuổi. Con trai tên là Thục
Phán vừa mười tuổi được truyền ngôi vua. Cháu họ Thục Chế là Thục Mô nhiều tuổi hơn
Thục Phán nên tạm cầm quyền điều hành mọi việc triều chính(2). Chín chúa ở chín
mường nghe tin vậy ngờ rằng Thục Mô cướp ngôi vua, cùng kéo quân về bao vây
kinh thành Nam Bình, lừa ngựa đầy lũng(3), thuyền bè phủ đầy mặt sông, bắt Thục Mô
phải trả ngôi báu cho Thục Phán.
Sợ xảy ra việc binh đao tàn hại nhân dân, Thục Mô trao quyền cho Thục Phán rồi trở về
quê cùng bà con xóm bản làm ruộng như xưa. Nhưng chín chúa vẫn khơng chịu lui qn.
Thục Phán bèn truyền phán:
– Ngày mai các chúa vào cuộc thi tài, chúa nào có sở trường(4) tài giỏi hãy tâu lên.
Chúa nào xuất sắc hồn thành cơng việc sớm nhất sẽ được ta nhường ngôi báu.
Hôm sau, từ sáng tinh mơ, chín chúa đã có mặt thi tài, hứa hồn thành cơng việc
nhanh chóng. Thục Phán hẹn chậm nhất đến giờ Hợi ngày kia các chúa đều phải hồn
thành cơng việc của mình.
Chúa Trương Thiết Vận mường Háng Khà (vùng Quảng Hồ, Cao Bằng ngày nay)(5)
xin vua cho mình chọn sắt về mài nên một chiếc kim khâu thật mĩ miều. Chúa bèn lên
đến Ngườm Cháng (trên Háng Bó, Hồ An ngày nay) đào quặng sắt, xây lò nấu cho chảy,
đúc nên một thỏi sắt to bằng cái đòn gánh củi. Ngày đêm chúa mài, mài mãi tạo nên
một chiếc kim khâu tuyệt đẹp nhưng chưa khoan trôn kim.
Chúa Lục Văn Thắng mường Háng Tổng (Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay) xin
vua cho mình đẽo đục đá làm một đơi guốc đá khổng lồ. Chúa vào vùng núi đá bẩy
hết đống đá này đến đống đá khác, chọn được hai tảng đá khổng lồ thật vừa ý.
Ngày đêm chúa đục đẽo làm xong một đôi guốc đá đẹp tuyệt, cũng chưa kịp đục lỗ
để xâu quai.
(1)
Thần phục: chịu phục tùng và chấp nhận làm bề tơi.
Triều chính: cơng việc cai quản của triều đình.
(3)
Lũng: dạng địa hình lõm tương đối rộng, xung quanh có sườn dốc bao bọc, thường gặp ở miền núi.
(4)
Sở trường: điểm mạnh, điểm giỏi.
(5)
Các địa danh ngày nay theo Triệu Thị Mai (sưu tầm và biên soạn), Hịn đá thần kì (Truyện cổ và truyền
thuyết dân gian Cao Bằng), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2011.
(2)
13
Hình 1. Di tích cự thạch “Đơi guốc đá”
(làng Bản Thảnh, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng)
(Ảnh: Hoàng Hường)
Chúa Lý Kim Đán mường Phya Nưa (vùng Thạch An, Cao Bằng ngày nay) xin vua
được dùng cung nỏ bắn rụng từng chiếc lá đa trên cây đa cổ thụ phía đơng bắc thành
Nam Bình. Mỗi lần giương cung, tên bay vèo vèo, lá đa rụng lả tả. Chỉ một lúc, các cành
đa đã rụng hết lá, trơ cành khẳng khiu, chỉ cịn sót lại vài chiếc.
Chúa Hồng Tiến Đạt mường Háng Cáp (vùng Hoà An, Cao Bằng ngày nay) xin vua
cho trổ tài làm ruộng. Người khoẻ, trâu cũng khoẻ, đồng ruộng mênh mông, quạ bay
mỏi cánh rơi, chim bay không lọt chết, chúa chỉ cày bừa nửa buổi là cấy được. Mạ thì
gieo tận Phiêng Pha (nay là xã Mai Long, huyện Nguyên Bình) gánh về cấy ruộng tận bờ
sơng Sc Mắng (nay là xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), người yếu đi từ Mục Mã
(Mộc Mã) đến Phiêng Pha phải đi hai ba ngày đêm, chúa chỉ đi một lúc. Con trâu nhà
nào phá ruộng mạ, chúa ở mãi bờ sơng Sc Mắng cầm đá ném đuổi, đá rơi xuống một
cái lũng khiến đất sụt lở thành một thung lũng, đời sau đặt tên nơi ấy là Thin Tốc (đá rơi,
nay là mỏ thiếc Tĩnh Túc). Hôm ấy, chúa cấy ruộng ở khu ruộng bờ sơng Sc Mắng chỉ
cịn chừng bằng cái nón là xong nhưng chúa lấy cái nón úp lại, định lát sau cấy tiếp.
Chúa Đoàn Việt Dũng mường Pác Măn (Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay) làm thơ
giỏi, xin vua cho trổ tài làm trăm bài thơ. Chúa xuất khẩu thành thơ, miệng nói như nước
chảy. Nhưng chúa chưa chép vào sách được bài nào.
Chúa Lâm Tuyền Thượng mường Vỏ Sốc (vùng Hà Quảng, Cao Bằng ngày nay) xin
vua cho trổ tài nung gạch, nung vơi xây thành cao và dài có năm cổng. Chúa làm nhanh
thật, nhưng đang làm thì lả đi ngủ say. Khi thức dậy, xem lò gạch, thấy gạch thành sành
gần hết vì đốt quá già. Chúa cũng ra sức xây thành, nhưng mới được ba cổng thành thì
đã hết gạch.
14
Hình 2. Di tích thành Bản Phủ: đoạn tường thành phía đơng (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng)
(Ảnh: Tơ Nhung)
Chúa Lương Ngọc Tặng mường Háng Riềng (vùng Quảng Hoà, Cao Bằng ngày nay)
xin vua cho trổ tài đóng một cỗ thuyền thật lớn mà thiên hạ chưa thấy bao giờ. Chúa lên
đến rừng cây cổ thụ Nà Vài, hạ cây, hì hục làm ngày làm đêm cũng gần xong, rồi úp
thuyền để đấy.
Chúa Hà Thành Giáng mường Cô Sầu (vùng Trùng Khánh, Cao Bằng ngày nay) xin
vua cho trổ tài biểu diễn múa võ công phu. Nhưng khi luyện tập, thấy trai gái trong
mường kéo đến rủ chúa đi hát Lượn, chúa mở cờ trong bụng, đi chơi đã.
Chúa thứ chín ở mường Háng Mường (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng ngày nay) tên gọi
Nơng Quang Thạc có tài đi bộ nhanh, xin vua được trổ tài đi đến một cái chợ thật xa, thật
lạ mua một cái trống thật to. Chúa sang tận đất Hác mua được trống, nhưng trống to quá,
đến nỗi đội lên đầu đem về còn khó. Chúa mừng rỡ vội quay về cho đúng thời hạn thi.
Đường xa ngàn dặm, bụng đói cổ khát, chúa Thạc nhậu thịt rượu mà mắt thì muốn díp lại.
Chúa còn leo lên cây cổ thụ treo cái trống đại lên cành cao rồi mới duỗi chân nằm nghỉ.
Bỗng dưng cái trống treo cao bị đứt dây, rơi bịch, lăn lông lốc xuống sườn dốc, vừa
lăn vừa nhảy vang ầm ầm như sấm động. Toàn dân Nam Cương nghe tiếng, ngơ ngác
bởi chưa nghe tiếng vang động ấy bao giờ. Chúa Thạc giật mình, vùng dậy, trơng theo
cái trống lăn xuống dốc mà tiếc đứt ruột.
Tám chúa khác nghe tiếng trống vang lừng cứ ngỡ chúa Nông Quang Thạc đã
thắng, đã mang được trống đại về, triều đình đánh trống ăn mừng. Mọi người thất vọng
bởi các công việc đều dang dở cả. Chúa Trương Thiết Vận mài xong chiếc kim nhưng
chưa khoan trôn kim để xâu chỉ. Chúa Lục Văn Thắng đẽo xong đôi guốc đá khổng lồ
nhưng chưa đục lỗ để xâu quai (đến nay, đôi guốc đá còn đặt ở đầu làng Bản Thảnh,
xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng). Chúa Lý Kim Đán bắn cung chưa rụng hết lá cây đa
ở sau thành Nam Bình (nay là phố Cao Bình, thành phố Cao Bằng). Chúa Hồng Tiến Đạt
cấy ruộng ở ven sơng Sc Mắng cịn bỏ dở một khoảnh rộng bằng cái nón (ngày nay
cánh đồng ấy có tên là Tổng Chúp – đồng nón, thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng).
15
Chúa Đoàn Việt Dũng làm thơ chưa đủ trăm bài. Chúa Lâm Tuyền Thượng xây thành vẫn
còn thiếu hai cổng thành. Chúa Lương Ngọc Tặng làm cỗ thuyền lớn gần xong cịn úp
đó, chưa kịp lật lên (nay cịn có một ngọn đồi trông giống cái thuyền úp, gọi là Khau Lừa
(đồi thuyền), ở cạnh làng Nà Vài, thị trấn Nước Hai, huyện Hồ An).
Hình 3. Đồi Khau Lừa (thị trấn Nước Hai, huyện Hoà An) (Ảnh: Hoàng Hường)
Chúa Hà Thành Giáng chưa múa được võ cơng phu. Cịn chúa Nông Quang Thạc để
mất không cái trống đại (nơi cái trống đại lăn xuống sườn dốc nay có tên Tổng Lằn
(trống lăn), nằm trên đường quốc lộ giáp hai tỉnh Bắc Kạn – Cao Bằng).
Chín chúa cùng kéo về kinh đơ Nam Bình mới biết rằng chẳng có ai xứng đáng lên
ngồi ngai vàng thay Thục Phán.
Thục Phán cả mừng mới nói:
– Các chúa có tài thật nhưng cái đức có chỗ chưa đầy. Các chúa hãy trở về mường cũ
của mình, bảo ban dân chúng làm ăn, cùng nhau giữ vững đất đai núi rừng nước Nam
Cương chúng ta.
Các chúa thấy Thục Phán giỏi đủ mọi mặt, rủ nhau chia tay trở về mường của mình
như cũ.
(Theo Triều Ân (sưu tầm và biên soạn), Huyền thoại dân tộc Tày,
NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2011, tr. 17 25)
Em có biết?
Năm 1963, các nhà nghiên cứu dân tộc học đã phát hiện truyền thuyết cổ Cẩu chủa
cheng vùa (Chín chúa tranh ngơi vua) của người Tày ở Cao Bằng. Truyền thuyết này thể hiện
sự lí giải của người Tày cổ về nguồn gốc của vua Thục Phán – chính là ở mảnh đất Cao Bằng.
16
1. Các sự kiện trong truyện dân gian thường kết nối với nhau bởi quan hệ
nguyên nhân – kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Cẩu chủa cheng vùa theo chuỗi
quan hệ nguyên nhân – kết quả và thể hiện mối quan hệ đó theo mẫu sau:
Nguyên nhân
Nước Nam Cương
gồm mường
trung tâm và
chín mường họp
thành, chín
mường đều có
người cầm đầu
gọi là chúa. Các
chúa thần phục
Thục Chế.
Kết quả/
Nguyên nhân
Kết quả/
Nguyên nhân
Kết quả/
Nguyên nhân
Thục Chế
truyền ngôi
cho con là Thục
Phán. Thục
Phán mới mười
tuổi nên Thục
Mơ, cháu của
Thục Chế, điều
hành triều
chính.
Các chúa
khơng phục,
kéo qn vây
thành. Thục Mô
trao quyền cho
Thục Phán
nhưng các
chúa vẫn
không lui quân.
Thục Phán
tổ chức thi tài
xem ai tài giỏi
sẽ được nhường
ngôi báu.
Kết quả
...............
...
2. Truyện có nhiều chi tiết kì lạ gắn với tài năng và cuộc thi tài của chín chúa.
Hãy chọn và phân tích một chi tiết kì lạ mà em thích nhất.
3. Truyền thuyết thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng, nhân vật lịch
sử. Truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa lí giải nguồn gốc của những sự vật, địa
danh hay nhân vật lịch sử nào ở Cao Bằng?
4. Cuộc thi tài của các chúa trong truyện cho em bài học gì?
1. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết của Cao Bằng.
Gợi ý:
Một câu chuyện nói chung, một truyền thuyết nói riêng có thể được kể lại theo
nhiều cách khác nhau. Đóng vai nhân vật kể lại truyện là một trong những cách kể làm
cho câu chuyện trở nên sinh động, thú vị. Nếu em mong muốn kể lại hoặc được yêu cầu
viết bài văn kể lại truyền thuyết của địa phương mình trong vai một nhân vật, em sẽ
chọn truyền thuyết nào và thực hiện như thế nào?
Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết:
Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất; người kể chuyện đóng vai một nhân
vật trong truyện.
Trong khi kể có thể có tưởng tượng, sáng tạo nhưng cần tôn trọng truyện gốc,
không được làm sai lạc nội dung cơ bản của truyện gốc.
Cần có sự sắp xếp hợp lí trình tự các chi tiết, cần nhấn mạnh các yếu tố hoang
đường, kì lạ.
17
Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm
xúc của nhân vật.
Bài viết tham khảo
Đóng vai nhân vật Thục Phán kể lại truyện Cẩu chủa cheng vùa
Xin chào mọi người, ta là Thục Phán, vua nước Nam
Cương. Thời gian trơi qua, người cịn nhớ, người đã
qn, người thì chưa nghe kể nên hôm nay, nhân một
ngày đẹp trời, ta sẽ kể lại câu chuyện ngày ấy ta đã lên
ngôi như thế nào để sau này trở thành An Dương
Vương trị vì nước Âu Lạc.
Kể lại truyện theo ngơi kể thứ
nhất (xưng “ta”, nhập vai
Thục Phán sau khi lên ngôi
vua).
Năm xưa, nước Nam Cương gồm mường trung tâm
do cha ta là Thục Chế, tức An Tự Vương đứng đầu và Kể chuyện theo diễn biến
chín mường hợp thành. Chín mường này đều có người chính của truyện, có sáng tạo
cầm đầu gọi là chúa. Các chúa đều thần phục cha ta. thêm (lời kể, một số chi tiết)
nhưng không làm sai lạc nội
Cha ta làm vua được 60 năm thì qua đời. Khi đó ta mới
dung cơ bản.
mười tuổi đã được truyền ngơi. Vì ta cịn nhỏ nên Thục
Mơ là anh họ ta tạm được giao quyền điều hành mọi việc. Chín chúa vì thế ngờ rằng
Thục Mơ cướp ngôi vua, bèn kéo quân về bao vây kinh thành, bắt Thục Mơ nhường
ngơi cho ta.
Vì sợ xảy ra binh đao, Thục Mô đã trao quyền lại cho ta, nhưng chín chúa vẫn nhất
định khơng chịu lui qn.
Ta bèn nghĩ ra một cách để các chúa đồng lòng
thần phục ta như đã thần phục cha ta ngày trước. Ta
nói với các chúa về việc tổ chức một cuộc thi tài, trong
thời gian nhất định, trước giờ Hợi ngày hôm sau, ai
chiến thắng sẽ được ta nhường ngôi báu. Các chúa rất
hào hứng tham gia cuộc thi.
Tập trung khai thác suy nghĩ,
hành động của nhân vật
được đóng vai.
Chúa Trương Thiết Vận có tài mài sắt xin mài một
Các chi tiết được sắp xếp theo
chiếc kim khâu mĩ miều. Chúa Lục Văn Thắng có tài
trật tự thời gian. Chú ý các
đẽo đá xin được đẽo một đôi guốc đá khổng lồ. Chúa chi tiết kì lạ.
Lý Kim Đán có tài bắn nỏ xin bắn rụng hết lá trên cây
đa cổ thụ. Chúa Hồng Tiến Đạt có tài làm ruộng xin tự cày bừa, cấy hết cánh đồng
rộng mênh mơng. Chúa Đồn Việt Dũng có tài làm thơ xin làm trăm bài thơ. Chúa
Lâm Tuyền Thượng có tài nung gạch, nung vơi xây thành xin xây một thành cao và dài
có năm cổng. Chúa Lương Ngọc Tặng có tài đóng thuyền xin đóng cỗ thuyền khổng lồ.
18
Chúa Hà Thành Giáng có tài múa võ xin được trổ tài múa võ cơng phu. Chúa Nơng
Quang Thạc có tài đi bộ nhanh, xin trổ tài đi ngàn dặm mua cái trống thật to.
Thế nhưng, tất cả chín chúa đều dở dang cơng việc, khơng ai hồn thành việc đúng
thời hạn vì chủ quan. Sau cuộc thi tài đó, cả chín chúa khơng có ai thắng cuộc. Các chúa
đã thần phục ta và chấp nhận trở về mường của mình, bảo ban dân chúng làm ăn.
Chuyện cuộc đời ta thì dài, nhưng những chuyện từ khi được vua cha truyền ngơi
cho đến khi chính thức trở thành vua của nước Nam Cương thì có thể tóm lược trong
câu chuyện tổ chức cuộc thi tài ta vừa kể mà sau này người ta gọi là truyện Cẩu chủa
cheng vùa. Với câu chuyện này, ta muốn nói một điều, chỉ có tài trí thơi chưa đủ, mà
cần cả đức và quan trọng nhất là phải biết vượt qua những thách thức để có thể đạt
được thành cơng.
(Bài làm của học sinh)
2. Kể lại một truyền thuyết của Cao Bằng bằng lời của một nhân vật.
Gợi ý:
Cũng như các truyện dân gian khác, truyền thuyết nói chung và truyền thuyết của
Cao Bằng nói riêng được lưu truyền đến ngày nay chính là nhờ lời kể và bằng lời kể. Khi
được yêu cầu kể lại một truyền thuyết, em có thể lựa chọn nhiều cách kể. Nhưng khi yêu
cầu kể lại truyền thuyết bằng lời của một nhân vật thì tức là em được yêu cầu kể chuyện
một cách sáng tạo bằng việc nhập vai, hoá thân nhân vật và kể lại câu chuyện bằng
giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,... phù hợp.
1. Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một truyền thuyết của Cao Bằng mà
em sưu tầm được.
2. Kể cho người thân nghe một truyền thuyết được lưu truyền ở Cao Bằng mà em
u thích.
TRUYỆN CỔ TÍCH
1. Em hãy kể tên một truyện cổ tích mà em biết.
2. Em đã bao giờ tưởng tượng về một người có tài năng kì lạ chưa? Hãy kể về người đó.
19
Tiểu dẫn
Nội dung các truyện cổ tích ở Cao Bằng giải thích các hiện tượng tự nhiên theo
cảm thức của người Cao Bằng, lí giải nguồn gốc, đặc điểm các sự vật, phong tục
tập quán của quê hương, sự đấu tranh trong xã hội con người,...; thể hiện thế giới
quan, nhân sinh quan của các dân tộc từ xa xưa trên mảnh đất Cao Bằng. Qua các
câu chuyện, em cũng sẽ thấy được ước mơ cùng những bài học đời sống mà ông
cha đã truyền lại đến ngày nay.
ĐỌC VĂN BẢN
CẨU KHÂY
Từ xưa, lâu lắm rồi, khi ấy ở mặt đất cịn ít người, ở làng kia có một cậu con trai lớn
nhanh, mập mạp. Lớn lên, khi đến bữa cậu bé ăn bao nhiêu bát cơm cũng không no.
Cha mẹ lo khơng biết làm sao ni lớn được. Xóm làng mới nói: “Chớ lo, cịn có nhiều
người góp gạo nuôi lớn”.
Khi cậu lớn lên ở tuổi thiếu niên, một hơm làng xóm rủ nhau đồ xơi cho cậu ăn thử
xem thế nào mà vào bữa ăn bao nhiêu bát cơm cịn kêu đói. Cậu ăn hết chín chõ xơi thì
no. Từ đó xóm làng gọi tên cậu là Cẩu Khây (chín chõ xơi).
Cẩu Khây lớn lên là nhờ làng xóm ni. Cậu ăn nhiều, lớn nhanh, càng lớn càng
khoẻ. Làng xóm ni lớn, Cẩu Khây coi bà con làng xóm như bố mẹ mình. Việc gì hàng
xóm láng giềng làm khơng kịp, Cẩu Khây giúp. Cẩu Khây có lịng tốt càng được mọi
người khen.
Một hôm Cẩu Khây nghe tin ở mường bên cạnh vừa xuất hiện hai vợ chồng
yêu tinh ăn thịt người cùng súc vật, rất hại. Khi nó đến, trời tối sầm, gió cuốn tơi bời,
cây cổ thụ trong rừng cũng phải ngả nghiêng đung đưa. Nó phóng xuống cánh đồng
vù vù, lưỡi đỏ như lửa, dài mấy trượng. Lưỡi nó liếm phải cây nào, cây ấy bị chẻ đôi.
Đồng làng, nhà cửa bay biến, cây cối, chuối buồng đổ nghiêng. Nó phun nước bọt là
nước dâng tận trời.
Cẩu Khây mới nghĩ, ta lớn nhờ bản mường ni nấng, nay lớn rồi phải đi tìm u
tinh đánh nó để cứu bản mường. Cẩu Khây thưa bố mẹ biết. Bố mẹ khuyên: “Con ơi,
vợ chồng yêu tinh to lớn, nó đến đâu tối cả một vùng trời đất, nó khoẻ lắm, phải rủ
được nhiều người cùng đi đánh mới thắng được”. Cẩu Khây nghe lời dạy bảo, lên
đường tìm bạn.
20
Đi đến bản bên, Cẩu Khây thấy nhiều người đang đắp phai (đập) dẫn nước vào
mương ra ruộng; anh thấy một chàng trai cùng lứa dùng nắm đấm thay vồ(1) đóng cọc.
Mỗi cái đập, cái cọc thụt xuống lịng đất những mấy gang. Cẩu Khây nghĩ, anh ta khoẻ
như vậy mà rủ được cùng đi đánh yêu tinh thì hay quá. Cẩu Khây nói ý định cùng anh ta.
Hai người bèn kết nghĩa làm bạn. Cẩu Khây gọi tên người bạn là Nắm - đấm - đóng - cọc.
Hai người đi đến một bờ sơng nọ, nghe tiếng gì ầm ào bùm bùm dưới vực, nước thì
bắn tung toé lên bờ, chảy ào ào. Hai người nhìn cho rõ, thấy một người cùng trang lứa
đang lấy tai tát nước. Nước sơng gần cạn. Hai người vỗ tay cười khối trá. Người tát nước
ngừng công việc, hỏi rằng: “Hai anh em kia cười gì đó?”. Nắm - đấm - đóng - cọc bèn nói:
“Thấy giỏi q thì cười thơi, chúng ta kết bạn thân được khơng?”. Người tát nước nói:
“Tơi là Tai - tát - nước đấy”. Ba người rủ nhau đi đánh yêu tinh.
Họ đi một lúc gặp một người ngồi ở chân rừng đang lấy móng tay đục thân cây để
làm một cái máng nước. Ba người cùng thầm khen anh này giỏi và cái móng tay sao mà
cứng thế, bèn rủ anh ta làm bạn. Anh ta là Móng - đục - máng. Tất cả cùng nhau đi đánh
yêu tinh để cứu bản mường. Họ tôn Cẩu Khây làm anh cả.
Đi đến chiều, mặt trời gác núi, đến một mường nọ rộng mênh mông, nhưng bản
làng vắng tanh vắng ngắt, nhà cửa xiêu vẹo, cây cối ngả nghiêng, có cây bật cả rễ, bốn
anh em kết nghĩa nghĩ rằng có lẽ yêu tinh vừa qua đây. Họ cùng nhìn thấy một ngơi nhà
lẻ loi ẩn dưới một lùm cây, bèn rủ nhau vào xin nghỉ trọ.
Nhà chỉ có một bà cụ; hỏi chuyện bà nói: “Mấy hơm trước yêu tinh vừa qua đây, tàn
hại lắm; nó đã lên ở đỉnh núi cao, chưa đi xa đâu. Dân làng ai khoẻ đã chạy sang bản
mường khác ở tạm cả rồi. Bốn anh em nghỉ trọ nhưng ngủ phải tỉnh, đừng quá say nhé”.
Đến gần sáng, bà cụ đánh thức bốn anh em, hỏi: “Có nghe thấy gì khơng, trống
đánh bùm bùm rồi đấy, yêu tinh sắp tới nơi rồi, tìm chỗ nào trốn đi”. Bốn anh em cười
hớ hớ, nói: “Chúng cháu đến đây tìm giết u tinh để bản mường khỏi bị yêu tinh đe
doạ đấy ạ. Bà đừng sợ, bà hãy vào ngồi cạnh bếp để vua bếp phù hộ”. Bà cụ làm theo.
Trong nháy mắt, yêu tinh đã rung cửa ầm ầm, gọi bà cụ: “Mở cửa mau lên”. Bà khơng
thưa khơng rằng. Nó phun nước dãi vào cửa, vào vách nhà rào rào. Nó đẩy cửa, lại còn ra
sức rung cửa ầm ầm nữa. Những tàu chuối ngồi hiên bị gió xé rào rào tàn tạ. Bốn anh
em Cẩu Khây im lặng, đứng hai bên cửa chờ xem nó làm gì nữa.
Ngồi sân, trời đã sáng mờ mờ. Bốn anh em cùng nhìn thấy yêu tinh như một cái
chiếu cót khổng lồ, đứng lơ lửng ở lưng chừng trời. Mồm thì tiếp tục phun nước bọt,
nước dãi. Nó lại đánh trống rầm rầm, khiến đất dưới chân rung rinh. Nó bèn thè cái lưỡi
dài đỏ như lửa vào khe cửa. Móng - đục - máng túm chặt lưỡi yêu tinh, tay cấu đứt một
đoạn lưỡi. Đau quá, yêu tinh kêu trời kêu đất, nhưng mồm cứ phun tới tấp nước bọt lẫn
máu về phía nhà bà cụ.
Cẩu Khây nói: “Trời đã sáng rồi, chúng ta mở cửa ra đánh nhau với yêu tinh”.
(1)
Vồ: dụng cụ để nện, đập, gồm một đoạn gỗ nặng có tra cán vào chính giữa.
21
Cửa bật mở, bốn anh em nhảy ra sân, không sợ nước bọt yêu tinh táp vào mặt, hăm
hở đánh nhau với nó. Yêu tinh chồng chống cự ác liệt, tỏ ra khơng chịu thua. Nắm đấm - đóng - cọc giáng cho một cái vào đầu, không chịu nổi, nó chạy về rừng trước vợ.
Yêu tinh vợ thấy liệu không chống cự nổi, vừa đánh vừa đỡ, phun nước bọt như mưa,
rồi rút về rừng sâu núi cao. Nước ngập trời ngập đất. Cẩu Khây ra sức đuổi chúng về
tận rừng xa lắc. Nắm - đấm - đóng - cọc kéo cây về đắp đập để nước dồn về, trơi theo
dịng sơng. Tai - tát - nước ra sức tát để nước từ đồng ruộng trơi xi theo dịng suối.
Móng - đục - máng làm ra nhiều máng nước để dẫn nước qua các đèo núi, cho nước
lụt rút nhanh hơn.
Mường bản lại sáng quang, mặt trời mọc trên non. Những người chạy yêu tinh trước
đây lại lục tục kéo về bản cũ. Con trai đuổi trâu ra đồng cày ruộng. Những người có tuổi
chữa lại nhà, sửa mái ngói xơ. Các cơ con gái vào bếp nhóm lửa, nấu một bữa cơm ăn
chung. Cả bản làng mừng anh em Cẩu Khây đánh thắng yêu tinh.
(Theo Triều Ân (sưu tầm và biên soạn), Huyền thoại dân tộc Tày, Sđd, tr. 112 – 117)
1. Hãy tóm tắt truyện Cẩu Khây bằng một sơ đồ gồm các sự kiện chính.
2. Sự lớn lên của Cẩu Khây có gì đặc biệt? Nhân vật Cẩu Khây khiến em liên
tưởng đến nhân vật nào trong truyện dân gian đã học hoặc đã đọc?
3. Sức khoẻ, tài năng và lòng tốt của Cẩu Khây được thể hiện như thế nào?
4. Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? Mỗi người bạn của chàng có
tài năng gì? Hãy nhận xét về những tài năng ấy.
5. Vì sao Cẩu Khây và những người bạn chiến thắng được yêu tinh?
6. Truyện Cẩu Khây giải thích hiện tượng tự nhiên nào? Ý nghĩa của câu
chuyện này là gì?
1. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích của Cao Bằng.
2. Kể lại một truyện cổ tích của Cao Bằng bằng lời của một nhân vật.
1. Tóm tắt nội dung một truyện cổ tích em đã sưu tầm được.
2. Kể cho người thân nghe một truyện cổ tích mà em sưu tầm được.
22
ẨM THỰC TỈNH CAO BẰNG
3
Sau
Sauchủ
chủđềđềnày,
này,em
emsẽ:sẽ:
● Biết được những nét đặc trưng cơ bản trong văn hoá ẩm thực của người Cao Bằng.
● Biết được một số món ăn đặc sắc của địa phương (tên gọi, nguyên liệu, quy trình
chế biến, cách thưởng thức,...).
● Giới thiệu được về một món ăn/một sản vật của tỉnh hoặc địa phương.
● Tự hào về văn hố ẩm thực Cao Bằng.
Hình 1. (Ảnh: Nhàn Nhàn)
Hình 2. (Ảnh: Kim Cúc)
Hình 3. (Nguồn: Sở Giáo dục
và Đào tạo Cao Bằng)
1. Quan sát các hình 1, 2, 3, em hãy cho biết tên sản vật và món ăn trong hình.
2. Kể tên các sản vật và món ăn nổi tiếng ở Cao Bằng mà em biết.
Ẩm thực không chỉ là lĩnh vực thuộc đời sống vật chất mà nó cịn ẩn chứa những giá trị
tinh thần sâu sắc. Văn hoá ẩm thực được biểu hiện ở khẩu vị ăn uống, phương pháp chế
biến món ăn, cách thức trình bày, trang trí, cách thưởng thức món ăn,... Những biểu hiện cụ
thể đó hàm chứa những nét văn hố, phong tục, tập quán đặc trưng của mỗi vùng miền.
¶ Đặc điểm văn hoá ẩm thực Cao Bằng
Cao Bằng từ lâu nổi tiếng với câu ca dao:
Cao Bằng gạo trắng nước trong
Ai lên đến đó lịng khơng muốn về.
23
Nước non Cao Bằng xanh trong bát ngát, gạo Cao Bằng bông trắng, dẻo thơm. Ai đã
một lần được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng khơng kém phần thơm ngon,
tinh tế của Cao Bằng, hẳn sẽ khó quên được nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực của
người dân nơi đây.
Việc ăn uống thường ngày của người Cao Bằng thường được chia thành các bữa
chính (ăn vào trưa, tối) và các bữa phụ (ăn vào sáng, chiều, đêm). Trong bữa ăn của
người Cao Bằng thường có cơm, rau và các thức ăn mặn (thịt, cá,...). Cơm giữ vai trị chủ
đạo trong bữa chính, gồm cả cơm gạo tẻ và cơm gạo nếp (xơi). Bên cạnh cơm, người
dân cịn sử dụng các loại lương thực khác như ngô, khoai, sắn,...
Hình 4. Xơi ngũ sắc
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng)
Hình 5. Lạp sườn
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng)
Đời sống văn hoá của người Cao Bằng nói chung, ẩm thực nói riêng, chịu ảnh hưởng
lớn bởi điều kiện địa lí, khí hậu. Với địa hình núi non trùng điệp, các món ăn của người
dân nơi đây phần nhiều được chế biến từ động, thực vật trên cạn: rau rừng, thịt gia súc,
gia cầm, thú rừng,...
Các món rau ở Cao Bằng rất phong phú, có một số loại rau gieo trồng nhưng phần lớn
là những loại rau khai thác từ tự nhiên như: rau ngót rừng, rau bò khai (còn gọi là rau dạ
hiến), rau dớn, rau đắng, các loại măng, nấm rừng,...
Hình 6. Rau dạ hiến (Ảnh: Bích Th)
24
Hình 7. Rau ngót rừng (Ảnh: Bích Thuý)
Cao Bằng thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió, chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các đợt khơng khí lạnh từ phương bắc nên ẩm thực Cao Bằng cũng thiên về
các thực phẩm giàu chất béo. Thức ăn mặn trong bữa chính là nhóm thức ăn có nguồn
đạm động vật cao. Bên cạnh đó, các món ăn mặn thường được chế biến theo các
phương pháp rán, quay, xào khơ, rang khơ, hun khói hoặc nướng.
Hình 8. Thịt lợn hun khói (Ảnh: Bích Th)
Các món ăn của người Cao Bằng ít chú trọng trang trí cầu kì mà tập trung vào mùi vị
nhiều hơn. Khi chế biến, người Cao Bằng thường sử dụng các loại gia vị tự nhiên của
rừng núi phía bắc như gừng núi, nghệ tươi, mắc mật,... tạo nên những hương vị rất đặc
trưng cho các món ăn nơi đây. Vị thức ăn thường thiên về chua và đắng, ít ngọt, ít mặn,
và ít cay, thể hiện trong các món như măng chua, dưa chua, thịt chua, cá nấu chua, thịt
nhồi măng đắng, rau đắng xào, rau đắng nấu canh,...
Về đồ uống, người Cao Bằng rất ưa dùng các loại nước uống đun từ lá cây như nước
chè, nước lá vối,… Người dân thường lên rừng hay ra bờ suối để hái các loại lá cây về
sao khơ, pha nước uống quanh năm.
Hình 9. Lá cây chè đắng và lá cây vối
(Ảnh: Kim Cúc)
25