Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cây ớt vượt qua Thán Thư như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.39 KB, 3 trang )

Cây ớt vượt qua Thán
Thư như thế nào?
Hàng năm, việc trồng Ớt đã đem lại nguồn thu nhập lớn
và đầy hứa hẹn cho nông dân, nhưng chướng ngại lớn
nhất cho nông dân trồng ớt là bệnh thán thư (nổ trái,
Anthracnose).
Bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho bà con và hiện nay
rất nhiều cánh đồng ớt không thu hoạch được khi cây vào
giai đoạn có trái lần đầu đều bị nổ trái, tất cả vốn đầu tư
của bà con đều đổ sông, đổ biển. Anthracnose (thán thư
còn được gọi là nổ trái, cháy trái, …) do nhóm nấm
Colletotrichum species gây ra.
Anthracnose gây thiệt hại trên nhiều loại cây trồng và hoa
màu. Trên thế giới những nghiên cứu cơ bản về thán thư
đã được tìm hiểu rất sâu (trên sách vở và Internet) nhưng
thuốc BVTV khắc phục thán thư thật sự trong thực tế rất
là giới hạn. Bởi vì không loại thuốc nào sử dụng được hai
lần để ngừa thán thư khi bệnh đã xuất hiện (Dường như
loại nấm này có bộ nhớ sinh học rất đáng nể). Những thiệt
hại trầm trọng dẫn đến mất trắng do thán thư gây ra trên
nhiều loại cây trồng như ớt, xoài, cà chua, … là nỗi lo
lắng khủng khiếp cho nông dân.
Theo bà con, trong nhiều vụ ớt, … nông dân đã sử dụng
những thuốc chuyên trị thán thư (nổ trái) với liều rất cao
(gấp vài lần) …. đều không có tác dụng nhiều trong lần
phun thứ hai và gần như sau cùng là mất trắng. Nếu có
thu hoạch được ít nào thì thuốc BVTV lại có tồn dư trên
sản phẩm và không ai dám đảm bảo ớt thu mua không có
dư lượng thuốc BVTV.
và lần phun sau (lần 3) bệnh không còn thấy phát triển
trên trái ớt nữa; mặt dù trong giai đoạn này tại Sóc Trăng


đang bị áp thấp và ẩm độ không khí rất cao do ảnh hưởng
bão Katsana, Parma và mưa dầm, những vùng ớt khác gần
đó không sử dụng HTG và HTD hầu như thiệt hại nặng,
phải nhổ bỏ hàng loạt cây.
Phương pháp tương tự cũng được thử ứng dụng trên
ruộng ớt lấy trái lại sau khi cây bị suy bởi thán thư mùa
trước. Phương pháp sử dụng như sau Trên cây ớt, giai
đoạn đầu dùng HTD-04 (chuyên cho ớt) (100 ml/8lít)
trong 2 lần để xua đuổi côn trùng và quân bình mạnh sinh
trưởng cây ớt. Vào giai đoạn ra hoa, ra trái, ẩm độ tăng
cao (mùa mưa), lúc này bệnh thán thư bắt đầu phát triển
mạnh, sử dụng HTD-04 (chuyên cho ớt) và HTD-02 (mã
sx 102) theo tỷ lệ 3 + 1 trong bình 16 lít (có thể thêm
HTD-03 để tăng năng suất trái) và cộng thêm 1 muỗng cà
phê phân Kali, phun đều trên lá. Nước sử dụng là nước
ngâm HTG (300 – 400 g/20 lít). Nếu cây nào có dấu hiệu
bệnh thì phun kỹ từ gốc đến ngọn 2 lần. Sau 2 ngày phun
thêm lần 2. Cộng với bón thêm HTG và phân kali vào gốc
để giảm lượng đạm quá nhiều trên cây ớt.
Bà con trồng ớt lưu ý, không được sử dụng bất kỳ loại
thuốc BVTV nào trong quá trình sử dụng HTD và HTG,
chỉ cho phép thêm một lượng ít phân bón phù hợp trong
suốt thời gian trồng ớt. Nếu sử dụng bình phun đã có pha
thuốc BVTV trước đó, bà con cần rửa thật sạch bình phun
bằng xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng nước muối để
hiệu lực của HTD và HTG đạt cao. HTG, HTD là chế
phẩm từ hoạt chất sinh học đặc biệt. Xuất phát từ những
nguyên liệu hữu cơ dễ tìm, nhóm thứ cấp là HTDx (x = 1
- 9) và HTG là những chế phẩm hoàn toàn không độc,
không ô nhiễm, không gây hại môi trường không ảnh

hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, an toàn thực
phẩm rất cao; công nghệ sản xuất không chất thải và hoàn
toàn trong nước.

×