Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng NNPTNT thành phố Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.3 KB, 46 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ VINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS Hoàng Thanh Huyền
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Hoài Thương
Lớp quản lý: 51B4
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số sinh viên: 1054026351
Vinh, tháng 04/2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
NH Ngân hàng
NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TMCP Thương mại cổ phần
PGD Phòng giao dịch
Western Union Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối
NV Nguồn vốn
H - T - H Hàng - Tiền – Hàng
TT Thanh toán
TM Tiền mặt
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt


VND Việt Nam đồng
ATM Máy rút tiền tự động
UNC Ủy nhiệm chi
UNT Ủy nhiệm thu
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
2
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Tên các bảng, biểu, hình vẽ Trang
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn thành phố Vinh
Bảng 1.1: Phân loại nguồn vốn
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh
Bảng 1.4: Tình hình kế toán - ngân quỹ của chi nhánh
Bảng 2.1: Tình hình thanh toán chung của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thông thành phố Vinh
Biểu 2.1: Quy mô tăng trưởng doanh số TTKDTM và TT dùng
TM tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011
– 2013
Biểu 2.2: Tỷ trọng TT dùng TM và TTKDTM tại NHNN&PTNT
thành phố Vinh năm 2011-2013
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
thành phố Vinh
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán bằng séc tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm chi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm thu tại Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán bằng các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt khác tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thành phố Vinh


3
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt Trang
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài
PHẦN 1: Tổng quan về Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT thành phố
Vinh
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT thành phố
Vinh trong giai đoạn 2011 – 2013
1.3.1. Tình hình huy động vốn
1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
1.3.3. Một số hoạt động khác
1.3.3.1. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán

xuất nhập khẩu
1.3.3.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát
1.3.3.3. Công tác nhân sự
1.3.4. Kết quả tài chính
PHẦN II: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
NN&PTNT thành phố Vinh
2.1.1. Tình hình hoạt động thanh toán tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố
Vinh
2.1.2. Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
NN&PTNT thành phố Vinh
2.1.2.1. Thanh toán bằng séc
2.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
2.1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
2.1.2.4. Các hình thức thanh toán khác
4
2.1.3. Đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
NN&PTNT thành phố Vinh trong thời gian qua
2.1.3.1. Thành tựu đạt được
2.1.3.2. Hạn chế
2.1.3.3. Nguyên nhân
2.2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
2.2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh trong
thời gian tới
2.2.1.1. Định hướng chung
2.2.1.2. Định hướng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
2.2.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh

2.2.2.1. Tăng cường các hoạt động Marketing
2.2.2.2. Cải tiến và hoàn thiện các hoạt động thanh toán
2.2.2.3. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý thanh toán
2.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt
2.3. Một số kiến nghị nhằm thức đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh
2.3.1. Với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
2.3.2. Với chính quyền địa phương
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ
khá cao, được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu thanh toán trong nền
kinh tế. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc thanh toán chủ yếu vẫn bằng tiền mặt.
Việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh toán, chi phí
vận chuyển, bảo quản… rất tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, độ an toàn thấp…
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển và xu hướng của thời đại mới thì thanh
toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng.
Do đó, các Ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán phải nắm bắt được xu
hướng phát triển đó và phải có các giải pháp hữu hiệu để mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt.
Cũng như hầu hết các Ngân hàng khác, do một số nguyên nhân chủ quan và
khách quan mà hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng NN&TNN
thành phố Vinh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, chưa đáp ứng được tốt

nhất nhu cầu của khách hàng, thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ các hoạt động khác.
Qua thời gian thực tập ở NHNN&PTNN thành phố Vinh, quan sát và tìm
hiểu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền
mặt của ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tại trường Đại học
Vinh, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh” để làm báo cáo thực
tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xem xét một cách có tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh. Đồng thời
đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh nói riêng và thanh toán không
dùng tiền mặt trong nước nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng NN&PTNN thành phố Vinh trong những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng NN&PTNN thành phố Vinh giai đoạn
2011 – 2013
6
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng trong mối quan
hệ với duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh
tổng hợp các vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này
được sử dụng một cách linh hoạt - kết hợp hoặc riêng rẽ để giải quyết vấn đề một
cách tốt nhất. Ngoài ra đề tài còn sử dụng sơ đồ, bảng biểu và biểu đồ để minh họa
qua đó rút ra kết luận tổng quát.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài trang bìa và trang phụ bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ, phần mở đầu thì kết cấu nội dung bao gồm 2 phần:

Chương I: Tổng quan về Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh.
Chương II: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng NN&PTNT thành phố Vinh.
Đề tài nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, mặt khác do hạn chế
về thời gian, kiến thức nên vấn đề nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em xin chân
thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế Trường Đại Học Vinh, cô giáo hướng dẫn
thực tập Th.S Hoàng Thanh Huyền cùng các cô chú anh chị công tác tại Ngân hàng
NN&PTNT thành phố Vinh đã giúp em hoàn thành đề tài thực tập này.
7
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT THÀNH PHỐ VINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT thành phố
Vinh:
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của NHNN&PTNT thành phố Vinh:
Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN &
PTNT) Việt Nam thành lập năm 1985 là một trong những NHTM quốc doanh lớn
của Việt Nam, ra đời, trưởng thành và phát triển cùng với sự lớn mạnh của đất
nước. NHNN & PTNT có hệ thống mạng lưới các chi nhánh phân bố rộng khắp các
tỉnh thành trong cả nước.
Từ năm 1995 trở về trước, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An là một chi
nhánh có trụ sở tại thành phố Vinh, mạng lưới kinh doanh gồm có một Hội sở tại
Ngân hàng tỉnh kéo dài xuống 18 chi nhánh Ngân hàng Huyện, thị xã. Hoạt động
của Hội sở Ngân hàng tỉnh lúc này là vừa quản lý vừa kinh doanh trực tiếp cụ thể
là: làm công tác huy động vốn, cho vay các doanh nghiệp và Hợp tác xã; thực hiện
chức năng điều hòa vốn cho các Ngân hàng cơ sở, làm đầu mối thanh toán trực tiếp
với Ngân hàng Nông nghiệp cơ sở các huyện và Ngân hàng Nông nghiệp Trung
ương, thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Việc quản lý quá nhiều đầu mối hoạt động và trên một địa bàn rộng lớn phần
nào đã làm hạn chế đến công tác chỉ đạo kinh doanh trực tiếp tại Hội sở. Đồng thời,

từ khi thực hiện quy định cho vay trực tiếp đối với hộ gia đình thì hoạt động kinh
doanh của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh càng tăng thêm nhiều áp lực, việc
kết hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương trong việc quản lý khách hàng
vay vốn nảy sinh nhiều hạn chế.
Nhận thức rõ tình hình thực tế trên, Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp
Tỉnh đã lập đề án trình Ngân hàng Nhà nước và cấp ủy chính quyền tỉnh Nghệ An
cũng như Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam xin thành lập Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Vinh. Theo đó, Ngày 01 tháng 12 năm
1995, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ký quyết định số
556/QĐ-NHNo về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp thành phố
Vinh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
Cũng như nhiều chi nhánh khác, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thành
phố Vinh là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản, hạch
toán phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ và quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam. Ngày 01 tháng 01 năm 1996 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố
Vinh đã chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ chính là huy động
vốn, cho vay các thành phần kinh tế, làm dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ trên địa bàn
8
Thành phố Vinh. Với nguồn vốn, sự động viên và quan hệ khách hàng được kế thừa
từ Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Nghệ An.
Bước đầu thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Vinh có cơ cấu tổ
chức bộ máy gồm 02 phòng cùng với mạng lưới 05 Quỹ tiết kiệm phân bổ đều khắp
trên địa bàn thành phố và chủ yếu ở những nơi đông dân cư, với tổng số biên chế
gồm 53 cán bộ chủ yếu được chuyển từ văn phòng và Hội sở Ngân hàng Nông
nghiệp Tỉnh sang.
Sự ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Vinh đã thực sự tranh thủ
được sự chỉ đạo, ủng hộ của các cấp ủy chính quyền địa phương nơi sở tại, cũng
như sự ủng hộ của các ngành, các cấp, nhằm tạo lập được một thị trường đầu tư
lành mạnh và lâu dài.
Từ năm 1997 đến năm 2000, đây là thời kỳ Ngân hàng Nông nghiệp được

đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
Thành phố Vinh cũng được đổi tên thành NHNN & PTNT Thành phố Vinh. Công
tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn này tương đối ổn định. Trong năm 1997, toàn thể
cán bộ tín dụng có nợ quá hạn thuộc diện chuyên đi thu nợ theo quy định tại văn
bản số 806 của Tổng giám đốc, được trở lại làm nhiệm vụ cho vay. Từ đó đã giải
tỏa được tư tưởng hoang mang dao động đối với những cán bộ làm công tác tín
dụng.
Từ năm 2001 đến nay, số cán bộ của NHNN & PTNT Thành phố Vinh
không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ
công việc được giao cũng như phù hợp với quy mô ngày càng mở rộng của Ngân
hàng. Hiện nay, Chi nhánh NHNN & PTNT Thành phố Vinh có trung tâm đặt tại số
2 – Dương Vân Nga – Thành phố Vinh – Nghệ An.
Ngoài ra hiện nay trên địa bàn có 08 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
NHNN & PTNT Thành phố Vinh để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch
của khách hàng. Bao gồm:
- Phòng giao dịch Lê Lợi, Số 186 - Trường Chinh
- Phòng giao dịch Hồng Sơn, Số 190 - Trần Phú
- Phòng giao dịch Chợ Vinh, Số 48 - Thái Phiên
- Phòng giao dịch Bến Thủy, Số 50 - Nguyễn Văn Trỗi
- Phòng giao dịch Hưng Dũng, Số 58 - Nguyễn Phong Sắc
- Phòng giao dịch Hưng Lộc, Xóm 13 - Xã Hưng Lộc
9
- Phòng giao dịch Nghi Phú, Đường Mai Lão Bạng
- Phòng giao dịch Quán Bánh, Xóm 15 - Nghi Kim
Các phòng giao dịch này tuy hoạt động độc lập tại các địa bàn riêng của
mình nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau đóng góp và xây dựng
giúp cho hoạt động của NHNo & PTNT Thành phố Vinh được diễn ra thông suốt và
hiệu quả.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh hoạt động

với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiện không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài
nước bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu
trái phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức
kinh tế, cá nhân họ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp quyền phán
quyết.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép.
Kinh doanh dịch vụ thu chi tiền mặt, cất giữ các loại giấy tờ có giá và làm
dịch vụ thanh toán.
Thực hiện hạch toán kinh doanh phân phối thu nhập theo quy định của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra việc chấp hành thể lệ chế độ của ngành và
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tổ chức thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng
và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương.
Chấp hành đầy đủ các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu đột xuất
của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn cấp trên giao.
1.2. Cơ cấu tổ chức:
1.1.1. Sơ đồ.
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường khi nước ta gia nhập vào WTO,
đồng thời để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt, NHNo & PTNT
Thành phố Vinh đã có những chuyển biến tích cực không ngừng. Để đáp ứng tốt
10

hơn những nhiệm vụ trong giai đoạn mới Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thành phố Vinh đã có cơ cấu như sau:
Sơ đồ 1:
( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ NHNo&PTNT thành phố Vinh)
1.1.2. Chức năng của các phòng ban
* Ban giám đốc:
Gồm có một giám đốc và 02 phó giám đốc đảm nhiệm chác vụ tại các phòng
nghiệp vụ.
Chức năng hoạt động của ban giám đốc: Thực hiện và hoạt động quản lý nói
chung của toàn chi nhánh. Điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế
hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở
11
BAN GIÁM ĐỐC
P.Giám đốc: Kế toán -
Ngân quỹ
P.Giám đốc: Kế
hoạch - Kinh doanh
Phòng hành chính
nhân sự
Phòng Kế toán -
Ngân quỹ
Phòng Kế hoạch -
Kinh doanh
Các phòng giao dịch trên địa
bàn thành phố
Giám đốc
chính, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và việc thực hiện các
kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
* Phòng kế hoạch - Kinh doanh:
Bao gồm phòng Tín dụng, 1 bộ phận của phòng thanh toán quốc tế, phòng kế

hoạch tổng hợp và 1 bộ phận Marketing. Do đó, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch -
kinh doanh bao gồm nhiệm vụ của các bộ phận đó:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại
địa phương.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướng kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh.
- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch
đến các phòng giao dịch trên địa bàn.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các
phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ
kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
- Tổng hợp báo cáo chuyên để theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thành phố Vinh giao.
* Phòng Kế toán - ngân quỹ
Bao gồm công việc của phòng kế toán ngân quỹ, 1 bộ phận của phòng thanh
toán quốc tế, 1 bộ phận của phòng Marketing và phòng điện toán. Nhiệm vụ của
phòng kễ toán ngân quỹ là:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp
trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.

Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
Chấp hành quy chế về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chấp hành chế đọ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
12
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh giao.
* Phòng hành chính nhân sự
Bao gồm bộ phận về tổ chức và bộ phận về hành chính quản trị, thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi
nhánh phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng
hợp cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính
liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định
chế cảu Ngân hàng Nông nghiệp.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng
lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, cử cán bộ, nhân viên đi công
tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên
cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước,
Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng
nông nghiệp.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế
độ với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành Ngân
hàng.
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
13
1.2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT giai đoạn 2011-2013:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh là tổ chức
tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là hoạt
động tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán
Họat động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thành phố Vinh là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi của tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
và tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức đa dạng về kỳ hạn, lãi suất nhằm thu hút
khách hàng gửi tiền, thu hút vốn để đầu tư cho vay và thực hiện các dịch vụ Ngân
hàng đa dạng khác.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn, khai thác một cách có hiệu
quả những thuận lợi cộng với sự đoàn kết nhất trí của Ban giám đốc, Ban chấp hành
công đoàn, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ quan tâm của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Vinh đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh và đã đạt được những kết quả bước đầu.

1.2.1. Tình hình huy động vốn.
Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố
Vinh phục vụ kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động từ nền kinh tế, nó chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó huy động vốn là một
trong những hoạt động cơ bản lớn nhất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thành phố Vinh.
Bảng 1.1: Phân loại nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền Số tiền
So với 2011
Số tiền
So với 2012
+/- % +/- %
1. Tổng doanh số cho
vay
1.039.139 1.255.014 215.875 20.77 1.675.391 420.377 33,5
2. Doanh số thu nợ 1.008.034 1.135.565 127.531 12.65 1.461.712 325.147 28.6
3. Dư nợ cho vay 636.555 755.439 118.884 18.68 968.535 213.096 28.2
4. Tổng nợ xấu 3.530 3.619 89 2.52 3.856 237 6.55
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thành phố Vinh)
- Năm 2011
Nguồn vốn huy động đạt 923.483 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 1.073
triệu đồng, tốc độ tăng 0,12%.
14
Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 801.438 triệu đồng, tăng 97.832 triệu
đồng, tốc độ tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng 86,78% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn nội tệ đạt 876.741 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 591 triệu
đồng, tốc độ tăng 0,06%, so với kế hoạch NH cấp trên giao đạt 91,32%.
Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2.150 ngàn USD và 73,198 ngàn EUR (tổng quy đổi
bằng 46.742 triệu VND). Nguồn vốn USD giảm so với năm 2010 là 136 ngàn USD.
- Năm 2012
Nguồn vốn huy động đạt 1.364.644 triệu đồng, tăng so với năm 2011
423.161 triệu đồng, tốc độ tăng 45,82%. So với kế hoạch NH cấp trên giao đạt
117,8%.
Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.023.727 triệu đồng, tăng 222.289 triệu
đồng, tốc độ tăng 27.7%, chiếm tỷ trọng 76,02% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn nội tệ đạt 1.388.366 triệu đồng, tăng so với năm trước 421.464
triệu đồng, tốc độ tăng 48,1%. So với kế hoạch NH cấp trên giao đạt 118,55%.
Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2.256 ngàn USD và 52,7 ngàn EUR (quy đổi bằng
48.439 triệu VND). Nguồn vốn USD tăng so với năm 2011 là 107 ngàn USD, tốc
độ tăng 4,9%, so với kế hoạch NH cấp trên giao đạt 101%.
Năm 2012 sau khi đã trừ nguồn vốn huy động cá nhân chỉ có 4/9 đơn vị hoàn
thành kế hoạch nguồn vốn nội tệ, đó là: PGD Nghi Phú: 141,2%; Phòng Kế toán –
Ngân quỹ: 139,5%; PGD Bến Thủy: 120,1%; PGD Quán Bánh: 103,2%. Còn lại 5,9
đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn, trong đó thấp nhất là: PGD
Lê Lợi: 79,3%; PGD Chợ Vinh: 90,5%; PGD Hưng Dũng: 96,8%; PGD Hưng Lộc:
98,3%; PGD Hồng Sơn: 98,3%.
- Năm 2013
Nguồn vốn huy động đạt 1.440.780 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là
94.136 triệu đồng, tốc độ tăng 7.0%.% thực hiện 107.0%. Tuy nhiên tỷ lệ % thực
hiện so với kế hoạch đạt 97,38%
Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.088.207 triệu đồng, tăng 64.480 triệu
đồng, tốc độ tăng 6.3%, chiếm tỷ trọng 75,53% tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn nội tệ đạt 1.298.205 triệu đồng, tăng so với năm trước 90.161
triệu đồng, tốc độ tăng 6.9%. So với kế hoạch NH cấp trên giao đạt 97,3%.
Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2.469 ngàn USD và 16,2 ngàn EUR (quy đổi bằng

52414 triệu VND). Nguồn vốn USD tăng so với năm 2012 là 213,2 ngàn USD, tốc
độ tăng 9,5%, so với kế hoạch NH cấp trên giao đạt 98,8%.
Năm 2012 sau khi đã trừ nguồn vốn huy động cá nhân chỉ có 4/9 đơn vị hoàn
thành kế hoạch nguồn vốn nội tệ, đó là: PGD Chợ Vinh: 126,3%; PGD Lê Lợi:
109,4%; PGD Hưng Dũng: 102,4%; PGD Hưng Lộc: 101,3% . Còn lại 5/9 đơn vị
không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn, trong đó thấp nhất là: PGD Nghi
Phú: 73,9%; PGD Quán Bánh: 83,2%; Trung tâm: 92,5%; PGD Bến Thủy: 95,3%;
PGD Hồng Sơn: 98,9%.
15
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Song song với huy động vốn là sử dụng vốn. Huy động đã khó, sử dụng vốn
huy động hiệu quả lại là một bài toán nan giải đối với những người làm ngân hàng
cũng như các tổ chức tín dụng khác. Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn
chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành
phố Vinh đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư
phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý Kết quả công tác tín dụng của chi
nhánh thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền Số tiền
So với 2011
Số tiền
So với 2012
+/- % +/- %
1. Tổng doanh số
cho vay
1.039.139 1.255.014 215.875 20.77 1.675.391 420.377 33,5

2. Doanh số thu nợ 1.008.034 1.135.565 127.531 12.65 1.461.712 325.147 28.6
3. Dư nợ cho vay 636.555 755.439 118.884 18.68 968.535 213.096 28.2
4. Tổng nợ xấu 3.530 3.619 89 2.52 3.856 237 6.55
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Vinh năm 2011, 2012, 2013)
Từ bảng 1.2 cho ta thấy tình hình sử dụng vốn trong các năm có sự tẳng
trưởng mạnh. Tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên rõ rệt qua từng năm.
So với năm 2011 thì tổng doanh số cho vay năm 2012 tăng 215.875 triệu đồng, tốc
độ tăng 20.77% . So với năm 2012 thì tổng doanh số cho vay năm 2013 tăng
420.377 triệu đồng, tăng 24,5%. Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt
1.135.565 triệu đồng, tăng 127.531 triệu đồng tương đương với 12.65% so với năm
2011. So với năm 2012 doanh số thu nợ tăng 325.147 triệu đồng tương đương với
tốc độ tăng 28.6%. Đó là do mục tiêu của ngân hàng là an toàn vốn và có lợi nhuận.
Dư nợ trong năm qua tăng 28.2 % so với cùng thời điểm năm trước, điều này chứng
tỏ rằng chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng. Đồng thời chứng tỏ được thái độ làm việc tích
cực của các cán bộ trong Ngân hàng. Nhờ những kết quả tích cực trong công tác
huy động vốn và bám sát chủ trương của NHNo&PTNT cấp trên, với sự điều hành
kiên quyết, linh hoạt nên mặc dầu trong điều kiện thắt chặt cho vay, đơn vị vẫn đảm
bảo nguồn vốn cho vay các đối tượng theo trật tự ưu tiên như cho vay phục vụ sản
xuất nông nghiệp, nông thôn, hộ nông dân khắc phục hậu quả rét đậm, rét hạn đầu
16
năm, chi phí sản xuất, chế biến, tiêu thụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa,…Ngoài ra đơn
vị vẫn dành một tỷ lệ hợp lý để phục vụ cho vay đáp ứng nhu cầu của các đối tượng
kinh doanh dịch vụ, khai thác vật liệu xây dựng….
Đạt được kết quả trên là do đơn vị đã thay đổi thang điểm giao khoán kế
hoạch đến từng cá nhân ngay từ những ngày đầu năm; cải tiến phương pháp quản lý
cán bộ tại các đơn vị trực thuộc, nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu tại
các đơn vị đó. Thông qua phương thức giao khoán doanh thu, dư nợ, thu nợ quá hạn
nội, ngoại bảng, tăng trưởng khách hàng… và hưởng lương kinh doanh V2 theo kết

quả hoàn thành các chỉ tiêu. Từ đó, các đơn vị đã có tốc độ tăng trưởng khá và tăng
trưởng đều đặn qua các tháng, hạn chế được nợ quá hạn phát sinh.
Đến cuối năm 2012 có 6/9 tập thể hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dư nợ như:
PGD Bến Thủy: 101,02%; PGD chợ Vinh: 113,25%, PGD Hưng Dũng: 101,96%,
PGD Hồng Sơn: 103,81%, PGD Nghi Phú: 100,06%, PGD Quán Bánh: 101,07%.
Có 3 đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch là các Phòng Tín dụng : 99,28%, PGD Hưng
Lộc: 95,42%, PGD Lê Lợi: 93,12%.
1.2.3. Một số hoạt động khác
1.2.3.1. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán
xuất nhập khẩu
Ngoài những hoạt động chủ yếu như tín dụng, huy động vốn thì Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh còn thực hiện các hoạt động
dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán xuất nhập khẩu để tăng
thêm nguồn thu cho Ngân hàng mình. Nhìn chung hoạt động dịch vụ và kinh doanh
ngoại tệ đã có nhiều tiến bộ qua từng năm, nhờ có cơ chế khoán, tính sáng tạo và sự
cố gắng của cán bộ viên chức nên các sản phẩm dịch vụ mới đến được với khách
hàng, doanh thu dịch vụ năm sau tăng hơn năm trước và chiếm tỷ lệ quan trọng
trong thu nhập của đơn vị, nghiệp vụ kinh doanh đã phong phú và hiệu quả hơn.
Điều đó được thể hiện qua bẳng số liệu sau:
17
Bảng 1.3: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thành phố Vinh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền Số tiền ± 2011 Số tiền ± 2012
Số tiền % Số tiền %
1.Tổng doanh thu dịch vụ 4.335 4.867 532 12,27 5.984 1.117 22.95
2.Doanh số bán Bảo hiểm
ABIC
372,5 56,753 194,253 52,14 495,5 -71,253 -12,5

3.Thu phí các dịch vụ
( Mobilebanking, VN Toup)
668,1 1.072,542404,442 50,53 - - -
4.Tổng thu nghiệp vụ bảo lãnh 831,6 971 139,4 16,76 735 236 24,3
5.Chi trả kiều hối (triệu USD) 2,510 3,711 1,201 47,84 47,84 1,119 30,15
- Trả qua WU 2,295 3,232 0,937 40,82 - - -
- Trả qua Ngân hàng 0,215 0,479 0,264 122,79 - - -
6.Doanh số mua ngoại tệ mặt
(Ngàn USD)
121,16 340 218,84 180,62 1.102 762 224,2
7.Doanh số bán ngoại tệ mặt
(Ngàn USD)
70,9 306 235,1 331,59 1.207 901 294,4
8.Doanh số mua ngoại tệ bằng
chuyển khoản (Ngàn USD)
560,16 227 -333,16 -59,47 - - -
9.Doanh số bán ngoại tệ bằng
chuyển khoản (Ngàn USD)
463,82 544,5 80,68 17,39 - - -
10.Doanh thu phí về kinh
doanh ngoại tệ và kiều hối
417 370,52 -46,48 -11,14 422 51,48 13,89
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Thành phố Vinh năm
2011, 2012, 2013)
Từ số liệu bảng trên có thể nhìn thấy doanh thu dịch vụ của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đều tăng qua các năm. Đến cuối năm
2013, tổng doanh thu dịch vụ của Ngân hàng đã đạt được 5.984 triệu đồng, tăng hơn
so với năm trước 1.117 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 22,95%. Doanh thu
dịch vụ của Ngân hàng tăng là do hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đa dạng, phong
phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những điểm mạnh

của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh nói
riêng và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung.
1.2.3.2. Công tác kiểm tra kiểm toán
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ rất được coi trọng. Ngoài việc kiểm tra
của kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên;
18
Ban giám đốc đã ra quyết định thành lập các đoàn tự kiểm tra về việc thực hiện quy
trình nghiệp vụ trên Hệ thống IPCAS; kiểm tra chấp hành lãi suất cho vay; kiểm tra
chất lượng tín dụng.
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm kiểm tra viên đã xây dựng chương trình kế
hoạch kiểm tra kiểm toán và thực hiện theo phiếu giao việc của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Bộ phận hậu kiểm tra đã thường
xuyên triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra sau nên mọi hoạt động diễn ra bình
thường và đảm bảo an toàn.
1.2.3.3. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng và hành chính
văn phòng
Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ và thực hiện thi đua khen thưởng kịp thời
cho cán bộ nhân viên là hoạt động rất được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Vinh coi trọng. Vì vậy, Ngân hàng đã triển khai nghiêm túc
công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, quy hoạch cán bộ. Bố trí cho cán bộ viên
chức đi nghỉ dưỡng, tham quan, học hỏi kinh nghiệm theo chế độ quy định. Các
phong trào thi đua được duy trì, khơi dậy lòng yêu nước, yêu ngành, yêu cơ quan
của tập thể cán bộ viên chức.
1.3.3. Kết quả tài chính
* Năm 2011
- Tổng thu tài chính tăng trưởng so với năm 2010 là 13,43%; thu lãi cho vay
chiếm tỷ trọng 57%; thu phí điều hòa vốn chiểm tỷ trọng 25,36%.
- Tổng chi tài chính chưa lương tăng so với năm 2010 là 10%; chi trả lãi tiền
gửi chiếm tỷ trọng 78,45%.
- Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương vượt kế hoạch Ngân hàng cấp

trên giao 15%. Đảm bảo tiền lương kinh doanh cho cán bộ viên chức và có 1 phần
lương năng suất. Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước và lệ phí cũng
như các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ viên chức.
* Năm 2012
- Tổng thu tài chính tăng trưởng so với năm 2011 là 21,7%; thu lãi cho vay
chiếm tỷ trọng 70%; thu phí điều hòa vốn chiểm tỷ trọng 20,18%.
- Tổng chi tài chính chưa lương tăng so với năm 2011 là 21,14%; chi trả lãi
tiền gửi chiếm tỷ trọng 83,12%.
- Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương vượt kế hoạch Ngân hàng cấp
trên giao 18,68%. Đảm bảo tiền lương kinh doanh cho cán bộ viên chức và có 1
phần lương năng suất. Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước và lệ phí
cũng như các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ viên chức.
* Năm 2013
- Tổng thu tài chính bằng 135,2% so với năm trước; thu lãi cho vay chiếm tỷ
trọng 82,8%.
19
- Tổng chi tài chính cả năm bằng 118,5% so với năm trước; trong đó chi cho
hoạt động tín dụng chiếm 88,3%/tổng chi.
- Chênh lệch thu - chi tài chính chưa lương bằng 184,62% so với năm trước,
đạt 158,5% kế hoạch giao. Chênh lệch thu - chi chưa lương bình quân đầu người
bằng 132% mức bình quân đầu người toàn hệ thống. Thực hiện nghiêm túc và hoàn
thành các khoản nộp ngân sách nhà nước, BHXH, BHYT đối với người lao động
20
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT
THÀNH PHỐ VINH
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
NN&PTNT thành phố Vinh
2.1.1 Tình hình hoạt động thanh toán tại NHNN&PTNT thành phố Vinh
Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, công tác thanh toán không dùng

tiền mặt tại NHNN&PTNT thành phố Vinh đang từng bước chuyển đổi để phù hợp
với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế.
Những đổi mới trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt của
NHNN&PTNT thành phố Vinh, trước hết phải kể đến việc công nghệ hoá và nâng
cao chất lượng công nghệ trong công tác thanh toán, nó đã đẩy nhanh được tốc độ
luân chuyển chứng từ, rút ngắn thời gian thanh toán, khắc phục được tình trạng
thanh toán chậm trễ, sai sót. Cụ thể:
Về công tác thanh toán chuyển tiền điện tử: NHNN&PTNT thành phố Vinh
đã được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị và nối mạng để thanh toán. Việc thanh
toán chuyển tiền qua chuyển tiền điện tử đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính
xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng
đến giao dịch.
Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN&PTNT thành phố Vinh
ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Nó có ưu điểm hơn hẳn so với thanh toán
bằng tiền mặt
Bảng 2.1 Tình hình thanh toán chung của NHNN&PTNT thành phố Vinh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
TT bằng TM 261.228 37,61 421.136 43,14 661.015 48,33
TT không dùng

TM
433.292 62,39 555.160 56,86 706.788 51,67
Doanh số TT 694.520 100 976.296 100 1.367.803 100
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán NHNN&PTNT thành phố Vinh)
21
Qua bảng số liệu cho thấy: tình hình thanh toán của ngân hàng diễn ra rất tốt
trong 3 năm qua. Nhìn chung doanh số đều tăng lên theo các năm. Và mặc dù thay
đổi về tỷ trọng nhưng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn
thanh toán bằng tiền mặt. Cụ thể sự biến động của thanh toán bằng tiền mặt và
thanh toán không dùng tiền mặt theo biểu sau:
Biểu 2.1:
Quy mô tăng trưởng doanh số TTKDTM và TT dùng TM tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011 – 2013

Hiện nay thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang không ngừng được đẩy
mạnh nâng cao số lượng cũng như chất lượng và ngày càng hoà nhập vào công cuộc
phát triển kinh tế toàn quốc nói chung và Thành phố Vinh nói riêng. Mặc dù đại bộ
phận dân chúng nước ta vẫn có thói quen dùng tiền mặt để mua bán thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là trên địa bàn Thành phố Vinh, nơi người dân vẫn ưa
chuộng sử dụng tiền mặt hơn. Nhưng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn phát triển
sở dĩ như vậy là do các tổ chức kinh tế sử dụng và có nhu cầu thanh toán ngày một
tăng. Tuy vậy, việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phát triển trong dân
cư là một vấn đề tồn tại lớn cần sớm khắc phục và phát triển thanh toán trong dân
cư không chỉ tăng thu nhập cho các Ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong
việc giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần tăng trình độ dân trí cho
người dân.
22
Biểu 2.2:
Tỷ trọng TT dùng TM và TTKDTM tại NHNN&PTNT
thành phố Vinh năm 2011-2013

2.1.2. Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHNN&PTNT thành phố Vinh
Hoà vào xu thế chung, hiện nay, tại NHNN&PTNT, hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt đã và đang phát triển và ngày càng có xu hướng tăng cả về
chất và về lượng. Mặt lượng của nó được thể hiện qua bảng tình hình doanh số các
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh 3 năm qua ở dưới đây:
23
Bảng 2.2:
Tình hình thanh toán các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHNN&PTNT thành phố Vinh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
2011 / 2012
Năm 2013
Chênh lệch
2012/2013
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Séc
24.264 5,6 23.316 4,2 -948 -3,91 27.565 3,9 4.249 18,22
Séc chuyển
khoản
15.771,6 65 13.756 59 -2.015,6 -12,78 16.814,28 61 3.058,28 22,23
Séc bảo chi
8.492,4 35 9.560 41 1.067,6 12,57 10.750,72 39 1.190.72 12,46
2. Uỷ nhiệm chi
389.963 90 497.424 89,6 107.461 27,56 626.921 88,7 129.497 26,03
3. Uỷ nhiệm thu
3.899 0,9 5.385 0,97 1.486 38,11 6.574 0,93 1.189 22,08
4. Thẻ
2.859 0,66 2.831 0,51 -28 -0,98 3.675 0,52 844 29,81
5. Thanh toán
khác
12.305 2,84 26.204 4.72 13.899 112,95 42.053 5,95 15.849 60,48
Tổng
433.290 100 555.160 100 121.870 28,13 706.788 100 151.628 27,31
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán NHNN&PTNT thành phố Vinh)
Theo bảng trên ta thấy, ở NHNN&PTNT thành phố Vinh có đầy đủ các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt, tuy có những hình thức chiếm tỷ trọng rất ít.
Trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh thì doanh số hình
thức Uỷ nhiệm chi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức còn lại, luôn
ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 389.963 triệu đồng (năm 2011),

497.424 triệu đồng (năm 2012), 626.921 triệu đồng (năm 2013), mặc dù hai năm
2012 và 2013 tỷ trọng của hình thức này có giảm. Hình thức thanh toán có tỷ trọng
nhỏ nhất là Uỷ nhiệm thu, chỉ dao động dưới mức 1%.
Ngoài ra, các hình thức còn lại đều giữ được mức ổn định nhất định, tỷ trọng
thay đổi không đáng kể qua các năm.
24
Để nắm rõ thực trạng của từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
NHNN&PTNT thành phố Vinh ta đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ
thể sau:
2.1.2.1. Thanh toán bằng séc:
Séc là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hữu
hiệu, nó không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn làm
giảm các chi phí phát sinh do việc phải kiểm đếm một khối lượng tiền mặt trong các
giao dịch mua bán. Mặc dù séc đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế
giới, song đối với Việt Nam, việc thanh toán bằng séc trong tầng lớp dân cư vẫn còn
là điều mới mẻ.
Qua khảo sát thực tiễn tình hình thanh toán bằng séc tại NHNN&PTNT
thành phố Vinh hiện nay như sau:
Bảng 2.3:
Tình hình thanh toán bằng séc tại NHNN&PTNT thành phố Vinh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền

Tỷ trọng
(%)
Thanh toán
bằng séc
24.264 5,6 23.316 4,2 27.564 3,9
TT không dùng
TM
433.292 100 555.160 100 706.788 100
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán NHNN&PTNT thành phố Vinh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số thanh toán bằng séc năm 2011 là
24.264 triệu đồng đạt 5,6% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng sang
năm 2012, thanh toán bằng séc giảm còn 23.316 triệu đồng chiếm 4,2% trong tổng
thanh toán không dùng tiền mặt 3,9% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013 thanh
toán bằng séc tăng lên là 27.564 triệu đồng, chiếm 3,9% trong tổng số thanh toán
không dùng tiền mặt, tăng 18,22% so với năm 2012.
Thanh toán bằng séc chưa được các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và dân cư
chấp nhận sử dụng rộng rãi, nó chưa trở thành công cụ thanh toán phổ biến và
thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của dân cư. Điều đó chứng tỏ bên cạnh
những ưu điểm là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm chi phí
trong khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền, thủ tục phát sinh đơn
25

×