Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ngôi trường đi xuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.7 KB, 58 trang )

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


Ngôi Trường Đi Xuống
Vũ Hạnh
Chia sẻ ebook:
Follow us on Facebook: />

Table of Contents
Thông tin Ebook
Suy nghĩ tản mạn nhân đọc Ngơi trường đi xuống
Lời nói đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14


Suy nghĩ tản mạn nhân đọc Ngôi trường đi xuống
ách đây hai mươi năm, sau tổng tiến công Mậu Thân ít tháng, chúng tơi tình cờ mượn
được ở Thư viện Quân đội (Hà Nội) cuốn truyện Ngôi trường đi xuống. Nói là "chúng


tơi" vì đó là một nhóm anh em: Phan Đắc Lập, Thạch Phương, Bùi Công Hùng, Phong
Hiền, Trần Hữu Tá... chuyên để tâm nghiên cứu văn học thành thị miền Nam. Hễ
kiếm được tác phẩm nào hay, hoặc có "vấn đề" chúng tơi truyền nhau xem và thường
trao đổi, bàn bạc để đánh giá cho đúng đắn, chính xác, và để có thể có tiếng nói hợp
thời góp vào cuộc đấu tranh văn hóa, tư tưởng trên các trang báo ở miền Bắc hoặc qua làn
sóng điện của đài Tiếng nói Việt Nam.

C

Đọc Ngơi trường đi xuống, chúng tơi mừng. Vũ Hạnh, cây bút lúc đó tuy chưa một lần gặp
mặt, nhưng với chúng tôi đã rất thân quen qua các trang văn, lại có thêm một đóng góp tích
cực vào sự nghiệp chống Mỹ ngụy trên mặt trận văn nghệ. Khác với Vượt thác, Chất ngọc,
Mùa xuân trên đỉnh non cao, Cô gái Xà Niêng, Lửa rừng... viết Ngôi trường đi xuống, Vũ Hạnh
không dựa vào những hiểu biết của mình về Tây Ngun hoặc khơng đi vào đề tài lịch sử,
anh khai thác một vốn sống phong phú khác qua nhiều năm vừa viết văn vừa dạy học ở Sài
Gòn. Viết về đề tài giáo dục tưởng như hạn hẹp, nhưng nhà văn lại giúp chúng ta tiếp cận
với xã hội thành thị miền Nam trên một số phương diện cơ bản nhất. Cái lý thú của tác
phẩm trước hết là ở đó.
Chao ơi, cái "Chấn Hưng học đường" nhỏ bé trong ngõ hẻm miệt Tân Định với bảng hiệu
"kẻ bằng màu gạch rất tươi trên một màu xanh rất đậm" với ông hiệu trưởng Lê Thành Tài
vốn có nhiều hồi bão, khát vọng tốt đẹp ấy, chỉ sau mấy năm sống lay lắt, đã đổ sụp trong
sự tủi nhục ê chề.
Đúng là có chuyện cạnh tranh của các trường tư khác, đồ sộ nghênh ngang hơn, tuyên
truyền quảng cáo ầm ĩ hơn, theo quy luật cạnh tranh thương mại thường thấy trong xã hội
Sài Gòn trước ngày giải phóng. Nhưng ngun nhân chủ yếu chính là vì thời thế đã đổi thay.
Vào những năm 1965-1966 này, ở thành thị miền Nam việc xây trường học không sinh lợi
bằng dựng nhà chứa điếm, kiếm ăn quanh số trẻ cắp sách đến trường chẳng nghĩa lý gì so
với việc "kinh doanh trên thân xác đàn bà"! Trong cuộc đua chen tranh giành lợi nhuận đến
chóng mặt ấy, chủ nghĩa thực dụng rất Mỹ đã là kim chỉ nam cho những chủ đất Trần Ngọc
Tẹo và những thầy dùi Tám Tàng tha hồ tự tung tự tác. Bọn này sẵn sàng dàn những màn

kịch vu vạ người nhiệt tình ngây thơ như ơng giáo Lê Thành Tài, làm cho ông ta thân bại
danh liệt, để thu hồi bằng được ngôi trường Chấn Hưng mà chúng đã cho thuê.
Và chỉ cần một tháng, cái trường nhỏ bé đã được phá đi, ngôi nhà lớn bốn tầng đã được
dựng lên, "tối tân hơn nhiều, có những dãy phịng sắp dài hàng loạt, có cả quạt điện và cả
máy lạnh, có cả hàng rào dây thép phía ngồi chằng chịt, tỏa mùi hăng hắc của loại vải dày
và mùi oi nồng của những nước hoa pha trộn đủ loại mồ hôi" (tr 108).


Một phương cách tố cáo đế quốc Mỹ kín đáo mà tài tình! Khơng cần một lời đả kích trực
diện, nhưng vào thời điểm sách ra đời - cuối năm 1966 - ai cũng hiểu đạo quân xâm lược Mỹ
là thủ phạm chủ yếu gây nên sự xáo trộn ghê ghớm trong sinh hoạt xã hội vùng thành thị
miền Nam, dẫn đến tình trạng băng hoại của đạo đức, nhân cách. Và lớp người chuyên
mánh mung phe phẩy vùng Sài Gịn tạm chiếm lại vốn rất nhạy thính trước quy luật cung
cầu. Bất chấp lương tâm và nhân phẩm, họ sẵn sàng làm đủ trò tệ hại, miễn là hốt được
nhiều đô-la của bọn lê dương xâm lược.
Bằng lối viết hài hước nhưng thật chua chát mỉa mai, một nét phong cách quen thuộc của
Vũ Hạnh, anh còn cho ta hiểu được cái rối rắm, nhố nhăng, kỳ cục của thế giới trường tư Sài
Gòn trước đây. Hầu như bất cứ ai cũng có thể trở thành "giáo sư", bịt mũi trẻ lấy tiền vơ tội
vạ.
Vị giáo sư hóa học Nguyễn văn Hai kia, vốn đã sập tiệm sau ba lần pha chế nước mắm ở
Phan Thiết, vì lần nào cũng bị thối chín chục phần trăm. Và cái ơng Đỗ văn Chỉ nọ, bút hiệu
Hồng Hoa Phượng Điệp, tác giả những tập thơ Ái tình nguyên tử, Khối sầu nhược tiểu, Cô đơn
cường quốc... mỗi cuốn in dăm trăm bản, để biếu lấy le hơn là bán, cũng thành "giáo sư văn
chương", dù bản thân ông ta chỉ dạy học trị thường viết sai chính tả và bất chấp ngữ pháp,
v.v... và v.v...
Hóa ra, trong xã hội thực dân mới trước đây, cái gì cũng trở thành hàng hóa. Giáo dục, lĩnh
vực trang nghiêm, cao quí ấy cũng bị vấy bùn và trở thành nơi tung hoành của những cai
thầu văn hóa. Khốn khổ thay, đó cũng cịn là chỗ để cho những thầy giáo bần cùng có thể
cấu phổi, đút dạ dày. Thật thảm hại, cuộc đời của những giáo sư như Lê văn Tính. Sau ba
mươi lăm năm gắn bó với bảng đen và phấn trắng, hết trường tư này đến trường tư khác,

với bao nỗi lo âu khắc khoải vì bị nợ áo cơm ghì sát đất, họ đã chết mịn trong bệnh tật, đói
nghèo và tủi cực.
Rõ ràng, một mảng đời của xã hội Sài Gịn trước ngày giải phóng đã hiện hình và cựa quậy
trên trang sách, khó tin nhưng là chuyện thật, vừa buồn cười vừa bi đát, với khơng ít mẫu
người sống động khác nhau.
Những tác phẩm như thế này của Vũ Hạnh, cũng như của những cây bút yêu nước tiến bộ
khác, được viết trong vòng kiềm tỏa của Mỹ ngụy, nên và cần được in lại, để chúng ta có
thêm cơ sở hiểu sự tiêu vong của cái chế độ thực dân mới là hệ quả tất yếu, để từ đó chúng
ta thêm tự hào với những thành quả có được của ngày 30/4/1975 lịch sử. Và điều chủ yếu,
để chúng ta phấn đấu làm tốt hơn sự nghiệp dựng xây cuộc sống mới, cho hôm nay và cho
tương lai.
Hè, 1988.
Trần Hữu Tá


Lời nói đầu

V

ào năm 1966, trong những hoạt động văn hóa, văn nghệ ở nội thành Sài Gịn, tơi có
viết một phóng sự dài ngày - Trường tư hai mặt - đăng trên nhật báo Dân Chủ của
ông Vũ Ngọc Các để lồng vào đấy một số lập luận ngăn ngừa chủ trương "bán cơng
lập hóa" các tư thục ở miền Nam và đả kích các phương pháp giảng dạy theo lối Mỹ
áp dụng vào trong giáo dục.

Trong lúc tìm hiểu sâu hơn vào các hoạt động trường tư, tôi được dịp chứng kiến sự sụp
đổ của một ngôi trường do ảnh hưởng của việc Mỹ đưa quân vào miền Nam mà tôi tạm đổi
tên là trường Chấn Hưng để viết nên truyện vừa này.
Bấy giờ là thời điểm chúng ta thành lập Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc ở Sài Gòn để
chống lại các biểu hiện văn hóa đồi trụy và nơ dịch. Do các hoạt động như thế, tôi bị Chu Tử

- cộng tác viên của Trung ương tình báo dưới chế độ cũ - và đồng bọn dùng tờ báo Sống vu
cáo chụp mũ suốt nhiều tuần lễ, khiến các tư thục - trừ trường Hưng Đạo của ơng Nguyễn
văn Phú - mà tơi có giờ giảng dạy đều gửi thư đến yêu cầu tôi chấm dứt mọi hợp tác, đồng
thời một số nhà xuất bản đã cùng tôi ký kết trước đây đều đơn phương hủy các hợp đồng.
Quyển Ngôi trường đi xuống đã được ra đời trong một bối cảnh như vậy, do tạp chí Văn ấn
hành như một đặc san vào năm 1966. Ông Bộ trưởng Giáo dục của chế độ cũ, bấy giờ là
Trần Hữu Thế, cứ người thay mặt đến trường Hưng Đạo gặp tơi để "tỏ ý tiếc vì tác phẩm đã
tung ra thị trường" và đề nghị hỗ trợ phương tiện để tôi viết một quyển khác, lấy nhan đề là
Ngôi trường đi lên.
Tôi cám ơn đề nghị ấy, song trả lời rằng Bộ Giáo dục khỏi phải bận tâm hỗ trợ cho tôi, bơi
lẽ ngày nào mà nền giáo dục có được dấu hiệu khởi sắc, thì tơi tự nguyện viết quyển Ngơi
trường đi lên...
Sau Giải phóng, tác phẩm Ngôi trường đi xuống được nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh tái bản vào năm 1988, có kèm theo nhưng "Suy nghĩ tản mạn nhân đọc tác
phẩm" của nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá.
Tái bản lần này, những suy nghĩ tản mạn ấy vẫn còn giữ lại như kỷ niệm của người bạn
trước đây chưa hề gặp nhau - do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt - nhưng đã quen thân qua
các sách báo.
Thành phố Hồ Chí Minh, 8-8-1988
Vũ Hạnh


Chương 1
hiều người Việt Nam ở tại Sài Gòn dễ qn khơng biết là mình hiện đang sống ở xứ
nào. Chẳng hạn, trường hợp ơng Gioan Báp-tí-xi-ta Trần Ngọc Tẹo thì càng hoang
mang hơn nữa. Miếng đất của nhà ơng ở hàng tháng phải đóng thuế cho người Chà,
bảng hiệu của cửa tiệm ông lại đề chữ Mỹ, ba cô con gái của ơng thích mặc đồ đầm
và ơng ưa nói tiếng Tây. Cứ sốt xét khắp người ơng, với bộ quần áo, giày mũ, thuốc
hút, thì ta càng bối rối thêm. Nói dại, lột hết các thứ ấy đi thì cũng khơng sao tìm
được một dấu vết gì chứng tỏ ông là con cháu xứ Đại Cồ Việt. Bởi vì da ơng cũng vàng như

người Nhật Bổn, có pha màu xám của Phi Luật Tân, hôi nồng một mùi xà bông mua ở chợ
trời do người Cao Miên xuất cảng khơng cần đóng thuế và hăng hắc chút nước hoa nhãn
hiệu Hương Cảng sản xuất giữa lịng Chợ Lớn.

N

Ơng Báp Tít Tẹo cịn có một miếng đất lớn ở Tân Định dự phần làm nhân vật chính cho
quyển sách này. Miếng đất thụt sâu vào trong như một con người khiêm tốn muốn sống ẩn
dật, vái dài cuộc đời ồn ào bên ngoài bằng một cánh tay gầy nhom là con đường hẽm độ
năm chục mét dẫn ra mặt tiền đường phố.
Lịch sử của miếng đất này cũng không đơn giản. Ban đầu chắc hẳn là nó thuộc về Việt
Nam, y như mấy quyển sử ký ở trong nhà trường vẫn cịn xác nhận là lãnh thổ ta hình cong
như chữ S. Nhưng căn cứ trên giấy tờ địa bộ thì lãnh thổ ta, ở miếng đất ấy, lại do người
Pháp làm chủ. Theo sự hiểu biết của một số người thì gã Pháp này thuộc dịng q phái, bởi
vì tên gã có một chữ Đờ nằm ngay phía trước. Gọi ln cả tên thì là Đờ-tuột Cu-nhơng. Cứ
nghe như thế thì ta hiểu rằng những gì quý phái, cao sang ở các nước ngồi khơng có giá trị
bao nhiêu khi vào đến xứ sở này. Đúng hơn, lại cịn có vẻ trần truồng, thơ tục, chỉ đáng xảy
ra ở nơi tắm rửa mà thơi.
Ơng Đờ-tuột... - đành phải gọi tắt như vậy - làm chủ miếng đất vào trường hợp nào, cũng
không ai biết. Hồi ở bên Tây, ông ta đã có vợ rồi. Tất nhiên, vợ ông là đầm chính hiệu. Khi
được đổi sang "An Nam", ơng vẫn coi thường người "An-nam-mít" cho đến khi ơng gặp
được một người đàn bà màu mỡ thì sự kỳ thị biến mất. Như thế, tư tưởng kỳ thị chỉ tồn tại
được nơi những con người chưa tự lượng được sức mình. Người đàn bà này trước là lấy
ơng Đờ-tuột, sau là lấy tiền. Ban đầu bà không phân biệt rõ được giữa hai món ấy, mình
thích món nào nhiều hơn, nhưng sau khi đã thâu lượm được một số tiền khá lớn, thì sự
phân biệt đã thành rõ ràng: bà ta bèn bỏ ngay ơng Đờ-tuột, tìm mua một người đàn ông Việt


Nam khá lớn, có đủ bề thế của một người chồng hẳn hoi, để khỏi mất gốc. Và để về sau, khi
bà qua đời, có người chịu khó vịn cỗ áo quan đi theo kể lể cho tới lỗ huyệt.

Ông Đờ-tuột, chán nản hết sức, sau khi viết một quyển sách lý luận về tính khơng mấy
chung thủy của người đàn bà "An Nam" (làm như tất cả phụ nữ chúng ta đều đã lấy ông, và
bỏ rơi ông) bèn quay sang tìm một người vợ Tàu. Phải nói rằng có vợ Tàu là một diễm phúc,
nếu gặp được người vợ Tàu lý tưởng. Nhưng lấy vợ Tàu cũng như vợ ta, không phải là
chuyện dễ dàng, đối với những người ngoại quốc. Bởi lẽ chỉ có một số phụ nữ nào đó - theo
sự thống kê trước đây thì vốn không nhiều - chấp nhận làm công việc ấy như lao vào bước
đường cùng. Người vợ Tàu này gọi là thím Xường, gặp ơng Đờ-tuột cũng đúng là dun...
"tiền định". Lấy được ba năm, bốn tháng thì ơng Đờ-tuột qua đời. Tây quả không mạnh bằng
Tàu hay chăng?
Trong số gia sản của chồng để lại, thím Xường có một vạt đất bỏ trống ở vùng Tân Định,
xứng đáng để lập nên một vin-la đủ chỗ rộng rãi cho một anh chồng và một chị vợ, với năm
đứa con cùng hai con chó ở chung. Chồng chết, tiền mịn, cái vin-la ấy chỉ được xây dựng
bằng thứ vôi gạch tưởng tượng của thím nên nhiều năm qua những vị thất nghiệp trở thành
du khách, mỗi lúc đi ngang qua đó, có dịp ngắm nghía một cái hàng rào bằng gỗ gồm toàn
cây nọc sơn vàng, cắm khá thẳng thớm, vây bọc rất là trơ trẽn một vạt đất trống, y hệt như
lính Ăng-lê mặc đồ ka-ki canh giữ sa mạc Ả Rập. Cùng với thời gian, hàng rào vàng ấy lọt vào
mắt xanh của những cô bác thiếu củi láng giềng. Lần hồi, từng cây, từng cọc được đưa vào
bếp, và sau một thời gian dài cái hàng rào ấy hiện rõ nguyên hình là một hàm răng cụ lão
tám mươi. Khi chúng hóa thân tồn vẹn để thành những làn khói nhẹ mỏng manh về chầu
Thượng đế thì thím Xường đâm hốt hoảng, ăn ngủ khơng n. Sự phịng thủ không tồn tại
thị sự chiếm đoạt coi như dễ dàng. Nghĩ mình góa bụa, giữ gìn một cái thân thể mập mạp
ham ăn mê ngủ là việc đã khó quá rồi, còn hơi sức đâu phòng vệ cho khoảng đất trống vốn
không hề biết chống cự, cũng không hề biết la làng, nên thím nghĩ đến việc bán hẳn mối lo
âu cho người khác vậy. Trong số những người mà thím cảm tình đặc biệt, có một người Chà,
tên Ma-hơ-mết. Ơng ta chun bán sữa dê, nhà ở tận trên Phú Thọ. Mỗi sáng, đúng sáu giờ
rưởi, ông ta đã mang một lít sữa tươi đến tận cửa ngõ thím Xường, và bao nhiêu năm trơi
qua, ơng vẫn đúng giờ đúng giấc như vậy, tuồng như đồng hồ của ông làm bằng bê-tông cốt
sắt và xe gắn máy lạch cạch của ơng chạy bằng ngun chất khí trời. Thím Xường q mến
đức thật thà của ơng ta. Nói cho hẳn hịi, sữa dê của ơng khơng có pha phách bao nhiêu.
Trung bình cứ một lít sữa thì ơng pha thêm một lít nước gạo là vừa. Đơi khi ơng muốn pha

thêm hai lít, nhưng vốn là người khơng biết tham lam nên ơng cứ giữ ngun xi mức cũ.
Thím Xường một lần đi qua Phú Thọ thấy bầy dê cái gầy còm, thuộc loại dê cụ, lang thang
trên đường tráng nhựa, lấy làm phân vân hết sức. Thím nghĩ, dê già làm sao mà có sữa tươi,
lại đi trên đường nhựa thì ăn thức gì bổ béo mà có sữa được? Lại cứ đinh ninh dê đó là của
ơng Ma-hô-mết (dê nào mà chẳng của Ma-hô-mết?) nên sáng hôm sau, thím uống cạn hết cả


lít mà khơng thấy có vẻ... dê chút nào. Thím bèn tỏ ý ngờ vực thì Ma-hơ-mết trợn mắt đập
ngực, đưa cả hai tay lên trời kêu đấng "A-la" là đấng tối Tối cao để chứng tỏ sự trung thực.
Theo thím, khi người ta viện cả đấng thiêng liêng can thiệp vào chuyện sữa dê thì người ta
phải hết sức chân thành. Nhưng hình như Ma-hơ-mết lại khơng nghĩ vậy. Anh ta cho rằng
đấng thiêng liêng đã biết hết mọi việc trên cuộc đời này thì thêm nước gạo vào trong sữa dê
làm sao qua mắt ngài được? Vậy thì có gọi tên ngài hay là làm thinh, cũng chẳng có gì quan
hệ, vì dù chối cãi cách nào ngài cũng biết dư cả rồi. Do đó, nếu phải pha năm phần nước vào
sữa thì Ma-hơ-mết sẵn sàng gọi đấng Tối cao một cách nhiệt thành.
Tính tình thật thà của Ma-hơ-mết làm cho thím Xường cảm động nên thím quyết định
chọn y để bán mảnh đất với giá cắt cổ mà khơng sợ y la làng. Ma-hơ-mết về nhà tính nhẩm
số nước bột gạo bán theo giá sữa trong suốt mười năm cho thím Ba Xường, và thấy dù mua
mảnh đất với giá thế nào đi nữa, y vẫn còn lời khá đậm. Tuy vậy, y vẫn cò kè thêm một bớt
hai cho đến phút chót, khi thím Xường đã thật sự chán nản cho sự chậm hiểu của những loại
người thật thà, thì y mới chịu mua đứt đúng theo thời giá, trừ thêm một khoảng tiền lớn chi
phí vào việc dọn dẹp các đồ rác rưởi càng ngày càng được tập trung cao độ ở trên mảnh đất.
Chính khoản rác này trở thành một mối đe dọa trầm trọng cho Ma-hô-mết. Từ khi mất cái
hàng rào, miếng đất trở thành bất lực như mọi cơ sở công cộng, và tất cả những người sống
chung quanh vốn chẳng ưa gì nhau lắm, bây giờ bỗng thấy gặp nhau một cách dễ dàng ở
trên rác rưởi. Ban đầu, họ còn nhờ có đêm tối làm kẻ đồng lõa nên sự đổ rác mang đầy tính
cách hồi hộp thú vị của sự lén lút. Người nào cũng tưởng chỉ có riêng mình mới đủ can đảm
làm việc xấu xa như vậy. Nhưng qua hôm sau, nhận thấy số rác ngập cả nền đất, họ cảm hết
nỗi đau khổ của kẻ đã mất độc quyền can đảm, nhưng thay vào đó, là nỗi vui mừng được
quyền đổ rác tự do. Mỗi sáng, lỡ bước sang ngang qua đó, người ta có thể nhìn thấy đủ thứ

loại hàng phế thải của người Sài Gòn. Bên cạnh vài con chuột chết ruột phơi nhầy nhụa, có
những chai bể đủ cỡ, hộp thuốc đủ màu, lá chuối láng bóng màu mỡ, vú giả nứt tốc và băng
vệ sinh đỏ lòm... Nổi bật hơn hết là có những bầu tâm sự hơi hám trút gọn vào các nhật báo ơi! báo chí! - và sự gói ghém không được cẩn mật đã vỡ tung ra một cách bừa bãi giữa mớ
rác rưởi hỗn loạn, hấp dẫn bọn ruồi bốn phương bay đến xanh lè, đảo lộn vần vù suốt buổi,
suốt ngày. Thỉnh thoảng, một vài con chó phóng đãng rất ư thích tìm của lạ tạm rời hiên
trước nhà chủ kéo vào sục sạo đống rác nồng nhiệt, gây sự đảo lộn tơi bời, khơi lên từng
luồng hơi hám đậm đặc tưởng có thể xé rách toang lỗ mũi cả những lớp người nghẹt thở
kinh niên thường quen hô hấp mà không phân biệt được loại mùi nào.
Cùng với rác rưởi ngày càng lên cao, nỗi lo của Ma-hơ-mết ngày càng thêm lớn. Sợ rằng có
ngày người ta ghi nhận sở đất của mình như là một khu đổ rác phụ thuộc của các tòa rác đơ
thành, Ma-hơ-mết tìm mọi cách cản ngăn. Ban đầu, ơng ta mượn được một người thông
thạo tiếng Việt nhờ viết hộ cho tấm bảng treo trên sở đất để chận đứng sự ném rác loạn xạ
trên nền đất mình. Người này vốn có ít nhiều tư tưởng chính trị và đã tham gia hoạt động


tích cực trong các phịng trà, bảo rằng nên nói những câu hết sức ngọt ngào, lễ phép để cho
cô hồn đổ rác vui lòng. Viết rằng: "Yêu cầu giữ vệ sinh chung" trên một bảng gỗ khá dài,
đóng vào cây nọc khá lớn, rồi Ma-hô-mết sau khi chuẩn bị đầy đủ tinh thần, hít một hơi dài
khơng khí bụi bặm ngồi lộ, đoạn nín thở cầm cây cọc ấy chạy vào, đóng hối đóng hả xuống
giữa bãi rác, xong chạy ra vừa kịp đúng lúc gần ngã quỵ xuống vì sắp chết ngạt.
Mấy người láng giềng quanh đấy nhìn thấy tấm bảng, có những phản ứng khác nhau. Một
số phản đối, cười mũi: "Cái vệ sinh riêng mà giữ chưa xong, làm sao giữ vệ sinh chung cho
được!" Số khác, tỏ ý thơng cảm, gật đầu: "Đúng rồi, vì giữ gìn vệ sinh chung nên phải đổ dồn
vào hết một chỗ cho tiện". Tóm lại thì người tán thành và kẻ phản đối đều thấy hài lòng về
chuyện đổ rác của mình.
Tấm bảng cắm ngày thứ nhất, có vẻ một sự can thiệp dũng cảm, nhưng qua đến ngày thứ
ba thì lại ra vẻ trơ trẽn, buồn cười. Được chừng một tuần thì nó trở nên hết sức tội nghiệp.
Ma-hô-mết rầu rĩ, kiếm một người khác chỉ dẫn, và anh ta rất hoan hỉ được người này viết
cho một câu khá quyết liệt: "Khơng được phóng uế!!" để cắm bằng sự quyết tâm kinh khủng
như lần thứ nhất. Nhìn mấy chữ đề, hàng xóm đều thấy n lịng. Họ nghĩ rằng mình chỉ có

đổ rác, ném đồ dơ bẩn, vứt xác chuột chết, hoặc là phân người, đôi khi tối tăm vắng vẻ lại ra
đại tiện ngoài ấy, chứ có phóng uế bao giờ?
Sau khi nhận định liên tiếp hai phen về chuyện cắm bảng, tư tưởng của Ma-hô-mết trở
nên đặc biệt bi quan. Rác cứ mỗi ngày mỗi cao, khơng có cách gì xơ nổi, nói gì đến sự xây
cất, điểm tô? Tấm bảng thứ ba vắn tắt và quyết liệt hơn, lại được dựng lên: "Cấm đổ rác", cố
gắng cải thiện thực trạng một cách hoàn toàn tuyệt vọng. Bởi vì, theo những quan niệm
thơng thường, chuột chết, phân người, vú giả, không thể gọi là rác được. Cho nên, với một
lương tâm hết sức yên ổn, họ cứ ném mạnh các món đồ ấy ra trên nền đất mà không sợ làm
trái ý chủ nhân. Tưởng cũng nên biết rằng các món này chiếm một số lượng đáng kể trong
các sinh hoạt Sài Gòn ngày nay.
Cuối cùng, rác rưởi làm cho tiêu tan chút ít hy vọng cịn lại nơi Ma-hơ-mết. Vốn đã nhiều
năm quen tính lợi hại, ông ta không thể nào quan niệm được mình chịu mua đất cho kẻ khác
xài. Mỗi một cọng rác là một xúc phạm đối với tinh thần làm ăn của Ma-hô-mết, mà rác như
núi non như là sự xúc phạm lớn như trời bể. Ma-hô-mết đành bán lỗ cho người Việt Nam có
cặp một cái tên Tây, là Báp-tít-xi-ta Trần Ngọc Tẹo, vì y thực thà nghĩ rằng một người mang
ở trên mình ngơn ngữ của hai quốc gia hẳn phải là người có nhiều kiến thức, đủ sức làm chủ
một miếng đất trống kiểu đó.
Như một số người Việt Nam tự nhận khôn ngoan, và biết cách sống hợp thời, ơng Tẹo
khơng thích chính trị, khơng ưa qn sự, khơng thèm văn chương, chỉ thích có mỗi hai việc:
làm giàu và đọc các sách kiếm hiệp. Ông đủ kinh nghiệm để hiểu trong các vật dụng hiện
thời ở các thành phố, khơng có gì có lời cho bằng đất cát, và dù đất ấy là méo hay tròn, là dài


hay ngắn, sình lầy hay cao ráo, rác rưởi hay trơn tru, ông đều mua tất, không cần so đo. Sự
ngu dại nhất của kẻ tính tốn khơn ngoan vẫn có giá trị hơn sự thơng minh đặc biệt của kẻ
vụng về, lẩm cẩm, đó là quan niệm về đời của Trần Ngọc Tẹo.
Mua xong, ông Tẹo cho bơm dầu hỏa vào số xác chuột, vú giả, vân vân, và theo như sách
kiếm hiệp truyền dạy, ông bèn đốt hết như là "Hỏa thiêu Hồng Liên Tự" vậy. Làm đúng sách
vở, cho nên ơng Tẹo thành cơng. Ơng cho đào sâu bốn góc thành bốn hố sâu, lùa hết tro tàn
xuống đó, định bụng sau này sẽ trồng ở ngay mỗi lỗ một cây mận ngọt để đến mùa trái hái

cho láng giềng mỗi người ít quả gọi là đền đáp cơng khó của họ đã từng tiếp sức với ông
trong việc vun quén đất đai cho thêm phì nhiêu. Đoạn, ông mua dây kẽm gai rào hết ba mặt,
chỉ còn một mặt sát cái vách ván của người láng giềng thì ơng miễn rào, coi như an tồn.
Nhưng cuộc đời thường tấn công chúng ta ở vào các điểm mà ta tin tưởng là vững chắc
nhất.
Cho nên, sau một thời gian ngồi chờ giá đất cao lên, ông Tẹo để ý thấy miếng đất mình hẹp
lại và cái vách ván của láng giềng như nới rộng ra, theo tỉ lệ thuận với cái mái tôn cũng được
cơi thêm. Tất cả sự xâm lấn này đã được thực hành theo một kế hoạch tỉ mỉ, đúng là lối tằm
ăn dâu, che đậy rất khéo bởi cái vách ván có vẻ sần sùi, nham nhở như không thay đổi
nhưng cứ được xê xích dần ra cái nền trống, tương tự bộ mặt giả vờ đạo mạo hiền lương
của gã thầy bói trong lúc hắn đang tìm mọi phương cách lấy tiền thân chủ. Sự ăn lấn này
thực hiện xem ra lâu ngày mà không hề gợi được sự chú ý của Trần Ngọc Tẹo, đủ biết kẻ
chủ trương nó phải là một tay bậc thầy.
Mà quả là bậc thầy thực. Vì đó là cơng trình của một vị giáo sư 1 chuyên dạy tư thục trên
ba mươi năm - ông Lê văn Tính.
-------------------------------1 Trong chế độ cũ, các người giảng dạy ở cấp Trung học trở lên, gọi là giáo sư.


Chương 2
ng Tính dạy học trịn chẵn ba mươi lăm năm, nhưng ta cứ kể là ba mươi sáu, để
tránh thói đời xuyên tạc hay đổ thừa cho con số những cái ý tình bẩn thỉu hầu che
đậy bớt tâm não ơ uế của mình. Ra đời năm hai mươi ba tuổi, ơng dạy đến năm thứ
ba mươi hai thì tuổi vừa đúng năm lăm. Đối với một giáo sư trường tư, năm mươi là
tuổi q già. Già vì khơng còn đủ sức để chạy qua lại mỗi buổi nhiều trường ở cách
xa nhau bốn, năm cây số, già vì khơng cịn hơi phổi hị hét trong những lớp học
đơng đảo cả hàng trăm người, có khi nhiều hơn, và già vì khơng đủ sức giảng giải cho một
lớp học có gần mười thứ trình độ khác nhau hiểu được bài vở, bởi vì các trình độ ấy đã đóng
học phí đầy đủ. Trường tư khơng thích các người già cả, bởi vì giáo dục ngày nay khơng cần
đến những kinh nghiệm là thứ chỉ có tuổi tác mới gây dựng được.


Ơ

Bởi vậy, đến tuổi năm mươi, ơng Lê văn Tính khơng cần tính tốn cũng thấy số giờ của
mình bị giảm xuống dần. Cuối mỗi niên khóa, cơ hồ các vị chủ trường muốn quên hẳn ông,
và ông phải tìm mọi cách khéo léo nhắc nhở để họ sắp giờ cho ơng vào niên khóa tới. Thơng
thường, họ tỏ ra q đãng trí và ơng phải nhắc đến lần thứ ba họ mới chịu biết là họ nhớ rồi.
Để cho chắc chắn, khi niên học vãn, ơng Tính lại đến thăm ông chủ trường, thăm ông hiệu
trưởng, thăm ông giám học, ông tổng giám thị và cả nhân viên phụ trách phân phối chương
trình. Ơng phải chào họ từ lúc mới đến ngoài ngõ, sau khi đã lựa chọn giờ để khỏi quấy rầy
một giấc ngủ trưa hay là một buổi cơm chiều. Đến tám giờ sáng, có thể là họ đang ăn điểm
tâm và họ chưa kịp rửa mặt, chải đầu, họ sẽ khó chịu. Đến sáu giờ chiều, có lẽ là họ bận đi
dạo phố chưa về, và tám giờ tối thì họ đang đùa với vợ, với con, đang bận xem sách kiếm
hiệp hay bận đánh bài... họ sẽ gắt gỏng. Ông phải linh động chọn giờ đến thăm theo thói
quen và tính khí từng người, sắp sẵn những câu rất khéo để khen con cái, gia đình của họ.
Với ai, ơng cũng nhận thấy họ hưởng được khá nhiều "phước ông bà", với ai ông cũng kinh
ngạc vì họ "trẻ hơn số tuổi nhiều lắm, nhiều không ai ngờ, thật vậy, thật vậy".
Nếu dám thành thật với mình, ơng Tính có thể nhận thấy các vị chức sắc của trường mà
ông đến thăm đều tỏ thái độ nhạt nhẽo khi đón tiếp ơng. Tuy vậy, ơng khơng bao giờ dám
nhìn nhận có điều ấy, nên không hề tỏ chút lo nghĩ nào về sự lãnh đạm của họ. Thực ra, mọi
sự ân cần đòi hỏi gắn bó, và họ khơng muốn trả bằng giá đắt những món xã giao mà họ
khơng cần. Ơng Tính cịn đến thăm họ một lần thứ hai vào giữa dịp hè - là tháng mà nhiều
giáo sư tư thục đều nằm hồi hộp chờ đợi trong cảnh thất nghiệp một niên khóa mới mở
màn - cốt để hâm lại cho nóng một bầu khơng khí bao giờ cũng lỗng như nước ao bèo. Rồi
tháng hè qua, sắp đến khai giảng, ông Tính lại đến thăm viếng một lần thứ ba, một lần quyết
định để tự trấn an rằng mình quả có tên trong danh sách "giáo sư bổn trường" vào niên học
tới. Từ năm ông đã rời tuổi năm mươi mà đổ xuống dốc gập ghềnh của tuổi năm mốt, năm


hai, để rơi vào cõi suy yếu, ơng Tính thấy các giờ dạy của mình thường nát vụn ra vì không
trường nào chịu sắp giờ ông một cách tập trung cho tiện việc ông đi lại. Họ phải giành

những khoảng trống thuận lợi cho các giáo sư ăn khách, cho các giáo sư còn nhiều hơi phổi,
biết gào, biết thét và biết bông đùa. Những giáo sư già, son phai phấn lạt, đâu có hấp dẫn
khách hàng!
Ơng Tính chấp nhận mọi điều kiện ấy mà khơng than vãn vì ơng khơng cịn ai để nghe
mình, kể cả học trị, bởi vì lỗ tai học trị ngày nay chẳng cịn dùng để nghe lời thầy dạy. Vợ
ông đã chết từ lâu. Con ông, vỏn vẹn một đứa con trai độc nhất, bây giờ đã có vợ rồi, và theo
tục ngữ thì cái giường vợ bao giờ cũng gần hơn cái mồ cha. Ơng Tính lại chẳng chịu tin ở
trời, vì ơng cho rằng nếu quả có ơng trời thiệt thì bao lâu nay chắc hẳn ông nghe chán chê
những nỗi đau khổ lầm than của nhân loại này và ông đã phải can thiệp, dù chỉ một lần. Ơng
Tính cũng khơng chắc gì ơng Phật có thể tăng thêm giờ dạy của mình, dù giờ dạy ấy đã bị
sụt lương hơn các đồng nghiệp đang độ lên chân. Như khá nhiều giáo sư khác, ơng Lê văn
Tính trọn đời chỉ tự an ủi bằng chữ cam chịu hết sức là tròn, tự che đậy sự thiếu thốn bằng
một thể diện hết sức là kín, và thường tự dối rằng mình khơng có gì để địi hỏi hơn nữa,
mình đủ đầy rồi. Ở trong cuộc đời, cũng như trong sự giảng dạy, ơng Tính hồn tồn chấp
nhận theo những ý kiến có sẵn. Chẳng hạn, gặp sách vở bảo: "Ái tình là nguồn đau khổ" thì
giáo sư Lê văn Tính kêu lên: "Đúng rồi! Ái tình quả là nguồn gốc của biết bao nhiêu đau khổ
trên cuộc đời này! Kìa chồng xa vợ, anh xa em, bạn bè xa nhau cũng bởi vì tình! Ái tình đưa
đến tan rã, chia ly, dao găm, a-xít, bệnh viện, nhị tỳ! Ái tình thật đau khổ vậy thay!" Giáo sư
Tính sẽ hít hà để mà kết luận như vậy. Nhưng nếu sách vở lại bảo: "Ái tình là nguồn hạnh
phúc" thì chắc chắn là chúng ta sẽ gặp ngay giáo sư Tính kêu lên: "Phải lắm! Ái tình tạo ra
biết bao vui sướng trên cuộc đời này. Ái tình làm cho thương nhau nên mới lấy nhau, lấy
nhau mới đẻ con cái, con cái sinh ra cháu chắt chít chiu, làm nên đơng đảo lồi người. Ái
tình buộc phải chưng diện nên mới sắm thêm quần áo, cần phải nhậu nhẹt nên mới sửa
thêm cửa tiệm, cần phải ăn nằm nên mới tạo ra chiếu giường. Ái tình tạo ra xa lộ Biên Hịa,
bệnh viện Từ Dũ, nhà thương Chợ Rẫy và các món vải ni lơng đủ các sắc màu... Ái tình quả là
hạnh phúc vậy thay!" Nói chung, ơng giáo sư Tính được kể vào cái đội ngũ đông đảo những
người gọi là trí thức được sinh ra đời để chờ minh họa một cách hả hê ý kiến kẻ khác, khi ý
kiến ấy có vẻ là của bề trên, thuộc loại ý kiến chính quy, và Lê văn Tính có đủ tất cả ý kiến,
trừ ý kiến của ông ta.
Vào năm năm mươi ba tuổi, ơng giáo sư Tính thấy mình mệt mỏi lắm rồi. Sau một buổi

dạy, cổ ông khô đắng, ông uống liên tiếp nhiều chén trà lạt ở tại văn phịng nhà trường mà
khơng thấy mình dễ chịu chút nào. Tuy vậy, nước trà không phải bao giờ cũng có dồi dào:
các đồng nghiệp trẻ hơn ơng, lanh lẹ hơn ơng, lại dạy những lớp gần với văn phịng đã tỏ
tấm lòng chiếu cố sốt sắng đặc biệt đến các bình nước. Nhiều khi đến lượt ơng nhấc bình
lên, ông thấy nó nhẹ một cách đáng ngại, nhưng vẫn tự dối rằng nó cịn đủ cho ơng uống qua


cơn khát, và mãi khi nghiêng chúi hẳn bình xuống mà chỉ ri rỉ vài giọt lợn cợn ông mới bắt
đầu bàng hồng vì thấy tuyệt vọng thật sự. Ơng không dám gọi một ly nước chanh, hay chai
lave ở gian hàng nước trước trường như nhiều giáo sư cóvẻ sang trọng, giàu có hơn ơng
thường uống trước khi vào dạy, sau khi dạy xong, hoặc cả những khi đang dạy. Ơng đặt
mình xuống ghế gỗ, nghe đầu chống váng, lỗ tai vần vù, khơng cịn phân biệt những tiếng
cười nói của các đồng nghiệp ở chung quanh mình. Thỉnh thoảng, ngẩng đầu nặng nề nhìn
lên, ơng lờ mờ thấy loáng thoáng những tà áo màu của các đồng nghiệp phái nữ ơ trước mắt
mình và ơng khó chịu nghĩ rằng sao họ không chịu ngồi thật yên lặng như ông, hoặc như
một kiểu mẫu người đàn bà theo ông quan niệm, nghĩa là một bức tượng đá thực sự. Trong
cái thời khoảng của một đầu não rã rời từ chối mọi sự suy nghĩ, ơng Tính bỗng giật mình lên
vì nghe chng reo báo hiệu giờ chơi đã tàn. tiếng chuông ngân dài, gay gắt, nhức nhối, chà
xát tâm não của ơng và khi nó dứt, ơng bị ném vào một sự sợ hãi lạ lùng. Đúng hơn, đó là
một nỗi kinh hoàng pha trộn ghê tởm của một con người bị đẩy vào một việc làm nặng nhọc
mà mình nhìn thấy như một tai nạn khơng có lối thốt. Viễn ảnh những giờ nóng bức trong
một lớp học đơng đảo, chật chội, với đám học trị bất trị có cả trăm cách gây nên ồn ào,
những giờ kéo dài tưởng như không bao giờ dứt, làm cho ông muốn bỏ trường chạy vút ra
ngoài như trốn một cảnh tù ngục. "Thảo nào có những giáo sư trường tư nổi điên, và khi
nhìn thấy học trị bỗng kêu hoảng lên rồi cắm đầu chạy". Ông tự nhủ thầm như vậy, và thấy
bây giờ mình mới thật hiểu căn bệnh của những người ấy một cách thấm thía, vào lúc năm
mươi ba tuổi.
Khi các đồng nghiệp đứng lên, ông vẫn ngồi yên trên ghế, cố nán thêm giây phút nữa. Có
vài giáo sư nơn nóng vào lớp ngay khi tiếng chuông chưa dứt. Họ là những người rất trẻ,
mới bước vào nghề, cịn ham hố nói tất cả những điều mình biết và cả những điều mình

khơng hề biết, với nhiều ảo tưởng về năng lực mình. Có những giáo sư ngồi nhìn qua lại đợi
chờ đồng nghiệp đứng lên khá đông mới chịu uể oải đứng dậy, không muốn tỏ ra yêu nghề
một cách nồng nhiệt mà cũng không muốn nhà trường lưu ý về sự trễ nãi của mình. Ơng
Tính thuộc về lớp ấy, trừ những hơm nào q sức nhọc mệt, tự thơi thúc mình nhiều lần mà
vẫn không đứng dậy nổi. Vào những trường hợp như thế, phải đợi cho các đồng nghiệp gần
ra khỏi phòng ông mới hoảng hốt đứng dậy, đi vội lại một chiếc bàn kề cửa ra vào, quờ
quang chọn ít viên phấn rồi lại lật đật bước ra, lấy sự gấp rút làm một động lực xơ đẩy mình
đi khỏi phải ở mãi trên chiếc ghế nhỏ như sự lưu giữ của một nắm mồ. Có những trường
học ít có giáo sư mới bước vào nghề, sau lúc chuông reo rất lâu, hầu như không ai muốn
đứng dậy cả. Kẻ đứng lên trước được xem như một loại người đáng ghét, một loại ngu ngốc
hay là dơ bẩn. Ngu ngốc vì khơng biết giữ gìn lấy sức khỏe mỗi ngày mỗi một suy tàn mau
chóng của kiếp giáo sư. Dơ bẩn vì làm như thế có lẽ là hắn muốn nịnh chủ trường, muốn tỏ
ta đây là có trách nhiệm hơn đám đồng nghiệp. Thơng thường họ cứ dịm ngó lẫn nhau, và
nếu có kẻ đứng dậy trước hết thì khơng phải y đi lại bàn phấn mà là vào trong cầu tiểu, hay
lại bàn nước nhẫn nại uống thêm một tách, hai tách hoặc hút sòng sọc một điếu thuốc lào


cạnh cái đèn dầu nhỏ bé đặt sát bình trà. Nếu viên giám học hay viên hiệu trưởng có giờ để
dạy thì các vị này bao giờ cũng là những kẻ dẫn đầu cho sự đứng dậy, nhưng họ vẫn biết cân
nhắc cái phút giã từ ghế gỗ một cách phải chăng để khỏi phật lòng mọi người vốn chỉ có một
nguyện vọng là được ngồi mãi mà vẫn lãnh lương đầy đủ.
Sau một ngày dạy như vậy, ông Lê văn Tính ra về khơng cịn đủ sự tỉnh táo để thấy cái vui
của kẻ làm tròn bổn phận, hoặc là cái mừng đã được phần nào thốt nạn. Khơng, ông chỉ
thấy sự mệt mỏi và sự ê ẩm mỗi lúc mỗi nặng nề hơn khiến ông phải chống chọi lại trong
từng bước đi gắng gượng để giữ một vẻ chững chạc bên ngồi. Nếu phải chấm bài đến
khuya, ơng Tính thường ngủ gục trên đống giấy đầy những nét chữ nguệch ngoạc của học
trị mình. Cặp mắt của ơng bây giờ khơng chiều theo ý ơng nữa, nó cũng hóa vơ kỷ luật như
bọn học sinh ngồi dãy cuối lớp. Do đó, khi ơng muốn thức thì nó muốn ngủ, và sự mở, nhắm
của nó khơng cịn tùy theo nhu cầu cơng việc mà hồn tồn theo sở thích tâm hồn, một cái
tâm hồn luôn luôn chỉ chực thiếp đi trước các chồng bài cao nghệu. Buổi sáng, ông giáo sư

Tính có thể thức dậy khá sớm, nhưng khơng thể nào ngồi lên cho mau chóng được, mặc dầu
ở cái văn phịng bó hẹp của ơng khơng có các vị đồng nghiệp nào khác để cùng trì hỗn với
nhau cho được một dạ một lịng. Ơng cảm thấy sự bải hoải khắp người, trong đó ý thức đã
tách rời khỏi sinh lực và thân thể ông bây giờ mới đúng theo sách vạn vật là chịu chia ra làm
đủ ba phần, nên không phần nào chịu sự can thiệp hữu hiệu của một phần nào. Mãi cho đến
khi đồng hồ gõ lên những tiếng báo động tối hậu mà mọi trễ nãi đều bị rút hết giấy phép,
ơng Tính mới bị lôi dậy như sức điện truyền và ông chua chát hiểu rằng sinh kế cuộc đời từ
lâu đã là lý tưởng cao nhất của ông thực sự chỉ là trói buộc chứa đầy tủi nhục, nhưng ơng
khơng chịu thừa nhận một cách thẳng thắn điều đó với mình. Rồi ông rửa mặt vội vàng, mặc
đồ vội vã, ôm cặp gấp rút, leo lên chiếc xe gắn máy cà tàng, vừa thở phì phì vừa đạp cho nổ,
chậm rãi một cách lo âu đi thẳng đến trường. Nếu cái máy xe khơng trở chứng gì khó chịu,
hoặc những người đi ngồi phố khơng cùng rủ nhau kẹt lại q đơng thì giáo sư Tính có thể
cịn đủ ít phút để nghĩ đến sự lót lịng. Sau khi đã đưa xe vào một góc sân trường và khóa
cẩn thận trên một ống sắt khá dày kẹp cứng bánh xe với giàn xe, ơng bước ra một qn cóc,
lựa một bàn nào khơng có đồng nghiệp để khỏi có sự thù tạc lôi thôi và uống ly cà phê nhỏ một cái "xây chừng" - nói như tiệm nước quen dùng.
Cứ cái điệu ấy, ơng Lê văn Tính dạy đến năm năm mươi bốn tuổi trời thì ơng càng mệt
mỏi hơn và nhiều khi dạy trọn buổi ông cũng ngạc nhiên khơng hiểu sao mình có thể vẫn
cịn bình n để mà về nhà giữa lúc ngực nóng, tai ù. Ơng không dám tưởng tới sự nghỉ dạy.
Đối với một giáo sư già trường tư, nghỉ dạy đồng nghĩa với chết. Nếu có dành dụm đồng
nào, ơng để dành ăn trong dịp nghỉ Tết, nghỉ hè là những thời gian không có h lợi nào
khác là sự ở khơng, hoặc để uống thuốc, mua sắm cho con, cho cháu. Bây giờ già cả, không
thể xoay theo nghề khác. Bỏ dạy là rời sự sống, dù sự sống ấy vô cùng cực nhọc đối với
buồng phổi đã kiệt quệ rồi, đối với cổ họng đã gần tê liệt, đối với cặp mắt đã đuối mờ rồi.


Ông Lê văn Tính phải cố bám vào sự dạy như kẻ bị nước cuốn trôi bám vào một mảnh ván
mục. Trước mặt chủ trường và các giám thị, ông vẫn tỏ ra là một người rất quắc thước,
nhưng với học trị ơng khơng giấu mãi được sự suy nhược của mình, qua cái giọng nói khàn
khàn, qua sự giận dữ bất thường, qua cái trí nhớ nhiều khi bỗng thành lười biếng một cách
đột ngột, giấu phắt nửa chừng các đoạn trích dẫn hoặc những sự việc mà lúc ban đầu ông đã

đưa ra một cách tin tưởng.
Một buổi sáng nọ, ơng Lê văn Tính khơng ngồi dậy được trên giường. Những tiếng đồng
hố cuống quýt cũng không hối thúc ơng nổi. Ơng vật vã, cố lê mình dậy, nhưng thấy mình đã
chịu thua mình rồi.
Ơng tự nhủ thầm: "Chết cha! Bỏ dạy rồi sao?" Và càng vật vã nhiều hơn, ông không sao
khuyến cáo nổi một cái cơ thể mệt mề đến độ cùng cực. Ông muốn ngồi dậy một cách đường
hoàng, nhưng lại lảo đảo ngã xuống và càng hốt hoảng hơn lên trong cái ý nghĩ bỏ dạy. Hình
ảnh những đứa học trị đập ghế, đập bàn, huýt còi, văng tục, nhốn nháo trước những giám
thị mặt mày sưng sỉa, hoặc nhàu nát như bị rách, làm ơng lo âu. Và giữa sự khủng hoảng ấy,
hình ảnh của ông chủ trường hiện lên với cái sắc khí hầm hầm khơng nói khơng rằng lại
càng đáng ngại hơn nữa: "Thằng cha Tính này đã hết xài rồi! Khơng cịn dạy dỗ gì được!"
Liệu ơng chủ trường có nghĩ nặng hơn vậy chăng? Chao! Sao ông lại đâm ra đau ốm giữa lúc
này? Sao ông không đợi nghỉ hè, nghỉ Tết, những dịp chính phủ ra lệnh đóng các cửa trường
trong một thời gian để tránh tình hình xáo trộn mà đau có phải hơn khơng? Ơng sẽ được
nhịn mọi thứ một cách chính thức, kể cả nhịn ăn, và ông sẽ bớt ưu phiền. Đáng lẽ cơ thể của
ông phải hiểu rõ rằng giáo sư tư thục khơng được có quyền nghỉ ngơi ở trong niên khóa, và
chưa bao giờ có một qui lệ cho phép họ được nghỉ một số ngày nào đó để mà tự do đau ốm,
tự do đau khổ về việc gia đình. Cho dù phải bị trừ tiền, họ cũng không được nghỉ ngơi q
lâu, nếu họ khơng muốn có người thay thế vĩnh viễn. Ơng Lê văn Tính tự chửi rủa mình
nhiều lần mới chống tay ngồi dạy được trên chiếc giường gỗ, giống như con tàu quay cuồng
giữa cơn sóng bão và ơng phải cố gợi lại hình ảnh của cơm, của áo, của nhà cửa và thuốc
men mới tìm đủ can đảm viết một lá thư cho ông hiệu trưởng, cho ông giám thị và ông giám
học với những lời lẽ vắn tắt, ôn tồn, một hai xác nhận rằng ơng chỉ đau ốm xồng và ơng sẽ
đi dạy ngay, sẽ không nghỉ thêm một ngày nào nữa, ông sẽ dạy bù lại cả, ông chẳng bao giờ
muốn làm phiền muộn mọi người... Sau khi nhờ người con trai trong lúc đi làm ghé tạt qua
trường đưa hộ lá thư, ông lại cảm thấy hối hận nhiều hơn về sự đau ốm của mình và cứ nằm
suy đốn mãi về các vẻ mặt những người tiếp nhận mảnh giấy của ơng.
Ơng thừa hiểu rằng dù sẽ trừ tiền trong các giờ giáo sư nghỉ, nhiều vị chủ trường vẫn có
quan niệm quái gở rằng các giáo sư thường bày vẽ ra những chuyện ốm đau để phá hoại
trường, khó dễ chủ trường, hơn là cơ thể của họ chứa chấp bệnh hoạn. Bởi vì, họ càng

khơng nên có bệnh là tốt hơn hết. Giáo sư trường tư, trong sự đau ốm bị thiệt hai lần, đó là
tiền thuốc, và tiền dạy học, vậy thì dại gì mà cịn sinh chuyện ốm đau kia chứ?


Qua ngày hơm sau, ơng Lê văn Tính gắng gượng đến trường trên hai ống chân lẩy bẩy.
"Nếu mình nghỉ thêm được một ngày nữa...", đó là ao ước thầm kín của ơng. Nhưng biết
phận mình khơng cịn được sự yêu chuộng như lúc thịnh thời, nếu gây phiền phức cho
trường có thể số giờ sang niên khóa khác bị giảm hẳn xuống quá nửa hay bị rút hết không
chừng, ông không dám mơ tưởng thêm một ngày nghỉ ngơi, như một người nghèo mạt kiếp
hối hận vì đã mơ tưởng một sự tiêu hoang khơng bao giờ có. Khi ông vào lớp, học trò không
hỏi thăm ông được một câu nào. Có lẽ, chúng mong ơng nghỉ thêm vài hơm nữa. Đau gì mà
chỉ ở nhà có mỗi một ngày? Ước sao có một đứa hỏi "Thầy đau, hả thầy?" thì ơng sẽ được an
ủi ít nhiều. Nhưng giáo sư Tính biết rằng mối tình sư đệ ngày nay khan hiếm lắm rồi. Minh
tinh màn ảnh cùng tiểu thuyết nhảm giành hết nhiệt tình của chúng, và khi quay về các ơng
thầy dạy chúng chỉ thấy có hình ảnh nhạt nhẽo của một kỷ luật lỗi thời và những giáo điều
khơ khan.
Lúc bước lên kệ, định quay xuống phía học sinh, ơng giáo sư Tính bỗng thấy đau nhói ở
ngực và có một sự ớn lạnh tồn thân rồi cả cơ thể như vo trịn lại. Ơng đưa cánh tay vịn lấy
bảng đen, nhìn thấy học trị xóa nhịa như đám sương mù lỗ chỗ những vết đen trắng, rồi
một tiếng ho đột ngột bắn tung ra khỏi lồng phổi. Ông kịp giữ lại trong miệng một sức nước
trào nóng hổi và cắn răng nuốt ực xuống như nuốt một liều thuốc đắng.
Khi ông ngẩng lên, ông nghe mấy nữ sinh dãy bàn đầu kêu lên:
- Xem môi thầy kìa! Đẹp chưa!
Một đứa nói lớn:
- Thầy tơ son mơi, thầy làm dáng quá!
Và những tiếng cười khúc khích tiếp theo, rồi tiếng vui nhộn ào lên, trong đó ơng nghe
nhiều đứa tru tréo: "Chu choa! Thầy tôi làm dáng! Sơn môi đỏ choét! Già rồi thầy ơi! Thầy
ơi! Thầy ơi..." xen lẫn với tiếng vỗ bàn rầm rập.
Ông Lê văn Tính mím mơi, cố liếm cho sạch chất đỏ, nghe một vị mặn có mùi tanh nồng.
Ơng đưa cánh tay run rẩy ra làm hiệu lệnh im lặng một cách vơ hiệu, và khi cánh tay bng

xuống ngồi sự điều khiển của mình, ơng chỉ kịp chồm bước tới ngồi phịch xuống ghế, mệt
gần đứt hơi. Lúc tiếng ồn ào bỗng nhiên dịu bớt, ơng mới ngẩng đầu nhìn lên, lờ mờ thấy hai
khn mặt giám thị cau có hiện ngồi khung cửa.
Mấy tuần sau đó, ơng giáo sư Tính một buổi sáng dậy nằm liệt trên giường. Qua một sáng
khác, ông vẫn không sao dậy nổi. Liên tiếp hai ngày ơng chỉ cịn đủ sức khỏe viết được mấy
hàng cho ông hiệu trưởng, đại khái xin lỗi về sự ốm đau và xin hứa hẹn ngày mai, ngày mai
nhất định, ông sẽ đến lớp như thường. Qua ngày thứ ba thì ơng vẫn khơng dậy được và cũng
khơng viết được một dòng nào. Rồi ngày thứ tư và ngày thứ năm, cũng lại như thế. "Ngày
mai, ngày mai nhất định, tơi sẽ có mặt ở lớp...", ơng đã không giữ được lời hứa hẹn, và mười


ngày sau, khi ông chống tay run rẩy ngồi được trên chiếc giường gỗ để mừng một đồng
nghiệp già tới thăm, ông tiếp một cái tin buồn: nhà trường đã tìm một người thay thế ơng
rồi, một giáo sư trẻ, có nhiều tiếng tăm, thường thấy đăng tên quảng cáo trong các khóa dạy
chuyên tu ở mục "rao vặt" của các nhật báo, bên cạnh thuốc dán, thuốc xổ, thuốc chữa hơi
nách, cùng các loại thuốc chun làm mọc tóc, mọc lông...
Người bạn già bước về rồi, ông giáo sư Tính nằm vật ra giường như một xác chết. Nhưng
rủi ro thay, ông không được chết để hưởng một sự phúng điếu của các đồng nghiệp như lệ
nhà trường vẫn làm, kèm theo một bài điếu văn lâm ly do một giáo sư Việt văn có uy tín
nhất đọc trước mộ huyệt. Ở xã hội này, người ta chỉ tỏ ra rất chí tình đối với người chết, và
những danh từ hoa mỹ bậc nhất vẫn thường dành riêng để tặng hậu hĩ cho người quá cố.
Còn người bệnh hoạn, có một triển vọng đói khát kéo dài như giáo sư Tính thì hãy cứ nên
bình tĩnh chờ đợi một ngày đi chơn khơng có đồng nghiệp đưa tang. Đồng nghiệp chỉ có bổn
phận với người bị chết giữa lúc đang cịn hành nghề, chứ khơng cần có cảm tình với kẻ thất
nghiệp. Trong khi kế thế những giờ bỏ trống của kẻ qua đời, ít nhất họ cũng tỏ lịng tri ân,
cho hợp với lẽ cơng bằng.
Ơng giáo sư Tính ở trong tình trạng vất vưởng như thế khơng biết mấy ngày. Ơng sẽ
khơng lưu ý đến thời gian, nếu khơng có sự thay đổi đột ngột ở trong thức ăn buổi sáng
thường lệ của ông: đồng bạc bánh mì và chén sữa lỗng do người con dâu phục dịch đã
được thay thế bằng đồng bạc xôi, lớn gần ba tàn xì-gà vứt ở dọc đường phố lớn. Người con

trai ơng giải thích lý do lâu nay gã khơng cịn mua sữa được. Có lẽ sữa khơng hợp với tạng
chất dân nghèo nên các nhà giàu đã tích trữ hết. Và những người nghèo đa sự, có những đứa
trẻ thèm sữa một cách dại dột, nên mua sữa bằng một giá chợ đen cắt cổ. Suy ra như thế
cũng là một cách phục vụ dân nghèo. Bởi vì, có bị mua giá q đắt chúng mới khơng dám
học địi uống sữa. Nhưng khi con trai ơng Tính bị đi qn dịch, thì hai ngày sau, đồng bạc xơi
cho ơng Tính cũng biến mất. Ơng giáo sư già trước tuổi, chờ đợi mỏi mệt thức ăn thường lệ,
và khi nghe tiếng đồng hồ điểm mười giờ sáng thì ơng biết rằng từ đây ông đã trở thành
một vật vô dụng, hơn thế, một loại báo hại đối với gia đình con cái. Sau bao nhiêu năm vắng
mặt, bây giờ hai giọt nước trong veo teo tóp tích tụ khá lâu ở nơi khóe mắt mới đủ sức nặng
rơi xuống gị má nhăn nheo, ghi một vệt ướt giữa lớp da đã khơ cằn.
Cuối cùng, ơng Lê văn Tính khơng dám nhìn thẳng vào mặt con dâu, trong những bữa
cơm. Ngày nào ơng thấy mình ln có lỗi với các hiệu trưởng thì bây giờ đây ơng lại cảm
thấy có lỗi với vợ của con trai mình. Bắt nó ni cơm, ni thuốc hàng ngày, ơng phải làm gì
để giúp đỡ chúng? Già yếu, bệnh hoạn, thất nghiệp, ông đã hết cả khả năng.
Nhưng một buổi sáng, nhìn ra cái nền đất trống của Gioan Báp-tít-xi-a Trần Ngọc Tẹo, ơng
Tính nảy ra một ý thuộc về hệ thống mới lạ chưa hề có trong tâm não của mình. Ơng bảo
con dâu:


- Nhà mình quá chật. Để ba nới rộng thêm ra một ít.
- Làm sao mà nới rộng được? Khéo vẽ!
- Được mà!
Rồi ơng hí hốy tháo từng tấm ván thơng nhỏ, ghi dấu bằng bút chì màu cẩn thận như một
họa sĩ thuộc phái tả chân vẽ tranh triển lãm, lại đóng, lại tháo nhiều ngày để cuối cùng cơi
thêm được một khoảng vừa đủ kê cái giường ngủ của ơng. Ở trong thâm tâm, giáo sư Lê văn
Tính muốn chứng tỏ rằng ông đã tự túc được một chỗ nằm, khỏi phải phiền quấy đến sự
chật chội của nhà con ông, tuy ngôi nhà ấy từ xưa đã do tiền bạc phần lớn của ông xây cất.
Dù sao trong những ngày tàn, nhờ công việc này mà giáo sư Tính bỗng khám phá được rằng
ơng có tài về mơn tốn học hơn các mơn khác. Giá ơng biết khai thác năng khiếu ấy từ lúc
vào nghề thì chắc bây giờ ông khỏi băn khoăn về khoản chạy tiền để mua một cái lỗ huyệt

phòng hờ về sau. Sự tiết lộ chậm trễ của bản thân ông về cái khả năng tốn học quả khơng
cứu vãn được gì cho sự nghiệp ông, ngoại trừ mấy thước đất trống ăn bớt của người láng
giềng vắng mặt. Ơng Tính sẽ cịn khuếch trương hơn nữa biên giới của bức tường ván, nếu
vào một hôm, ông Trần Ngọc Tẹo không kịp hoảng hốt nhìn thấy ngơi nhà láng giềng chồm
sâu trong nội địa mình. Lập tức, ơng Tẹo nghĩ ngay hai cách đối phó: một cách ngắn hạn là
ơng chặn đứng mọi sự xâm lăng bằng một hàng rào kẽm gai mà ông đã cố tiết kiệm ngày
nào, và cách dài hạn là nghiên cứu ngay một sự xây cất có lợi để miếng đất khỏi sống trong
tình trạng hớ hênh rất là nguy hiểm.
Sau khi hàng rào ấy được thiết lập một cách kiên cố, thì giáo sư Tính lâm bệnh khá nặng,
và ít ngày sau thì ơng qua đời. Có lẽ ơng khơng cịn chỗ mở mang thêm khả năng mình, cũng
khơng cịn gì để ham hố nữa. Và ơng Ngọc Tẹo chẳng bao giờ ngờ rằng mình đã dùng kẽm
gai kết liễu nhanh chóng cuộc đời hiền lương, mẫu mực của một nhà giáo từng phục vụ
nghề trên ba mươi năm, chưa bao giờ dám xin phép nghỉ ngơi một tuần rịng rã, cũng chưa
bao giờ bất kính dám mở cái miệng mơ phạm để địi tăng thêm tiền giờ.


Chương 3

V

ề cái biện pháp thứ hai, là sự xây cất, ơng Tẹo tìm hỏi ý kiến một người bà con bên
vợ là ông Tám Tàng, thuộc loại quân sư, "cố vấn sinh hoạt", chuyên bán ý kiến tạp
nhạp về đủ mọi ngành, mọi nghề, để lấy la-ve, củ kiệu dùng ngay tại chỗ. Sau khi
quan sát tình hình, Tám Tàng vừa nhậu vừa bảo:

- Đất này mà mở một nhà bảo sanh, thì hốt bạc cắc. Cứ xem chung quanh, có biết
bao nhiêu phụ nữ lẳng lơ mà có cái nhà thương đẻ nào đâu? Đại phàm bị một chuyện gì thơi
thúc mình cịn cắn răng nín được, nhưng cịn đau đẻ thì có trời can cũng cứ chịu thua. Mở
nhà bảo sanh, ở địa điểm này, là coi như nhốt hết các bà chửa quanh vùng vào đó. Thử hỏi,
đến hồi đau đẻ, họ chạy đi đâu cho thốt?

Ơng Tẹo tán thành ý ấy và nhìn thấy trước viễn ảnh phát đạt của nhà bảo sanh tương lai.
Ông đem dự định thảo luận với vợ, và bà Tẹo đang có chửa vào tháng thứ năm, lấy làm vui
vẻ tiếp nhận ý kiến của chồng. Bà nghĩ rằng xây cất xong, bà sẽ có dịp long trọng khai mạc
nhà bảo sanh ấy một cách cụ thể, để làm gương cho những phụ nữ khác noi theo.
Người ta bèn xây một nhà hai tầng. Ở dưới có một văn phịng để tiếp các bà sản phụ xem
thai và tám căn buồng, mỗi căn vừa đủ kê giường cho người đẻ nằm, với một chiếc bàn rất
nhỏ để chai và chén, kèm một hình vẽ ơng tướng nhà trời mặt mày vằn vện để uy hiếp sự
rặn đẻ cho mau thông suốt. Một cái thang gác xây bằng bê tông cốt sắt cho thật kiên cố chạy
rất xuôi dài để đưa các bà bụng mang dạ chửa lên cao trong sự bảo đảm hồn tồn. Thang
gác lại có tay vịn rất thấp và chắc, điểm từng trụ nhỏ để có bà nào leo thang q mệt có thể
bấu víu vào đó mà thở cho được bình an. Ở trên, tương đối mát hơn, chia làm mười hai
phịng nhỏ, sáu phịng có cửa mở về hướng đơng, sáu phóng có cửa mở về hướng tây. Như
thế sản phụ có thể ngắm mặt trời mọc hay lặn để quên bớt sự đau đớn. Đó cũng là một
phương pháp tối tân, loại đẻ khơng đau, theo cách khai thác thiên nhiên, vay mượn rất
nhiều phương pháp tìm hứng của các thi sĩ. Với mười tám phịng, ơng Tẹo tin rằng có thể
cung cấp chỗ nằm đủ cho cả ngàn phụ nữ trong xóm, kể cả những người có chồng, hoặc
khơng có chồng rõ ràng.
Để làm vẻ vang cho cơ sở mói, ơng Tẹo dựng một bảng hiệu khá lớn, sơn màu thiên thanh
là màu hi vọng - hy vọng chóng giàu hơn nữa - với cái tên đề rất ư khuyến khích: Bảo sanh
Đại phước tơ bằng chữ vàng, trịn cạnh, y hệt như các thoi vàng năm lượng do các máy bay
mang lậu từ Hồng Kông về.
Đến ngày khánh thành, ông Tẹo hân hạnh đón tiếp một người đàn bà đầu tiên hăm hở đến
đẻ nhưng khơng trả tiền, đó là bà Trần Ngọc Tẹo. Bà Tẹo đẻ đứa con thứ mười bốn nên xem
chẳng khó khăn gì, cũng chẳng cần ngắm mặt trời, vì đẻ vào lúc nửa đêm. Tóm lại, một sự


khai mạc dễ dàng như vậy không thử thách được khả năng của các cô đỡ nên xem bà Tẹo
không mấy hài lịng. Nếu bà đẻ được khó khăn như lần thứ nhất, vừa chửi vừa rủa ông Tẹo
không thiếu lời thơ tục nào, vừa huy động được tồn thể chuyên viên đỡ đẻ nhốn nháo túc
trực quanh mình, thì sự khai mạc có thể gây nên đình đám xơm trò, hơn cả quảng cáo rùm

beng trên báo hay trên màn ảnh. Nhưng sau bà Tẹo hầu như khơng có ai chịu hưởng ứng.
Ơng Tẹo đi rảo quanh xóm, sốt ruột nhìn ngắm nơi bụng các bà một cách tuyệt vọng. Mọi
người có vẻ phớt tỉnh, với cái bụng kém nở nang, với cái dáng đi khơng có gì là nặng nề và
ơng Ngọc Tẹo lấy làm xót xa hết sức cho sự lười biếng sinh đẻ của dân tộc mình. "Cái họa
diệt vong coi như cầm chắc, cầm chắc..." ông Tẹo nhủ thầm, và bận tâm về quốc gia xã hội
như nhiều chính khách đột ngột lo đến nước nhà, qua cái mức độ sinh lợi bỗng nhiên sút
kém của gia đình mình.
Quang cảnh của nhà Bảo sanh Đại phước hết sức tiêu điều và các cô đỡ lộ vẻ chán nản rõ
rệt. Nhiều cô ăn xong, lên giường nằm dài nghỉ ngơi và thở sườn sượt như người sản phụ
mệt mỏi. Ban đầu, họ còn hài hước độn gối tai bèo vào bụng, giả làm các bà sắp đẻ, rồi gào
lên chửi bậy bạ người chồng tưởng tượng để sau đó cười ầm ĩ với nhau cho qua những phút
nhàn rỗi. Nhưng cái trị ấy khơng thể đùa dai và dễ đem lại kết quả buồn thảm về mặt tâm
lý, họ bỗng ao ước được đẻ thật sự, nhưng có hơ hào đến bao nhiêu nữa cũng chẳng có gì để
đẻ. Chán rồi, họ ngủ thiếp đi trên các giường sắt và khi ông Trần Ngọc Tẹo chân ướt chân
ráo đến thăm, hí hởn mừng hụt, lầm tưởng bà con lối xóm bắt đầu chiếu cố thiết thực cơ sở
kinh doanh khai thác của ông.
Giữa lúc ông Trần Ngọc Tẹo định phát động một chiến dịch quảng cáo cho thật rầm rộ,
vừa kêu gọi các thân bằng quyến thuộc đến đẻ với giá hạ thấp sáu mươi phần trăm, thì ơng
thấy nhiều cơ sở cao lớn được xây cất lên với chữ Bảo sanh lồ lộ như sự khiêu khích ngang
tàng. Những tịa nhà này kiến trúc đẹp đẽ với lầu năm tầng - làm như các đàn bà chửa thích
chuyện trèo cao - và trang bị nhiều máy móc tối tân như lời quảng cáo đăng trên báo chí và
dán ở các trụ đèn. Tất cả mặt tiền đều bằng đá hoa bông lợt với những cửa sổ xanh lơ và
những cửa kiếng long lanh trông thật ưa nhìn. Ở trong có phịng máy lạnh, giường đều lót
nệm, đủ chỗ rộng rãi cho mẹ, cho con và cả cho cha chúng nó đến nằm canh chừng. Nhìn cái
tủ kính đồ sộ chứa đầy hộp thuốc đủ loại nhưng khóa rất kỹ nên khơng ai biết bên trong có
thuốc hay khơng, và nhiều chậu bằng thủy tinh đựng nước vàng hoe trôi nổi bập bềnh
những cái bào thai như muốn gợi cảm cho những cô nàng chưa quen với chuyện sinh con.
Có những lồng kính ở trong nhốt những đứa trẻ đỏ lói, nhỏ chút, sinh nở thiếu tháng nhưng
được nuôi dưỡng bằng những ống chuyền ăn thông ra ngồi để chờ cho nó đủ ngày... Trên
các bức tường có nhiều hình vẽ ruột gan đàn bà lằng nhằng, ngóc ngách, chứng tỏ chửa đẻ là

sự khó khăn cần phải đưa đến ngay tại nơi đây săn sóc. Các ruột gan ấy có nhiều mũi tên
chạy ra, đâm vào các chữ khá lớn chung quanh, như tuồng chữ nghĩa cũng là kẻ thù của đàn
bà đẻ.


Xem qua một lượt bên trong các tòa nhà ấy thì thấy sự sinh đẻ cũng cơng phu nhiều và lý
thú lắm. Nhiều bà, nhiều cô sau khi vào coi cho biết, đều tỏ ý muốn thử đẻ một chuyến xem
sao. Ơng Trần Ngọc Tẹo có đủ khiêm tốn để hiểu Bảo sanh Đại phước của ông, dầu được cổ
động bao nhiêu cũng chẳng có ai chịu đẻ, kể cả đẻ không mất tiền, hay là theo lối mua một
biếu một như dầu cù là. Thái độ khôn ngoan cao nhất ở đời là phải nên biết rút lui cho sớm,
khi mình khơng thể tới được. Đó là châm ngơn của những người tướng cầm quân, của
những chính khách, của những chàng trai hỏi vợ, và của ông Tẹo. Lập tức, ơng đi thỉnh vấn
TámTàng để có dịp quy trách nhiệm về sự thất bại vừa rồi. Tám Tàng vội vàng cắt nghĩa ế
ẩm là do xây cất ngôi nhà Đại Phước mà không tra cứu lịch Tam Tông Miếu, rồi giúp ơng
Tẹo mở một lối thốt bằng lời khun nhủ như sau: mở ngay một trường có cả mẫu giáo,
tiểu học và cả trung học. Học trò sẽ học từ nhỏ đến lớn ở tại trường mình, khỏi cần đi đâu
cho mệt. Đã có các nhà bảo sanh đồ sộ mọc ở chung quanh cung cấp học trò lai rai, dạy hồi
khơng hết, thế nào cũng phát đạt to.


Chương 4
ng Trần Ngọc Tẹo cho rằng từ nhà bảo sanh chuyển sang trường học là một phát
triển hợp lý, khơng có gì trái ngược cả. Hơn nữa điều khiển trung tâm giáo dục cũng
vẻ vang hơn điều khiển trung tâm sinh đẻ. Về mặt kiến trúc, ngôi nhà Đại Phước
nom cũng ra dáng một cái trường học, chỉ cần phá những rào cản các căn buồng
nhỏ là có những lớp học lớn. Số giường thặng dư sẽ đem đổi lấy bàn ghế, vì ở Sài
Gịn khơng thiếu những vị chủ trường muốn biến trường học thành nhà bảo sanh
hay là khách sạn. Ông thực hành liền ý định, và một tuần sau đã có một tấm bảng lớn với cái
tên hiệu Chấn Hưng học đường kẻ bằng màu gạch rất tươi trên một nền xanh rất đậm.


Ô

Trong lúc chờ đợi giấy phép chính thức, ơng Tẹo kiểm điểm lại số bạn cũ và bắt gặp được
ông Lê Thành Tài, ở giữa qng đường hồi tưởng.
Ơng Tài là người có bằng cấp lớn, đã từng du học nhiều năm ở tại nước ngoài và đọc
nhiều sách đến nỗi quên hết việc đời. Để giúp đơi mắt của mình có thể nhìn rõ thực tế hơn
nữa, ơng mua một loại kính trắng khá tốt có thể nhân các sự vật to mười lần hơn, nhưng
ông vẫn không thành công bao nhiêu trong những cơng ăn việc làm, bởi vì những sự thuận
lợi được phóng đại thêm mười lần, thì những khó khăn cũng khơng vì thế mà nhỏ bé hơn.
Nhưng điều mà ơng lấy làm tự hào là mối nhiệt tình của ông đối với lý tưởng giáo dục
không hề suy giảm trải qua bao nhiêu biến cố dồn dập của xã hội này. Trái lại, trước những
sự kiện mà các nhà lý luận học gọi là sa đọa của thanh thiếu niên thì ơng càng thấy hăng hái
hơn lên. Trong lúc bạn bè của ông vừa thổi xúp-lê vừa gào ở trên mặt báo cấp cứu cho thế
hệ trẻ thì ông lăng xăng chạy từ Sài Gòn lên Chợ Lớn và từ Chợ Lớn về Sài Gòn gõ cửa các
tòa nhà lớn ít có người ở, muốn th với giá thật rẻ để mở trường học phổ biến văn hóa,
tuyên truyền đạo đức. Bất cứ nơi nào người ta cũng đón tiếp ơng một cách lạt lẽo, một sự lạt
lẽo làm bằng hơi thở và chút nước miếng, chứ không được bằng một tách trà nóng nhãn
hiệu Con Cua là thứ rẻ nhất ở thành phố này. Nhiều người ưa giữ nhà trống để nhốt kỷ
niệm, hơn nhốt học trò. Một số chủ nhân của những biệt thự vừa nghe mở trường đã vội
xanh mặt giương mắt trừng trừng nhìn nhà trí thức họ Lê như nhìn một con qi vật bỗng
nhiên nói được tiếng người.
Rốt cuộc, về nước trên hai mươi năm, ông Lê Thành Tài vẫn chưa mở được một ngơi
trường nào. Ơng cũng khơng chịu đi dạy cho một trường sở nào khác, vì muốn tự mình tổ
chức lấy một trường trại theo ý của mình mới bỏ hơi phổi đem ra xài phí hàng ngày. Khi
ơng Ngọc Tẹo đến tìm ơng ở nhà riêng thì ơng đang ngồi phác họa một trường kiểu mẫu
trên mảnh bìa cứng theo một kích thước vơ cùng lớn lao. Chấn Hưng học đường khơng
được lớn lắm, đó quả là điều đáng tiếc, nhưng mang gương vào ông Lê Thành Tài có thể


bằng lòng. Sau khi thảo luận về các điều kiện hợp tác, ông Tài cùng với ông Tẹo gặp một

mâu thuẫn khơng sao giải quyết. Ơng Tài thích có một trường lý tưởng với một sĩ số hạn
chế, theo một kỷ luật tuyệt đối, dạy bằng những phương pháp mới, trái lại ơng Tẹo thích có
một trường rất đơng, càng đông càng tốt, không cần kỷ luật, trừ khoảng kỷ luật áp dụng cho
việc địi tiền học phí, và dạy bằng những phương pháp cũ nhất để các nhân vật cao cấp ở tại
cơ quan giáo dục khỏi lấy làm điều phiền muộn. Rốt cuộc, sau trọn ba giờ trao đổi, hai
người bạn cũ của thuở thiếu thời bỗng đâm ngơ ngác nhìn nhau, vì họ nhận thấy chưa hề
quen biết với nhau bao giờ. Ông Lê Thành Tài chua chát nghĩ thầm: "Tiền bạc đã làm cho nó
hư hỏng hết cả tinh thần". Ơng Trần Ngọc Tẹo khó chịu, tự bảo: "Sách vở làm cho thằng ấy
lệch lạc tâm não". Và hai người bạn, mỗi người trở thành tàn tật dưới cặp mắt của người
kia. Vốn là một kẻ thực tế, ông Trần Ngọc Tẹo cuối cùng nén giận bảo ơng Thành Tài như
sau:
- Ý kiến chúng ta có vẻ mâu thuẫn nhưng tôi tin rằng sau một thời gian ta sẽ gặp nhau. Tơi
xin nói rằng lúc mới bước chân vào đời, tơi cũng có những quan niệm ở chín tầng mây như
là anh vậy. Đó là những thứ tư tưởng tuyệt vời nên đem ngâm muối phơi khô và cất ở trong
lồng gương, thỉnh thoảng mang ra ngắm nghía giải sầu. Nếu khơng, thì sớm muộn gì thực tế
của xã hội này sẽ đốt cháy tiêu mọi thứ ý tưởng siêu phàm, đến nỗi khi người ta nói những
chuyện cao thượng, hoa mỹ là để che giấu những chuyện thấp hèn và xấu xa nhất. Tôi không
dám nghĩ rằng tơi có lý hơn anh, nhưng tơi tin rằng sau một thời gian đi vào thực tế, anh sẽ
hồn tồn đồng ý với tơi. Trong lúc chờ đợi một sự gặp gỡ có thể xảy ra sau này, bây giờ tơi
đề nghị một biện pháp dung hịa: tơi cho thuê trường với giá phải chăng và anh tự quyền
khai thác. Anh muốn xây dựng theo lý tưởng nào cũng được, hoặc muốn kinh doanh theo
kiểu cách nào cũng tốt, miễn là hàng tháng anh trả tiền trước cho tơi. Ít nhất tơi cũng đỡ
phải lo âu về sự thất bại có thể xảy ra ở trong tháng ấy, và tôi chỉ phải hồi hộp trong mấy
ngày đầu khi chưa nhận đủ số tiền.
Ông Trần Ngọc Tẹo đã dùng lời lẽ chân thật nói với ơng Lê Thành Tài vì ơng hiểu với
những người lý tưởng như vậy lời nói giả dối là khơng cần thiết. Ơng Lê Thành Tài cảm
động, chấp nhận lời đề nghị ấy một cách sốt sắng. Từ đó, Chấn Hưng học đường đã có một
ơng hiệu trưởng lý tưởng, và nó bắt đầu đi vào một giai đoạn mới.



Chương 5
ề việc quản trị, ơng Tài cố tìm một người thư ký có sức quán xuyến và một giáo ban
cho thật đắc lực. Một vị chú họ bên vợ của ơng giới thiệu ơng Huỳnh văn Xu là người
có cái khả năng đánh máy một ngón tay mặt - cịn bốn ngón kia ln sẵn sàng trong
trình trạng trù bị, trong khi năm ngón tay trái thường xuyên bấu chặt bàn máy như
sợ có kẻ bất lương giật lấy đem về bán xôn. Một người như vậy đúng là kiểu nẫu của
sự cẩn thận, có thể kết hợp làm ăn lâu dài. Hơn nữa, tất cả nhân vật lý tưởng ở xã hội
ta đều rất thích nghe lời vợ, dĩ nhiên là cả bà con bên vợ, nên ông giáo Tài vội mời ông Xu về
làm thư ký cho trường.

V

Ông Xu là người rất đáng tin cậy, trừ khoản bốn vợ và tật nói dối. Với bốn người vợ, ông
đã có bốn sở làm bận rộn nhất trên thế giới, nhưng cũng chính vì có bốn sở ấy nên ông phải
làm thêm nhiều sở khác mới đủ ăn xài. Ơng đã bỏ q lên tỉnh, vì khơng chịu nổi đại bác mỗi
đêm cứ bắn "chéo! chéo" ở trên nóc nhà mà khơng có một phát nào rơi trúng chỗ giường
ơng nằm. Tất nhiên, đối với một người chẳng có nhiệm vụ nào hết như Huỳnh văn Xu thì
bắn khơng trúng làm cho lo sợ hơn là bắn trúng. Trái với nhiều người chủ ruộng, chủ đất
mênh mông, khi lên Sài Gòn lánh nạn chiến tranh thường giấu nguồn gốc giàu có của mình
để dễ làm các nghề nghiệp mà họ gọi là "hạ đẳng", ông Xu hay khoe khoang cái gia tài lớn
lao mà ông bắt buộc bỏ lại ở sau lưng mình. Cứ theo lời ơng thì gia sản ấy có đủ mọi thứ sản
vật q giá, ít ai lường được. Khi nghe nói đến dừa Xiêm, thì ông có dịp thở than về mấy
chục mẫu dừa Xiêm bỏ hoang ở tận dưới quê. Nghe nói cá lóc thì ơng tiếc rẻ mấy cái ao
mênh mơng ni tồn cá lóc bây giờ phó mặc trời đất. Ăn đến thịt bị là ơng chạnh lịng
thương mấy đàn bị ở tại quê nhà, nếm phải thịt heo là ông đau khổ cho những heo nái to
bự như voi ở nơi làng cũ. Nhà tại Sài Gòn, dầu ở lầu tư, lầu năm cũng không mát bằng mấy
ngôi nhà lớn của ông dựng nơi bờ sông miệt vườn. Con gái Sài Gịn, dầu có tơ son điểm phấn
bao nhiêu cũng khơng đẹp bằng mấy cô thôn nữ làng ông, với cái màu da thiên phú và đôi
môi đỏ di truyền... Những sự tiếc rẻ của ông đều được mô tả tỉ mỉ, nên có nhiều kẻ nghe
xong, tỏ ra hết sức xúc động, một hai ước hẹn với Huỳnh văn Xu sẽ về quê ông nếm hết một

lần cho biết các món đã kể, nếu ngày nào đây đất nước trở lại bình n. Ơng Xu chấp nhận
mọi lời giao kết với một thái độ niềm nở vì ơng khơng tin nước Việt Nam này sẽ được hịa
bình. "Có họa là Tết Ma-rốc mới hết chiến tranh!" đó là ý kiến của Huỳnh văn Xu đối với thời
cuộc. Nhưng những điều ông tiếc rẻ đều toàn là những sự thực, nhưng là sự thực của những
người khác, những người đã phải chịu đựng bao nhiêu thiệt thòi về trận chiến này bằng một
thái độ im lặng ngầm chứa chất nổ oán hờn.
Ông Xu, sau khi lựa chọn trong số bốn vợ, bèn đem bà vợ thứ tư đến ở tại trường với
mình, bởi vì người vợ sau cùng bao giờ cũng là người vợ quí nhất. Vốn biết tính chất lý


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×