Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo Cáo Biện Pháp Gvcng Diệp Trang- Sửa Chuẩn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.32 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM SƠN 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Họ và tên giáo viên: Diệp Thị Mai Trang
Chủ nhiệm lớp: 3A3
Trường: Tiểu học Cẩm Sơn 2
I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
1. Vai trị
Trường Tiểu học là chiếc nơi văn hố, ở đó trẻ em được đảm bảo quyền lợi
và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi và phát triển. Đối với
trẻ em, mái trường, lớp học là chỗ dựa tinh thần bền vững, tin cậy. Công tác xây
dựng trường học hạnh phúc, lớp học thân thiện không chỉ là mối quan tâm của
nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều học
sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một
ngày vui, giáo viên đến trường với niềm vui, phấn khởi và quan hệ thầy trị ngày
càng gắn bó, thân ái, tích cực để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: giáo dục, đào
tạo các thế hệ học sinh có sức khỏe, đạo đức, lý tưởng, tri thức, kỹ năng và niềm
tin tốt đẹp vào cuộc sống.
2. Thực trạng
Trong thực tế hiện nay, học sinh đến trường, đến lớp phần lớn chỉ để tiếp
thu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Các em chưa thật sự u
thích, gắn bó với trường, với lớp, chưa tích cực hoạt động, chưa chủ động, sáng
tạo, còn thiếu khả năng cộng tác, …Chính vì thế, xây dựng lớp học thân thiện là
yêu cầu cần thiết mà mỗi người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần làm.
Năm học 2022-2023, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A3.
May mắn và cũng chính là thuận lợi của tơi là tôi được theo chủ nhiệm lớp 3A3
năm nay là năm học thứ hai. Bởi vì thế nên tơi nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý
của học sinh cũng như hồn cảnh gia đình của từng em. Hầu hết các em được gia
đình quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập. Tuy nhiên qua một năm


giảng dạy dựa vào thực tế năm học trước tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng
học sinh trong lớp để nắm bắt tình hình và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh lớp 3A3 được khảo sát 34 em, trong đó có 18 em nữ.


2
Tiêu chí

Đầu năm học 2022-2023
Số lượng
Tỉ lệ

Đi học chuyên cần

32/34

94,12%

Hứng thú học tập
27/34
79,4%
Đồn kết, thân ái
26/34
76,5%
Tự giác, tích cực
18/34
52,9%
Qua bảng khảo sát trên, chúng ta nhận thấy một số học sinh còn chưa đi học
chuyên cần, hứng thú tập chưa cao, tinh thần đồn kết và tính tự giác, tích cực cịn
hạn chế.

3. Tìm hiểu ngun nhân
3.1 Ngun nhân khách quan
Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, hội nhập văn hóa có
nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh nói
riêng và tồn xã hộ nói chung. Tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực, nhiều hình ảnh,
video, hành vi kích động, bạo lực, xúi bẩy,… thơi thúc trẻ hiếu kì, bắt chước, làm
theo. Đơi khi các em tự hào và thích thú với những việc làm đó mà không lường
hoặc biết được hậu quả của những hành vi đó. Học sinh thiếu các sân chơi lành
mạnh bổ ích, thiếu cơ hội được thể hiện và bày tỏ quan điểm, khả năng của bản
thân để được phát triển toàn diện.
3.2 Ngun nhân chủ quan
3.2.1 Về phía giáo viên
Đơi khi cịn nóng vội trong việc giáo dục học sinh, q chú trọng dạy kiến
thức, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh, vơ tình tạo áp lực cho cả cơ
và trị, làm cho các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sợ học.
3.2.2 Về phía học sinh
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học cịn nhỏ, ham chơi, chưa ý thức hết
được tầm quan trọng của việc học tập. Một số em còn nhút nhát, rụt rè ít tham gia
vào hoạt động nhóm hay góp phần vào việc xây dựng bài.
3.2.3 Về phía phụ huynh
Gia đình hiếm muộn, khá giả nên chiều con thái quá. Nhiều phụ huynh vì
hồn cảnh phải đi làm ăn xa khơng có điều kiện ở gần chăm sóc con cái, họ gửi
con cho ơng bà, người thân chăm sóc hoặc các em phải sống tự lập từ nhỏ, thiếu
thốn sự giáo dục và tình cảm.
Trước thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, tơi ln trăn trở và mong
muốn tìm ra giải pháp để trường, lớp thực sự thân thiện với học sinh. Vì vậy tơi đã
chọn “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện góp phần nâng cao chất lượng


3

công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học” để nghiên cứu.
4. Ý nghĩa
Tôi hi vọng rằng một số biện pháp của tơi nghiên cứu và thực nghiệm có thể
giúp các em học sinh của tôi và các em học sinh tồn trường có mơi trường lành
mạnh, trong sáng để học tập tốt trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi tin rằng những giá trị tuyệt vời ấy khơng chỉ giúp ích cho các em học sinh mà
chính bản thân tôi, các đồng nghiệp của tôi khi học sinh của mình vui vẻ, gắn kết,
hịa đồng...cũng như được tiếp thêm động lực có thể tràn đầy nhiệt huyết đứng trên
bục giảng truyền đạt kiến thức một cách hăng say nhất.
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Ngay từ đầu năm học, tơi khuyến khích các em nêu suy nghĩ của bản thân mình
về “lớp học xanh” mà mình mong muốn, đồng thời thảo luận đưa ra giải pháp thực
hiện. Và thật bất ngờ, các em đã có những ý kiến thật phong phú và sáng tạo. Các em
phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm chăm sóc cây xanh ở góc lớp, nhóm chăm
sóc cây xanh ở cửa sổ, ...Cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cha mẹ học sinh, khu
vực cửa sổ trước cửa lớp đã biến thành một “vườn treo” xinh xắn, đầy sáng tạo.
Không gian trong và ngoài lớp học bỗng nhiên tràn đầy sức sống, khơng khí như
trong lành hơn. Các em trở nên hào hứng hơn, yêu lớp, quý bạn hơn. Tôi thường
xuyên giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, vệ
sinh sạch sẽ lớp học, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ...Hằng ngày, tôi đôn đốc các em
tham gia trực nhật vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Các em cũng rất tích cực, tự giác
làm việc. Dần dần, nền nếp hình thành và ý thức của các em được nâng cao. Lớp
học đã xanh, đã sạch thì các em lại càng muốn xây dựng không gian lớp trở nên đẹp
hơn. Qua gợi ý, hướng dẫn của tôi, các em học sinh tự phân cơng chia nhóm để trang
trí lớp học. Các góc, các mảng tường được trang trí sáng tạo. Việc trang trí đó được
thực hiện thường xun, làm mới liên tục, thu hút tất cả các em tham gia. Mối quan
hệ thầy với trị, trị với trị vì vậy trở nên ngày càng gắn bó, thân thiện và yêu thương
nhau nhiều hơn.
Mỗi cá thể đều góp phần tạo nên diện mạo chung của tập thể. Nên tôi chú ý

giáo dục cho các em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với mơi trường lớp học và
điều kiện hồn cảnh riêng của gia đình học sinh. Ngồi ra, tơi chú trọng uốn nắn
hành động, lời nói của học sinh. Các em ngày càng chăm ngoan, tiến bộ, biết yêu
thương giúp đỡ mọi người. Trong tôi, mỗi học sinh thân yêu là một đoá hoa tươi
đẹp và toả hương thơm ngát. Lớp học thân thiện còn là nơi các em cảm thấy thật sự
an tồn. Tơi thường nhắc nhở học sinh chú ý phòng ngừa bạo lực học đường,
phòng ngừa tai nạn gây thương tích, tai nạn giao thơng, đuối nước, dịch bệnh,…


4
Ví dụ: Để phịng chống dịch Covid - 19, học sinh lớp tôi đã thực hiện tốt
thông điệp 2K của Bộ Y tế. Ban cán sự lớp tăng cường theo dõi, đơn đốc các bạn,
có tổng kết, biểu dương các cá nhân và nhóm làm tốt.
“Xanh - sạch - đẹp - an toàn” là những yếu tố đi cùng nhau, hỗ trợ cho nhau,
giúp môi trường học đường trở nên thân thiện để học sinh học tập và vui chơi.
Những việc làm này đều được học sinh của tôi tự ý thức thực hiện. Giải pháp này
giúp các em hiểu rằng chính các em là chủ nhân, là linh hồn, là người chủ động
xây dựng để có “lớp học thân thiện”.
Biện pháp 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập.
Để học sinh yêu trường, yêu lớp, coi trường học là ngôi nhà thứ hai của
mình, ngồi việc xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an tồn cịn cần phải tạo hứng
thú học tập cho các em, từ đó giúp các em u thích các mơn học và thích được
đến trường. Muốn vậy, người giáo viên phải có sự lựa chọn hình thức và phương
pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho mọi học
sinh phát huy năng lực, phát hiện khả năng, giúp các em tích cực, chủ động, có
niềm vui trong học tập. Bên cạnh đó, để tạo hứng thú học tập cho các em, tôi
thường tổ chức các trò chơi vận động, các bài hát hoặc các trò chơi học tập thúc
đẩy cạnh tranh và hợp tác nhiều hơn, lôi cuốn được tất cả học sinh cùng tham gia.
Trong suốt tiết học, tôi tạo cơ hội để học sinh thể hiện bản thân và tích cực tham

gia vào các hoạt động học. Từ đó biến lớp học thành một “sân khấu” thoải mái để
ngay cả những học sinh nhút nhát cũng có thể bước lên thể hiện bản thân và trình
bày ý tưởng của mình…Ngồi ra, tơi tổ chức mơ hình “Đơi bạn học tập” để các em
đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ đó các em tin tưởng vào bản thân, tạo đà
để các em nỗ lực, phấn đấu hơn nữa.
Ví dụ: Với học sinh nhận thức chậm, tôi giao mỗi ngày luyện đọc 4 câu
trong bài Tập đọc rồi đọc cho cả lớp nghe, có thể tăng dần số câu lên. Tơi kịp thời
khen ngợi ngay khi các em đó có chút tiến bộ dù là nhỏ. “Em đã có tiến bộ hơn rồi,
cố gắng lên chút nữa em nhé!”. Những câu nói tuy nhẹ nhàng như thế nhưng mang
lại hiệu quả cao.
Qua các việc làm trên, học của tôi đã rất tích cực học tập, các em tự tin hơn
rất nhiều. Từ đó, các em phát huy được khả năng, năng lực của bản thân, tìm thấy
niềm vui trong học tập. Điều này thực sự cần thiết để tạo nên một môi trường lớp
học thân thiện.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng sống cho học sinh
Kĩ năng sống phải được giáo dục mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội
phù hợp. Tôi thường rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học các môn


5
học; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm.
Cụ thể:
- Rèn kĩ năng hợp tác thơng qua các hoạt động nhóm, trị chơi.
- Rèn kĩ năng bày tỏ sự cảm thơng trong các tình huống đạo đức, trong các
hoạt động từ thiện như: quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ các bạn có HCKK...
- Rèn kĩ năng lao động thông qua việc dọn vệ sinh lớp học hàng ngày, chăm
sóc bồn hoa cây cảnh.
- Rèn kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân, chia sẻ thông tin, kĩ năng ra quyết định ở
các hoạt động chia sẻ trong các tiết học.
Thông qua giải pháp này, học sinh có thể tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua

các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng. Học sinh biết yêu trường, yêu lớp, q bạn
và kính trọng thầy cơ.
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
Các em học sinh rất thích tham gia các hoạt động tập thể. Vì thế, tạo một sân
chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho học sinh là điều cần thiết. Để làm được điều
đó, tơi khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường và liên đội tổ
chức như tham quan, tìm hiểu các địa danh lịch sử, tham gia các hội giao lưu, hoạt
động chào mừng các ngày lễ lớn, các hoạt động từ thiện, …Ngoài ra, lớp tôi
thường xuyên tổ chức các hoạt động tạo sự thân thiện, gắn kết giữa các em như: vẽ
tranh, trang trí lớp học, ... Trong các hoạt động đó, học sinh hoàn toàn chủ động từ
khâu lập kế hoạch đến thực hiện.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh các hoạt động chào mừng ngày 20/11, các hoạt
động ngoại khóa theo chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”....
- Thông qua các hoạt động tập thể này, tinh thần đoàn kết và ý thức trách
nhiệm của các em được nâng cao, góp phần xây dựng lớp học thân thiện.
Biện pháp 5: Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và cha mẹ
học sinh
Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, chúng ta rất cần đến sự hỗ trợ
từ phía các bậc cha mẹ học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngay từ cuộc họp cha
mẹ học sinh đầu năm, tơi đã giải thích rõ ràng về mục tiêu, nhiệm vụ mà lớp đặt ra
trong năm học. Sau đó tơi cùng phụ huynh trao đổi, xây dựng kế hoạch một cách
cởi mở, thoải mái. Từ đó, tơi đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của các bậc cha mẹ
học sinh trong mọi hoạt động của trường của lớp.
Ví dụ: Khi xây dựng Thư viện thân thiện, gia đình các em học sinh đã qun
góp cho lớp nhiều đầu sách có chất lượng; Khi các phong trào từ thiện được phát


6
động, phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình, …
Mặt khác, giáo viên cũng là một nhà tham vấn: biết lắng nghe những tâm tư,

nguyện vọng, băn khoăn của phụ huynh về các vấn đề của con em họ, từ đó nắm bắt
được hồn cảnh cũng như sự phát triển tâm lí của các em để có những biện pháp
giáo dục phù hợp. Qua các hoạt động này, tôi đã tạo được mối quan hệ thân thiện
giữa phụ huynh - giáo viên - học sinh. Điều này thực sự cần thiết để tạo nên một môi
trường lớp học thân thiện.
III. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Với những việc làm trên, chỉ qua một thời gian ngắn, các em đã có sự tiến bộ
rõ rệt. Tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 vào giữa học kì 2 năm học 2022 – 2023 và thu
được kết quả như sau:
Tiêu chí

Đầu học kì 2 năm học 2022-2023
Số lượng
Tỉ lệ

Đi học chuyên cần

34/34

100%

Hứng thú học tập

32/34

94,12%

Đoàn kết, thân ái

34/34


100%

Tự giác, tích cực
IV. KẾT LUẬN

32/34

94,12%

Trên đây là “Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện góp phần nâng cao chất
lượng công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học” được giáo viên Diệp Thị Mai Trang đã
áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 3A3 trường Tiểu học Cẩm Sơn 2.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm lớp
giỏi cấp trường năm học 2022 - 2023 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích
khen thưởng cá nhân trước đó.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Ký, họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO
(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Kim

Diệp Thị Mai Trang



×