Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giống Cà Chua Mới Chống Chịu Bệnh Sương Mai ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.92 KB, 5 trang )

Giống Cà Chua Mới Chống Chịu Bệnh
Sương Mai
Cà chua là một trong những cây rau chủ
lực ở vùng đất cao nguyên Lâm Đồng ước
tính khoảng trên 3000 ha, là loại cây mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhì tại vùng
rau của tỉnh, đặc biệt là vùng chuyên canh
cà chua Đơn Dương, Đức Trọng,…
Tuy nhiên từ khoảng 10 năm trở lại đây
vùng chuyên canh này chỉ sử dụng một đến hai giống cà chua suốt một thời
gian dài dẫn đến tình trạng thoái hóa giống, bị nhiễm nặng các bệnh
như sương mai (dân dịa phương còn gọi là bã trầu), đốm lá,…. nên nông dân
phải bỏ chi phí rất cao để mua thuốc BVTV cũng như ảnh hưởng nhiều đến
năng suất và thu nhập của người nông dân…
Từ nhu cầu thiết thực trên AGPPS nhập nội và chọn lọc từ năm 2003 đến
giữa năm 2006 giống cà chua F1 Kim Cương Đỏ (Red Diamond). Đây là
một giống cà chua lai F1 được lai tạo từ trại nghiên cứu của tập đoàn
Syngenta tại Thái Lan. Theo đánh giá của bà con nông dân và Trung Tâm
Khuyến Nông tỉnh Lâm Đồng thì giống cà chua này có những ưu điểm nổi
bật như là giống cà chua vô hạn, chống chịu rất tốt bệnh sương mai, trái
cứng… nên có thể bảo quản lâu và thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa,
ngoài ra giống cà chua này cũng cho năng suất cao từ 4-6 kg/cây.
Từ giữa năm 2006 đến nay giống cà chua Kim
Cương Đỏ đã được trồng trên 800 ha ở 2 huyện
Đơn Dương và Đức Trọng, vào vụ mưa năm 2006
chị Nga ở Lạc Lâm - Đơn Dương trồng 1,7 ha bán
được 100 triệu đồng hoặc vợ chồng anh Sy, chị
Trang ở khu vực sông Đa Nhim thuộc khu phố II, thị trấn Liên Nghĩa – Đức
Trọng trồng 2000m
2
thu được 8 tấn bán giá 3000đ/kg…. Nên trong năm


2008 giống cà chua này là lựa chọn số một của bà con nông dân trồng cà
chua của tỉnh Lâm Đồng.
Về kỹ thuật trồng thì không có khác biệt nhiều so với trồng các giống cà
chua vô hạn khác, cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị đất:


 Chọn đất thịt màu mỡ, không nên trồng cà chua liên tục trên
một chân đất hoặc trên đất trồng các loại cây thuộc họ cà.
 Phơi đất bón vôi trước khi trồng khoảng 10 ngày, bón khoảng
100-150 kg/1000m
2
.
 Bón Phân chuồng (2-3m
3
/1000m
2
), NPK 16:16:8
(50kg/1000m
2
), 25 kg super lân và phân vi sinh.
 Lên líp trải bạt Pastic.
2. Khoảng cách và mật độ:
 Trồng cây cách cây 40-50cm, hàng cách hàng 80cm.
 Mật độ trồng khoảng 2000-3000 cây/1000m
2

3. Phân bón: cho 1000 m
2


 Thúc 1: 10 ngày sau trồng mồi khoảng 10 kg Urê, hoặc DAP.
 Thúc 2: Sau khi trồng 20-25 ngày bón 30 kg NPK 16:16:8 hoặc
bón 20kg phân tím Đức (15-5-20+TE) + 5-7 kg phân Canxi +
5-7 kg Kali (tốt nhất nên bón Kali sỏi dạng kali sunfat).
 Thúc 3: cách lần thúc 2 từ 15-20 ngày bón 25 kg NPK 20-20-15
hoặc 15kg phân tím Đức + 7-10 kg kali sunfat (kali sỏi)
 Nếu kéo dài quá trình thu hoạch bà con có thể hòa phân tím
Đức với nồng độ 5% để tưới định kỳ 5-7 ngày một lần.
Lưu ý: Trong quá trình canh tác tùy tình hình trên đồng ruộng bà con có thể
bón hoặc phun thêm các loại phân bón lá hỗn hợp đa vi lượng nhằm giúp
cho cây tăng khả năng chống chịu bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông
sản.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Sâu:
1/ Sâu vẽ bùa (dòi đục lá): phun Trigards 10cc/8lít nước.
2/ Rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn, bọ xít… phun Actara 2gram + Pegasus
10cc/8 lít nước.
3/ Sâu đất (sâu xám), sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, sâu đục trái ….
Phun Peran 5cc/8 lít nước, Proclaim 10cc + Karate 5cc/8 lít nước.
b. Bệnh:
1/ Mốc sương, đốm lá, thối thân, thối gốc, lỡ cổ rể phun 25-35 gram
Ridomil Gold + 5-10cc Score (hoặc Tilt Super 5cc hoặc 10cc Anvil/8 lít
nước)
2/ Bệnh virus xoắn lá cà chua: lan truyền do côn trùng môi giới như bọ
phấn trắng, bọ xít (bọ cưa)… cần phải phun để diệt bọ chích hút này bằng
cách phun hoặc tưới đẫm Actara 2g/8lít nước từ khi cây mới 2 lá mầm đầu
tiên và phun định kỳ cách nhau 15 ngày/lần.
5. Chăm sóc, thu hoạch:
 Vào mùa nắng bà con nên trồng hàng kép để tăng mật độ, đảm
bảo năng suất.

 Mùa mưa nên trồng hàng đơn để tiện chăm sóc, giảm bệnh.
 Mỗi cây chỉ để 2 nhánh (hàng đơn), 1 nhánh (hàng kép), các
cành nhỏ phải cắt sạch sẽ, khi cây vươn tới đỉnh giàn thì cắt
ngọn luôn.
 Giống Kim Cương Đỏ đậu trái rất tốt nên từ chùm bông thứ 5
trở lên phải tỉa bớt trái, chỉ để 4 trái/chùm khi đó trái sẽ lớn,
đồng đều và năng suất cao, thương lái ưa chuộng.
Do trái cứng, vận chuyển đi xa tốt nên bà con cứ để trái chín đều cả trái mới
thu hoạch, màu đỏ rất đẹp và thương lái mua giá cao

×