Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ Thuật Nhân Giống Dứa Cayenne Bằng Phương Pháp Giâm Thân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.65 KB, 5 trang )

Kỹ Thuật Nhân Giống Dứa Cayenne
Bằng Phương Pháp Giâm Thân
Trong kỹ thuật trồng dứa hiện nay, để lấy
con giống phục vụ gây trồng người ta
thường lấy con giống bằng chồi nách, chồi
thân và chồi ngọn. Ưu điểm của các con
giống này là trọng lượng con giống lớn,
thời gian thu hoạch ngắn, dễ bảo quản và
dễ trồng. Nhưng khi trồng với diện tích lớn
thường lượng giống không cung cấp đủ, hơn nữa do con giống không đồng
đều ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch khi xử lý hoá chất. Để khắc phục
nhược điểm trên, hiện nay người ta đang áp dụng nhân nhanh giống dứa
bằng phương pháp giâm thân hay nuôi cấy mô. Tuy nhiên phương pháp nuôi
cấy mô tạo con giống dứa giá thành cao chưa được nông dân chấp nhận do
vậy để nhân nhanh giống dứa người ta thường áp dụng bằng phương pháp
giâm thân.

I. Chuẩn bị nhà giâm:
Nhà giâm thiết kế mái vòm độ cao 2,5 m có thể đi lại chăm sóc thuận tiện và
che được mưa nắng.
Kích thước: rộng 3 m và chiều dài 15 - 30 m tuỳ theo thế đất.
Vật liệu: Khung làm bằng tre, luồng, nứa, mái lợp bằng bạt xác rắn.
Nhà giâm có thể tận dụng nhà kho, hội trường
Nền giâm san phẳng, nện nền kỹ, diệt hết cỏ dại dùng cát sạch, độ mịn vừa
phải, không có nguồn nấm bệnh. Cát được rải đều trên luống cao từ 10 - 15
cm (nền luống lát gạch, hoặc xi măng thì rải cát cao hơn từ 12 - 15 cm) mặt
luống san phẳng rộng từ 1,2 - 1,5 m.
II. Nguyên liệu nhân giống:
Chọn vườn nguyên liệu có năng suất cao, sạch sâu bệnh, chọn những thân
già là những cây dứa đã thu hoạch quả vụ một còn tươi nguyên, không dập
nát, thối héo hay bị nhiễm bệnh.


Khi lấy giống chặt lấy thân, dùng dao sắc phát bỏ bớt lá, vận chuyển về nhà
giâm để xử lý. Chú ý khi thu hoạch, vận chuyển tránh dập nát, tránh lấy
giống vào những ngày mưa.
Cắt hom: Thân già được bóc sạch hết lá và rễ phụ, dùng dao sắc cắt khoanh
dày 2 - 2,5 cm (những khoanh ngọn, non cắt dày hơn từ 2,5 - 3 cm). Chú ý:
khi chặt cắt, cần dứt khoát không làm dập thân.
Xử lý: Đem khoanh đã cắt nhúng ngập trong dung dịch BENLATE nồng độ
0,3%. Thời gian ngâm ngập từ 3 - 5 phút sau đó vớt hong khô trong bóng
dâm từ 5 - 8 giờ.
Chú ý: Nguyên liệu lấy về cần cắt khoanh và xử lý ngay khi thân còn tươi
tránh để lâu tỷ lệ nảy mầm thấp. Cát làm luống trước khi dải nền cần xử lý
diệt khuẩn và nấm bệnh. Có thể phơi cát khô sau đó vun làm luống trước khi
giâm tưới đẫm nước từ hôm trước. Có thể dùng dung dịch BENLATE sau
khi xử lý khoanh tưới xử lý cho cát nền.
Giâm giống: Các khoanh cắt sau khi đã xử lý và hong khô đem xếp dải trên
mặt luống. Mật độ từ 150 - 170 hom/m
2
. Hom được xếp thành hàng cách
nhau 2 cm, hom cách hom 1,5 - 2 cm. Bốc cát phủ kín hom độ sâu từ 1,5 - 2
cm tưới nước đủ ẩm.
Chăm sóc: Sau khi giâm xong thường xuyên tưới đủ ẩm bằng thùng tưới có
hạt nhỏ, mỗi ngày tưới 2 - 3 lần vào những lúc râm mát. Vào những ngày
quá nắng, nóng nhiệt độ cao có thể dùng bình phun phun ẩm đều trên mặt
cát, độ ẩm thường xuyên giữ đảm bảo trên 80%. Nhưng cũng tránh làm cát
bị ướt nước gây thối, bệnh.
Bón phân: Khi mầm nhú khỏi mặt luống 2 - 3 cm, bón thúc đạm bằng cách
hoà tan đạm trong bình phun, phun đều lên mặt lá (nồng độ 20 g Urê/10 lít
nước) phun định kỳ 10 ngày/lần.
Phòng trừ sâu bệnh: Phun phòng nấm bệnh thường xuyên từ 7 - 10
ngày/lần. Nếu phát hiện thấy thối cục bộ tiến hành khoanh vùng xử lý, lấy

bỏ hết những thân thối đen ra khỏi vườn sau đó phun thuốc triệt để khu vực
đó.
Thuốc xử lý: BENLATE nồng độ 0,3%.
Thời vụ giâm thân: Vụ xuân hè từ tháng 2 đến tháng 5. Vụ thu từ tháng 7
đến tháng 9.
III. Ra ngôi cây con ở vườn ươm:
Khi chồi giâm đạt độ cao từ 7 - 10 cm tiến hành tách chồi chuyển sang cấy ở
giai đoạn vườn ươm. Khi tách chồi dùng tay bới nhẹ cát quanh thân giâm,
tách nhẹ nhàng cây con ra khỏi thân giâm sau đó lấp kín cát như cũ để khỏi
ảnh hưởng những chồi khác; chỉ lấy tách những chồi đã phát triển đạt tiêu
chuẩn.
Làm luống vườn ươm: Đất vườn ươm phải tơi xốp, thành phần cơ giới
trung bình tới cát pha, thoát nước không bị ngập úng và tàn dư dịch bệnh.
Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 m, dài tuỳ theo thế
đất, lên luống cao 20 - 30 cm.
Bón lót:Dùng phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh bón lót cho cây
ươm, dùng 2,5 kg phân chuồng hoai hoặc 0,2 kg phân vi sinh dải đều trong
diện tích 1m
2
, trộn đều với đất ở độ sâu 10 cm.
Cách bón: Rạch hàng sâu 5 cm ở giữa hai hàng cây sau đó rải phân đều và
lấp kín. Vườn ươm thường xuyên nhặt sạch cỏ dại và tưới nước giữ ẩm. Sau
một trận mưa đất dí chặt phải phá váng để tạo độ thoáng giúp cây sinh
trường được thuận lợi. Trong quá trình canh tác không để đất và phân rơi
vào nõn cây.
Ra ngôi cây con: Luống ra ngôi được tưới nước đủ ẩm từ hôm trước, sau đó
dùng xén cấy cày với mật độ 50 cây/m
2
, khoảng cách 10 cm x 20 cm. Đất
được nén đều chặt quanh gốc để cây không bị nghiêng ngả. Sau khi cây tưới

đẫm nước đợt đầu và hàng ngày thường xuyên tưới đủ ẩm. Tiến hành tưới
cây vào những ngày râm mát. Nếu nắng nóng có thể dùng rơm rạ phủ dọc
theo hàng cây cấy để tránh nắng nóng và hạn chế độ bay hơi nước.
Chăm sóc: Khi cây hồi xanh (sau khi giâm 1 tháng) phun phân URE (20 g +
10 l nước phun cho 100 m
2
). Khi cây mọc được 2 - 3 lá mầm thì bón thúc
đạm và K
2
O vào đất mỗi tháng 1 lần).
Liều lượng bón
Lần bón
Loại
phân
1 2 3 4 5
Tổng số
Urê 100 g 100 g 120 g 130 g 150 g 600 g
Kali sun
phát
100 g 100 g 120 g 150 g 170 g 650 g

Phòng trừ sâu bệnh: Trong giai đoạn vườn ươm cây dứa non rất hay bị
bệnh thối nõn. Nếu xuất hiện bệnh, ta tiến hành dùng thuốc RODONIL hoặc
ALIATE nồng độ 2,5% phun cho cây, nếu bị nấm bệnh dùng BENLATE
0,3% để phun trừ.
Sau khi ra ngôi, cây ở trong vườn ươm mọc được từ 6 – 7 lá là đã có đủ tiêu
chuẩn xuất vườn để đem trồng.

×