Nhân giống sầu riêng bằng phương pháp tháp
cành (mắc)
Thời vụ tháp (ghép): Tốt nhất là vào mùa mưa (từ
tháng 6-9 dương lịch) do điều kiện nhiệt độ và ẩm độ
không khí rất thích hợp để mắc ghép dính vào gốc ghép. Tuy nhiên cũng có
thể ghép được trong mùa nắng, nhưng gốc ghép phải được cắt ngọn, bứng
vô bầu, đem đặt vào chỗ mát rồi mới ghép.
Chuẩn bị gốc ghép: Hạt Sầu Riêng dễ mất sức nẩy mầm, nên khi lấy hạt ở
trái ra ta tiến hành rửa sạch, rồi đem gieo liền, trước khi gieo nên xử lý hạt để
tiêu diệt mầm bệnh như: Ridomil, Aliette, Antracol…
Sau đó trải đều hạt trên đất ẩm, dùng Basudin hạt rải xung quanh để ngừa
kiến, dế phá hại hạt; phía trên phủ cỏ khô, tưới nước giữ ẩm hàng ngày, khi
hạt nẩy mầm, đem giâm trên líp hoặc trong bầu PE. Tùy theo phương pháp
ghép mà điều chỉnh thời gian giâm: nếu ghép đọt thì thời gian từ 2- 3 tháng,
nếu ghép mắt thì thời gian từ 18- 24 tháng. Tuy nhiên đường kính gốc phải
đạt tối thiểu 1,2 cm.
Phương pháp tháp: thường có 2 phương pháp: tháp cành và tháp mắc.
Tháp cành (tháp đọt):
Cách chọn cành để tháp: cây để lấy cành tháp phải có năng suất cao, phẩm
chất ngon, không có dấu vết sâu bệnh nguy hiểm. Chọn những đoạn cành
không già lắm hay còn gọi là cành bánh tẻ (nếu tháp cành) và nên chọn các
cành hay đọt có đường kính tương đương với gốc tháp vừa cắt để việc tiếp
xúc được chặt chẽ hơn.
Kỹ thuật tháp: Tính từ mặt bầu trở lên khoảng 25 – 30 cm, cắt bỏ ngọn gốc
ghép. Sau đó dùng lưỡi lam chẻ đôi phần thân từ trên xuống khoảng 2cm.
Cắt 1 đoạn dài khoảng 3cm có chứa 1 mầm ngủ và 1 lá, cắt bỏ khoảng 2/3 lá;
phía gốc của đoạn cành (đọt) dùng lưỡi lam vạt 2 bên như vạt nêm dài
khoảng 1,5 – 2 cm, sau đó nêm vào phần gốc đã chẻ sẳn, cuối cùng quấn
dây thật chặt lại và trùm lên bằng 1 bao nylon nhỏ rồi đem giữ trong mát.
Khoảng 20 - 30 ngày sau nếu cây nào lá còn xanh thì cành (đọt) đã dính với
gốc ghép. Chăm sóc cho đến khi cây ra đọt non, cơi đọt đó già thì chuyển sang
bầu lớn, chăm sóc thời gian khoảng 6 tháng có thể đem trồng.
Tháp mắt: Đây là phương pháp phổ biến để nhân giống sầu riêng
Chuẩn bị gốc tháp: thường sử dụng kiểu tháp hình chữ U xuôi với chiều dài
2,0-2,5 cm, rộng 1,0-1,5 cm. Chọn chỗ bằng phẳng trên thân gốc tháp, cách
mặt đất 25-30 cm. Không nên tháp sát gốc vì dễ bị mầm bệnh xâm nhiễm, lau
sạch bụi, đất bám ở chỗ định tháp mở miệng tháp. Sau khi mở miệng xong,
dùng dao rọc một đường chia lớp vỏ đậy ra làm 2 phần lớn nhỏ (tỉ lệ 7/3) rồi
khoét một lỗ nhỏ bên phần lớn để khi đặt mắt tháp vào không bị cấn dập. Lưu
ý khi mở miệng tránh mũi dao làm trầy phần gỗ bên trong.
Chuẩn bị mắt tháp: Chọn mắt tháp ở những cây mẹ khoẻ mạnh, không sâu
bệnh và cho sản lượng cao…Các cành dùng để lấy mắt (lấy bo) có thể chọn
già hơn so với tháp cành. Mắt ghép được lấy từ những mầm nhú lên từ nách
lá trên cành. Cuống lá được cắt 3-4 ngày trước khi lấy mắt ghép. Dùng dao
rạch 4 đường thành hình thang, sau đó tách bo ra khỏi cành sao cho kích
thước tương ứng với đường kính của cành. Đặt mắt ghép vào miệng ghép
sao cho mầm ghép nhú ra ngoài từ nơi khoét lỗ của vỏ đậy. Sau cùng, dùng
một đoạn lá dừa dài 5cm, rộng 2cm, có khoét lỗ ở giữa đậy kín miệng ghép
và dùng dây cao su quấn chặt từ dưới lên (chừa lại chỗ mắt tháp nhô lên)
theo kiểu mái lợp để tránh nước chảy vào khi mưa hay tưới. Có thể dùng
parafin hay mở bò, sáp để bôi bên ngoài.
Kiểm tra: Sau khi tháp khoảng 10 ngày mở dây buộc ra kiểm tra, nếu mắt đã
dính thì mắt còn xanh tươi. Trường hợp mắt bị vàng, héo khô, màu nâu
đen…là đã hư. Khoảng 10 – 15 ngày sau thì mở hẳn dây buộc ra, tiến hành
cắt bỏ đọt của cây gốc ghép để mắt dễ phát triển. Sau khi mầm của mắt ghép
phát triển được 3 – 6 tháng là có thể đem ra trồng.