Chương 9
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
II. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
III. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm, tác dụng của đánh giá dự án
• Khái niệm
• Đánh giá dự án: Là q trình xác định, phân tích một cách hệ thống và khách quan các kết quả,
mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu của chúng.
• Có thể phân loại đánh giá dự án
• Căn cứ theo khơng gian có thể phân loại thành:
- Đánh giá nội bộ: Là đánh giá dự án được thực hiện bởi chính tổ chức đang thực hiện dự án (Chủ
đầu tư), với mục đích chủ yếu là cung cấp các thông tin cần thiết về dự án, làm cơ sở để ra các
quyết định về dự án như: Đầu tư hay không đầu tư, điều chỉnh, bổ sung kịp thời những thay đổi
phục vụ cho công tác quản lý…
- Đánh giá bên ngoài: Là đánh giá dự án được thực hiện bởi những người, cơ quan bên ngồi,
như: Các nhà tài trợ, cơ quan chính phủ có thẩm quyền, với mục tiêu chủ yếu là cung cấp thơng
tin cần thiết về dự án cho chính họ và các cơ quan khác liên quan đến dự án, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đồng vốn.
Căn cứ theo các giai đoạn của dự án có thể phân loại thành
- Đánh giá đầu kỳ: Là đánh giá dự án sau khi kết thúc giai đoạn soạn thảo dự án, với mục đích chủ yếu là đánh giá tính
hợp lý, hợp pháp, tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện như: Thị trường, tổ chức quản trị, kỹ thuật- công nghệ,
mục tiêu tài chính, những tác động về xã hội, mơi trừơng…khi dự án được triển khai. Đây là giai đoạn đánh giá quan trọng
nhất, khơng thể thiếu, có tính chất quyết định đến việc có đầu tư hay khơng, là cơ sở để quản lý và đánh giá dự án ở những
giai đoạn sau. Nếu đầu tư thì mới triển khai các giai đoạn sau của dự án (Đây cũng chính là công tác thẩm định dự án).
- Đánh giá giữa kỳ: Là đánh giá dự án trong quá trình thực hiện, nhằm:
• Thứ nhất. Xác định phạm vi, các kết quả của dự án đến thời điểm đánh giá, dựa trên cơ sở những mục tiêu ban đầu đã
được xác định.
• Thứ hai. Phân tích tiến độ thực hiện cơng việc cho đến thời điểm đánh giá, những thuận lợi hay các vướng mắc, khó khăn
trong q trình thực hiện dự án.
• Thứ ba. Giúp các nhà quản lý dự án đưa ra những quyết định liên quan đến việc điều chỉnh mục tiêu, cơ chế kiểm sốt tài
chính, kế hoạch.
• Thứ tư. Phản hồi nhanh cho các nhà quản lý về những khó khăn, những tình huống bất thường để có sự điều chỉnh kịp
thời đối với dự án.
- Đánh giá kết thúc dự án: Là đánh giá khi dự án đã kết thúc giai đoạn thực hiện, chuyển sang giai đoạn vận hành,
nhằm:
• Thứ nhất. Xác định mức độ đạt được về các mục tiêu của dự án.
• Thứ hai. Đánh giá những tác động về xã hội, môi trường của dự án.
• Thứ ba. Rút ra bài học, đề xuất các hoạt động tiếp theo cho dự án hoặc những dự án mới.
• Ngồi ra, có thể kể đến một số loại đánh giá dự án rất cụ thể khác thuộc quá trình thực
hiện như:
• Đánh giá khó khăn. Mục đích chủ yếu là tìm ra phương hướng giải quyết những vấn đề
khó khăn cụ thể nào đó, nẩy sinh trong quá trình thực hiện dự án.
• Đánh giá giải thể. Là đánh giá được thực hiện khi nhà tài trợ muốn kết thúc dự án trước
thời hạn. Mục đích chính của loại đánh giá này là xem xét các mục tiêu của nhà tài trợ có
được thực hiện đúng hay khơng.
• Đánh giá kiểm tra. Có thể thực hiện đột xuất hoặc định kỳ, mục tiêu chủ yếu là xem xét,
kiểm tra chất lượng cơng tác quản lý tài chính và điều hành của đơn vị tổ chức dự án có
đáp ứng được u cầu hay khơng.
• Đánh giá tồn bộ. Là loại đánh giá toàn bộ các nội dung của dự án, có tác dụng quan
trọng đối với chủ đầu tư và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của các cấp có thẩm
quyền.
• Đánh giá từng phần. Là loại đánh giá tùy thuộc từng thời kỳ dự án và cơ quan đánh giá
dự án mà lựa chọn những nội dung cần đánh giá phục vụ cho từng mục tiêu của quản lý dự
án.
1.2. Các bước tiến hành đánh giá dự án
• Bước 1. Ra quyết định đánh giá dự án.
• Bước 2. Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu phục vụ cho đánh
giá dự án.
• Bước 3. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá dự án.
• Bước 4. Tiến hành đánh giá dự án.
• Bước 5. Báo cáo đánh giá dự án.
• Bước 6. Kết luận của cấp có thẩm quyền.
1.3. Nội dung đánh giá dự án
1.3.1. Nội dung đánh giá dự án đầu kỳ
• Đánh giá dự án đầu kỳ cũng chính là cơng tác thẩm định dự án. Thẩm định dự án là q trình phân
tích, kiểm tra, đánh giá lại một cách kỹ lưỡng các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương
lai của dự án trên các phương diện: Thị trường, quản trị, kỹ thuật- cơng nghệ, tài chính và kinh tế xã hội… Đây là loại đánh giá quan trọng nhất, quyết định đến việc đầu tư của chủ đầu tư, đồng thời
là cơ sở của các loại đánh giá sau đối với dự án.
• Đối với cơ quan thẩm định nhà nước -> Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại thơng
qua việc phân tích, đánh giá về mức đóng góp dưới hình thức thuế, số ngoại tệ thu về hay tiết kiệm
được, tạo thêm công ăn, việc làm, khai thác tài nguyên trong nước thay thế hàng nhập khẩu…
• Thơng qua đó đưa ra những kết luận về sự chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc khơng
chấp nhận dự án đề nghị.
•Đối với các định chế tài chính quốc gia hoặc quốc tế -> định hướng tài trợ.
•Đối với chủ đầu tư -> ngoài việc xem xét khả năng ảnh hưởng của dự án đến lợi ích kinh tế - xã hội,
những điều cấm kỵ trong chính sách đầu tư của Nhà nước, mục đích đánh giá dự án trong giai đoạn
này của họ còn là xác định khả năng sinh lời của dự án cao hay thấp, đồng thời phát hiện để xử lý
những khiếm khuyết, những rủi ro và những khó khăn lớn có thể xẩy ra khi dự án đi vào thực hiện.
(Thị trường, quản trị, kỹ thuật-công nghệ, tài chính…)
1.3.1.1. Về phương diện thị trường
• Thứ nhất. Đánh giá số cầu: Kiểm tra lại những số liệu về số cầu quá
khứ ; dự trù số cầu của dự án; Phân tích, so sánh số cầu dự trù do dự
án đề xướng với số cầu dự trù do các cơ quan chức năng của Nhà nước
tiến hành; hoặc so sánh với cầu của các nước lân cận.
• Thứ hai. Đánh giá thị phần của dự án
• Thứ ba. Đánh giá giá bán dự trù
• Thứ tư. Đánh giá chương trình tiếp thị: Các hình thức quảng cáo, chào
hang; Các kênh phân phối ; hình thức tổ chức dịch vụ trong và sau bán
hàng…
1.3.1.2. Về phương diện quản trị
• Đánh giá dự án về phương diện quản trị là nhằm nghiên cứu, đánh giá tính khả thi về
một cơ cấu tổ chức quản trị trong quá trình triển khai dự án và ngay cả khi dự án đi vào
hoạt động
• nội dung chủ yếu:
- Ngày khởi cơng (Hồn thành) dự án và từng hạng mục.
- Hình thức tổ chức doanh nghiệp.
- Tư cách cổ đông.
- Cấp lãnh đạo (Hội đồng quản trị), cấp điều hành (Ban giám đốc) của dự án.
- Cơ cấu tổ chức nội bộ.
- Các hợp đồng
- Thuế. Cần xem xét dự án có được hưởng các ưu đãi về thuế hay không, thời gian bao
lâu, từ khi nào?...
1.3.1.3. Về phương diện kỹ thuật - cơng nghệ
• Đánh giá dự án về phương diện này là nhằm phân tích, đánh giá và xác định tính hiện
đại, tính kinh tế và tính hiệu quả về kỹ thuật và cơng nghệ được sử dụng trong dự án.
• Nội dung chủ yếu:
- Thứ nhất. Phương pháp sản xuất
- Thứ hai. Xác minh về mặt kỹ thuật các yếu tố đầu vào.
- Thứ ba. Máy móc và thiết bị
- Thứ tư. Quy mơ của xí nghiệp dự án
- Thứ năm. Cơ cấu tổ chức sản xuất
- Thứ sáu. Địa điểm xây dựng cơng trình của dự án
- Thứ bẩy. Các hợp đồng ký kết về cung cấp MMTB
1.3.1.4. Về phương diện tài chính
• Mục đích đánh giá dự án về phương diện tài chính là nhằm xem xét mức độ, khả năng
sinh lời của dự án trong tương lai có đảm bảo u cầu địi hỏi của chủ đầu tư hay không?
(Sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần II)
1.3.1.5. Về phương diện kinh tế - xã hội
• Trong q trình đánh giá dự án, việc đánh giá, thẩm định về phương diện kinh tế - xã
hội là một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến quản lý nhà nước đối với
dự án.
• Đánh giá dự án về phương diện kinh tế - xã hội là xem xét dự án có mang lại lợi ích cho
đất nước hay không? Lợi ích ấy là bao nhiêu?... khi nó đưa vào hoạt động.
(Sẽ được nghiên cứu cụ thể trong phần III).
1.3.2. Đánh giá dự án giữa kỳ
• Đánh giá dự án giữa kỳ là đánh giá trong quá trình thực hiện, nhằm
xác định các kết quả, tiến độ thực hiện các công việc cũng như các
mục tiêu đã được xác định trong giai đoạn trước của dự án, giúp cho
các nhà quản lý dự án có những quyết định kịp thời đối với dự án. Tùy
theo từng dự án và thời điểm đánh giá mà nội dung đánh giá có khác
nhau.
• Nội dung chủ yếu:
- Đánh giá tính pháp lý, năng lực, uy tín của các bên có liên quan trong q trính thực hiện
dự án.
- Đánh giá, kiểm tra công tác đấu thầu (Hay chỉ định thầu) của dự án.
- Đánh giá mức độ tiên tiến, hiện thực của các loại kế hoạch thực hiện dự án,
- Xác nhận khối lượng, chất lượng các công việc của dự án đã triển khai thông qua các biên
bản bàn giao, nghiệm thu của các bên có liên quan.
- So sánh, đánh giá giữa thực tế thực hiện với kế hoạch của từng loại công việc dự án, trong
đó, cần tập trung vào những cơng tác lớn có tính chất quyết định đến thành cơng hay thất
bại của dự án, như: Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; cơng tác thiết kế, dự tốn; công
tác cung ứng vật tư, MMTB; công tác xây dựng, lắp đặt MMTB…
- Đối với công tác xây dựng và lắp đặt MMTB của dự án thì cần phải chi tiết, cụ thể đến
từng hạng mục, đơn vị cơng trình, cũng như từng biện pháp tổ chức thực hiện, có như vậy
mới đánh giá đúng tiến độ thực hiện của dự án.
- Đánh giá, phân tích các vấn đề về tạm ứng, thanh tốn vốn cho các cơng tác của dự án
giữa các bên có liên quan, có quan hệ mật thiết với các loại hợp đồng và khối lượng công
tác hoàn thành của dự án trong từng thời gian.
- Đánh giá về công tác tư vấn, nhất là bàn giao các tài liệu thiết kế, dự toán; tư vấn giám sát.
- Đánh giá các vấn đề về an toàn trong quá trình thực hiện dự án, như: Các biện pháp bảo
hộ lao động, an toàn cho MMTB, cảnh giới an tồn giao thơng.
- Đánh giá các vấn đề về vệ sinh mơi trường trong q trình thực hiện dự án, như: Đất thải,
rác thải xây dựng; khói, bụi, nước bẩn, tiếng ồn...Các biện pháp xử lý.
- Đánh giá những khó khăn mà các bên gặp phải trong quá trình thực hiện dự án cũng như
các biện pháp xử lý…
- Đánh giá những thay đổi, điều chỉnh trên tất cả các mặt trong quá trình thực hiện dự án so
với giai đoạn soạn thảo, nhất là các vấn đề về: Quy mơ, cơng suất, trình độ cơng nghệ
MMTB, tổ chức quản trị, tài chính…
- Đánh giá tiến độ cơng tác chuẩn bị cho vận hành của dự án đối với các bên có liên quan…
1.3.3. Đánh giá dự án kết thúc
• Đánh giá dự án kết thúc là đánh giá dự án khi đã hoàn thành, bàn giao để đưa vào khai
thác, sử dụng, nhằm đánh giá kết quả của tồn bộ q trình thực hiện dự án, đúc kết kinh
nghiệm, rút ra bài học, đề xuất cho quá trình vận hành của dự án và các dự án tương tự.
Tùy theo từng dự án mà nội dung đánh giá có khác nhau.
• Tuy nhiên, về cơ bản có thể tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
- Đánh giá tính phù hợp của dự án trong chiến lược phát triển chung của địa phương, vùng và
toàn bộ nền kinh tế.
- Xác nhận tồn bộ khối lượng, chất lượng các cơng việc của dự án đã hồn thành, thơng qua
các biên bản nghiệm thu, bàn giao giữa các bên có liên quan. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến
các hạng mục chính quyết định đến năng lực vận hành của dự án và vấn đề xử lý môi trường.
- Đánh giá tiến độ thực hiện toàn bộ dự án so với kế hoạch trên tất cả các mặt, như: Thời gian,
chi phí, các vấn đề về hợp đồng, thanh quyết toán…
- Đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, các biện pháp xử lý của
các bên có liên quan.
• Đánh giá mức độ tiên tiến và hiệu quả của dự án trong điều kiện thực tế khi dự án
hồn thành, chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng.
• Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đối với khu vực, địa phương về tất cả các
mặt, nhất là: Việc làm, thu nhập cho người lao động; tác động dây chuyền cho các
dự án khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển hạ tầng, đơ thị hóa; xóa đói,
giảm nghèo; vấn đề ơ nhiễm mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử,
văn hóa; thu ngân sách cho địa phương…
• Đánh giá các vấn đề cịn tồn tại, những tranh chấp cần được xử lý tiếp theo của
các bên có liên quan.
• Đánh giá các thành tích, những mặt cịn hạn chế trong q trình thực hiện dự án
của các bên có liên quan, đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học cho các dự án tương
tự.
• Đánh giá, đề xuất các vấn đề về: kỹ thuật, tổ chức quản lý… cho quá trình vận
hành của dự án…
II. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Khái niệm
Đánh giá tài chính dự án đầu tư: Là phân tích khả năng sinh lời của dự án,
trên cơ sở đó lựa chọn được phương án đem lại lợi ích tài chính tối đa cho chủ
đầu tư.
-> chỉ được đánh giá sau khi đã thực hiện đánh giá về các phương diện: Thị
trường, tổ chức quản trị và kỹ thuật công nghệ của dự án.
Tác dụng của đánh giá tài chính dự án đầu tư
- Thứ nhất. Đối với chủ đầu tư, đánh giá tài chính dự án đầu tư là căn cứ quan
trọng bậc nhất để quyết định đầu tư hay không đầu tư.
- Thứ hai. Đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, đánh giá tài chính dự
án đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét cho
phép đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước còn phải được xem xét về phương diện kinh tế xã hội của dự án.
- Thứ ba. Đối với các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước, đánh giá tài chính dự
án đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định cho vay đối với dự
án.
- Thứ tư. Đánh giá tài chính dự án đầu tư còn là cơ sở để tiến hành đánh giá dự án
về phương diện kinh tế - xã hội.
-> Cả hai nội dung đánh giá trên giống nhau là đều dựa vào việc so sánh các kết quả
thu được với các khoản chi phí đã bỏ ra của dự án. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ,
trong đánh giá tài chính, các kết quả và chi phí chỉ tính ở phạm vi doanh nghiệp
(Chủ đầu tư). Còn trong đánh giá kinh tế - xã hội, các kết quả và chi phí được mở
rộng ra cho cả nền kinh tế, xã hội.
2.2. Giá trị thời gian của tiền và tỷ suất chiết khấu trong
đánh giá tài chính dự án đầu tư
2.2.1. Giá trị thời gian của tiền
- Một đồng tiền hiện tại có giá trị khác với một đồng tiền trong tương lai ->
giá trị thời gian của tiền là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời
gian.
- Tiền có giá trị thời gian do các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất. Do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.
Thứ hai. Do tiền có khả năng sinh lời.
Thứ ba. Do sự không chắc chắn về tương lai.
Thứ tư. Do thu nhập không đều theo thời gian và do tin tưởng vào tương lai.
2.2.2. Tỷ suất chiết khấu của dự án
• Tỷ suất chiết khấu của dự án là lãi suất thực mà dự án phải trả cho việc sử dụng các
nguồn vốn.
• Tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng mà tỷ suất chiết khấu của dự án có thể được xác
định khác nhau. Về cơ bản có các trường hợp chủ yếu sau đây:
- Trường hợp VĐT là vốn vay (VND) thì lãi suất vay sẽ được sử dụng làm tỷ suất
chiết khấu của dự án.
- Trường hợp VĐT là vốn chủ sở hữu thì lãi suất huy động dài hạn của ngân hàng
được sử dụng làm tỷ suất chiết khấu của dự án.
- Trường hợp VĐT là vốn cổ phần thì lợi tức cổ phần là tỷ suất chiết khấu của dự án.
- Trường hợp VĐT là vốn góp liên doanh thì tỷ suất chiết khấu của dự án là lãi suất
do các bên liên doanh thỏa thuận.
- Trường hợp VĐT là vốn NSNN cấp thì tỷ suất chiết khấu là lãi suất định mức do
Nhà nước quy định tùy thuộc vào tính chất của dự án.
- Trường hợp VĐT là vốn vay bằng ngoại tệ thì lãi suất vay được điều
chỉnh theo sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai được sử
dụng làm tỷ suất chiết khấu của dự án
r = (1 + rv)(1 ± re) - 1 (9.1) – TR: 163
• Trong đó:
• r: Tỷ suất chiết khấu của dự án
• rv: Lãi suất vay ngoại tệ (%/năm)
• re: Tỷ lệ tăng (giảm) tỷ giá hối đoái dự kiến (%/năm)
- Trường hợp VĐT được huy động từ nhiều nguồn thì tỷ suất chiết khấu
của dự án sẽ là lãi suất bình quân của các nguồn, theo công thức: (9.2)
TR: 163