Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

Đảng bộ quân chủng phòng không không quân lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ ở miền bắc việt nam giai đoạn 1965 1968 và năm 1972

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.39 KB, 197 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan luận án là cơng trình
nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các tài
liệu, số liệu trong luận án là trung thực, chính
xác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không
trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trung Thơng


3

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những
vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QN
CHỦNG PHỊNG KHƠNG - KHÔNG QUÂN VỀ CHỐNG
CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN
BẮC (1965 - 1968)



5
12
12
28

33

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân

chủng Phịng khơng - Khơng qn về chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc
2.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân chủng
2.3. Đảng bộ Quân chủng chỉ đạo
Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QN CHỦNG

PHỊNG KHƠNG - KHÔNG QUÂN VỀ CHỐNG CHIẾN
TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN BẮC
NĂM 1972

33
48
56

87

3.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân
chủng Phòng không - Không quân trong chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc
87

3.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân chủng
102
3.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân chủng
110
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ QN CHỦNG PHỊNG KHƠNG KHƠNG QN TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ
HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN
1965 - 1968 VÀ NĂM 1972
131

4.1. Nhận xét
4.2. Kinh nghiệm

131
151
168

KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
171
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
172


4

PHỤ LỤC

194



5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chữ viết đầy đủ
Bộ Quốc phịng
Bộ Tham mưu
Bộ Tư lệnh
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị
Chủ nghĩa xã hội
Nhà xuất bản
Phịng khơng - Khơng qn
Qn ủy Trung ương
Sẵn sàng chiến đấu
Xã hội chủ nghĩa


Chữ viết tắt
BQP
BTM
BTL
CTĐ, CTCT
CNXH
Nxb
PK - KQ
QUTW
SSCĐ
XHCN


6

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong
khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, từ khi dựng nước đến nay, các thế hệ
người Việt Nam ln phải cảnh giác, đối phó với âm mưu, thủ đoạn và hành
động xâm lược của các thế lực ngoại bang. Hiếm có dân tộc nào như dân tộc
Việt Nam, lịch sử dựng nước lại luôn đồng hành với lịch sử giữ nước. Cũng
hiếm có dân tộc nào mà lịch sử giữ nước lại thường xuyên gặp phải những
tình thế cam go như dân tộc Việt Nam: kẻ thù xâm lược luôn lớn mạnh hơn
nhiều lần. Nhưng cuối cùng, chiến thắng vẫn luôn thuộc về Việt Nam, đất
nước ta, dân tộc ta vẫn trường tồn và phát triển. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước nói chung, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối
với miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972 là một trong
những dấu mốc lịch sử như thế.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước nguy cơ bị phá sản trong chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh
cục bộ”, đưa quân ồ ạt vào tham chiến trên chiến trường chính miền Nam,
đồng thời sử dụng hải quân, không quân đánh phá miền Bắc, nhằm đưa miền
Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Để thực hiện mục tiêu đánh phá miền Bắc, đế quốc
Mỹ đã dùng những thủ đoạn tàn bạo nhất, bất chấp những quy tắc đạo đức,
những quy ước về chiến tranh, với những vũ khí, khí tài hiện đại nhất (trừ
bom nguyên tử) hòng khuất phục dân tộc Việt Nam. Trước âm mưu, thủ đoạn
của đế quốc Mỹ, khơng ít người tỏ ra lo sợ. Bạn bè quốc tế cũng khun ta
“khơng nên đánh Mỹ”, bởi điều đó chẳng khác gì “đem trứng chọi đá”.
Trong bối cảnh hết sức phức tạp của thời cuộc khi đó, Đảng Lao động
Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã bình tĩnh, sáng suốt
trong nhận định, phân tích, đánh giá tình hình, sớm đưa ra những dự báo về
việc đế quốc Mỹ sẽ leo thang tấn công miền Bắc; chỉ đạo QUTW và BQP gấp
rút xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng Phịng khơng,
Khơng quân để đối phó với âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ.


7

Thực hiện chỉ đạo của QUTW, ngày 22-10-1963, BQP ra Quyết định số
50/QĐ thành lập Quân chủng PK - KQ, trên cơ sở hợp nhất BTL Phịng khơng
và Cục Khơng quân. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Quân chủng PK - KQ,
ngày 09-01-1964, Ban Bí thư quyết định hợp nhất Đảng bộ BTL Phịng khơng
và Đảng bộ Cục Không quân thành Đảng bộ Quân chủng PK - KQ.
Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, QUTW và BQP, Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ đã lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng
nhanh chóng kiện toàn, phát triển lực lượng, phối hợp chặt chẽ với quân và
dân cả nước chiến đấu kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, đánh bại
chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.

Đặc biệt, với thắng lợi của chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
tháng 12-1972, đập tan cuộc tập kích đường khơng chiến lược chủ yếu bằng
B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng... Thắng lợi đó đã góp phần
quan trọng tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, buộc chính quyền R.Nixon phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận trở
lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại
hịa bình ở Việt Nam”, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân hai miền Nam
- Bắc tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thắng lợi của quân và dân Việt Nam nói chung, của Quân chủng PK - KQ
nói riêng trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc giai
đoạn 1965 - 1968 và năm 1972 không chỉ cổ vũ đối với quân và dân miền
Nam, làm nức lòng nhân loại u chuộng hịa bình trên thế giới, cổ vũ mạnh
mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, mà cịn góp phần quan trọng
vào sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Chiến thắng của quân và dân Việt Nam nói chung, của Quân chủng PK
- KQ nói riêng trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn
1965 - 1968 và năm 1972, đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử và được khai thác
dưới rất nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều tác phẩm tái hiện sống động những
đau thương mất mát, cùng khí thế hào hùng và niềm vui chiến thắng của quân
và dân Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Có những


8

tác phẩm bộc lộ tâm trạng, những lời thú nhận cay đắng của đối phương, để
lại nỗi đau sâu sắc cho kẻ thất trận, ngay cả khi cuộc chiến đã lùi sâu vào lịch
sử. Cũng có khơng ít tác phẩm, bài viết, chứa đựng biết bao lời hay, ý đẹp của
bạn bè quốc tế về “sức mạnh kỳ diệu Việt Nam”, về “chiến thắng của ý chí,
lương tri, phẩm giá và trí tuệ Việt Nam; và cũng có cả những ý kiến lạc lõng
hịng cố tình hạ thấp thắng lợi này khi coi đó như là “sự ăn may”... Tuy nhiên,

đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào trực tiếp bàn về Đảng bộ Quân
chủng PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền
Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972 dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề này sẽ
góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm lịch sử Đảng lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ đối với miền Bắc nói riêng.
Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN diễn
ra trong bối cảnh vừa có thời cơ, vận hội mới, vừa phải đối mặt với những nguy
cơ, thách thức không thể xem thường. Đại hội XIII của Đảng (01-2021) chỉ rõ:
“Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, giữ vững mơi
trường hồ bình, ổn định... là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức
rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới” [108, tr.108). Theo dự báo của các
chuyên gia, nếu chiến tranh xảy ra các thế lực thù địch tiếp tục dựa vào sức
mạnh của vũ khí cơng nghệ cao, thực hiện tác chiến đường không tạo thế áp
đảo ngay từ đầu. Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đại hội chủ trương: “tiếp tục xây dựng Quân đội
nhân dân, Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng: hải quân,
phòng không - không quân, tác chiến điện tử...” [108, tr.276-277].
Quán triệt phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng an ninh của Đảng
trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi phải tập trung xây dựng, củng cố,
tăng cường sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối không, tổ chức tốt thế trận
và lực lượng phịng khơng ba thứ qn, khơng qn tồn quân một cách cân


9

đối trên cơ sở nòng cốt là Bộ đội PK - KQ; khơng ngừng nâng cao trình độ và
khả năng SSCĐ nhằm đánh thắng địch cả trong điều kiện chiến tranh thông

thường và trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí cơng nghệ cao.
Như vậy, nhu cầu về khoa học cũng như thực tiễn hiện nay đặt ra vấn
đề cần đi sâu nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh
đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ giai đoạn 1965 - 1968 và
năm 1972; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào xây dựng
Quân chủng PK - KQ đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
trong tình hình mới là rất cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Qn chủng Phịng
khơng - Khơng qn lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972” làm luận án tiến sĩ
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm
1972; đúc rút những kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây
dựng Quân chủng PK - KQ hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ Quân chủng
PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc
giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền
Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân chủng
PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc
giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.



10

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
và năm 1972.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ Quân chủng PK KQ về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc giai đoạn 1965 1968 và năm 1972, trên các vấn đề: phương hướng, mục tiêu, yêu cầu và nhiệm
vụ, giải pháp; sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân chủng về chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ trên các nội dung: kiện toàn tổ chức, biên chế; công tác tư
tưởng; tổ chức huấn luyện chiến đấu; hiệp đồng, bảo đảm; hoạt động tác chiến.
Việc phân chia các nội dung chỉ đạo như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì
trong chiến đấu các nội dung trên đều có mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau.
Phạm vi không gian: miền Bắc Việt Nam (căn cứ theo hiệp định
Giơnevơ về phân chia ranh giới tạm thời từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc).
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn 1965 - 1968 và năm
1972. Sự phân chia này được dựa trên cơ sở sau:
Mốc thời gian mở đầu để nghiên cứu là ngày 07-02-1965, đây là thời
điểm đế quốc Mỹ chính thức tuyên bố tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc. Ngày 01-11-1968, đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc;
đồng thời, là sự kiện đánh dấu quân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
Ngày 06-4-1972, Tổng thống Mỹ R.Nixon quyết định huy động hàng nghìn
lần máy bay chiến thuật, hàng chục lần chiếc B-52 mở chiến dịch Linebacker I, tiếp
tục đánh phá miền Bắc Việt Nam; ngày 18-12-1972, chính quyền R.Nixon mở
chiến dịch Linebacker II, đánh phá Hà Nội, Hải Phòng… ; đêm 29-12-1972, quân
và dân miền Bắc đã đánh bại hồn tồn cuộc tập kích đường khơng chiến lược bằng
B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng... 7 giờ sáng ngày 30-12-1972, Tổng
thống Mỹ R.Nixon phải tun bố chấm dứt cuộc tập kích đường khơng chiến lược



11

vào Hà Nội, Hải Phòng, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu,
luận án có đề cập đến một số nội dung trước và sau khoảng thời gian nêu trên.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội, về chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc.
Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu dựa vào thực tiễn quá trình Trung ương Đảng cùng
với Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ ở miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972, được thể hiện và
lưu giữ trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của QUTW, BQP,
của Đảng bộ, BTL Quân chủng PK - KQ, các cơ quan BTL và các đơn vị
trong Quân chủng; các cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngồi
nước có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, trong đó sử
dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó là
chủ yếu; đồng thời kết hợp các phương pháp khác, như: phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh và phương pháp chuyên gia... để làm sáng tỏ nội dung có liên quan.
Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu để trình bày tình
hình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo trình tự thời gian; bối cảnh lịch sử,
quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quân chủng PK KQ về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc từ tháng 021965 đến tháng 11-1968 và từ tháng 4 đến tháng 12-1972.
Phương pháp logic được sử dụng chủ yếu để rút ra giá trị của các cơng

trình đã tổng quan; khái qt nội dung chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc;


12

rút ra những ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được sử dụng
nhằm làm rõ những nội dung liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân
chủng PK - KQ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc giai
đoạn 1965 - 1968 và năm 1972 gắn với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
5. Những đóng góp mới của luận án
Cung cấp hệ thống tư liệu phong phú, cập nhật, tin cậy về quá trình
Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Góp phần vào việc phục dựng, làm sâu sắc thêm quá trình Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Nêu bật những ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những
kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn
1965 - 1968 và năm 1972.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972.
Góp thêm luận cứ khoa học, kinh nghiệm thực tiễn cho việc hoạch định
chủ trương, chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng Quân

chủng PK - KQ nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên
truyền về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như lịch sử Quân đội và
Quân chủng PK - KQ anh hùng.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục cơng
trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


13

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
George McTurnan Kahin and John Wilson Lewis (1967), The US in
Vietnam (Mỹ ở Việt Nam) [219]. Cuốn sách đã tái hiện một cách chi tiết quá trình
Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam; đồng thời, chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn
và mục đích của nhà cầm quyền Mỹ khi quyết định sử dụng không quân và hải
quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu về quá trình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân
dân miền Bắc Việt Nam, các tác giả nhận thấy: “những cuộc ném bom của Mỹ
không làm nao núng và khủng bố tinh thần dân chúng mà đã kích thích và hun
đúc họ. Ngay từ lúc quả bom đầu tiên rơi xuống miền Bắc Việt Nam, đất nước
này đã kết lại thành một khối khơng gì lay chuyển được” [219, tr.231-232]. Từ đó,
các tác giả đưa ra dự báo: nếu Mỹ tiếp tục mở rộng chiến tranh ra miền Bắc sẽ vấp
phải cuộc phản cơng liên tục của một qn đội chính quy, quả cảm và một quốc

gia tồn du kích, buộc Mỹ cuối cùng phải rút lui.
A.N.Iacovlep, X.I.Beglop, V.V.Giuockin, L.M.Damiatin, V.X.Dorin
(1971), Leo thang chiến tranh và lừa bịp [156]. Cuốn sách đã phơi bày sự thật
về cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ
được chuẩn bị, bắt đầu và lan rộng như thế nào; về những luận điệu tuyên
truyền lừa bịp, gian dối, “giả nhân, giả nghĩa” của giới cầm quyền Mỹ, đó là:
“Mỹ đang giữ gìn hịa bình ở châu Á và sẽ tôn trọng Hiệp định Giơnevơ... “vụ
Vịnh Bắc Bộ” là “sự tấn công vô duyên của những người cộng sản”.... những
đợt “tạm ngừng” ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa là do Mỹ mong
muốn tìm con đường đi tới hịa bình” [156, tr.177].
John M Van Dyke (1972), North Vietnam's strategy for survival (Chiến
lược của Bắc Việt Nam vì sự sống sót) [217]. Nội dung cuốn sách đã phác họa
chi tiết và luận giải một cách sâu sắc vì sao nhân dân Bắc Việt Nam có thể
sống sót và chịu đựng được hàng nghìn tấn bom, đạn mà Mỹ đã thả xuống


14

miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965 - 1968. Để trả lời cho câu hỏi
trên, tác giả đã đi sâu phân tích và chỉ rõ: chính sự lãnh đạo của Đảng Lao
động Việt Nam, cùng những nỗ lực của quân và dân miền Bắc trong lao động,
sản xuất, đã giúp nhân dân miền Bắc vượt qua những khó khăn, thử thách;
đồng thời, chi viện đắc lực sức người, sức của cho miền Nam.
M.A.Kaplan, A.Chayes, (1973), Vietnam settlement why 1973, not 1969
(Tại sao vấn đề Việt Nam được giải quyết năm 1973 mà không phải năm 1969)
[220]. Cuốn sách phản ánh xung quanh vấn đề Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh
Việt Nam và q trình sử dụng khơng qn, hải quân leo thang đánh phá miền
Bắc Việt Nam; đồng thời làm rõ: vì sao đến năm 1973, Mỹ mới rút quân khỏi
miền Nam Việt Nam mà không phải năm 1969 (sau khi Mỹ đã thất bại trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968). Theo luận giải

của các tác giả, sở dĩ chính quyền R.Nixon luôn “cố chấp” kéo dài cuộc chiến là
do quân đội Mỹ và đồng minh đang bị “mắc kẹt” ở miền Nam Việt Nam. Để cứu
vãn sự sụp đổ của quân ngụy ở miền Nam Việt Nam, chính quyền R.Nixon đã
huy động một lực lượng lớn máy bay, tàu chiến ồ ạt đánh phá miền Bắc Việt
Nam. Với tuyên bố thực hiện cái gọi là “hành động qn sự có tính chất quyết
định”, chính quyền Mỹ hy vọng sẽ giành được thắng lợi quyết định trên chiến
trường, buộc Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải nhượng bộ theo
những điều khoản có lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán ở Paris hoặc chí ít là một
cuộc “rút lui trong danh dự”. Đúng như những gì R.Nixon tuyên bố: “Thà thất bại
trong cuộc bầu cử Tổng thống còn hơn thua trong cuộc chiến này” [220, tr.248].
A.Amter Joseph (1985), Lời phán quyết về Việt Nam [157]. Nội dung của
cuốn sách đã chỉ rõ âm mưu của các đời Tổng thống Mỹ trong thời kỳ tham
chiến ở Việt Nam. “Các tướng lĩnh được giao bảo vệ đất nước này nói rằng nếu
chúng ta không chặn đứng cộng sản ở Việt Nam, chúng sẽ chiếm toàn châu Á và
sau đến lượt chúng ta.” [157, tr.12-13]; đồng thời, tác giả luận giải vì sao chính
quyền Mỹ đưa không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Để minh
chứng cho luận điểm này, A.Amter Joseph đã cung cấp cho độc giả những
chứng cứ của “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” và sự vu cáo của chính quyền B.Johnson
về việc tàu hải quân Việt Nam tiến công tàu Maddox của Hoa Kỳ lần thứ hai ở


15

ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Chủ trương của R.Nixon trước khi nhậm chức “Nối lại
các cuộc tiến công không quân chống Bắc Việt Nam; rải mìn cảng Hải Phịng
đồng thời đe dọa xâm chiếm Bắc Việt Nam; đuổi theo các đơn vị vào Lào và
Campuchia, tìm cách tiêu diệt các đất thánh của họ và cắt đứt các đường tiếp tế”
[157, tr.244]. Cuốn sách còn “phơi bày” những luận điệu dối trá của B.Johnson
và R.Nixon nhằm lừa bịp nhân dân Mỹ, Quốc hội Mỹ và dư luận thế giới về
cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam; những “nước cờ” trong quan hệ ngoại

giao nước lớn mà chính quyền Mỹ tiến hành với Liên Xô, Trung Quốc.
Oatơ Boinơ (1997), Chiến dịch Lainơbêchcơ [2]. Bài viết đã khẳng định
sức mạnh của hệ thống phịng khơng Việt Nam vào thời điểm năm 1972: “Sau
một thời gian xây dựng, Bắc Việt Nam đã có hệ thống phịng khơng thích hợp
mạnh nhất thế giới. Quy mơ và sức mạnh của hệ thống phịng khơng này mạnh
đến mức nhiều người tin rằng, các máy bay ném bom hạng nặng B-52, “át chủ
bài” lực lượng tiến cơng từ xa của Mỹ khó mà sống sót” [2, tr.19]. Từ đó, tác giả
chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến B-52 của Mỹ bị tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội:
“Một là, radar của Bắc Việt Nam có thể vơ hiệu hóa các biện pháp đối phó điện
tử của B-52. Hai là, diện tích phản xạ hiệu dụng của B-52 quá lớn. Ba là, tốc độ
gió quá lớn làm giảm tốc độ của máy bay” [2, tr.20-22].
George C.Herring (2004), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ
[152]. Cuốn sách đi sâu phân tích làm rõ những thất bại của Mỹ, hậu quả đối với
nước Mỹ khi ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam; đồng thời chỉ rõ
nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là do: trong suốt
cuộc kháng chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thường xuyên củng cố và tăng
cường sức mạnh của miền Bắc; sức mạnh đồn kết, truyền thống đồn kết và ý
chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam, cũng như sự can đảm, tài trí
của quân và dân Việt Nam khi phải đối đầu với sức mạnh quân sự của Mỹ.
Khơng chỉ đưa ra những nhận định đánh giá tồn diện, cẩn trọng về vai trò
của miền Bắc đối với miền Nam Việt Nam. Tác giả, còn chỉ rõ: trong quá trình
chống chiến tranh phá hoại, miền Bắc Việt Nam không chỉ tránh được sự huỷ diệt
của bom B-52, mà còn bảo vệ vững chắc tuyến vận tải cung cấp sức người, sức
của từ Bắc vào Nam; thất bại của Mỹ trong nỗ lực cắt đứt viện trợ của Bắc Việt


16

cho quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Nội dung của cuốn sách còn đề cập
về phong trào phản đối chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ ở Việt Nam; đồng

thời, phân tích những tác động của nó tới cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Từ đó,
tác giả đưa ra những quan điểm khách quan, đánh giá, nhận định về những quyết
định sai lầm của chính quyền Mỹ khi tiến hành chiến tranh ở Việt Nam.
Jeffrey Kimball (2007), Hồ sơ chiến tranh Việt Nam - Tiết lộ lịch sử bí mật
của chiến lược thời Nixon [159]. Cuốn sách không chỉ cung cấp cho độc giả những
tài liệu mật về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam thời R.Nixon, mà cịn phân tích
làm rõ chính sách của chính quyền R.Nixon về chiến tranh Việt Nam; những lật
lọng, nuốt lời hứa của R.Nixon với nhân dân và Quốc hội Mỹ khi trở thành Tổng
thống. “Sẵn sàng đàm phán một sự rút khỏi Nam Việt Nam trong danh dự mà ông
ta nói rõ là hầu như bất cứ điều kiện gì, trừ việc trao lại cho những người Cộng sản
Bắc Việt hàng triệu người đã được các vị tiền nhiệm của ơng ta dìu dắt để họ tin cậy
vào nước Mỹ” [159, tr.24]. Nhưng trên thực tế, R.Nixon đã đưa chiến tranh ở Việt
Nam lên mức độ tàn khốc, ác liệt hơn, khi quyết định huy động lực lượng lớn
không quân, hải quân tham chiến ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc bằng
chiến dịch Linebacker I và Linebacker II, để thực hiện mục đích khơng để: “Hà Nội
giật đổ Hoa Kỳ, chúng ta sẽ nghiền nát chúng” [159, tr.431].
Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất [67]. Nội dung
của cuốn sách đã mô tả một cách chi tiết từ việc Tổng thống Mỹ B.Johnson lợi
dụng “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” như lời xin lỗi để ra lệnh cho các cuộc đột kích trên
khơng đánh các mục tiêu bờ biển ở miền Bắc Việt Nam. Cho đến việc chính quyền
Mỹ quyết định sử dụng chất độc da cam và máy bay chiến lược B-52 trong chiến
tranh Việt Nam. Cuốn sách còn cung cấp cho độc giả những số liệu minh chứng
cho những tổn thất, những thất bại mà quân đội Mỹ phải gánh chịu trong chiến
tranh Việt Nam. “Trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam, 46.370 quân nhân Mỹ đã
chết trên chiến trường… Tháng 6, năm 1974, Bộ Quốc phịng của Mỹ đã ước tính
tổng thiệt hại của cuộc chiến khoảng 145 tỷ đô la theo mức giá của năm 1974” [67,
tr.393-394]. Song, đây là đánh giá của học giả người Mỹ nên khó tránh khỏi những
điều chưa đồng thuận với cách đánh giá của người Việt Nam trên một số điểm.



17

Chiến tranh Việt Nam là thế đó (1965-1973) (2008) [71]. Với độ dày 757
trang, tác phẩm là tập hợp của 29 bài viết của các chuyên gia quân sự Liên Xô
trực tiếp giúp đỡ Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nội
dung của các bài viết đi sâu phân tích làm rõ: cái giá phải trả cho những quyết
định sai lầm của giới cầm quyền Mỹ khi quyết định leo thang bắn phá miền Bắc
Việt Nam; tính chất ác liệt của các trận khơng kích mà không quân Mỹ gây ra cho
miền Bắc Việt Nam; tinh thần chiến đấu, lao động sản xuất của quân và dân miền
Bắc Việt Nam sau mỗi trận khơng kích của khơng qn Mỹ.
Trong đó có bài “Cải tiến về mặt tác chiến bộ khí tài tên lửa phịng khơng
XA-75 (Đvina) trong q trình chiến đấu” của Trung tướng Vơrơbiép M.I. Bài
viết đã nêu bật những thành công trong quá trình cải tiến bộ khí tài Tên lửa
phịng khơng Đvina của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK - KQ Việt Nam và
chuyên gia quân sự Liên Xô. Theo thống kê của Quân chủng PK - KQ Việt
Nam: “Thời kỳ đầu chiến dịch (1965) chỉ tiêu hao 1-2 quả tên lửa cho một máy
bay bị bắn rơi, thì đến năm 1966 lượng tiêu hao đó đã tăng lên 3-4 quả... ngày
16-12-1967, Bộ đội Tên lửa phóng 29 quả chỉ tiêu diệt được hai máy bay, 11 quả
bị mất điều khiển rơi ngay sau khi phóng” [71, tr.482-485].
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiệu suất chiến đấu của Tên lửa
Đvina, Bộ đội Phịng khơng Việt Nam đã cùng chun gia quân sự Liên Xô
nghiên cứu nâng cấp hệ thống radar, cải tiến chống nhiễu rãnh đạn, chống
nhiễu rãnh mục tiêu của tên lửa. Với cách cải tiến trên, Tên lửa Đvina đã hiện
đại hơn, linh hoạt hơn so với tên lửa Đvina năm 1965. Vì vậy năm 1972, Bộ
đội Tên lửa Việt Nam “Phóng 1.155 lần, tiêu hao tồn bộ 2.059 quả tên lửa, hạ
được 421 máy bay. Tiêu hao trung bình 4,9 quả tên lửa cho một mục tiêu” [71,
tr.491]. Là người trực tiếp cùng Bộ đội Phịng khơng Việt Nam cải tiến khí tài,
huấn luyện và chiến đấu, tác giả khẳng định: “Có được thành tích trên là do các
sĩ quan và hạ sĩ quan Việt Nam rất chăm chỉ, họ thành thạo như những cỗ máy,
trong việc thao tác, họ có thể, bằng trí nhớ, kể ra và chỉ ra bất kỳ điều mục nào,

thuộc hết các thơng số của mọi tín hiệu” [71, tr.492].


18

1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
* Nhóm cơng trình nghiên cứu chung về chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ [202]. Cơng trình gồm 2 tập.
Tập I, tập trung luận giải làm rõ đặc điểm tình hình Việt Nam ở hai miền Nam Bắc trước khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước; khái quát diễn biến
của chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tập II, đi sâu phân tích làm rõ 9 bài học
kinh nghiệm lớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Trong cả hai tập sách, các tác giả đã tập trung
luận giải làm rõ vị trí, vai trị của lực lượng phịng khơng quốc gia, trong đó
Qn chủng PK - KQ là lực lượng nịng cốt cùng với quân và dân miền Bắc
đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.
Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương Chuyên đề Chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phịng
khơng địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc
(1954 - 1972) [16]. Chuyên đề tập trung làm rõ những yếu tố tác động đến công
tác xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phịng khơng địa phương
trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; quá trình chỉ đạo
xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phịng khơng địa phương, chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; đồng thời, rút ra 4 bài học
kinh nghiệm: 1) Thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động xây
dựng, phát triển lực lượng phịng khơng địa phương trong thế trận chiến tranh
nhân dân đối không trên miền Bắc phù hợp với tình hình nhiệm vụ từng thời kỳ,
từng vùng; 2) Vừa chỉ đạo đánh trả có hiệu quả máy bay địch, vừa chỉ đạo thực
hiện tốt việc sơ tán phòng tránh, khắc phục hậu quả ở địa phương; 3) Quán triệt

sâu sắc tư tưởng, nguyên tắc tác chiến phịng khơng, vận dụng sáng tạo vào chỉ
đạo tác chiến phịng khơng địa phương thực hiện cách đánh thích hợp, có hiệu
quả, kết hợp phịng khơng địa phương với phịng khơng chủ lực; 4) Phát huy vai
trị lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, tham gia của


19

các ngành, đồn thể, vai trị tham mưu và chỉ huy của cơ quan quân sự địa
phương; vai trò cơ quan tham mưu phịng khơng các cấp [16, tr.149-240].
Nguyễn Xn Tú (2009), Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [201]. Nội dung cuốn sách tập trung
làm rõ: vai trò của hậu phương trong chiến tranh và sự cần thiết xây dựng hậu
phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; miền Bắc quá
độ lên CNXH và bước đầu chi viện cho miền Nam (1954-1965); miền Bắc
vừa xây dựng CNXH, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và đẩy
mạnh chi viện cho miền Nam (1965-1975). Tác giả khẳng định: “Dưới bom
đạn vô cùng ác liệt do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, miền Bắc vẫn
vững vàng, vừa sản xuất vừa chiến đấu và làm tròn nghĩa vụ của hậu phương
lớn đối với tiền tuyến” [201, tr.128].
Nguyễn Thị Chinh (2014), Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972-1/1973) [69]. Tiếp cận dưới góc độ
khoa học Lịch sử, luận án phản ánh một cách khách quan, chân thực tình hình
trong nước và quốc tế, cũng như âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai; làm rõ chủ trương của Đảng Lao
động Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối
với miền Bắc; phục dựng lại quá trình chiến đấu của quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế và rút ra 3 kinh nghiệm: Một là,
nắm vững bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, sớm tìm ra phương

hướng tác chiến phù hợp; Hai là, xây dựng quyết tâm cao, chuẩn bị chu đáo mọi
mặt, kiên quyết giành chiến thắng; Ba là, nâng cao hiệu lực chiến đấu của lực
lượng vũ trang ba thứ quân trên cơ sở lấy chủ lực làm nòng cốt trong cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai [69, tr.138-152].
Lê Huy Vịnh (2017), “Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
nhân tố quyết định thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972)”
[215]. Bài viết khẳng định: sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, dự đốn
thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; cùng với đường lối chính trị, quân sự độc
lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, tinh thần chiến đấu hy sinh quả cảm của quân và


20

dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội PK - KQ; tinh thần đoàn kết hiệp đồng
chiến đấu của lực lượng phịng khơng ba thứ qn là nhân tố làm nên chiến
thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên khơng”, trong đó nhân tố quyết định
thắng lợi là sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, QUTW và BQP. Từ đó, tác
giả dành trọng tâm phân tích làm rõ 3 bài học chủ yếu làm nên chiến thắng “Hà
Nội - Điện Biên Phủ trên không”: 1) Sự lãnh đạo chiến lược sắc bén của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ và đánh giá đúng kẻ thù; 2) Quán triệt
sâu sắc đường lối, quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nắm chắc nhiệm vụ,
xây dựng ý chí quyết đánh, quyết thắng; 3) Phán đoán đúng thời cơ, chọn đúng
đối tượng đánh địch, giành thế chủ động chiến lược ngay từ đầu [215, tr.15-17].
* Nhóm cơng trình nghiên cứu về chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ ở các vùng, địa phương
Đồng Xuân Quách (1996), Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo quân dân địa
phương đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất (1965 1968) [166]. Nội dung luận án đi sâu phân tích làm rõ chủ trương và quá trình
Đảng bộ huyện Vĩnh Linh chỉ đạo quân và dân địa phương chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn huyện. Qua đó tác giả rút ra 4 kinh
nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Linh đánh thắng chiến tranh

phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) của đế quốc Mỹ: 1) Phát động và tổ chức
toàn dân đứng lên đánh giặc bảo vệ quê hương; 2) Xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân vững mạnh làm tốt vai trò nòng cốt của chiến tranh nhân dân
địa phương; 3) Xây dựng Đảng bộ mạnh luôn xứng đáng là bộ tham mưu của
chiến tranh nhân dân; 4) Xử lý đúng đắn mối quan hệ trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo chiến đấu, xây dựng và chi viện [166, tr.87-117].
Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và Quân khu Thủ đô Hà Nội
(2002), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không
quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) [1]. Nội dung của cuốn
sách phân tích làm rõ vì sao đế quốc Mỹ sử dụng không quân và hải quân đánh
phá miền Bắc; mục đích cơ bản của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ;
phục dựng một cách khách quan quá trình tổ chức và thực hành chiến tranh nhân
dân của quân và dân Thủ đơ, từ khi Hà Nội chuyển tồn bộ hoạt động từ thời


21

bình sang thời chiến, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng chống chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ; Hà Nội đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ; đồng thời rút ra 5 bài học kinh nghiệm về chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của quân và dân Thủ đô.
Nguyễn Thị Huệ Chi (2014), Hải quân nhân dân Việt Nam trong cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tại vùng sông biển miền Bắc
(1964 - 1973) [68]. Nội dung cuốn sách góp phần khẳng định tính đúng đắn,
sáng tạo, nhạy bén của Đảng, QUTW và BQP trong lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng và phát triển lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam; phục dựng lại quá
trình chiến đấu mưu trí, quả cảm của Bộ đội Hải quân Việt Nam khi phải đối
mặt với những đợt khơng kích, pháo kích của đế quốc Mỹ nhằm phong tỏa
miền Bắc tại khu vực sông biển qua hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ (1964 - 1973); từ đó rút ra ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của Hải

quân nhân dân Việt Nam nói riêng và của quân và dân miền Bắc nói chung
trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở vùng sông biển miền Bắc.
Mai Xuân Tồn (2017), Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965 - 1973, Luận án tiến sĩ Sử
học [199]. Luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành, phát triển thế trận chiến
tranh nhân dân của quân và dân Quảng Bình trong chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ (1965 - 1973). Phục dựng lại diễn biến chính của cuộc chiến
tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965 - 1973. Luận án rút ra 3 bài học kinh nghiệm: 1) Chủ động vận dụng
sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phù hợp với điều kiện đặc
thù của địa phương; 2) Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng,
tránh, đánh trả trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và ngăn chặn; 3)
Gắn xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân với phát triển kinh tế - xã hội để
đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân [199, tr. 171-179].
Phạm Thị Mai Trang (2021), Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo
đảm bảo giao thông vận tải những năm chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ (1965 - 1968 và 1972) [200]. Dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, tác



×