Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cận hiện về cuộc tập kích chiến lược không quân 12 ngày đêm cuối năm 1972 của Đế quốc Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.56 KB, 8 trang )

Tiểu luận giữa kì môn Lịch sử Việt Nam
Cận hiện về cuộc tập kích chiến lược không quân 12 ngày đêm cuối
năm 1972 của Đế quốc Mỹ
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta, 12 ngày đêm là những ngày
đêm chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử, đánh dấu 1 bước ngoặt trong sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn
bằng không quân của Mỹ đối với miền Bắc nước ta, làm thất bại hoàn toàn âm mưu
thương lượng trên thế mạnh của chính quyền Nĩch-xơn. Đây là thắng lợi to lớn
nhất, chiến công xuất sắc nhất của chiến tranh nhân dân trên miền Bắc Xã hội chủ
nghĩa đánh thắng chiến tranh phá hoại của tên Đế quốc đầu sỏ. Thất bại này của đế
quốc Mỹ rất to lớn, hậu quả của thất bại này sâu xa và nhiều mặt chưa thể lường hết
được.
1. Hai con át chủ bài và thủ đoạn của đế quốc Mỹ
Ngày 22.10.1972, Nich-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ
vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng hành động này của y không giống với hành động của
Giôn-xơn hồi tháng 3.1968 là xuống thang chiến tranh, mà thực chất đánh lừa dư
luận trên thế giới và ở nuớc Mỹ, nhằm hỗ trợ cho y trong cuộc bầu cử tổng thống
vào cuối tháng 12.
Quả nhiên, ngay sau khi tái đắc cử tổng thống (8.11.1972), Nich-xơn liền trở
giọng đe doạ, toan tính mưu đồ thâm hiểm tiếp tục tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc nhưng với mục tiêu tập trung hơn để giành hiệu quả cao hơn. Để thực
hiện âm mưu đó, Mỹ tung ra 2 con át chủ bài là B52 và F111, và tin chắc rằng miền
Bắc sẽ phải chịu khuất phục.

Tính đến thời điểm báy giờ, B52 và F111 là 2 loại máy bay chiến đấu hiện
đại nhất của Mỹ.
B52 là loại máy bay ném bom to nhất thế giới mà chuyên viên quân sự tư sản
gọi là” siêu pháo đài bay”. Chiều dài của nó là 18m, sải cánh rộng 56.4m, chiều cao
là 12.4m. Với bán kính hoạt động trong 6400 km, từ các căn cứ không quân của
Mỹ, các máy bay khổng lồ này có thể mang bom đổ xuống đầu tất cả các dân tộc


nào không chịu khuất phục Mỹ. B52 có 8 động cơ tuôcbin quạt, mỗi động cơ có
sức kéo 7700 kg, có thể bay ở độ cao17 km. Tốc độ bay khi đường dài là 810 km,
tốc độ bay khi tiến đến mục tiêu ném bom đạt 900 km/h. Trọng lượng cất cánh từ
200- 230 tấn mang theo 27- 30 tấn bom. Thời gian hoạt động trên không là 9h.
Trong kíp bay có 6 người gồm 1 lái chính, 1 lái phụ, 1 hướng dẫn đuờng bay, 1điều
khiển ném bom, 1 điều khiển các phương tiện chống điện tử, 1 bắn súng đối không.
Trong chương trình hiện đại hoá B52, Mỹ trang bị cho B52 những thiết bị
điện tử tối tân nhất với hi vọng là từng chiếc có thể tránh được đối với nó bằng
cách làm loá mắt tất cả các loại máy móc điện tử của các thứ vũ khí, phương tiện
phòng không của đối phương, gạt tất cả đường đạn của đối phương ra xa phạm vi
nó đang bay. Hệ thống khí tài trinh sát điện tử và chống điện tử làm việc hoàn toàn
tự động.
Khi B52 vào đến tầm nhìn của rađa cảnh giới đối phương thì máy trinh sá
điện tử của nó hoạt động ngay. Máy này thu tất cả tín hiệu của ra đa, rồi cung cấp
số liệu cho các máy phát tín hiệu nhiễu sóng tương ứng làm rối loạn việc quan sát
của đối phương. Ngoài ra B52 còn mang theo nhiều tên lửa phóng các ngẫu cực để
gây ra những đám mây phản xạ bảo vệ máy bay không bị rađa phát hiện. Đó là
những lá nhôm mỏng, các băng kim loại, sợi thuỷ tinh pha thép.
Chưa yên tâm với khả năng làm nhiễu sóng rađa, Mỹ còn cải tiến bằng cách
sản xuất tên lửa Quail chuyên làm nhiệm vụ chết thay cho B52. Vào đến tầm nguy
hiểm, B52 phóng tên lửa loại này đánh lừa đối phương. Chúng chỉ dài 4m, nặng
500 kg nhưng sẽ phát tín hiệu như B52.

Năm 1971, Mỹ chế tạo thành công tên lửa SCAD có khả năng quấy rối đối
phương nhiều hơn.
Nhằm biến B52 thành 1 vũ khí chiến đáu hoàn hảo số 1, Mỹ tiếp tục chế tạo
ra những máy bay trinh sát điện tử chuyên làm nhiệm vụ báo động” Có máy bay
đối phương đuổi theo”,” Có tên lửa đối phương bắn tới”. Trường hợp có máy bay
đuổi theo, B52 sẽ gọi đàn lũ máy bay tiêm kích hộ tống bay đến cứu. Trường hợp
có tên lửa rựot đuổi, nó sẽ tự động bắn ra những quả đạn lửa tạo ra nhiều nguồn

hồng ngoại nhử tên lửa đối phương. Sau này Mỹ còn chế tạo thành công những
thiết bị phát ra những tín hiệu hồng ngoại rất mạnh có thể phá vỡ sự hoạt động bình
thường của bộ phận dẫn hồng ngoại lắp đầu tên lửa đối phương làm cho chúng rối
loạn không thể bám theo mục tiêu nữa.
Máy bay siêu âm F111 có khả năng cụp cánh xoè cánh khi cần thiết. Nó xoè
cánh khi chở nặng, lúc cất cánh, hạ cánh, lúc bay thấp với tốc độ nhanh. Khi xoè
cánh nó giống như một máy bay vận tải, sải cánh dài 19 m. Chở được 10 tấn bom
và bay với tốc độ trung bình là 900-1080 km/h
Sau khi trút hết bom, nó cụp cánh lao vút lên cao để bay với tốc độ lớn, lúc
này toàn máy bay trở thành một hình tam giác cân giống như đầu mũi tên.
Tốc độ lớn nhất của máy bay F111 theo lý thuyết là 2700 km/h bằng 2.5 lần
tốc độ của tiếng động.
F111 là máy bay chiến đấu làm được nhiều nhiệm vụ: tiêm kích( chiến đấu
trên không) cường kích( bay thấp, đánh mục tiêu mặt đất), và có khả năng ném
bom ở độ cao rất thấp 70 m cách mặt đất.
Ưu điểm của loại máy bay này là bay đêm, bay rất thấp, khó phát hiện từ xa,
khi nó lao đến thì vụt qua rất nhanh, thời cơ ngắn chỉ vài giây. Tuy nhiên nó cũng
có những nhược điểm như chiều dài 22.4 m, tổng trọng lượng lên tới 31.35 tấn, to
xác nên dễ trúng đạn. Mặc dù tốc độ cao nhưng khi bay thấp, đánh thấp tốc độ chỉ
khoảng 880 km/h. Sở trường này có thể tránh được tầm quan sát của rađa nhưng
không tránh được lưới lửa tầm thấp dày đặc của ta. Chỉ cần theo dõi chặt chẽ, nắm

được quy luật dự kiến đúng mục tiêu đánh phá, hướng bay, đường bay tới, độ cao
và tốc độ khi lao xuống thì việc hạ loại máy bay này không phải quá khó.
Với chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, rõ ràng Nich- xơn đã bị phụ thuộc
nhiều hơn vào vũ khí trên không, theo quan điểm chiến lược của Mỹ thì “ lực lượng
không quân vẫn sẽ là công cụ duy nhất cho sự dính líu về quân sự tích cực của Mỹ
ở Đông Dương”. Quan điểm đó của Mỹ ít ra cũng đúng khi Mỹ tự tin cao độ vào
sức mạnh của lực lượng không quân, đặc biệt là vào vũ khí chiến lược pháo đài bay
B52.

B52 là “niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ”, là “lực lượng làm nản lòng
đối phương” mà “sức đánh trả thấp”, trong các cuộc “chiến tranh hạn chế”, là
“chiếc gậy răn đe có trong lượng” đối với bất kỳ nước nào chống lại Mỹ. Trong
cuộc tập kích này B52 có nhiệm vụ “quấy rối đối phương làm gián đoạn mọi hoạt
động bình thường của họ, không cho họ nghỉ ngơi cả trong căn cứ, trong rừng và
làm tiêu hao họ về mặt tâm lý”. Tức khủng bố để đe dọa thị uy.
Phương án của cuộc tập kích chiến lược đã được bộ chỉ huy không quân
chiến lược, hội đồng tham mưu liên quân xây dựng hoàn chỉnh, được nhà trắng phê
duyệt và giữ bí mật đến phút cuối. Phục vụ cho kế hoạch, Mỹ huy động lực lượng
lớn nhất của không quân chiến lược và chiến thuật gồm hầu hết những phi đoàn có
“ hiệu lực thực tế ” của cả 3 tập đoàn số 13, số 7, số 8 của Mỹ ở Đông Nam Á và
Thái Bình Dương. Tổng cộng Mỹ đã huy động vào cuộc tập kích chiến lược này
100 máy bay B52 trên 200 chiếc đậu ở U-ta-pao và An-đéc-xơn, 700 máy bay
chiến thuật trong đó có 30 chiếc F111 đến từ các căn cứ không quân ở Thái Lan,
hơn 60 tàu chiến các loại ở hạm đội 7 trong đó có 6 tàu chở sân bay đậu ở ngoài
vịnh Bắc Bộ.
Trong suốt 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 700 lần chiếc máy bay chiến lược
B52, 3884 lần máy bay chiến thuật chiến đấu, trút xuống Hà Nội, Hải Phòng và
một số mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 20 lên tới 10 vạn tấn bom đạn. Đây thực sự là

cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch
sử chiến tranh. Mỹ coi đây là “thủ đoạn mặc cả tốt nhất” đối với ta.
2. Thất bại thảm hại của cuộc tập kích chiến lược
Kế hoạch của cuộc tập kích dường như rất khả thi khi Mỹ cho rằng ưu thế
trên không và ưu thế về số lượng sẽ có thể phát huy mạnh nhất khi áp dụng chiến
thuật tập kích chớp nhoáng vào ban đêm, rải bom bằng B52, lại có hoạt động bổ trợ
của các toán nhỏ máy báy chiến thuật, nhất là F111 đánh lén cả ngày lẫn đêm,
nhằm khống chế và tiêu hao hỏa lực phòng không đồng thời gây căng thẳng cho ta.
Thế nhưng mọi thủ đoạn đó của chúng đã bị lưới lửa đất đối không với uy
lực rất mạnh và cách đánh thông minh tài trí của quân và dân ta, nhất là của không

quân và tên lửa ta bẻ gãy. Ngay từ những phút đầu trận đầu chúng ta đã phá vỡ sự
hiệp động chiến thuật và chiến dịch của địch, đánh bạt máy bay chiến thuật của
địch đi yểm trợ, phá vỡ đội hình các tốp B52, hạ nhiều chiếc máy bay ngay cả khi
chúng chưa kịp chút bom. Chúng ta đã trừng trị đích đáng lực lượng máy bay chiến
thuật bảo vệ và những chiếc F111 đánh trộm. Ưu thế trên không của chúng đã bị
đập vỡ. Lực lượng lòng cốt của cuộc tiến công đã bị hạ hàng loạt.
12 ngày đêm cuối năm 72 thực sự là một cuộc tàn sát máy bay chiến lược
B52. Tại các căn cứ không quân chiến lược Mỹ, đêm nào cũng có chiếc B 52 không
trở về. Ngày 18: 3 chiếc, ngày 20: 4 chiếc, ngày 26: một con số khủng khiếp 9
chiếc. “ Thần không lực Hoa Kỳ” khi vào lưới lửa của quân dân Việt Nam, thì
không chỉ một mà nhiều chiếc bị bắn rơi đến nỗi những căn cứ xuất phát chết lặng
đi vì khủng khiếp. Lũ giặc lái B52 không còn tin vào kỹ thuật chống điện tử, và các
máy bay hộ tống. Chúng tin chẵc còn bay với B52 thì nhất định còn chết thê thảm.
Con át chủ bài của không quân chiến lược Mỹ đã bị ý chí và tài năng của người
Việt Nam vùi xuống đất đen. Tạp chí Mỹ tuần tin tức ngày 8.1.1973 đăng tải “ theo
truyền thuyết đối với Mỹ, B52 được coi như bất khả xâm phạm, ấy thế mà ít nhất
đã bị hạ 15 chiếc ( con số này do chính quyền Mỹ đưa ra, tất nhiên dưới sự thật rất
nhiều). Lưới lửa phòng không ghê gớm ở Bắc Việt Nam đã bắt Mỹ phải trả một cái

×