Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phải Làm Gì Với Bệnh Chết Nhanh Cây Tiêu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.44 KB, 5 trang )

Phải Làm Gì Với Bệnh Chết Nhanh Cây Tiêu
Do được giá, diện tích trồng tiêu ở nước
ta đang tăng lên rất nhanh. Tiêu được
trồng một cách ồ ạt đã dẫn đến nhiều
khâu kỹ thuật để phòng ngừa bệnh chết
nhanh cây tiêu do
nấm Phytophthora spp. (một bệnh đã
từng hủy diệt nhiều vườn tiêu ở các tỉnh
miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên trong vài năm gần đây) bị người
trồng bỏ qua.
Thực tế kiểm tra sâu bệnh ở những vùng trồng tiêu trong dịch chết nhanh
xẩy ra vài năm gần đây, chúng tôi thấy không ít chủ vườn cho rằng chỉ có
thuốc hoá học mới có khả năng giải quyết được bệnh. Nên khi gặp cán bộ kỹ
thuật họ thường chỉ hỏi có loại thuốc mới nào trị hết bệnh? chứ ít thấy hỏi
làm cách nào để phòng ngừa được bệnh. Đây có thể được coi là sai lầm lớn
nhất của bà con mình, khiến cho việc ngăn chặn dịch chết nhanh cây tiêu
trong những năm gần đây mang lại hiệu quả rất thấp.
Có thể bà con chưa biết, nấm Phytophthora có đặc điểm là ưa thích và rất
cần có ẩm ướt để sinh sản, phát triển. Chúng có thể tồn tại trong đất, trong
nước, trong tàn dư của cây bị bệnh, hơn nữa ngoài cây tiêu chúng còn gây
hại trên rất nhiều loại cây trồng khác, từ đó làm cho nguồn bệnh tồn tại rất
nhiều trong tự nhiên. Khi gặp điều kiện mưa ẩm kéo dài, vườn không thoát
được nước, trên vườn lại có nhiều tàn dư của cây tiêu hoặc cây ký chủ khác
đã bị bệnh, thì bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại rất mạnh.
Thực tế đồng ruộng cho thấy khi trồng tiêu nếu không áp dụng những biện
pháp phòng ngừa từ sớm, gặp điều kiện thuận lợi bệnh có thể hủy diệt cả
vườn tiêu chỉ trong một thời gian ngắn.
Hiện nay các vùng trồng tiêu ở các tỉnh phía Nam đang bước vào giai đoạn
chuẩn bị đất, giống cây… cho một vụ trồng mới. Để hạn chế bệnh chết
nhanh, bà con cần chủ động thực hiện tốt ngay từ đầu vụ những biện pháp
phòng ngừa sau đây:


- Không trồng tiêu ở chân đất trũng, mực thủy cấp cao, khả năng thoát nước
kém, hoặc những khu đất thấp dưới chân đồi… vì những nơi này hứng chứa
rất nhiều nguồn bệnh từ các vườn trên cao theo nước mưa chảy xuống. Mặt
khác nơi đây luôn ẩm thấp nấm bệnh rất dễ phát triển và gây hại mạnh.
- Vườn tiêu phải có hệ thống rãnh thoát nước thật tốt cho mùa mưa, đảm bảo
vườn không bị đọng nước. Qua kiểm tra những vùng trồng tiêu ở Đồng Nai,
Bình Phước… chúng tôi cho rằng đây là biện pháp quan trọng số một trong
việc phòng ngừa bệnh.
- Những vườn có độ dốc ít, nên đào hố “chôn nước” nằm xen kẽ giữa các
trụ tiêu, để vườn không bị đọng nước.
- Không cho nước bên ngoài chảy vào vườn tiêu, nhất là vườn nằm sát khu
trồng cao su. Hạn chế người và vật nuôi đi từ vườn đã bị bệnh sang vườn
mới trồng.
- Trước khi làm đất, thu gom sạch tàn dư cây tiêu, cây trồng khác và cỏ dại
đưa ra khỏi vườn tiêu hủy. Phải làm đất kỹ và phơi ải đất trước khi trồng.
- Trồng thưa, hàng cách hàng 3 m, trụ cách trụ 2 m để vườn không bị ẩm
thấp.
- Đào hố xong, tưới 3-5 lít dung dịch Formol 0,1%, hoặc dung dịch 0,2%
của một trong những loại thuốc như: Vialphos 80WP, Mataxyl 500WP,
Vilaxyl 35BHN, Aliette 80WP… Với những vườn tiêu đã bị bệnh phá hủy
phải trồng lại, thì đây là biện pháp cực kỳ quan trọng.
- Bón mỗi hố 10-20 kg phân hữu cơ mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ vi sinh,
lấp đất cao hơn thành mô rồi trồng tiêu lên trên mô. Không trồng sâu dưới
mặt đất, không nên áp dụng kỹ thuật đôn dây, vun cao như bà con vẫn
thường làm, để gốc cây luôn khô ráo.
- Tuyệt đối không lấy hom ở những vườn tiêu đã bị bệnh để làm giống.
Trước khi giâm, ngâm hom giống 30 phút trong dung dịch (nồng độ 0,1%)
của một trong những loại thuốc đã nêu trên.
- Tuyệt đối không lấy đất ở vườn tiêu đã bị bệnh để giâm hom. Đất để làm
bầu giâm hom, nên phun tưới dung dịch Formol nồng độ 5%, trộn đều cho

đất hơi ẩm, phủ bạt 2-3 ngày, mở bạt ra chờ bay hết mùi Formol thì cho đất
vào bầu để ươm hom giống.
- Chọn giống tiêu có khả năng kháng bệnh cao: giống Lada Belantoeng có
khả năng kháng bệnh, nhưng năng suất thấp, có thể trồng ở những vùng
thường bị bệnh hại nặng. Giống tiêu Vĩnh Linh cũng chống chịu với bệnh
khá hơn so với một số giống khác.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa hợp lý cây nọc, cây che bóng, nhánh
vô hiệu… để vườn tiêu thông thoáng, hứng được nhiều ánh sáng.
- Không trồng xen những loại rau mầu cũng là ký chủ của
nấm Phytophthoranhư: cà tím, cà pháo, cà chua, ớt, bầu bí, khoai sọ, cà rốt,
súp lơ… trong vườn tiêu.
- Không nên chỉ bón đơn độc phân đạm hoá học. Phải tăng cường bón phân
hữu cơ, với lượng khoảng 15-20 kg phân chuồng mục/một trụ tiêu cho mỗi
năm (nên trộn thêm chế phẩm Trichoderma như: Vi-ĐK với lượng 3-5 kg
trong 100 kg phân hữu cơ mục). Tăng cường kali và những loại phân có hàm
lượng Mg và vôi cao như phân lân Văn Điển. Thực tế cho thấy đây là biện
pháp rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.
- Quá trình chăm sóc, cố gắng không làm rễ tiêu bị tổn thương, sây sát.
- Áp dụng hệ thống tưới thấm kết hợp với việc bón phân hóa học để tiết
kiệm công bón, lượng nước tưới, tránh đọng nước trong gốc tiêu và hạn chế
nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào theo con đường tưới.
- Những cây bị chết phải đào bới, thu gom sạch sẽ toàn bộ gốc, rễ, thân, lá,
hoa, trái đưa ra khỏi vườn tiêu hủy. Rồi tưới vào gốc 3-5 lít dung dịch (nồng
độ 0,2%) của một trong những loại thuốc như đã nói ở phần trên và 0,5 kg
vôi bột, trước khi trồng lại. Đồng thời tưới cho những cây xung quanh cây bị
bệnh 2-3 lần, cách nhau khoảng 1 tháng/lần để phòng ngừa.
- Có thể dùng một số loại thuốc như: Vialphos 80WP, Mataxyl 500WP,
Vilaxyl 35BHN, Agri-Fos 400, ANLIEN-annong 400SC… phun phòng
ngừa bệnh vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Vùng thường bị bệnh nặng, trong
mùa mưa nên phun mỗi tháng một lần. Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc

trên hoặc Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng (pha như hướng dẫn trên nhãn)
tưới cho mỗi gốc 2-3 lít vào đầu và cuối mùa mưa.

×