Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Đặc Điểm Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Trinh Thám.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.45 KB, 114 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HUỲNH HOA NGỌC TIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
CỦA PHẠM CAO CỦNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2023


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

HUỲNH HOA NGỌC TIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
CỦA PHẠM CAO CỦNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN


BÌNH DƯƠNG – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đây, nếu sai sót tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Bình Dương, ngày 13 tháng 07 năm 2023

Huỳnh Hoa Ngọc Tiên

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Sư phạm,
Viện đào tạo sau đại học, Trung tâm ngoại ngữ tại trường Đại học Thủ Dầu Một
đã nhiệt tình, hỡ trợ tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khố học và bảo vệ
tốt luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Võ Văn Nhơn, PGS.TS.
Nguyễn Hữu Hiếu, ThS. Phạm Phương Mai đã dành nhiều thời gian trò chuyện
và nhiệt tình hỡ trợ tơi về mặt tìm tài liệu cụ thể là các tác phẩm được sử dụng để
khảo sát, nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy, trong suốt
thời gian học tập chương trình Cao học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, thầy cơ
đã nhiệt tình và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, cảm ơn gia đình, bạn bè và nhất là mẹ đã khơng ngừng động
viên, cở vũ tơi mỡi ngày để tơi có thể hồn thành chương trình học cũng như luận
văn.
Trân trọng và chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 13 tháng 07 năm 2023
Người viết

Huỳnh Hoa Ngọc Tiên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Tởng quan tình hình nghiên cứu....................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................9
7. Cấu trúc luận văn.........................................................................................10
CHƯƠNG 1. PHẠM CAO CỦNG VỚI THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRINH
THÁM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX.................................11
1.1. Sự xuất hiện của tiểu thuyết trinh thám....................................................11
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết trinh thám........................................................11
1.1.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết trinh thám phương Tây đến sáng tác của

các tác giả Việt Nam đầu thế kỷ XX............................................................14
1.2. Phạm Cao Củng trong tiến trình tiểu thuyết trinh thám Việt Nam hiện đại
......................................................................................................................... 17
1.2.1. Phạm Cao Củng – “ông vua trinh thám Bắc Kỳ”...............................17
1.2.2. Dấu ấn của tiểu thuyết trinh thám phương Tây trong sáng tác của
Phạm Cao Củng...........................................................................................21
Tiểu kết chương 1............................................................................................33
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA PHẠM CAO CỦNG..........34
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng................................................................................................................34
2.1.1. Tổ chức dẫn dắt câu chuyện bởi nhân vật thám tử.............................34
2.1.2. Thúc đẩy, phát triển tình tiết vụ án bởi nhân vật tội phạm.................56

iii


2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng................................................................................................................62
2.2.1. Xây dựng cốt truyện tuyến tính..........................................................62
2.2.2. Xây dựng cốt truyện đảo tuyến..........................................................69
Tiểu kết chương 2............................................................................................75
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ
TRONG TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA PHẠM CAO CỦNG..........76
3.1. Nghệ thuật tạo giọng điệu đậm chất trinh thám........................................76
3.1.1. Giọng điệu tranh luận, lý lẽ sắc bén...................................................76
3.1.2. Giọng điệu bình thản, khách quan......................................................81
3.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ căng thẳng, kịch tính...............................87
3.2.1. Ngơn ngữ đối thoại trực tiếp..............................................................88
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ người kể chuyện gián tiếp................94

Tiểu kết chương 3............................................................................................99
KẾT ḶN......................................................................................................100
DANH MỤC CƠNG TRÌNH TÁC GIẢ........................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................104

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi tiểu thuyết trinh thám hình thành, phát triển đã phải chịu rất nhiều áp
lực so với dòng văn học chính thống. Tiểu thuyết trinh thám chưa bao giờ được
đánh giá cao mà chỉ xem là thứ văn chương giải trí khơng đáng để nghiên cứu. Vì
thế, ở giai đoạn đầu hình thành, tiểu thuyết trinh thám đã phải mất một quãng
thời gian để khẳng định chỡ đứng của mình. Tiểu thuyết trinh thám phát triển rực
rỡ ở phương Tây với các tên tuổi như Egar Allan Poe (Mỹ), Conan Doyle (Anh),
Simenon, Maurice Leblanc (Pháp)… Các tác phẩm trinh thám ra đời hàng loạt
nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của độc giả, nắm bắt được điều này tiểu thuyết
trinh thám được chia nhỏ ra xuất bản định kỳ, làm thành nhiều series. Không chỉ
phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, tiểu thuyết trinh thám còn được các nhà văn ở
các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Nga tiếp nhận và mang nhiều màu sắc riêng
biệt. Hoà vào dòng chảy chung của dòng văn học trinh thám thế giới, t iểu thuyết
trinh thám tại Việt Nam đã có một lịch sử phát triển đáng kể từ trước năm 1945,
với những tên tuổi như Thế Lữ, Phạm Cao Củng và Bùi Huy Phồn. Mặc dù sau
đó có nhiều gián đoạn, nhưng thể loại này vẫn tiếp tục được nhiều tác giả quan
tâm và sáng tác. Từ thập niên 1990, nền kinh tế Việt Nam mở cửa giao lưu văn
hóa quốc tế, nhu cầu đọc sách trinh thám tăng cao. Khơng chỉ đọc truyện trinh
thám nước ngồi, người Việt còn mong muốn đọc các tác phẩm trinh thám do
chính nhà văn Việt Nam sáng tác. Ba mươi năm sau chiến tranh, Việt Nam đã có
một số lượng đáng kể các tác phẩm trinh thám. Tuy nhiên, tiểu thuyết trinh thám

tại Việt Nam chưa được đánh giá cao và nghiên cứu đầy đủ so với các thể loại
khác trong nền văn học.
Phạm Cao Củng là một nhà văn tài năng trong sự nghiệp sáng tác của
mình. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất trong vai trò là một nhà văn tiểu
thuyết trinh thám. Sự xuất hiện của thể loại này tại Việt Nam đã tạo ra một ảnh
hưởng lớn đối với sự phát triển của văn học nước nhà. Tiểu thuyết trinh thám của
Phạm Cao Củng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả bởi cách ông
xây dựng cốt truyện hấp dẫn, tạo ra những tình tiết gay cấn, kịch tính và đầy bất

1


ngờ. Đồng thời, những nhân vật trong tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là
các thám tử và tội phạm mà còn phản ánh đời sống xã hội, tâm lý con người và
những mâu thuẫn xã hội. Sự thành công của tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng đã khẳng định được giá trị và tiềm năng của thể loại này trong nền văn học
Việt Nam. Những tác phẩm của ông đã mở đường cho sự phát triển của tiểu
thuyết trinh thám nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Đối với riêng bản thân người thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn nghiên
cứu căn cứ vào những lý do chính sau đây: Đầu tiên, lấy cảm hứng từ việc học
tập và sự say mê nghiên cứu truyền giảng những kiến thức của thầy cô trong các
chuyên đề học tập ở bậc Cao học. Thứ hai, từ niềm đam mê các thể loại truyện
trinh thám mang những yếu tố suy luận, kinh dị, rùng rợn, kết hợp lịch sử, xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ việc cảm thấy dòng văn học trinh thám ở Việt Nam cũng
xứng đáng là những tinh hoa của văn học dân tộc và không phải là “văn học ba
xu”, như nhiều người vẫn thường hay gọi. Cuối cùng, với hi vọng dòng văn học
trinh thám ở Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và đánh giá
nhiều hơn nữa. Bởi đa phần hiện nay các tác phẩm trinh thám nước ngoài vẫn
được bạn đọc và giới nghiên cứu quan tâm, phần nhiều đã vơ tình lãng qn đi
các tác phẩm trinh thám nước nhà. Tiêu biểu là những tác phẩm mang tính chất

tiên phong như tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Nhận thấy những điều trên, khi tiến hành luận văn chúng tôi tập trung vào
việc đánh giá và phân tích những đặc điểm nghệ thuật thơng qua hai mảng trinh
thám khác nhau của tác giả. Điều này sẽ giúp: Hiểu rõ hơn về cách thức mà
Phạm Cao Củng xây dựng cốt truyện, tạo ra những tình tiết hấp dẫn và kịch tính
trong các tác phẩm của mình. Đồng thời, khám phá những phương pháp mà
Phạm Cao Củng sử dụng để tạo ra những nhân vật đặc sắc và phức tạp, phản ánh
đời sống xã hội và con người Việt Nam. Qua đó, nhận thức được vai trò và ảnh
hưởng của Phạm Cao Củng trong sự phát triển của tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam, đặc biệt là trong thế kỷ XX. Cuối cùng, khẳng định rằng tiểu thuyết trinh
thám ở Việt Nam cũng là một thể loại đáng quan tâm và tìm đọc. Việc nghiên
cứu về “Ðặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng” không

2


chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm và tác giả mà còn góp phần nâng cao
giá trị và vị thế của tiểu thuyết trinh thám trong văn học Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng, chúng tơi khẳng định vị trí của Phạm Cao Củng cùng tiểu thuyết trinh
thám ở Việt Nam thế kỷ XX, với tư cách là người mở đầu có những tác phẩm mở
đầu. Đồng thời có cái nhìn đầy đủ nhất về kỹ năng viết, phong cách đặc trưng mà
tác giả đã sử dụng trong các tiểu thuyết của mình.
3. Tởng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu và đánh giá tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng sẽ
không chỉ giúp hiểu rõ hơn về giá trị của các tác phẩm của ơng mà còn góp phần
nâng cao vị thế của tiểu thuyết trinh thám trong văn học Việt Nam. Qua q trình
tìm hiểu, khảo sát chúng tơi nhận thấy có một số các cơng trình bài viết đáng chú
ý khi bàn về những sáng tác của Phạm Cao Củng cũng như vai trò, vị trí đóng

góp của ơng ở thể loại này.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại (1943), Vũ Ngọc Phan đã có vài dòng giới
thiệu vơ cùng ưu ái dành cho Phạm Cao Củng, bằng nhận định: “Cái đặc biệt mà
người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng là những nhân vật và
khung cảnh do ông sáng tạo đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người
Việt Nam ta hiện thời, khơng như mấy nhà tiểu thuyết trinh thám khác đi nhặt
những mẩu chuyện ly kỳ của Tây phương rồi cố ép vào những khung cảnh lai
Việt, lai Pháp… Nếu xét truyện trinh thám của Phạm Cao Củng trong phạm vi
tương đối, người ta thấy đến nay nước ta, trong loại này, tiểu thuyết Phạm Cao
Củng vẫn là tiểu thuyết khá hơn cả” (Vũ Ngọc Phan, 1943, tr.533) hay như
“Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và Phạm Cao Củng,
chỉ có tiểu thuyết Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn!” (Vũ Ngọc Phan,
1943, tr.533). Vũ Ngọc Phan, đã nhắc đến các nhà văn trinh thám đầu tiên trong
văn học Việt Nam là Thế Lữ, Phạm Cao Củng và Bùi Huy Phồn. Trong số này,
Phạm Cao Củng được ghi nhận là người thành danh với tiểu thuyết trinh thám.
Tuy nhiên, Vũ Ngọc Phan không đi sâu vào phân tích chi tiết về tiểu thuyết trinh

3


thám của Phạm Cao Củng. Ông chỉ nhận định khái quát về một số tiểu thuyết
trinh thám của Phạm Cao Củng trong loạt truyện về thám tử Kỳ Phát, còn mảng
tiểu thuyết về Tám Huỳnh Kỳ ông không đề cập. Việc Vũ Ngọc Phan không đi
sâu vào nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng có
thể là do giới hạn về phạm vi nghiên cứu của cuốn sách hoặc do ý định của tác
giả muốn giữ bí ẩn cho độc giả tự khám phá. Tuy nhiên, việc nhắc đến các nhà
văn trinh thám đầu tiên trong văn học Việt Nam đã góp phần giúp người đọc hiểu
rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trinh thám ở Việt
Nam. Điều này cũng mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục khai
thác và phân tích sâu hơn về đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám của

Phạm Cao Củng cũng như các tác giả khác.
Trần Thanh Hà có nhận định trong bài viết Truyện trinh thám từ Tây sang
Đông đăng ở Báo Văn nghệ Công an, số 9 - 2004: “Thế Lữ và Phạm Cao Củng là
những nhà văn Việt Nam đầu tiên viết truyện trinh thám” (Trần Thanh Hà, 2004,
tr.4). Tuy nhiên, trong các bài viết của mình, Trần Thanh Hà chỉ dừng lại ở mức
độ khái quát chung về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam và vai trò của Thế Lữ,
Phạm Cao Củng trong việc phát triển thể loại này. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm
nghệ thuật trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, có thể cần tiếp tục
nghiên cứu và phân tích chi tiết hơn từng tác phẩm của ông, cũng như so sánh
với các tiểu thuyết trinh thám của các nhà văn khác trong và ngoài nước. Điều
này sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm nghệ thuật
trong tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, cũng như góp phần làm rõ hơn
bản chất, đặc điểm và giá trị của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trong bối cảnh
văn học thế giới.
Theo đó, luận văn Thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam của
Trần Thanh Hà (2005) tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đã tập
trung so sánh, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam so với tiểu thuyết trinh thám thế
giới. Trong luận văn cũng có nói đến tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng. Sau
đó Trần Thanh Hà cũng biên soạn, viết lời giới thiệu cho sách trinh thám của
Phạm Cao Củng được xuất bản. Nhưng nhìn chung chưa đề cập đến đặc điểm

4


nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng. Mặc dù luận văn thạc sĩ
Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam của Trần Thanh Hà đã góp phần làm
rõ hơn về lịch sử và tiến trình phát triển của thể loại này ở Việt Nam, song, tác
giả vẫn chưa đi sâu vào đặc trưng tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng và
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của ông. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về
phong cách và kỹ năng viết của Phạm Cao Củng, cũng như góp phần làm rõ hơn

bản chất, đặc điểm và giá trị của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trong bối cảnh
văn học quốc tế.
Trên báo Lao động, ngày 24/08/2012, bài viết Phạm Cao Củng - nhà văn
trăm tuổi của Y Trang với đoạn mở đầu: “Không chỉ bây giờ mà có lẽ từ trước
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng khơng có thật nhiều độc giả biết đến nhà
văn Phạm Cao Củng, bởi ông chỉ chuyên viết tiểu thuyết trinh thám, kiếm hiệp,
một thể loại mà cho đến hiện nay, nhiều người đọc trong đó có khơng ít nhà phê
bình, nghiên cứu văn học vẫn khơng xem là văn chương đích thực.” (Y Trang,
2012) hay “nhưng trên tất cả, nhiều tác phẩm là một số tiểu thuyết trinh thám của
ơng có một tầm giá trị đích thực, là một trong rất ít nhà văn đi tiên phong trong
thể loại này. Nhân vật thám tử Kỳ Phát của ông như một kỳ vọng là Sherlock
Holmes của Việt Nam là một nhân vật thành cơng nhất của ơng và có lẽ cũng là
của thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.” (Y Trang, 2012).
Phạm Cao Củng cũng được báo giới và các nhà phê bình, nghiên cứu quan
tâm hơn sau cuốn Hồi ký Phạm Cao Củng được nhà xuất bản Hội nhà văn cho ra
mắt năm 2012. Tiếp sau đó, trên nhiều diễn đàn văn học và các trang báo cũng
đăng tải nhiều bài viết hay giới thiệu những tác phẩm trinh thám của Phạm Cao
Củng. Một số bài viết tiêu biểu như: “Vua truyện trinh thám” Phạm Cao Củng
qua đời” của Thu Hà đăng trên báo tuổi trẻ ngày 20/12/2012; Nhà văn trinh
thám Phạm Cao Củng: Nổi danh cùng “Tiểu thuyết ba xu” của Trần Hoàng
Thiên Kim đăng trên báo An ninh thế giới ngày 18/12/2014 . Tài thôi miên của
nhà văn trinh thám Phạm Cao Củng của Lê Tiên Long đăng trên zingnew ngày
11/01/2018;... Nhìn chung, các bài báo của các tác giả chủ yếu ca ngợi tài năng
của Phạm Cao Củng, ít nói đến hay nhấn mạnh về đặc điểm nghệ thuật tiểu

5


thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Luận văn Thạc sĩ Truyện trinh thám trong Văn học Việt Nam nửa đầu thế

kỷ XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp Phú Đức và Phạm Cao Củng của Phạm
Vũ Hương Trà năm 2016 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh đã so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về hai phong cách
viết truyện trinh thám tiêu biểu ở hai miền Bắc và Nam, đại diện là Phú Đức và
Phạm Cao Củng. Luận văn cũng nêu lên một số vấn đề về nghệ thuật của truyện
trinh thám như là kết cấu, cốt truyện, nhân vật,… Tuy nhiên không đi quá sâu
vào đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Cùng năm 2016, luận án Tiến sĩ Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX - từ đặc trưng thể loại của Nguyễn Thành Khánh tại Đại học Khoa học,
Đại học Huế, nghiên cứu các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển các
phương diện về nội dung và nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam nhìn từ
đặc trưng thể loại. Luận án có đề cập đến một số tác phẩm trinh thám của Phạm
Cao Củng. Song, chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa tác phẩm của các tác giả trinh
thám Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Cho nên luận án cũng chưa hề nói riêng
đến đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Trong bài viết Phạm Cao Củng người khai mở cho tiểu thuyết trinh thám
Việt Nam dành cho phần mở đầu trong bộ truyện trinh thám Kỳ Phát mới xuất
bản lại gần đây, Trần Thanh Hà đã dành những lời khen tặng cho Phạm Cao
Củng. Để có cái nhìn tởng quát và sâu sắc hơn về tiểu thuyết trinh thám của
Phạm Cao Củng, cần tiếp tục nghiên cứu và phân tích chi tiết từng tác phẩm của
ơng, đồng thời so sánh với các tiểu thuyết trinh thám khác trong và ngoài nước:
“Viết truyện trinh thám đòi hỏi cao độ sự kết hợp giữa năng lực tưởng tượng và
tư duy logic. Trước Phạm Cao Củng, một số nhà văn Việt Nam đã đưa nhiều yếu
tố trinh thám vào cốt truyện tâm lý, phiêu lưu, và cũng có những thử nghiệm
khác vào đường thời, nhưng chỉ có ơng là thành cơng nhất.” (Trần Thanh Hà,
2018, tr.7). Trần Thanh Hà cũng viết thêm: “Sau nhiều năm bị quên lãng, hiện
nay, khi vai trò giải trí của văn học ngày càng quan trọng và có xu hướng lựa
chọn thể loại trinh thám đã trở thành một vấn đề đáng bàn thì viêc khẳng định và

6



giới thiệu lại tác phẩm của Phạm Cao Củng là hết sức cần thiết.” (Trần Thanh
Hà, 2018, tr.9). Bài viết có những đoạn Trần Thanh Hà nói về cuốn tiểu thuyết
Vết tay trên trần xuất bản năm 1936 của Phạm Cao Củng, cũng như khái quát đôi
nét về hai chàng thám tử Kỳ Phát và Tám Huỳnh Kỳ. Tuy nhiên Trần Thanh Hà
cũng không đề cập đến đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng.
Gần đây nhất, Luận văn Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp
thể loại của Phan Thị Kim Ngân nghiên cứu năm 2018 tại Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội. Luận văn tập trung nói về truyện trinh thám Việt Nam
sau năm 1975 nên chỉ dùng những tác phẩm truyện trinh thám trước đó để so
sánh và đối chiếu. Vì thế, luận văn này cũng khơng hề đề cập đến đặc điểm nghệ
thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Độc giả Việt Nam chưa có sự hiểu biết rõ ràng về thể loại tiểu thuyết trinh
thám, dẫn đến việc họ chưa thực sự trân trọng và lưu truyền những tác phẩm của
Phạm Cao Củng một cách đúng mức. Sự mờ nhạt trong việc phân loại tiểu thuyết
cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và đánh giá giá trị của tiểu thuyết trinh thám.
Mặc dù tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng đã thu hút được sự quan tâm
của đông đảo độc giả, nhưng sự thiếu sót trong việc giữ gìn, lưu trùn và cơng
nhận giá trị của thể loại này đã khiến cho tiểu thuyết trinh thám chưa được xem
trọng trong nền văn học Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng Phạm Cao Củng là một gương mặt quen thuộc
với những ai yêu thích thể loại văn học trinh thám và cũng là một cái tên vô cùng
lạ lẫm đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên , nói đến Phạm Cao
Củng người ta lại nhớ đến ông, người khai mở cho tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam. Chính vì những lẽ đó mà Phạm Cao Củng ít nhiều cũng được giới nghiên
cứu văn học quan tâm, từ những bài báo, bài phỏng vấn cho đến những cơng
trình nghiên cứu. Dù đã có một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám của
Phạm Cao Củng và truyện trinh thám nói chung, nhưng chúng chỉ dừng lại ở mức

độ khái quát và nhận định rằng Phạm Cao Củng là người mở đầu cho tiểu thuyết
trinh thám Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu

7


đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng để chứng minh
cho sự đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn trong quá trình hình thành và phát
triển thể loại tiểu thuyết mới này. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tiểu thuyết trinh
thám của Phạm Cao Củng, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác
phẩm của ơng, phân tích đặc trưng, phong cách và kỹ năng viết của ông. Điều
này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị và tầm ảnh hưởng của Phạm
Cao Củng đối với tiểu thuyết trinh thám Việt Nam mà còn góp phần khẳng định
vai trò quan trọng của ông trong lịch sử văn học Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các sáng tác trinh thám của Phạm Cao
Củng chủ yếu ở: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện,
giọng điệu và ngôn ngữ.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu xoay quanh mảng tiểu thuyết trinh thám suy
luận nói về nhân vật Kỳ Phát:
Vết tay trên trần, Ba viên ngọc bích (NXB Công an nhân dân, 2018)
Chiếc tất nhuộm bùn, Kho tàng họ Đặng (NXB Công an nhân dân, 2018)
Nhà sư thọt, Người một mắt (NXB Công an nhân dân, 2018)
Kỳ Phát giết người, Bóng người áo tím (NXB Công an nhân dân, 2018)
Đám cưới Kỳ Phát, Đôi hoa tay của bà Chúa (NXB Cơng an nhân dân,
2018)
Ngồi ra, chúng tơi cũng nghiên cứu thêm mảng tiểu thuyết trinh thám
phiêu lưu, mạo hiểm, rùng rợn nói về nhân vật Tám Huỳnh Kỳ của tác giả:
Chiếc gối đẫm máu (NXB Khuê Văn, 1942)

Người chó sói (NXB Khuê Văn, 1942)
Hàm răng mài nhọn (NXB Khuê Văn, 1950)
Về tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, tác giả đã sáng tác rất
nhiều trong nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lại các tác phẩm gặp
cũng khơng ít khó khăn. Vì thế, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát các tác
phẩm vừa kể trên.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của
Phạm Cao Củng, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp cấu trúc: phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận dễ dàng
hơn với nhân vật một cách thuận lợi. Do trong mỗi tác phẩm trinh thám, mức độ
xây dựng nhân vật, ngơn ngữ, thời gian, cốt truyện hồn tồn khác nhau nhưng
sự liên kết logic của các yếu tố trong tác phẩm tạo nên tính chỉnh thể thống nhất
cả nội dung và hình thức.
Phương pháp lịch sử xã hội: sử dụng phương pháp này là rất cần thiết,
nhằm mục đích khảo sát những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
có liên quan đến các sáng tác trinh thám.
Phương pháp loại hình: phương pháp này dùng để nhận diện và phân loại
các nhân vật trong tác phẩm một cách hiệu quả. Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về
đặc điểm nghệ thuật và vận dụng vào để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu ở thể loại
tiểu thuyết trinh thám.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: phương pháp này được sử dụng
nhằm mục đích tiếp cận các tác phẩm trinh thám dưới góc nhìn của thi pháp như:
phương thức xây dựng nhân vật, cốt truyện, không gian, ngôn ngữ,... những
phương thức này sẽ giúp đề tài có cái nhìn hệ thống hơn về mặt hình thức nghệ
thuật tác phẩm trinh thám của Phạm Cao Củng.

Ngoài những phương pháp vừa nêu trên, trong luận văn này chúng tôi sử
dụng những thao tác nghiên cứu cơ bản như phân tích, so sánh, tởng hợp, đánh
giá để giải quyết nội dung, mục tiêu nghiên cứu luận văn đề ra.
6. Đóng góp của đề tài
Thơng qua việc khai thác, phân tích những đặc điểm nghệ thuật, luận văn
Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng đánh giá lại
những ý kiến trước đây có phần thiếu thiện cảm về dòng văn học trinh thám ở
Việt Nam. Luận văn là cơng trình nghiên cứu về một tác giả đi tiên phong cho
dòng tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam, do đó, sẽ là tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm thể loại này, cũng như tìm hiểu về văn học Việt Nam hiện đại

9


đầu thế kỷ XX.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn triển khai
thành ba chương:
Chương 1. Phạm Cao Củng với thể loại tiểu thuyết trinh thám trong
văn học Việt Nam thế kỷ XX
Trong chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát những nghiên cứu có liên
quan đến sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết trinh thám. Bên cạnh đó tìm hiểu
những đặc điểm và thành tựu của tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam cụ thể : quá
trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết trinh thám, những đặc điểm về nội
dung và nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết trinh thám. Cũng như vị trí của Phạm
Cao Củng và các sáng tác trinh thám của ông trong văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Chương 2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật và cốt truyện trong tiểu
thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng
Luận văn tiến hành làm rõ những khía cạnh nởi bật về nghệ thuật thể hiện
nhân vật và cốt truyện trong các sáng tác tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao

Củng. Về nhân vật chủ yếu là ở nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thám tử
và nhân vật tội phạm. Về cốt truyện chủ yếu là nghệ thuật xây dựng cốt truyện
tuyến tính và cốt truyện đảo tuyến. Qua đó nêu bật lên được nét đặc biệt trong
tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu
thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng
Luận văn tiếp tục làm rõ những khía cạnh nởi bật về nghệ thuật thể hiện
ngôn ngữ và giọng điệu trong các sáng tác tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao
Củng. Về giọng điệu chủ yếu là các giọng điệu tranh luận, lý lẽ sắc bén. Về ngôn
ngữ chủ yếu là ngôn ngữ kể, tả và ngôn ngữ đối thoại.

10


CHƯƠNG 1. PHẠM CAO CỦNG VỚI THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT
TRINH THÁM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
1.1. Sự xuất hiện của tiểu thuyết trinh thám
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám được xem là thể loại văn xuôi hư cấu lần đầu tiên
xuất hiện trong các tác phẩm của Edgar Allan Poe, nhà văn người Mỹ. Ông đã
sáng tạo ra truyện trinh thám đầu tiên mang tên Vụ ám sát hai mẹ con tại phố
Morgue, tiếp theo là Lá thư bị mất và Bí mật của Marie Roget,… Thể loại này
được tiếp tục phát triển bởi các tác giả nổi tiếng như Wilkie Collins, Conan
Doyle, John Dicson Carr, Agatha Christie, Stanley Gardner... Edgar Allan Poe
được coi là người khai sinh ra thể loại tiểu thuyết trinh thám, đưa ra quan niệm
rằng tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi trí tuệ.
Nhân vật Charles Auguste Dupin trong truyện của ông là nhà thám tử chuyên
nghiệp đầu tiên trong văn học, sử dụng khả năng phân tích và suy luận sắc sảo để
truy tìm thủ phạm. Nhờ sự đóng góp của Edgar Allan Poe và các nhà văn sau đó
tiểu thuyết trinh thám đã trở thành một thể loại văn học phở biến và được độc giả

u thích trên tồn thế giới.
Nhà văn và nhà phê bình văn học nởi tiếng người Argentina, Jorge Luis
Borges, khi nghiên cứu truyện trinh thám của Edgar Allan Poe, đã đưa ra nhận
định rằng: “Edgar Poe không muốn truyện trinh thám lại là một thể loại hiện
thực, ơng muốn nó phải là một thể loại văn học lý trí, một thể loại kỳ ảo. Ta có
thể nói như thế, nhưng đó là thể loại kỳ ảo có nguồn gốc từ trí tuệ chứ khơng
phải chỉ từ tưởng tượng. Truyện trinh thám có nguồn gốc từ cả hai thứ đó, dĩ
nhiên, nhưng trước hết phải là từ trí tuệ.” (Jorges Luis Borges, 1985). Nhận định
này của Borges đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tiểu thuyết trinh thám, nhấn mạnh
vai trò của trí tuệ trong việc tạo nên sức hút của thể loại này. Jorge Luis Borges,
khi nói về quan niệm của Edgar Allan Poe, khẳng định rằng: “Như vậy, chúng ta
đã có truyện trinh thám với tư cách là một thể loại duy lý. Tội ác được khám phá
nhờ các suy luận theo lơ gích trừu tượng chứ khơng phải nhờ những lời tố giác
hoặc sự vụng về của hung thủ. Edgar Poe biết rõ rằng những gì ơng làm khơng

11


phải là hiện thực, chính vì thế ơng chọn Paris làm bối cảnh. Chính vì thế mà nhà
thám tử suy luận theo lơ gích ấy là một người q phái, chứ khơng phải là cảnh
sát. Và chính vì thế, ơng đặt cảnh sát vào những tình huống khiến họ trở nên lố
bịch. Nói cách khác, Poe đã sáng tạo ra nhân vật anh tài trí tuệ.” (Jorges Luis
Borges, 1985). Nhận định này của Borges cho thấy Edgar Allan Poe đã tạo ra
một thể loại trinh thám dựa trên lý luận và trí tuệ, trong đó nhân vật chính là nhà
thám tử q phái, thơng minh, thay vì cảnh sát thơng thường. Sự sáng tạo này đã
định hình nên tiểu thuyết trinh thám như một thể loại văn học.
Conan Doyle cũng là một tác giả nổi tiếng của loạt truyện về thám tử
Sherlock Holmes. Ơng có quan niệm riêng của mình về tiểu thuyết trinh thám.
Theo ông, phép suy luận là cốt lõi quan trọng nhất trong tiểu thuyết trinh thám,
nhưng đối với Conan Doyle, phép suy luận này lại theo chiều ngược. Trong các

tác phẩm của ông, người đọc thường được biết kết cục trước và nhiệm vụ của họ
là phải tìm ra tất cả những sự việc dẫn đến cái kết cục ấy. Cách tiếp cận này đã
tạo ra một sự hấp dẫn đặc biệt, khiến người đọc không chỉ chú ý vào việc tìm ra
hung thủ mà còn tập trung vào q trình suy luận và phân tích của nhân vật thám
tử để hiểu rõ hơn về cách thức phạm tội. Nhờ quan niệm này, Conan Doyle đã
tạo ra những tác phẩm trinh thám đặc sắc, gây ấn tượng sâu sắc và thu hút độc
giả trên khắp thế giới.
Với S. S. Van Dine, một nhà văn trinh thám nổi tiếng người Mỹ, vào năm
1928 đã đề ra Hai mươi quy tắc của tiểu thuyết trinh thám. Đây là những quy
định nghiêm ngặt đối với thể loại này, giúp định hướng cho các tác giả khi sáng
tác tiểu thuyết trinh thám. Một trong những quy tắc mà Van Dine đưa ra là: “thủ
phạm phải được xác định qua một loạt suy luận, khơng phải qua tai nạn, tình cờ
hoặc thú nhận trong chốc lát” (Van Dine, 1928). Quy tắc này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc sử dụng lý trí và khả năng suy luận để tiết lộ bí mật đằng sau
mỡi vụ án, thay vì dựa vào những yếu tố bên ngồi hoặc tình cờ. Những quy tắc
của Van Dine đã góp phần hình thành nên tiêu ch̉n cho thể loại tiểu thuyết
trinh thám, đồng thời khuyến khích các tác giả phát huy tính sáng tạo và trí tuệ
trong việc xây dựng cốt truyện, nhân vật, cũng như giải mã mọi bí ẩn trong tác

12


phẩm của họ.
Ở Việt Nam, theo Vũ Ngọc Phan, các nhà văn trinh thám đầu tiên ở nước
ta phải kể đến là Phạm Cao Củng, Thế Lữ và Bùi Huy Phồn,… Một số nghiên
cứu gần đây cũng đi đến định hình quan niệm về tiểu thuyết trinh thám. Theo
Cao Vũ Trân trong bài viết Georges Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thế
kỉ XX, ông nhận định: “Hiểu một cách chung nhất, tiểu thuyết trinh thám là một
loại nghệ thuật xác định tội phạm chủ yếu dựa vào phương pháp suy luận - một
trình độ động não ở đẳng cấp cao - trong quá trình nghiên cứu và phát hiện tội

phạm. Đây là một thể loại văn học duy lý và kì ảo.”. (Cao Vũ Trân, 2004).
Trần Thanh Hà đưa ra một quan niệm riêng của mình về tiểu thuyết trinh
thám như những yếu tố cốt lõi của tiểu thuyết trinh thám, nhấn mạnh vào việc
khám phá bí mật thơng qua sự suy luận logic, duy lý và thuyết phục trong luận
văn thạc sĩ của mình: “tiểu thuyết trinh thám có thể có rất nhiều yếu tố ngoại
biên, song cốt lõi của loại tiểu thuyết này là sự khám phá bí mật (liên quan đến
tội ác, pháp luật) được trình bày một cách logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn
toàn các yếu tố huyền thoại, phi lý.” (Trần Thanh Hà, 2005, tr.10).
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết trinh thám được hiểu là
một tiểu loại của tiểu thuyết phiêu lưu và là truyện về vụ án, tội phạm: “Một tiểu
loại của tiểu thuyết phiêu lưu. Bản thân tên gọi thể loại đã làm nổi bật một vài
đặc điểm riêng của nó. Thứ nhất: nó nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.
Nhân vật chính có thể là “thám tử”, là “mật thám”, hay “điều tra viên” gì đó,
nhưng đều có nghề nghiệp chung là dò la, điều tra, khám phá cái bí mật, còn nằm
trong bóng tối. Thứ hai: nó chứng tỏ, đây là truyện vụ án, truyện viết về tội
phạm, một loại truyện rất phổ biến ở các nước phương Tây. Thứ ba: nó mách bảo
người sáng tác cách thức xây dựng cốt truyện: phải giữ đến cùng những bí mật
của tội phạm để tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trạng thái căng
thẳng.” (Lê Bá Hán và cs., 2010, tr.341). “Nhưng đặc biệt, tiểu thuyết trinh thám
chỉ trở thành một thể loại độc lập khi các nhà văn đưa những tình tiết về quá trình
điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung.” (Lê Bá Hán và cs., 2010,
tr.342). Tiểu thuyết trinh thám không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu thông

13


thường, mà còn là sự kết hợp giữa các yếu tố bất ngờ, kịch tính và q trình điều
tra tội phạm chuyên nghiệp. Điều này giúp tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể
loại này, khiến người đọc luôn ở trạng thái căng thẳng và tò mò.
Dù có sự khác biệt về quan niệm đặc trưng và phạm vi thể loại giữa các

nhà nghiên cứu ở phương Tây và Việt Nam, nhưng họ vẫn thống nhất coi tiểu
thuyết trinh thám là thể loại văn học của lý trí. Tiểu thuyết trinh thám xoay quanh
vấn đề tội phạm và quá trình điều tra, truy tìm manh mối, đồng thời thuyết phục
người đọc bằng logic.
1.1.2. Tác phẩm tiểu thuyết trinh thám của các tác giả Việt Nam đầu thế
kỷ XX
Trong thập niên 1920 - 1930 của thế kỷ XX, Việt Nam đã chứng kiến
những biến đởi lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đất nước khơng còn
bó hẹp trong phạm vi nội địa mà đã giao thương với các nước trong khu vực, đặc
biệt là các nước phương Tây. Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế
giới cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp đã tạo ra sự tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần và nhận
thức của người dân. Chính vì vậy, đã khiến văn học phải chủn biến, phát triển
theo hướng mới phù hợp với trình độ nhận thức của lớp độc giả đương thời.
Những tác phẩm trinh thám nởi tiếng của các tác giả nước ngồi đã được dịch
sang chữ quốc ngữ và thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Đồng thời, điều
này cũng đã khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn Việt Nam bắt đầu sáng tác
tiểu thuyết trinh thám mang đậm bản sắc dân tộc. Trong quá trình hình thành và
phát triển của tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam, Bửu Đình là một trong những
tác giả đầu tiên có những đóng góp quan trọng. Tác phẩm Mảnh trăng thu (1930)
của ông được in dài kỳ trên Phụ nữ tân văn và sau đó được in thành sách, tái bản
nhiều lần. Dù được gắn mác “ái tình tiểu thuyết”, nhưng Mảnh trăng thu thực
chất có nhiều yếu tố trinh thám. Câu chuyện tình ái đầy màu sắc trinh thám này,
với nhiều tình tiết ly kỳ, những bước phiêu lưu và số phận éo le của các nhân vật
đã thu hút sự quan tâm và tò mò của bạn đọc. Sau Mảnh trăng thu, Bửu Đình tiếp
tục cho ra đời tiểu thuyết Cậu Tám Lọ, cũng được đăng trên báo Phụ nữ tân văn.

14




×