Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 114 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ LAN ANH







MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hưng








Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ LAN ANH







MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hưng








Hà Nội – 2012



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8
B. NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT M.KUNDERA 9
1.1. KHÁI NIỆM KẾT CẤU 9
1.1.1. Khái niệm 9
1.1.2. Tiểu thuyết và một số hình thức kết cấu của tiểu thuyết 10
1.2. KẾT CẤU TIỂU THUYẾT MILAN KUNDERA 14
1.2.1. Kết cấu con số 7 – kết cấu âm nhạc 15
1.2.2. Tính cô đặc và đa âm 26
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA M.KUNDERA 40
2.1. KHÁI NIỆM NHÂN VẬT 40
2.2. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA 43
2.2.1. Khắc họa nhân vật từ những nét nhỏ của hình dáng và cử chỉ 45
2.2.2. Tâm lý nhân vật và những giấc mơ 53
2.2.3. Nhân vật và những tình huống hiện sinh tiêu biểu 62
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT MILAN KUNDERA 72
3.1. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ 72
3.2. NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT MILAN KUNDERA 74
3.2.1. Tính tiết chế chặt chẽ, sắc sảo của ngôn ngữ 74
3.2.2. Tính triết lý trong ngôn ngữ 84
3.2.3. Tính châm biếm sâu cay ẩn trong sự hài hước 93
C. KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1077


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Milan Kundera (viết tắt M.Kundera) là một tên tuổi nổi tiếng của nền văn
học Pháp hiện đại nói riêng và thế giới nói chung. Tác phẩm của ông mang chiều

sâu của khái quát, triết lý và tính nhân văn sâu sắc. Đặc điểm này khiến độc giả khi
đọc xong, sẽ phải suy tư về con người và sự tồn tại của mình trong thế giới này.
M.Kundera sinh năm 1929 tại Brno, Tiệp Khắc. Tuổi trẻ của ông chịu sự tác
động của nhiều biến cố lịch sử trong nước và thế giới, đặc biệt là sự kiện Mùa xuân
Praha 1968 – giai đoạn cải cách chính trị vô cùng ngắn ngủi, do sớm bị đàn áp bởi
sự can thiệp của quân đội Nga Xô Viết vào tháng 8 năm 1968. Sự kiện chính trị này
được tái hiện nhiều lần trong những tác phẩm khác nhau của M.Kundera, với những
nhân vật mà số phận của họ bị sắp đặt, biến động, thay đổi bởi sự kiện này.
Trải qua nhiều biến cố, thậm chí đã có những giai đoạn, một số tác phẩm tiểu
thuyết và thơ của M.Kundera bị thu hồi và bị cấm xuất bản, bản thân ông bị đuổi,
không cho dạy học, không còn kế sinh nhai; và, có những lúc ông hoàn toàn vắng
mặt trên đời sống sáng tác văn học. Tuy vậy, M.Kundera với những sáng tác, đóng
góp của mình vẫn là một cây bút nhận được những đánh giá cao. Năm 1975, ông
định cư tại Pháp, trở thành một trong những gương mặt quan trọng không thể thiếu
của nền văn học Pháp và thế giới.
M.Kundera sáng tác thơ, tiểu luận, kịch và tiểu thuyết. Nhưng chủ yếu ông
để lại dấu ấn trong lĩnh vực tiểu thuyết và một số tiểu luận. Có thể kể tên một số
tiểu thuyết nổi tiếng gắn với tên tuổi của M.Kundera, đó là Những mối tình nực
cười (1969), Điệu Valse giã từ (1972), Đời nhẹ khôn kham (1984), Sự bất tử
(1990), Chậm rãi (1993), Bản nguyên (1998) Cũng không thể không nhắc tới
tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết (1985) mà ở đó, nhà văn đã bộc lộ quan điểm của
mình một cách rõ ràng về sáng tác, về sứ mệnh của tiểu thuyết.


2
M.Kundera đã được trao nhiều giải thưởng văn học khác nhau. Năm 1985
ông được trao giải Jerusalem. Năm 1987 ông được trao Giải tác phẩm văn học châu
Âu của năm). Năm 2000, M.Kundera nhận được Giải thưởng quốc tế Herder - giải
thưởng uy tín dành cho giới trí thức và giới văn nghệ sĩ vùng Đông Nam Á châu
Âu. Năm 2007, ông được tôn vinh với giải thưởng cao quý nhất do Hội nhà văn

Tiệp Khắc trao tặng. Ông cũng từng được đề nghị trao giải thưởng Nobel văn học.
Có sự trái ngược nhau trong việc đánh giá và tiếp nhận của độc giả đối với
các tác phẩm của M.Kundera. Tờ Sunday Telegraph cho rằng: “Milan Kundera có
thể được xếp hạng trong số những nhà văn lớn nhất châu Âu sau chiến tranh”. Nhà
văn lớn của Mỹ Russell Banks khẳng định M.Kundera là “nhà văn uyên bác nhất
hành tinh” bởi lượng tri thức khổng lồ về triết học, khoa học, lý luận, nghệ thuật và
cả tôn giáo trong các sáng tác của M.Kundera. Tuy vậy, cũng có những ý kiến trái
chiều. Theo dịch giả Cao Việt Dũng - người đã từng dịch khá nhiều tác phẩm của
M.Kundera, thì tại Việt Nam, hiện có hai thái cực trong việc tiếp nhận tác phẩm của
nhà văn này: “Hoặc là người ta sùng kính Kundera đến mức cuồng tín, hoặc là
người ta hời hợt…” [60]. Còn giới nghiên cứu Mỹ thì “tập trung phê phán cách nhìn
phụ nữ không được trân trọng cho lắm của ông, và quan điểm khó xác định của ông
về tôn giáo…” [60]
Mặc cho những ý kiến trái chiều như vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận
những đóng góp của M.Kundera cho nền văn học nói chung và cho tiểu thuyết nói
riêng. Người ta cho rằng với những đóng góp của ông, sự tôn vinh hiện tại đối với
ông cũng là hơi muộn. Với tiểu thuyết, đóng góp của ông chính là đã mang lại cho
thể loại này một sắc diện mới. Cùng với đó là sự khẳng định sức sống và tầm quan
trọng không thể thay thế của tiểu thuyết. M.Kundera đã tạo được dấu ấn riêng của
mình – dấu ấn khiến người ta rất khó bắt chước, mặc dù ông là nhà văn có tầm ảnh
hưởng lớn đến các nhà văn hiện đại khác. Ông đã đưa lý thuyết vào thực tiễn sáng
tác, rồi lại từ thực tiễn sáng tác để đúc rút ra những vấn đề mang tính lý luận về tiểu


3
thuyết, về sáng tác. Sự hòa quyện giữa nhà văn – nhà lý luận khiến các tiểu luận của
ông giống như một pho tiểu thuyết; và khiến các cuốn tiểu thuyết ít nhiều mang
dáng dấp của tiểu luận, trong đó là những trăn trở, suy tư của M.Kundera về vai trò
của nhà văn và sứ mệnh của tiểu thuyết. Đó chính là lý do khiến các tác phẩm của
ông mang tính chiều sâu của suy tưởng, nặng tính triết lý với lối viết trong sáng,

không cầu kỳ nhưng vẫn đậm chất ẩn dụ, giàu trí tuệ, khơi gợi sự sáng tạo tưởng
tượng của người đọc.
Với những đặc điểm trên, cùng với chủ trương hội nhập giao lưu văn hóa
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về
nhà văn M.Kundera qua những tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận của
ông là điều vô cùng cần thiết. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về M.Kundera
tại Việt Nam chưa nhiều, và cũng chưa xuất hiện một công trình nghiên cứu nào
thật sự có quy mô lớn, đa phần ở mức độ luận văn, luận án và những bài nghiên
cứu nhỏ lẻ. Với mong muốn bước đầu tìm hiểu Một vài đặc điểm nghệ thuật
tiểu thuyết của Milan Kundera, chúng tôi đi vào nghiên cứu một số tác phẩm
của ông, nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu nhà văn Milan Kundera tại
Việt Nam, đồng thời qua đó, tìm hiểu về vai trò của nhà văn này trong nền văn
học hiện đại Pháp và thế giới, phần nào đánh giá được tình trạng thực tế của nền
văn học hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
M.Kundera được xem như là một “hiện tượng” của văn học hậu hiện đại.
Mặc dù ông tỏ ra không đồng ý với ý kiến rằng mình là đại diện tiêu biểu của nền
văn học hậu hiện đại, nhưng trên thực tế, với những quan niệm riêng và những đóng
góp của mình cho nền tiểu thuyết hiện đại nói riêng và văn học hiện đại nói chung,
ông hoàn toàn xứng đáng là một cây bút tiêu biểu cho dòng văn học này. Tiểu
thuyết và tiểu luận của M.Kundera trở thành “phát ngôn” cho những tư tưởng sáng
tác và quan niệm của ông về tiểu thuyết.


4
Nghiên cứu về tiểu thuyết và tiểu luận của M.Kundera, người ta thường
nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa lý luận và sáng tác. Chuyên luận Tiểu luận phê
bình về Milan Kundera là tập hợp các tiểu luận đã được đăng tải được xuất bản
tại New York. Chuyên luận này đã đi sâu phân tích một số tiểu thuyết tiêu biểu
của nhà văn, qua đó nêu bật lên được quan niệm và cơ sở lý luận của nhà văn.

Năm 2009, luận án tiến sĩ Quan niệm của Milan Kundera về tiểu thuyết qua lý
luận và thực tiễn sáng tác của Trần Thanh Hà cũng đã đề cập đến mối quan hệ
giữa lý luận và sáng tác của M.Kundera. Bằng việc tìm hiểu các quan niệm của
ông về sứ mệnh tiểu thuyết, về nghệ thuật kết cấu, về quá trình sáng tác và tiếp
nhận tiểu thuyết, tác giả đã chứng minh rằng: Sự liên hệ, gắn kết mật thiết giữa lý
luận và sáng tác là một trong những đặc điểm khác biệt nổi bật của M.Kundera –
ông vừa là một nhà văn, lại vừa là một nhà lý luận. Từ thực tiễn sáng tác, ông đúc
rút ra được những quan niệm và tạo nên nền tảng lý luận. Để rồi từ chính những
quan niệm, nền tảng ấy, ông lại đưa chúng thực hành trong chính các sáng tác của
mình. Do đó, tiểu thuyết của Kundera có tính tiểu luận, ngược lại, tiểu luận ông
cũng mang đậm tính tiểu thuyết. Silvia Kadiu tại Đại học Paris III năm 2007 cũng
đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa nhà văn và thời đại qua qua luận văn thạc sĩ
với đề tài Milan Kundera: cá nhân, văn học và Cách mạng. Cao Việt Dũng cũng
từng bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Sorbonne với nội dung Các
chiến lược văn bản của Kundera để tìm hiểu các vấn đề về văn bản và liên văn
bản của nhà văn này. Cũng cần nói thêm rằng Cao Việt Dũng đã dịch khá nhiều
sách của M.Kundera từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, ví dụ như Điệu Valse giã từ,
Cuộc sống không ở đây, Đời nhẹ khôn kham, Những mối tình nực cười, Vô tri
(trong số ấy, có những cuốn đã từng được các dịch giả khác dịch, và đã được xuất
bản tại Việt Nam trước đó. Sau này được Cao Việt Dũng dịch lại).
Tiểu thuyết của M.Kundera luôn mang những tư tưởng nhất định. Ông
luôn đặt con người vào các tình thế hiện sinh tiêu biểu. Ông cho rằng, con người


5
là một thực thể phức tạp, đôi khi chính bản thân người ta cũng không hiểu thấu
được hết những hành động, suy nghĩ, bản tính của mình. Và, chỉ trong những
tình huống hiện sinh tiêu biểu, họ mới thật sự bộc lộ tính cách, bản chất của
mình. Đôi khi, đó lại là những tính cách hoàn toàn xa lạ với con người thực tại
vốn có – như họ và những người xung quanh từng lầm tưởng. Để tìm hiểu sâu

hơn về ý tưởng và cách xây dựng các ý tưởng của M.Kundera, Anneliese Saulin-
Ryckewaert Đại học Charles de Gaulle Pháp – trong luận văn thạc sĩ của mình –
đã đi sâu vào bốn chủ đề chính: Tư duy, lịch sử, trò chơi và giấc mơ. Từ bốn chủ
đề này, Anneliese đã từng bước khám phá cách M.Kundera kết cấu tiểu thuyết
của mình, khám phá thế giới nghệ thuật vô cùng phong phú và những tư tưởng
riêng biệt của nhà văn.
Tháng 5 năm 2010, tại trung tâm văn hóa Pháp L’Espace đã diễn ra buổi tọa
đàm với nội dung Milan Kundera – tiểu thuyết và tiểu luận. Đồng thời đó cũng là
buổi giới thiệu tiểu thuyết mới được dịch sang tiếng Việt Vô tri. Buổi tọa đàm có
sự tham dự của nhà văn Nguyên Ngọc, dịch giả Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Cao
Việt Dũng và nhiều nhà nghiên cứu cùng những người yêu mến M.Kundera. Buổi
tọa đàm đã khẳng định những thành công và đóng góp của M.Kundera cho nền
văn học Hậu hiện đại, cho lý luận và thực tiễn sáng tác văn học. Đồng thời, các
dịch giả cũng qua đó khẳng định M.Kundera là một nhà văn có vốn tri thức khổng
lồ. Những kiến thức về lịch sử, chính trị, khoa học, triết học, tôn giáo, âm nhạc,
hội họa, nhiếp ảnh… tụ họp trong các tác phẩm của ông với mật độ dày đặc. Ông
đã mang cả diễn biến của thời đại mình, đã mang cả một khối lượng lớn các tri
thức của nhân loại vào trong sáng tác, dùng các tri thức đó để diễn đạt những tư
tưởng của mình, để thông qua đó, nhấn mạnh tới sự “nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”
– khi mà con người trải qua những thời khắc quan trọng của lịch sử, khi họ sống
trong thế giới hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thì
dường như họ không còn được sống thật với chính bản thân, mà luôn phải chống


6
đỡ với những “con mắt vô hình” luôn bám riết lấy họ, khiến họ nghẹt thở, vô
phương tẩu thoát.
Chúng ta cũng có thể tìm thấy rất nhiều ý kiến, đánh giá, bài viết, nghiên
cứu khác nhau về vấn đề này qua các trang báo giấy, các tạp chí và báo mạng
trong và ngoài nước. Năm 1997, nhà văn Nguyên Ngọc đã đăng một bài viết trên

tạp chí Văn học với tiêu đề Nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera và tác phẩm
Sự bất tử. Trên các trang báo mạng, chỉ với từ khóa đơn giản là “Nhà văn Milan
Kundera”, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều bài viết của cả các nhà nghiên cứu
thế giới và trong nước về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, về một số tác phẩm nổi
bật, về quan niệm và tư tưởng trong sáng tác, phê bình của nhà văn. Tất nhiên, ở
những trang báo mạng, những ý kiến, các bài viết hay nghiên cứu đó chưa thật sự
chạm đến tận cùng lớp tư tưởng của M.Kundera, phần nhiều trong số đó là
những nhận định cảm tính, hoặc chỉ mới đi vào một vài khía cạnh nổi bật. Chúng
chưa thực sự là những công trình nghiên cứu mang tính chất khoa học, quy mô
(điều này cũng dễ hiểu, bởi các bài viết trên mạng thường phải tuân thủ quy tắc
gọn nhẹ để người đọc dễ theo dõi. Hoặc cũng có thể các bài viết ấy là sự tóm
lược những ý chính của một công trình nghiên cứu, là một phần rất nhỏ của công
trình nghiên cứu được tác giả công bố trên các trang báo mạng). Dù vậy, qua đó,
chúng ta cũng có thể phần nào tìm thấy sự đồng điệu và thấu hiểu của những bài
viết đối với nhà văn.
Bởi vậy mà tiểu thuyết, truyện ngắn và các chuyên luận của M.Kundera vẫn
là một “vùng đất hoang” giàu tiềm năng để khai thác, khám phá. Mặc dù đối với cả
giới nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, M.Kundera đã trở thành một cái tên
quen thuộc và bắt đầu được quan tâm một cách đúng đắn bằng những công trình
nghiên cứu, tiểu luận và các bài viết, nhưng “vùng đất” M.Kundera vẫn vô cùng
rộng lớn, nơi đây vẫn là lời kêu gọi, thách thức sự khám phá của giới nghiên cứu,
mang đến cho nhiều người sự mới mẻ và hứng thú tìm hiểu. Vì lý do đó, chúng tôi


7
hi vọng luận văn này sẽ rút ra được những vấn đề lý luận qua việc khám phá Một
vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera. Không kỳ vọng đây là
một công trình nghiên cứu lớn và thật sự có ý nghĩa, nhưng chúng tôi mong rằng
luận văn sẽ đề cập, tìm tòi và khám phá được những nét đặc điểm nghệ thuật nổi bật
nhất và qua đó khẳng định được sự mới mẻ, độc đáo vô cùng riêng biệt của nhà văn

tài năng này.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu mà luận văn xác định là: chỉ ra những nét độc đáo, riêng biệt trong
thế giới nghệ thuật và trong quan niệm về sáng tác của nhà văn Milan Kundera.
Luận văn sẽ góp một tiếng nói khẳng định vị trí của nhà văn và những đóng
góp mới mẻ của ông đối với nền văn học thế giới Hậu hiện đại, đặc biệt là trong thể
loại tiểu thuyết.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết,
tiểu luận và truyện ngắn của Milan Kundera, trong đó tiểu thuyết là chủ yếu.
Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận (đã
được dịch sang tiếng Việt) của nhà văn M.Kundera, trong đó tiểu thuyết chiếm đa
số: phạm vi nghiên cứu chính.
Ngoài ra, chúng tôi còn xem xét một số tác phẩm của các nhà văn khác (cùng
thời hoặc khác thời) để đối chiếu so sánh.



8
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đi sâu tìm hiểu về những đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera,
luận văn của chúng tôi tiếp cận tác phẩm từ nhiều phương pháp khác nhau như: thi
pháp học, thống kê - phân loại, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp và các
phương pháp liên ngành khác để có thể tiếp cận về các hình thức nghệ thuật của nhà
văn này một cách tổng quan, chính xác hơn.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo,
nội dung chính gồm bốn chương:
Chương 1: Kết cấu tiểu thuyết Milan Kundera

Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết của Milan Kundera
Chương 3: Ngôn ngữ tiểu thuyết Milan Kundera












9
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT M.KUNDERA
1.1. Khái niệm kết cấu
1.1.1. Khái niệm
“Các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực”, “mà còn
khác nhau về cách bố trí sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của chất liệu hiện thực đó
trong tác phẩm; khác nhau về cách bố cục tác phẩm”… “Cách tổ chức bên trong và
bên ngoài tác phẩm như vậy được gọi là kết cấu” [5, tr.142]
Như vậy, “kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác
phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác
phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”
[5, tr.143].
Là một yếu tố của hình thức, kết cấu khẳng định vai trò của mình khi tác
động vào các yếu tố nội dung như chủ đề, tư tưởng, cốt truyện… Kết cấu trở thành

một yếu tố vô cùng quan trọng, khi nó đạt được hiệu quả cao nhất trong việc diễn
đạt nội dung tác phẩm. Bởi như chúng ta đã biết, hình thức và nội dung là hai yếu tố
luôn đi kèm, tương hỗ nhau. Khi Radinxki cho rằng kết cấu của tiểu thuyết Anna
Karenina lỏng lẻo, đó là hai cuốn tiểu thuyết với hai tuyến nhân vật (Anna-Vrônxki
và Lêvin-Kitti) đứng cạnh nhau, thì L.Tolstoi đã viết thư trả lời ông: "Tôi tự hào với
kiến trúc - những khung vòm được kết nối, liền với nhau đến mức không thể nhận
ra chỗ nối ở đâu. Về điểm này, tôi hết sức cố gắng. Mối liên hệ của sự cấu trúc được
tạo nên không phải dựa trên cốt truyện và cũng không phải dựa trên mối quan hệ
làm quen giữa các nhân vật mà là ở mối quan hệ bên trong" [19, tr.65].


10
Khi tác phẩm có kết cấu phù hợp với nội dung, nó sẽ tạo nên một chỉnh thể
thống nhất, góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm. Phân tích kết cấu tác phẩm, có
thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu chung nhưng điều quan trọng là
phải xuất phát từ bản thân tác phẩm và xem nó có thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng
của tác phẩm hay không.
1.1.2. Tiểu thuyết và một số hình thức kết cấu của tiểu thuyết
Từ khi ra đời cho đến hiện tại, tiểu thuyết đã ghi lại dấu ấn của mình trong
kho tàng văn học thế giới. Đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là vào thế kỷ
XIX, tiểu thuyết để lại cho nền văn học nhân loại những tác phẩm kinh điển đã
được thử thách và sống mãi với thời gian.
Một trong những đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết, đó là khả năng bao chứa
trong mình rất nhiều sự kiện, đề tài, cuộc đời khác nhau. Tiểu thuyết như một thể
loại đắc địa để có thể vừa tái hiện lại những sự kiện vô cùng nhỏ bé của cuộc sống,
lại vừa có thể phản ánh những sự kiện to lớn, vĩ đại nhất của lịch sử. Có thể nói, tiểu
thuyết như một bức tranh khổng lồ, ở đó, nhà văn như một người họa sĩ vẽ nên vô
số hình ảnh cùng những gam màu khác nhau. Đó chính là khả năng “phản ánh một
cách toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống” [5, tr.189].
Trong quá trình phát triển, tiểu thuyết luôn vận động và tìm ra những hình

thức phù hợp nhất với mình. “Tiểu thuyết đã tập trung trong nó những đặc tính tiêu
biểu cho thể loại” [5, tr.186]. Trong đó, không thể không nói đến sự đa dạng, phong
phú về mặt kết cấu.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi, biến chuyển ngày càng đa
dạng về mặt kết cấu tiểu thuyết. Từ thủa sơ khai tiểu thuyết, chúng ta đã biết đến
kiểu kết cấu chương hồi. Kết cấu chương hồi là sự phân bố diễn biến cốt truyện
theo từng lớp, từng chương, từng hồi. Mỗi chương, mỗi hồi nối tiếp nhau, đánh dấu
sự phát triển của cốt truyện một cách lớp lang, không bị đứt quãng – đây là đặc


11
điểm dễ nhận thấy của kiểu kết cấu này. Tất cả các câu chuyện trong một chương
(hồi) đều tuần tự diễn ra theo trật tự thời gian, không bị “cắt xén” hay đảo ngược lẫn
lộn. Robinson Crusoe của nhà văn Anh Daniel Defoe tái hiện quãng thời gian hơn
hai mươi tám năm sống trên hoang đảo của Robinson bằng nhiều chương. Mỗi
chương kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính theo thời gian có lịch biểu được
ghi chép lại rõ ràng, từng ngày từng tháng, với từng giai đoạn khác nhau, từ khi
Robinson bị lạc vào hoang đảo, cho đến quãng thời gian anh xoay xở, vật lộn với
thiên nhiên để sinh tồn và làm cuộc sống của mình trở nên phong phú, dư thừa, đến
tận khi anh cùng người bạn Thứ Sáu quay trở về đất liền, kết thúc cuộc sống cô đơn
trên hoang đảo.
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết chương hồi, là mỗi khi bắt đầu một chương
(hồi) mới, thường có vài dòng đề từ trích dẫn, tóm tắt nội dung của chương (hồi) đó.
Ví dụ trong Tây Du Ký, mở đầu là hai câu thơ đề từ nói về sự ra đời của Tôn Ngộ
Không. Các hồi sau cũng lần lượt có những câu đề từ tóm tắt nội dung của từng
chương như vậy.
Tiểu thuyết có kết cấu chương hồi xây dựng tính cách và nhân vật thông qua
hệ thống hành động, cử chỉ. Nghĩa là từ những hành động và cách xử sự mà người
ta có thể nhận ra đâu là tính cách nổi bật, đặc trưng nhất của nhân vật.
Nếu như kết cấu chương hồi tập trung khai thác tính cách nhân vật qua hành

động, cử chỉ thì kết cấu tâm lý lại xây dựng tính cách, hình tượng nhân vật chủ yếu
qua những diễn biến, phát triển trong tâm lý. Những vận động bên trong, từ suy
nghĩ, cảm nhận của nhân vật chính, tương tác với sự vận động tâm lý của các nhân
vật khác tạo nên diễn biến cho toàn bộ câu chuyện. Tiểu thuyết Bà Bovary của
Flaubert đã xây dựng nên hình ảnh, cuộc đời, số phận của một người phụ nữ trên
dòng tâm lý của nhân vật chính – Emma. Emma, một phụ nữ lãng mạn, luôn khát
khao tìm được một người đàn ông lý tưởng, được vượt khỏi những điều tầm thường,
tẻ nhạt của cuộc sống, để rồi khi thất vọng sâu sắc với những gì xung quanh mình,


12
nàng tìm đến cái chết. Flaubert đã dùng lời kể gián tiếp để hé lộ dòng tâm tư, những
suy tưởng của nhân vật, từ qua tâm lý, tính cách của nhân vật tự bộc lộ, vận động,
đưa tiểu thuyết đi hết chặng đường của các tình tiết. Nhà văn Mỹ Hemingway cũng
xây dựng cuốn tiểu thuyết Ông già và biển cả của mình với lối kết cấu tâm lý.
Tương tự, Sống mòn của Nam Cao cũng đào sâu vào những băn trở, băn khoăn và
những diễn biến tâm lý của nhân vật chính – Thứ. Như vậy, kết cấu tâm lý đòi hỏi
nhà văn đi sâu vào nội tâm của nhân vật, đôi khi, tâm lý nhân vật cũng phần nào thể
hiện suy nghĩ mang tính trải nghiệm của chính tác giả về cuộc sống, về những vấn
đề của con người, xã hội và lịch sử.
Một loại kết cấu nữa mà chúng ta thường thấy ở tiểu thuyết, đó là kết cấu đơn
tuyến. Kết cấu đơn tuyến chỉ có một tuyến nhân vật – thường đó cũng là nhân vật
chính và là trung tâm của tiểu thuyết. Nhân vật chính này đôi khi là chính tác giả
nhập thân để kể lại những câu chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời mình, kể lại
những gì mình đã chứng kiến bên ngoài cuộc sống (Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng là một ví dụ. Đó là cuộc đời của chính tác giả cùng những suy nghĩ,
xúc cảm và tất cả những câu chuyện của thời bé thơ). Hoặc, cũng có khi, tác giả
không hoàn toàn hóa thân vào nhân vật, mà chỉ đơn giản xây dựng nên một nhân
vật chính, để cho nhân vật chính ấy tự kể lại câu chuyện cuộc đời họ, và những tình
tiết trong tiểu thuyết là sự hư cấu, tưởng tượng. Thông qua đó, tác giả nhằm nêu bật

tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Bên cạnh kết cấu đơn tuyến là kết cấu song tuyến. Nếu như kết cấu đơn tuyến
chỉ có một tuyến nhân vật, thì kết cấu song tuyến bao gồm hai tuyến nhân vật xuất
hiện song song với nhau trong cùng một tác phẩm – hoặc đối nghịch, phản chiếu
nhau, hoặc hỗ trợ và đối chiếu lẫn nhau. Với trường hợp hai tuyến nhân vật xuất
hiện đối nghịch nhau, thường mỗi tuyến đại diện cho một lực lượng: xấu và tốt,
thiện và ác, bóc lột và bị bóc lột… Rất nhiều tiểu thuyết thuộc thời kỳ văn học hiện
thực phê phán Việt Nam 30-45 hoặc văn học kháng chiến Việt Nam thế kỷ XX


13
xoáy sâu vào kiểu kết cấu này, vì nó nêu bật được sự đối lập giữa các tuyến nhân
vật: nông dân - phong kiến, đàn áp - bị đàn áp; quân ta - quân thù, tính chính nghĩa -
phi nghĩa của cuộc chiến.
Trường hợp hai tuyến nhân vật có tác dụng đối chiếu nhau, thì nổi bật là ở
tiểu thuyết Anna Karenina của nhà văn L.Tolstoi. Hai tuyến nhân vật (Anna -
Vrônxki và Lêvin - Kitti) đứng cạnh nhau, tác động, đối chiếu lẫn nhau không chỉ
“trong mối xung đột xã hội mà còn cả trong sự đồng nhất về những hoàn cảnh nghệ
thuật cụ thể cùng phát triển trên một đề tài theo cùng một chủ đề chung” [19, tr.66].
Theo đó, như V.Ermilôp thì “Anna chết trong cái thực tế không có tình yêu, còn
Lêvin cố tìm kiếm những con đường đi tới sự xác lập một thực tế có tình yêu
thương” [19, tr.66].
Một loại kết cấu nữa xuất hiện trong các bộ tiểu thuyết đồ sộ, mang âm
hưởng sử thi, đó là kết cấu đa tuyến. Ở lối kết cấu này, tiểu thuyết mang nhiều chủ
đề, nhiều tuyến nhân vật, bao chứa trong nó là cả một hiện thực xã hội rộng lớn, có
tính chất khái quát. Nhiều khi, nó còn bao chứa trong mình cả một thời kỳ lịch sử.
Một số tác phẩm thuộc hình thức kết cấu này, đó là Sông Đông êm đềm của
nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, Chiến tranh và hòa bình của
L.Tolstoi, Con đường đau khổ của A.Tolstoi, hay Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi.
Với lối kết cấu đa tuyến, nhà văn đưa được vào tiểu thuyết của mình vô vàn

sự kiện, và xây dựng được nên nhiều hình tượng, tư tưởng, chủ đề khác nhau. Tư
tưởng chủ đạo trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi được tập trung thể hiện
qua biến cố lịch sử trọng đại – cuộc chiến tranh Vệ quốc năm 1812; bên cạnh đó
còn là chủ đề về giai cấp quý tộc Nga trong và sau chiến tranh.
Ngoài ra, còn một số hình thức kết cấu khác như kết cấu luận đề, kết cấu theo
trục nằm ngang… Tất cả những hình thức kết cấu này đã tạo nên bức tranh đa dạng,
phong phú về mặt hình thức cho thể loại tiểu thuyết.


14
Nhận xét về kết cấu của một số tiểu thuyết trong thế kỉ XX, Erenbourg cho
rằng: "Tiểu thuyết của thời đại ta có nhiều chỗ khác với tiểu thuyết thế kỉ XIX vốn
xây dựng trên lịch sử một con người hay một gia đình. Trong tiểu thuyết hiện đại
có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan chéo vào nhau, nhà văn thường hay
đưa người đọc từ thành phố này sang thành phố khác, đôi khi đi sang một nước
khác nữa, cách kết cấu khiến ta nghĩ tới sự luân phiên của những đoạn cận cảnh
với những cảnh quần chúng trên màn ảnh" [55]. Như vậy, sự phát triển của tiểu
thuyết, qua các giai đoạn (mà dấu mốc quan trọng là thế kỷ XIX) cho đến hiện tại
đã trải qua nhiều biến đổi. Đôi khi, trong cùng một tác phẩm có sự kết hợp, giao
thoa lẫn nhau giữa các hình thức kết cấu. Đặc điểm này tạo nên bức tranh sinh
động cho tiểu thuyết, giúp người đọc khám phá nhân vật và cốt truyện theo đa
chiều, đa hướng.
1.2. Kết cấu tiểu thuyết Milan Kundera
Như bên trên chúng ta đã tìm hiểu, tiểu thuyết mang trong mình nhiều hình
thức kết cấu khác nhau. Mỗi hình thức kết cấu có một đặc điểm, ưu thế (và thậm chí
cả hạn chế) riêng.
Việc khám phá, tìm hiểu các hình thức kết cấu tiểu thuyết hiện đại không đơn
giản, bởi thực tế bản thân sự sáng tạo văn học là vô cùng phong phú, đôi khi có sự
pha trộn giữa nhiều hình thức kết cấu khác nhau.
Với các tiểu thuyết (và cả truyện ngắn) của M.Kundera, việc tìm ra một kết

cấu chính xác cho từng tác phẩm cũng không hề dễ dàng. Có lúc ta nhận ra kiểu kết
cấu đơn tuyến, song tuyến hay đa tuyến, nhưng cũng có lúc là sự kết hợp của nhiều
loại kết cấu khác nhau trong cùng một tác phẩm. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung
thống nhất giữa các tác phẩm của M.Kundera, đó là dù có theo hình thức kết cấu nào,
thì trong cùng một tác phẩm, các tuyến nhân vật, các câu chuyện (tưởng như) rời rạc,
không liên quan gì đến nhau ấy luôn hướng đến một chủ đề nhất định. Ví dụ trong
tiểu thuyết Sự bất tử, bảy chương mang bảy chủ đề khác nhau, nhưng chúng lại


15
hướng tới chủ đề chung bao quát cả tác phẩm, đó là sự bất tử. Như nhà văn từng bộc
bạch: “Tôi luôn xây dựng chúng (truyện ngắn, tiểu thuyết) ở hai mức: ở mức thứ
nhất, tôi dựng câu chuyện tiểu thuyết; bên trên, tôi triển khai các chủ đề. Các chủ đề
được trau chuốt không ngừng trong và bởi câu chuyện tiểu thuyết” [37, p.4]
Tìm hiểu kết cấu các tác phẩm của M.Kundera, người ta đã nhận ra có những
nét đặc trưng tiêu biểu, nó đánh dấu sự khác biệt của ông với rất nhiều nhà văn
khác. Trong phần thứ tư của cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết, nhà văn cũng có riêng
một bài Trò chuyện về nghệ thuật kết cấu trong tác phẩm của một số nhà văn khác,
và về chính những tác phẩm của mình. Có thể nói, phần Trò chuyện về nghệ thuật
kết cấu này đã làm sáng tỏ toàn bộ quan điểm và những thủ pháp của nhà văn về
mặt kết cấu tác phẩm.
Bởi vậy, chúng tôi sẽ không nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết (và sơ qua một
vài truyện ngắn) của M.Kundera theo những mô tip các hình thức kết cấu quen
thuộc, truyền thống như đã phân tích ở phần trên. Bởi như chính nhà văn đã khẳng
định, thì “không nên coi kết cấu như một khuôn mẫu có trước, được trao cho tác
giả để anh lấp đầy vào đấy bằng sáng chế của anh; kết cấu phải là một phát minh,
một phát minh cầm cố toàn bộ tính độc đáo của tác giả” [37, p.4]. Vì thế, chúng
tôi sẽ chỉ đi sâu vào các yếu tố, đặc điểm về kết cấu làm nên sự riêng biệt độc đáo
của M.Kundera.
1.2.1. Kết cấu con số 7 – kết cấu âm nhạc

Dễ nhận thấy kiểu kết cấu đặc trưng của M.Kundera, đó là kết cấu con số 7 –
con số gắn với bảy nốt nhạc trong âm nhạc. Lý giải hiện tượng này không khó, hãy
nghe chính nhà văn chia sẻ: “Các cuốn tiểu thuyết của tôi là những biến tấu của một
kiến trúc chung cơ sở trên số bảy” [37, p.4]. Theo M.Kundera, ông thật sự không hề
ngạc nhiên nếu như mỗi khi hoàn thành một cuốn sách nào đó, hầu hết chúng đều kết
thúc với 7 chương, 7 phần (đối với tiểu thuyết) và 7 truyện ngắn (đối với tuyển tập
truyện ngắn). Ông liệt kê và lý giải rằng: “Với tôi đấy không phải là lối điệu đà mê


16
tín một con số bùa, càng chẳng phải là tính toán lý trí, mà là đòi hỏi sâu xa, vô thức,
không thể hiểu được, mẫu lý tưởng về hình thức mà tôi không thoát ra được” [37, p.4].
Như một sự bức thiết của cảm giác, số 7 hiện diện trong hầu hết các tác phẩm
của M.Kundera. Nó khiến các tác phẩm mang âm hưởng của một bản nhạc khi duyên
dáng, lúc mạnh mẽ, khi ngẫu hứng, lúc quấn quýt với những nốt nhạc hòa quyện
trong một bản hòa âm không thể tách rời. Mỗi một nốt nhạc lại tự thực hiện những
vai trò riêng, gióng lên những thanh âm của mình để tạo nên một bản nhạc, bản giao
hưởng hoàn chỉnh. Ở đó, không có một nốt nhạc nào thừa thãi hay vô nghĩa.
“Sau khi hoàn thành cuốn Lời đùa cợt, tôi chẳng có lý do gì để ngạc nhiên là nó
có bảy phần. Sau đó, tôi viết Đời nhẹ khôn kham. Cuốn tiểu thuyết gần như đã xong
và gồm có sáu phần. Tôi không thỏa mãn. Tôi thấy câu chuyện có vẻ nhạt nhẽo. Đột
nhiên tôi nảy ra ý nghĩ đưa vào tiểu thuyết một câu chuyện diễn ra ba năm sau cái chết
của nhân vật (tức là nằm ngoài thời gian của tiểu thuyết). Đó là phần gần cuối, phần
thứ sáu (Người tứ tuần). Tức khắc, mọi sự thành hoàn hảo. Về sau, tôi nhận ra cái phần
thứ sáu ấy tương ứng một cách kỳ lạ với phần thứ sáu trong Lời đùa cợt. Ở đó, cũng
như vậy, đưa một nhân vật từ bên ngoài vào tiểu thuyết, mở ra trên bức tường của tiểu
thuyết một khung cửa sổ bí mật. Những mối tình nực cười mới đầu là một tập mười
truyện ngắn. Khi tôi soạn lại bản lần cuối cùng, tôi loại đi; toàn bộ trở nên rất chặt chẽ
đến nỗi nó báo trước cấu trúc Sách cười và lãng quên: vẫn những chủ đề ấy (đặc biệt
chủ đề về sự lừa phỉnh), kết nối thành một tổng thể duy nhất bảy truyện kể trong đó

truyện thứ tư và thứ sáu ngoài ra còn được nối vào bằng cái đinh ghim là nhân vật
chính, bác sĩ Havel. Trong Sách cười và lãng quên, phần thứ tư và phần thứ sáu cũng
được kết nối bởi cùng một nhân vật: Tamina. Khi tôi viết Đời nhẹ khôn kham, tôi
muốn bằng mọi giá phá vỡ con số bảy định mệnh đi. Cuốn tiểu thuyết đã được thụ thai
từ lâu theo một dàn ý gồm sáu phần. Nhưng tôi thấy phần thứ nhất cứ không ổn. Cuối
cùng tôi hiểu ra rằng phần ấy thật ra gồm hai phần, nó như đứa trẻ sinh đôi dính liền
vào nhau cần tách ra bằng một can thiệp phẫu thuật tinh vi” [37, p.4]


17
Lối kết cấu con số 7 này có mối quan hệ trực tiếp đối với những kiến thức về
âm nhạc của M.Kundera. Như đã nói, kết cấu con số 7 này chính là lối kết cấu âm
nhạc, số 7 là 7 nốt nhạc: Đồ, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si. Nếu như con số 7 xuất phát từ
“một đòi hỏi vô thức” không thể lý giải nổi, thì những tác phẩm mang tính chất của
một bản nhạc, bản giao hưởng lại xuất phát từ chính kiến thức âm nhạc sâu rộng của
M.Kundera. Thật ra, cũng không khó khăn để chúng ta nhận ra mối tương quan này,
nếu giải thích dựa trên cơ sở những kiến thức âm nhạc của nhà văn. Với khả năng
về âm nhạc của mình, lẽ tự nhiên, chúng in dấu lên những trang viết.
M.Kundera sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc. Bố của
ông là học trò của một nhà soạn nhạc Tiệp Khắc khá nổi tiếng. Chính cha đã dạy
cho ông chơi đàn piano. Sau này, ông có theo học về nhạc lý trong một thời gian
khá dài. Có lẽ âm nhạc cũng là một trong những đam mê của ông, mà theo như
ông thì: “Cho đến 25 tuổi, âm nhạc đã hấp dẫn tôi hơn tiểu thuyết” [37, p.4]. Và
ông thừa nhận: “Cái khá nhất mà tôi đã làm được hồi đó là một bản nhạc viết cho
bốn nhạc cụ: piano, alto, clarinette và trống. Nó gần như báo hiệu trước một một
cách lược đồ cấu trúc những tiểu thuyết của tôi mà bấy giờ tôi không hề ngờ sẽ
có… Bản nhạc tôi viết cho bốn nhạc cụ đó gồm bảy phần! Cũng giống như các
tiểu thuyết của tôi, toàn bộ bản nhạc gồm những phần rất không đồng nhất về
hình thức” [37, p.4]. Như vậy, sự ảnh hưởng của âm nhạc vào trong các tác phẩm
của M.Kundera là điều được chính nhà văn thừa nhận.

Trong Nghệ thuật tiểu thuyết (điều đặc biệt, tiểu luận này cũng được chia
làm bảy phần), khi được phỏng vấn về các tiểu thuyết, M.Kundera đã dùng rất
nhiều kiến thức về âm nhạc để diễn giải cho cấu trúc tác phẩm của mình. Ông
nhắc nhiều đến âm nhạc, liên kết, xâu chuỗi các kiến thức âm nhạc (cường độ, cao
độ, nhịp độ) với diễn biến cốt truyện. Rất nhiều tác phẩm của ông có ghi lại dấu ấn
của âm nhạc. Trong Sự bất tử, Rubens đã nhớ đến Agnés không bởi tên riêng của
nàng, mà nhớ đến nàng với cái tên Cô Đàn Luthiste. Bởi trong ấn tượng của anh,


18
những hành động, cử chỉ, hình dáng của nàng đều khiến anh liên tưởng đến cây
đàn luthiste với những âm vang giai điệu nhẹ nhàng mà mê đắm, có sức quyến rũ
bất ngờ. Trong Đời nhẹ khôn kham, thậm chí M.Kundera còn đưa lời đối thoại
của nhân vật Tomas với ông bác sĩ người Thụy Sĩ thành một phần của bản nhạc
như minh họa dưới đây (ta còn bắt gặp trong nhiều tác phẩm của ông sự liên hệ
với âm nhạc Beethoven tương tự như ví dụ này):

Hãy thử xem xét sự phân chia độ dài – ngắn giữa các chương trong một số
tiểu thuyết của M.Kundera với các nốt nhạc. Nếu coi chương có độ dài nhất là cung
trầm nhất (Đồ), thì chương ngắn nhất sẽ là nốt Si (trong bảy nốt nhạc Đồ, Rê, Mi,
Pha, Sol, La, Si). Dựa trên sự tương ứng này, chúng ta sẽ khảo sát thí điểm Sự bất
tử, để qua đó thấy được độ dài, ngắn, nhanh, chậm của mỗi chương trong tiểu
thuyết của ý nghĩa thế nào đối với việc chiếu sáng nhân vật và qua đó, bộc lộ quan
điểm của nhà văn về lối xây dựng kết cấu.
Trong Sự bất tử, bảy phần như bảy nốt nhạc riêng biệt. Mỗi nốt nhạc với
những cung trầm, cung thanh cùng tiết tấu nhanh, chậm và cường độ dữ dội, êm
đềm khác nhau ấy đóng vai trò riêng trong tổng thể “bản giao hưởng”.


19

Phần
Số chương
Số trang
TB trang/chương
Nốt
Phần 1
9
61
6.7
Đồ
Phần 2
16
55
3.44
Sol
Phần 3
21
132
6.2

Phần 4
17
44
2.6
Si
Phần 5
20
70
3.5
Sol

Phần 6
23
83
3.46
Sol
Phần 7
7
36
5.1
Mi
Bảng 1: Các nốt nhạc trong bảy phần của Sự bất tử
Như vậy, qua bảng 1, chúng ta nhận thấy: Sự phân chia thành từng phần với
độ dài ngắn khác nhau (ứng với mỗi nốt nhạc khác nhau) tạo nên nhịp nhanh, chậm
có-chủ-ý của mỗi phần. Phần 1 Khuôn mặt là khúc dạo đầu, nên nhịp chậm rãi với
nốt Đồ. Những trăn trở của Agnés khi thấy bản thể của mình bị chìm lẫn giữa muôn
vàn “gương mặt bản thể” khác cũng chính là trăn trở của nhà văn về việc làm sao để
tạo được bản sắc, tiếng nói, phong cách riêng của tiểu thuyết hiện đại. Phần 2 Sự bất
tử là những câu chuyện về Goethe, Beethoven, về mối tình giữa Goethe và Bettina,
về cuộc nói chuyện giữa Goethe và Hemingway và cuộc đối đầu giữa Goethe và
Napoleon. Ở phần này, mạch truyện đã bắt đầu có tiết tấu hơi nhanh bởi xuất hiện
nhiều nhân vật với những cuộc đối thoại về những vấn đề nóng bỏng của lịch sử và
văn hóa. Phần 3 Đấu tranh là nốt Rê, trở về nhịp điệu chậm vừa phải. Trong đó, có
các nhân vật thời hiện đại, có Agnés với các mối quan hệ xung quanh như Paul –
chồng, Laura – em gái và Brigitte – con gái. Bên cạnh đó còn là Bernard – bạn của
Paul đồng thời là nhân tình của Laura, Giáo sư Avenarius với mối quan hệ giữa


20
những người đã kể, và một số nhân vật khác. Phần này xoay quanh những câu
chuyện cuộc sống của các nhân vật hiện đại, qua đó đưa ra những chiêm nghiệm, đúc

kết về thực trạng của văn học hiện đại. Phần 4 Con người tình cảm với nốt Si cao đặc
biệt đẩy nhanh mạch truyện. Nó thể hiện những xung đột tư tưởng của nhà văn trong
việc nhìn nhận lại toàn bộ nền văn học châu Âu. Đó là những câu hỏi, những trăn trở
thường trực, như muốn cuốn xoáy con người vào việc tìm ra đâu là điều đã tạo nên
một nền văn minh châu Âu?
Phần 5 Sự ngẫu nhiên và phần 6 Mặt số đồng hồ là sự trở về của các nốt
Sol. Phần 5 nói về “mỗi phút có hàng tỷ sự trùng hợp… xảy ra trên thế giới” nên
tiết tấu câu chuyện trở nên hơi nhanh. Tương tự, phần 6, đó là tất cả những thời
kỳ trong cuộc đời của nhân vật Rubens cùng với những suy nghĩ của anh về nghệ
thuật và vô vàn suy nghĩ khác trong cuộc sống. Suy nghĩ về nghệ thuật của
Rubens cũng chính là những yêu cầu đặt ra cho tiểu thuyết: Thời gian lịch sử và
mối tương quan với sứ mệnh của tiểu thuyết.
Để kết thúc tác phẩm, với một nhịp điệu bình tĩnh, vừa vặn cho sự đóng lại
toàn bộ cuốn sách, Phần 7 Lễ mừng lại quay trở về với sự nốt trầm vừa. Ở đó, tác
giả trầm tư suy nghĩ, nhưng bộc lộ niềm hi vọng vào tương lai của tiểu thuyết.
Điều đáng chú ý, là ở kết cấu 7 nốt nhạc này, M.Kundera vô tình mà lại
dường như có chủ ý, đó là sự tương ứng giữa kết cấu, mà M.Kundera gọi đó là “đối
âm”. Phần 4 ở giữa là trung tâm với nốt Si riêng biệt. Các phần còn lại đối xứng với
nhau qua phần 4 với những nốt nhạc khác nhau.
Điều này có thể nhận thấy ở nhiều tác phẩm khác. Tiểu thuyết Đời nhẹ khôn
kham, Cuộc sống không ở đây với chương 4 là trung tâm, và chương 4 ấy đều
mang nốt Si. Hay tập truyện ngắn Những mối tình nực cười, thì trung tâm của tập
truyện là truyện ngắn thứ tư - Tranh biện…
Tuy nhiên, sự phân chia thành các nốt nhạc này mang ý nghĩa tương đối. Ví
dụ như phần 2, 5 và 6, có thể xếp nó vào nốt Sol, nhưng cũng có thể xếp vào nốt


21
Pha. Hơn thế, ngay trong từng phần, cũng có thể tìm ra được những nốt nhạc khác
nhau của từng chương. Bởi mỗi chương trong từng phần cũng có sự phân chia khác

nhau về độ dài, ngắn. Độ dài, ngắn của từng chương ứng với các nốt nhạc cho thấy
ý đồ của tác giả, là muốn khái quát ý nghĩa chủ đạo như thế nào, và việc “chiếu
sáng” nhân vật nhanh hay chậm ra sao.
Có thể lấy ví dụ phần 6 Mặt số đồng hồ gồm 23 chương. Trong đó:
Chương
Trang
Nốt
Chương
Trang
Nốt
Chương 1
>1
Si
Chương 2
4.5
Mi
Chương 3
6.5
Đồ
Chương 4
3.5
Pha
Chương 5
4.5
Mi
Chương 6
3.5
Pha
Chương 7
>5


Chương 8
>2
La
Chương 9
3
Sol
Chương 10
<2
La
Chương 11
>3
Sol
Chương 12
3.5
Pha
Chương 13
>3
Sol
Chương 14
5.5

Chương 15
>7
Đồ
Chương 16
0.5
Si
Chương 17
>6

Đồ
Chương 18
>2
La
Chương 19
2.5
La
Chương 20
>2
La
Chương 21
>4
Mi
Chương 22
2
La
Chương 23
>3
Sol



Bảng 2: Các nốt nhạc của từng chương


22
Trong bảng 2 này, chúng ta nhận thấy, trong phần 6, mỗi chương có độ dài
ngắn khác nhau, tương ứng với nó là các nốt nhạc khác nhau. Đây là “khúc solo”
chỉ của nhà họa sĩ Rubens. Toàn bộ phần 6 với 23 chương là những suy nghĩ của
Rubens. 23 chương nhắc tới Mặt số đồng hồ của cuộc đời Rubens, nhưng qua đó,

nhà văn muốn nói tới Mặt số đồng hồ của châu Âu. Đó là thời gian, là lịch sử của
châu Âu, và tiểu thuyết phải làm thế nào tận dụng được khoảng thời gian, lịch sử đã
có ấy để phát triển trong tương lai.
Nếu như mỗi phần trong tác phẩm có một “quan điểm riêng” [37, p.4], thì
tương tự như thế, M.Kundera cũng xây dựng mỗi chương như một thực thể nhỏ tự
tại. Dường như tự bản thân mỗi chương cũng có thể đảm nhận vai trò cho cả phần,
thậm chí điều đó có thể áp dụng với những chương rất ngắn của các nốt La và Si.
Tuy rất ngắn, nhưng chúng không hề dư thừa, vô nghĩa. Mỗi chương là một nốt
nhạc đầy gợi cảm quyến rũ, dù mang âm sắc tiết tấu nào, nó vẫn trở thành một
thanh âm riêng không thể trộn lẫn.
Chúng ta nhận thấy một điều rằng, với những chương có nốt cao La và Si,
M.Kundera muốn giới thiệu, bộc lộ tính cách nhân vật một cách thật nhanh, gọn,
dứt khoát với những tình huống mà sự việc diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, hầu
như lập tức gợi mở được cho người đọc hiểu được những suy nghĩ của nhân vật.
Còn ở những chương dài hơn với nốt trầm Đồ, Rê, nhân vật được “khám phá” một
cách từ từ, với thời gian quy tụ từ quá khứ, hiện tại với tương lai. Thậm chí, nếu
ngay cả những nốt Đồ, Rê ấy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, thì mạch
truyện cũng sẽ “ngừng lại” để nhân vật có khoảng lặng tự nhìn lại mình, đưa bản
thân vào những suy tư để rút ra những chiêm nghiệm. Những “khoảng lặng” để các
nhân vật ngừng lại, chăm chú tự soi vào trong chính bản ngã của mình đã tạo nên
chiều sâu và thực tính. Mạch truyện lặng là lắng lại như một nốt trầm nhấn nhá cho
toàn bản nhạc. Bị mê hoặc bởi nốt trầm ngân nga ấy, độc giả cũng sẽ có cơ hội tự
suy tư và nhìn nhận lại chính bản thân mình.

×