Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Quản lý hoạt động tài chính ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.6 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------------------

LÊ VĂN TRẠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2021

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990035860741000000


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------------------

LÊ VĂN TRẠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC DANH

Đà Nẵng – Năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện
Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng” là cơng trình
nghiên cứu của tơi dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Đức Danh. Cơng trình đƣợc tiến
hành công khai tại các các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
Mọi số liệu đƣợc sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát thực tế,
đánh giá trung thực, khách quan thực trạng quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng
THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng và
chƣa đƣợc cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.”
Tác giả luận văn

Lê Văn Trạng







vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
TÓM TẮT .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu....................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC .............................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc .................................................................................... 6
1.2. Các khái niệm có liên quan ...................................................................................... 9
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng ............................................... 9
1.2.2. Tài chính, Quản lý tài chính, tài chính trong nhà trƣờng, nguồn lực tài
chính .............................................................................................................................. 10
1.2.3. Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục và yêu cầu,
trách nhiệm của hiệu trƣởng trƣờng Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thơng ................................................................................................................ 12

1.2.4. Quản lý hoạt động tài chính trƣờng Trung học cơ sở theo hƣớng tăng
cƣờng tự chủ và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng . 13
1.3. Hoạt động tài chính trong trƣờng Trung học cơ sở ................................................ 17
1.3.1. Lập dự toán ngân sách hàng năm .................................................................. 17
1.3.2. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trƣờng Trung học cơ sở đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông .................................................................................... 21
1.3.3. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đƣợc giao .............................. 25


vii

1.3.4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo,
quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật.................. 28
1.3.5. Huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để
phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của trƣờng Trung học cơ sở
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng................................................................ 31
1.4. Quản lý hoạt động tài chính trong trƣờng Trung học cơ sở ................................... 34
1.4.1. Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính .......................................................... 34
1.4.2. Cơng khai minh bạch tài chính ...................................................................... 39
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tài chính ở trƣờng Trung học cơ
sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ........................................................... 40
1.5.1. Các yếu tố khách quan................................................................................... 40
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................................... 41
1.6. Yêu cầu, nhiệm vụ của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở trong việc thực hiện
cơ chế tự chủ đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng ................... 42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 46
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÁC
TRƢỜNG THCS HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ............................................................. 48
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................ 48

2.1.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................... 48
2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 48
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát: điều tra bằng phiếu khảo sát .................................... 48
2.1.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng
Trung học cơ sở trong huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau .................................................. 49
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau ................................................................................................................... 54
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau......... 54
2.2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thới Bình tỉnh
Cà Mau .......................................................................................................................... 56
2.2.3. Khái quát về sự phát triển giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau ................................................................................................................... 58
2.3. Thực trạng hoạt động tài chính ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau ................................................................................................................... 59
2.3.1. Thực trạng về lập dự toán ngân sách hàng năm ............................................ 59
2.3.2.Thực trạng về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ............................................ 61


viii

2.3.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện thu- chi ngân sách đƣợc giao (Quản lý
thu - chi)......................................................................................................................... 64
2.3.4. Thực trạng về chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống
kê; báo cáo quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo đúng quy định của
pháp luật ........................................................................................................................ 69
2.3.5. Thực trạng về huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp
pháp khác để phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ........................... 71
2.3.6. Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính..................... 76
2.3.7. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động tài chính các trƣờng trung học
cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau ............................................................................. 77

2.4. Đánh giá chung ....................................................................................................... 88
2.4.1. Ƣu điểm ......................................................................................................... 88
2.4.2. Hạn chế .......................................................................................................... 88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 90
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .......................................... 91
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................ 91
3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc khoa học ...................................................................... 91
3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc khả thi .......................................................................... 91
3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc thực tiễn ....................................................................... 91
3.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả ....................................................................... 92
3.1.5. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống ....................................................................... 92
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại các trƣờng trung học cơ sở huyện
Thới Bình tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................. 92
3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động tài chính cho Cán bộ quản lý,
kế toán ở các trƣờng Trung học cơ sở theo hƣớng tự chủ ............................................. 92
3.2.2. Đổi mới cơng tác lập kế hoạch hoạt động tài chính ở các trƣờng trung
học cơ sở theo hƣớng tự chủ.......................................................................................... 93
3.2.3. Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn về quản lý tài chính cho hiệu
trƣởng và kế tốn ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau theo
hƣớng đổi mới Quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông .......... 95
3.2.4. Tổ chức đổi mới hoạt động công tác công khai tài chính, xây dựng quy
chế chi tiêu nội bộ ở các trƣờng trung học cơ sở........................................................... 96
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hồn thiện phƣơng tiện quản lý
hoạt động tài chính ở trƣờng Trung học cơ sở .............................................................. 99


ix


3.2.6. Tăng cƣờng huy động các nguồn lực xã hội đầu tƣ tài chính cho các
trƣờng trung học cơ sở ................................................................................................. 100
3.2.7. Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra về hoạt động tài chính ở các trƣờng trung
học cơ sở theo hƣớng tự chủ........................................................................................ 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................... 102
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp ................................. 103
3.4.1. Chọn mẫu..................................................................................................... 103
3.4.2. Khái quát về khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm ................................... 103
3.4.3. Mức độ tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi ............................... 111
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 118
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
CB
CBQL
CBQLTC

Báo cáo tài chính
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý tài chính

CMHS

CNTT

Cha mẹ học sinh
Công nghệ thông tin

CSVC
DTHT

Cơ sở vật chất
Dạy thêm học thêm

ĐTB
GD

Điểm trung bình
Giáo dục

GD&ĐT
GDPT
GV
HĐND
HĐSP
HĐTC
HS
KBNN

Giáo dục và đào tạo
Giáo dục phổ thơng
Giáo viên
Hội đồng nhân dân

Hội đồng sƣ phạm
Hoạt động tài chính
Học sinh
Kho bạc nhà nƣớc

KT-XH
MTQG
NCKH
NĐ-CP
NS
NSNN
NV
QCCTNB
QĐ-BTC

Kinh tế - xã hội
Mặt trận tổ quốc
Nghiên cứu khoa học
Nghị định Chính phủ
Ngân sách
Ngân sách nhà nƣớc
Nhân viên
Quy chế chi tiêu nội bộ
Quyết định – Bộ tài chính

QL
QLGD
QLHĐTC
QLNN
QLTC

QLTCGD
TB

Quản lý
Quản lý giáo dục
Quản lý hoạt động tài chính
Quản lý Nhà nƣớc
Quản lý tài chính
Quản lý tài chính giáo dục
Trung bình


xi

TC-KH

Tài chính – Kế hoạch

TNTPHCM Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh
TSCĐ
TW
THCS

Tài sản cố định
Trung ƣơng
Trung học cơ sở

THPT
UBNDUỷ
XDCB


Trung học phổ thơng
Ban Nhân Dân
Xây dựng cán bộ

XHHGD

Xã hội hố giáo dục


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Thống kê số lƣợng khảo sát

49

2.2.

Khảo sát 12 hiệu trƣởng, 12 kế tốn cơng tác tại 12 trƣờng

THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau

50

2.3.

Thực trạng trình độ CBQLTC, Kế tốn của các trƣờng THCS

52

2.4.

Số liệu về tự đánh giá về năng lực QL của hiệu trƣởng, kế tốn
12 trƣờng THCS (24 ngƣời)

52

2.5.

Tự chủ tài chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng

53

2.6.

Bức tranh giáo dục huyện Thới Bình năm học 2019 – 2020

57

2.7.


Số trƣờng, lớp và học sinh của cấp THCS

58

2.8.

Xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh THCS

59

2.9.

Tình hình lập kế hoạch tài chính tại các trƣờng THCS

60

2.10.
2.11.
2.12.

Nội dung điều tra thực trạng về hoàn thiện quy chế chi tiêu nội
bộ
Thực trạng thực hiện các khoản thu theo quy định của các nhà
trƣờng THCS cơng lập tự chủ tài chính
Thực trạng thực hiện các khoản thu theo thỏa thuận giữa nhà
trƣờng với cha mẹ học sinh

61
64

66

2.13.

Thực trạng thực hiện các khoản thu hộ (nhà trƣờng tiến hành thu
các khoản thu hộ cho các tổ chức khác)

67

2.14.

Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo

68

2.15.

Tình hình chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các
trƣờng THCS

70

2.16.

Thực trạng về huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn
thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả hoạt động

72


2.17.

Tình hình thu ngân sách của 12 trƣờng THCS huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau 2018 đến năm 2020

75

2.18.

Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát các HĐTC trong nhà trƣờng

76

2.19.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá thu - chi định kỳ của hiệu trƣởng
các trƣờng THCS

79


xiii

Số hiệu
bảng
2.20.

Tên bảng
Hoạt động kiểm tra, theo dõi thu - chi tiền mặt của hiệu trƣởng

các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau

Trang
80

2.21.

Các hình thức thực hiện cơng khai tài chính

84

2.22.

Các nội dung thực hiện cơng khai tài chính

85

2.23.

Kết quả khảo sát thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình với
các cơ quan quản lý cấp trên

87

3.1.

Kết quả khảo sát về tính Cấp thiết của các biện pháp

104


3.2.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

107

3.3.

So sánh mức độ tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi
của biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại các trƣờng trung
học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong bối cảnh đổi mới
giáo dục

111

3.4.

Tổng hợp thứ bậc và sự tƣơng quan giữa tính Cấp thiết và tính
khả thi của 7 biện pháp

112


xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

2.1.

Tự đánh giá về năng lực QL

53

2.2.

Hoạt động kiểm tra đánh giá định kỳ của nhà trƣờng

79

2.3.

Hoạt động kiểm tra tiền mặt định kỳ của nhà trƣờng

80

2.4.

Các hình thức nhà trƣờng thực hiện cơng khai tài chính

85

2.5.

So sánh kết quả thực hiện tự chịu trách nhiệm dựa trên các loại

báo cáo

87

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tài chính
3.1.

3.2.

tại các trƣờng trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại
các trƣờng trung học cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong

106

109

bối cảnh đổi mới giáo dục
3.3.

Mức độ tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động tài chính tại các trƣờng trung học
cơ sở huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau

112


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Giáo dục không
những đáp ứng yêu cầu phát triển hiện tại của xã hội mà cịn phải đón đầu, định hƣớng
cho tƣơng lai. Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến giáo dục: Giáo dục là quốc sách
hàng đầu; phát triển giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Cơng nghiệp
hố – Hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời; đầu tƣ cho Giáo dục
là đầu tƣ phát triển. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trƣớc yêu cầu đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới cơ chế QLHĐTC ở trƣờng THCS có vai
trị to lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng
trình giáo dục phổ thơng. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở
huyện Thới Bình đã đƣợc Huyện uỷ, UBND huyện quan tâm tạo điều kiện phát triển.
Cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ hồn thiện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Chất lƣợng giáo dục ngày càng phát triển theo hƣớng bền vững; tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn
quốc gia ngày càng cao; diện mạo giáo dục ngày càng đổi mới. Hoạt động tài chính
từng bƣớc đƣợc phân cấp quản lý theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của chính phủ (Trích: Văn kiện đại hội đại biểu huyện Thới Bình lần thứ XIII, nhiệm
kỳ 2020 – 22025, trang 13).
Cơng tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí, nguồn vốn ngân sách đúng mục
đích, hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời với hoạt động thƣờng xuyên
của các nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các nhà
trƣờng. Quản lý hoạt động tài chính của nhà trƣờng để thực hiện Chƣơng trình GDPT
2018 phải bắt đầu từ các hoạt động dạy học, giáo dục, ƣu tiên các hoạt động tăng
cƣờng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trong nhà trƣờng và các yêu cầu về cơ sở
vật chất, thiết bị, công nghệ dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho trƣờng trung học cơ sở là đề cao hơn
vai trò ra quyết định của nhà trƣờng gắn liền với các hệ thống thông tin về trách nhiệm

giải trình. Mức độ đƣợc giao quyền tự chủ và công khai, minh bạch thông tin liên kết
mật thiết với hiệu quả phân cấp. Với cơ chế giao trách nhiệm quản lý trƣờng học,
quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trƣờng đã làm gia tăng sự tham gia của
nhân dân và cộng đồng với kết quả giáo dục nhằm nâng cao kết quả giáo dục học sinh.
Tự chủ và trách nhiệm giải trình ở trƣờng THCS là một trong những yếu tố cơ bản
thúc đẩy mỗi cá nhân giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng; đề cao vai trò của trƣờng


2
học trong trách nhiệm với cộng đồng và với các bên có liên quan về tài chính nhà
trƣờng, khuyến khích xã hội trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và chất
lƣợng giáo dục của giáo viên. Trên cơ sở đó, các trƣờng xây dựng đƣợc hệ thống khen
thƣởng phù hợp, đúng đắn tạo điều kiện tốt hơn cho dạy và học; tạo dựng niềm tin của
cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân quan tâm đến cơng tác giáo dục ủng hộ đóng góp
ý kiến, đóng góp tài chính, tham gia vào cơng tác quản lý tài chính, tạo điều kiện cơ
bản để cha mẹ học sinh và xã hội cùng phải có trách nhiệm với nhà trƣờng (Trích: Báo
cáo tổng kết năm học 2019 -2020 của Phịng giáo dục huyện Thới Bình).
Để thực hiện thành cơng Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018, cán bộ quản lý
các trƣờng THCS phải nhận thức đúng đắn về các nội dung: Quản lý hoạt động dạy
học, hoạt động giáo dục học sinh, quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và
công nghệ trong dạy học và quản lý hoạt động tài chính. Tuy nhiên vai trò, trách
nhiệm của hiệu trƣởng các trƣờng THCS trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế, tài chính; cơng tác lập kế hoạch, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chấp
hành dự toán, kiểm tra tài chính, báo cáo tài chính, cơng khai minh bạch tài chính ở
các trƣờng trung học cơ sở tại huyện Thới Bình chƣa đáp ứng yêu cầu yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông.
Từ những lý do trên, tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tài chính ở các trường
THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”
làm luận văn tốt nghiệp chƣơng trình thạc sỹ Quản lý giáo dục của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động tài chính và thực tiễn quản
lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, từ đó làm cơ
sở để đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tài chính theo hƣớng tự chủ và tự
chịu trách nhiệm tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong bối cảnh
đổi mới giáo dục phổ thông.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tài chính của các trƣờng trung học cơ sở cơng lập tại huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tài chính tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác lập đƣợc cơ sở lý luận về QLHĐTC đảm bảo tính khoa học, khảo sát và
đánh giá thực trạng QLHĐTC một cách khách quan, hoạt động quản lý hoạt động tài
chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau thì ngƣời nghiên cứu đề xuất


3
đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận về QLHĐTC tại các trƣờng trung học
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác QLHĐTC tại các trƣờng
THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các biện pháp QLHĐTC và khảo nghiệm tính Cấp thiết , tính khả thi
của các biện pháp QLHĐTC ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp QLHĐTC của hiệu trƣởng tại các
trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

- Khảo sát thực trạng tại 12/13 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thới Bình tỉnh
Cà Mau từ năm 2017 đến năm 2019.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết có liên quan nhằm xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hƣớng cho việc thiết kế cơng cụ nghiên cứu và q
trình điều tra thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quản lý hoạt động tài chính các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đƣợc
khảo sát thông qua phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp điều tra giáo dục (trƣng
cầu ý kiến bằng phiếu thu thập ý kiến) để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động
tài chính trƣờng THCS, thực trạng QLTC ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà
Mau và lấy ý kiến về việc đề xuất các biện pháp về đổi mới QLTC trƣờng THCS theo
định hƣớng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Mục đích: Đánh giá về thực trạng QLTC và các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động
QLHĐTC và quản lý hoạt động QLHĐTC ở các trƣờng trƣờng THCS huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau.
- Nội dung: Đánh giá về thực trạng QLTC và các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động
QLHĐTC và quản lý hoạt động QLHĐTC ở các trƣờng trƣờng THCS huyện Thới Bình
tỉnh Cà Mau.
i tư ng: 1 ngƣời là Chuyên viên tài chính phịng GD&ĐT Thới Bình, 1
ngi là chun viên phịng TC-KH huyện Thới Bình, 12 ngƣời là hiệu trƣởng, 12
ngƣời là kế toán, 76 ngƣời là đại diện giáo viên 12 trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh
Cà Mau.


4
- Cách thức phát hành: Phát phiếu điều tra Chuyên viên tài chính phịng GD&ĐT
Thới Bình, phịng TC-KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế tốn, đại diện giáo viên 12
trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

- Cơng cụ: Phiếu điều tra số 1 và số 2 (Phụ lục 1, Phụ lục 2) dành cho Chun viên
phịng GD&ĐT Thới Bình, phịng TC - KH huyện Thới Bình, hiệu trƣởng, kế tốn 12
trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn từ phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi,
chúng tơi sử dụng chƣơng trình SPSS để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về
mặt định lƣợng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu đƣợc. Các thông
số và phép toán thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mơ
tả và phân tích thống kê suy luận.
- Phân tích th ng kê mơ tả: các chỉ số sau đƣợc sử dụng trong phân tích thống kê
mơ tả: điểm trung bình cộng (Mean). Điểm trung bình (mean) đƣợc dùng trong việc tính
điểm đạt đƣợc của từng nhóm mệnh đề. Độ lệch chuẩn (standardizied deviation) đƣợc
dùng để mô tả sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời mẫu, nhằm đánh giá
thực trạng QLHĐTC của trƣờng trƣờng THCS tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
- Phân tích th ng kê suy luận: phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các
phép thống kê: so sánh giá trị trung bình (Compare means). Đối với các phép so sánh
tƣơng quan giá trị trung bình của 2 nhóm, phép tƣơng quan tuyến tính (hệ số tƣơng
quan thứ bậc Spearman, kí hiệu r) cho biết mức độ tƣơng quan mạnh hay yếu giữa hai
biến số có dạng là các điểm số (biến định lƣợng). Hệ số tƣơng quan r đƣợc coi là có ý
nghĩa về mặt thống kê khi p < 0,05. Cách xử lý này nhằm kiểm tra tính Cấp thiết và
tính khả thi của một số biện pháp đƣợc đề xuất đổi mới cơng tác QLHĐTC ở các
trƣờng trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
8. Cấu trúc của luận văn
Gồm phần mở đầu, 3 chƣơng, kết luận, kiến nghị và phụ lục.
- Phần mở đầu: Khái quát những vấn đề chung.
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về QLHĐTC ở trƣờng trung học
- Chƣơng 2: Thực trạng QLHĐTC tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình trong
bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông .
- Chƣơng 3: Biện pháp QLHĐTC tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình trong
bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.

- Phần kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về quản lý hoạt động tài chính đã đƣợc các nƣớc trên Thế giới quan
tâm từ rất lâu, với các cách đánh giá cũng khác nhau ở những nội dung nhƣ:
Nhà tài chính nổi bật là George Psacharopoulos với cơng trình nghiên cứu rất nổi
tiếng là về kinh tế GD, đặc biệt là tài chính giáo dục. Ơng đã phân tích sâu sắc về đóng
góp của GD với vốn nhân lực, tăng trƣởng, phát triển kinh tế, hiệu quả của GD thông
qua phân tích chi phí - lợi ích. Phân tích tài chính GD nhƣ chi tiêu cho GD, học phí,
giá thành GD, tài chính cơng cho GD, cách thức cung cấp tài chính cho GD, cơng bằng
trong GD... qua nhiều cơng trình nghiên cứu nhƣ: “Tài chính GD ở các nƣớc đang phát
triển: Thăm dị lựa chọn chính sách” (J.P.Tan and E. Jimenez, 1986). Economics of
Education: Research and Studies (Psacharopoulos, 1987). Cost-benefit analysis in
education planning (Woodhall& Maureen, 2004).
Theo tác giả Paulsen M.B.J.C (2005) nói về sự đa dạng của các chính sách tài
chính giáo dục: Các chính sách cho việc phân bổ ngân sách (công thức phân bổ, phân
bổ dựa trên hiệu quả hoạt động, phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động), chính sách tài
chính cho giáo viên và học sinh (Nguyễn Thị Vân Anh, 2015). Các tác giả đã tìm ra
bản chất và q trình hình thành các chính sách tài chính ở các cấp độ trung ƣơng, địa
phƣơng và cấp độ nhà trƣờng; C.P chandrasekhar nhấn mạnh tầm quan trọng của các
chính sách tài chính, cho rằng các chính sách tài chính đƣợc sử dụng để ảnh hƣởng,

hồn thiện và điều hành các hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính nhằm thực
hiện mục tiêu kép của việc tăng trƣởng và sự phát triển con ngƣời. Tác giả chỉ ra rằng
các chính sách tài chính cần đƣợc hình thành bao gồm: Chính sách giúp xác lập cơ cấu
tổ chức tài chính, chính sách điều hành hoạt động tài chính và các chính sách thực hiện
các thành tố của cấu trúc tài chính để thực hiện các mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Thị
Liên Phƣơng, 2015).
Còn theo tác giải Osorio F.B, Tazeen và Patrinos H.A cùng với Lucrecia
Santibanez, (2009) cùng với Lucrecia Santibanez (Nguyễn Hồng Thuận, 2009), các tác
giả nói trên đã có các nghiên cứu về phƣơng thức quản lý nhà trƣờng tự chủ dựa trên
việc đƣa ra khung khái niệm về phân tích việc trao quyền tự chủ cho các nhà trƣờng
(quản lý dựa vào nhà trƣờng) có tác dụng nhƣ thế nào đối với sự tham gia của các
thành viên trong nhà trƣờng để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu ra của nhà trƣờng.


6
Cùng với việc đƣa ra khung khái niệm về nhà trƣờng tự chủ, các nghiên cứu này cũng
đề cập tới việc quản lý nhà trƣờng thông qua việc xây dựng cơ cấu tổ chức có sự tham
gia của các tiểu ủy ban và hội đồng trƣờng để từ đó có thể huy động tối đa và toàn diện
sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng vào cơng tác quản lý
nhà trƣờng nói chung, phân bổ và sử dụng ngân sách, phát huy tối đa quyền làm chủ
và trách nhiệm của các thành viên trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài
chính trong nhà trƣờng nói riêng. Nghiên cứu của các tác giả này cũng bàn về tác dụng
của quá trình phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ cho nhà trƣờng trong việc quản lý tài
chính giúp nâng cao chất lƣợng và công bằng giáo dục nhờ việc đƣa ra các quyết định
phù hợp hơn với nhu cầu của học sinh, cha mẹ học sinh cũng nhƣ của bản thân nhà
trƣờng. Trong nghiên cứu nói trên cũng đồng thời thực hiện một số nghiên cứu về so
sánh chất lƣợng giữa trƣờng tƣ và trƣờng công ở Mỹ và nhận thấy chất lƣợng các
trƣờng tƣ thƣờng cao hơn các trƣờng công vì các trƣờng tƣ thƣờng có nhiều quyền tự
chủ, tự quản và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy các sáng kiến hơn
các trƣờng công.

Tác giả C. Paramasivan trong cuốn sách “Finacial mamagement” do Nhà xuất
bản New Age International Limited Publishers xuất bản năm 2012 đã nhấn mạnh tới
tầm quan trọng của quản lý tài chính (C. Paramasivan, 2012). Ấn phẩm này áp dụng
một cách tiếp cận mới và sáng tạo để nghiên cứu về quản lý tài chính cho các sinh viên
của trình độ cử nhân và cao học kinh tế tài chính hoặc các khóa học chun nghiệp
khác. Nhìn chung, các học giả nƣớc ngồi đã đề cập đến những vấn đề vĩ mơ của hoạt
động tài chính và quản lý tài chính.
Nhiều cơng trình của các tác giả nƣớc ngồi cũng đã nghiên cứu về vấn đề tài
chính giáo dục ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu về giáo dục Việt Nam đƣợc thực
hiện bởi Kellaghan, Greany, Muray(2009) thì Việt Nam trong những năm qua đã có
những bƣớc chuyển biến quan trọng về giáo dục, đặc biệt là tỉ lệ chi cho giáo dục và
đào tạo từ nguồn NSNN tăng một cách đáng kể trong vòng 05 năm, từ 14.99% tổng
chi NSNN năm 2000 lên 20% ở năm 2008 (chiếm 8.3% GDP); đồng thời các tác giả
trong các nghiên cứu của mình cũng đề cập tới các vấn đề có liên quan nhiều đến ảnh
hƣởng của nguồn lực tài chính và cách thức phân bổ và quản lý nguồn lực này ảnh
hƣởng tới chất lƣợng giáo dục và việc thực hiện các chính sách nâng cao chất lƣợng
giáo dục (Nguyễn Thị Vân Anh, 2015).
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới cũng đã có nhiều đề
tài NCKH tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý tài chính ngành giáo dục
trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhƣ:


7
Đề tài nghiên cứu: “Các biện pháp huy động nguồn tài chính trong đầu tƣ phát
triển giáo dục đại học Việt Nam” của Đỗ Bích Loan ( 2009) với mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các biện pháp (trong khn khổ chính sách, cơ chế) huy động các nguồn tài
chính trong đầu tƣ phát triển giáo dục đại học Việt Nam; Luận án tiến sỹ Giáo dục học
của Nguyễn Tiến Hùng với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý
trƣờng trung học phổ thông Việt Nam” (Nguyễn Tiến Hùng, 2005); Luận án tiến sĩ

kinh tế của Nguyễn Anh Thái với tiêu đề: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với
các trƣờng đại học ở Việt Nam” (Nguyễn Anh Thái, 2008) và đề tài nghiên cứu của
Vƣơng Thanh Hƣơng: “Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số
nƣớc trên thế giới” (Vƣơng Thanh Hƣơng, 2012); Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Thuận: “Đổi mới phân cấp quản lý trƣờng THPT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế” (Nguyễn Hồng Thuận, 2009). Gần nhất là đề tài trọng điểm cấp Đại học quốc
gia của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đỗ Thị Thu Hằng và cộng sự: “Nghiên
cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chính cho giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng
đối với các trƣờng trung học phổ thông Việt Nam” (Nguyễn Thị Vân Anh, 2015).
Gần đây ở khu vực Đơng - Nam bộ có: Đề tài nghiên cứu do Vũ Lan Hƣơng
làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Một số biện pháp thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách
nhiệm về tài chính trong các trƣờng phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây
Nam bộ” (Nguyễn Thị Liên Phƣơng, 2015). Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm
rõ một số vấn đề: (i) về lý luận đã hệ thống hóa lý luận về nhà trƣờng tự chủ nói chung
và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính nói riêng trong xu hƣớng
phân cấp, phân quyền làm cơ sở cho việc xây dựng và nâng cao chất lƣợng quản lý
giáo dục ở Việt Nam; (ii) về thực tiễn nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập (nhƣ năng
lực của cán bộ quản lý; một số vƣớng mắc về cơ chế và quan hệ giữa các cấp có thẩm
quyền trong cơng tác phân bổ và quản lý nguồn lực tài chính cho giáo dục) ảnh hƣởng
đến việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (hay tự chịu trách nhiệm) trong
các trƣờng phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Kết quả đề tài
dừng lại việc đề xuất một số biện pháp về điều chỉnh cơ chế và nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trƣờng THPT.
Viện Chiến lƣợc và Chính sách tài chính và Vụ Hành chính sự nghiệp của Bộ
Tài chính đã tổ chức hội thảo “Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp cơng lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ”.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về hệ thống cơ chế quản lý tài chính; mơ hình hoạt
động và phƣơng thức phân bổ nguồn lực; hệ thống các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật; cơ chế về giá dịch vụ; hạch toán kế toán cũng nhƣ hoạt động theo kết quả đầu ra
và vấn đề quản lý nguồn nhân sự. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ một cách minh



8
bạch, rõ ràng, gắn hiệu quả công việc nhƣ mô hình hoạt động. Đối với các đơn vị sự
nghiệp cơng lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp cơng có khả năng xã hội hóa cao, tự
đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thì cần đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi
cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội.
Tác giả Bùi Minh Hiền và cộng sự trong cuốn giáo trình “Quản lý giáo dục” đã
phân tích, so sánh sự khác biệt giữa các mơ hình Quản lý giáo dục của các nƣớc trong
lĩnh vực quản lý tài chính (Bùi Minh Hiền và cộng sự, 2006). Các tác giả đã nêu lên
đƣợc bản chất vấn đề tài chính trong giáo dục là chính sách sử dụng tiền tệ, quản lý
tiền tệ theo các mục đích của nền giáo dục mà Nhà nƣớc có trách nhiệm. Đồng tiền
vận động vào hoạt động giáo dục đào tạo hình thành sản phẩm có chức năng kép trong
đời sống xã hội. Nó vừa góp phần củng cố hình thái ý thức xã hội, vừa thúc đẩy sự
hình thành phát triển sức lao động để có thể tham gia vào thị trƣờng sức lao động trong
bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi và tồn cầu hóa. Đồng thời, tác giả đã giới thiệu
việc áp dụng các mơ hình lý thuyết vào quản lý giáo dục, trong đó nhấn mạnh sự hiện
hữu của các nguồn lực. Sự chuyển đổi nền kinh tế thị trƣờng tạo ra những nguồn lực
cho nền giáo dục. Chính sách bao cấp về giáo dục đào tạo đã khơng cịn thích ứng với
sự phát triển và những địi hỏi mới của đời sống xã hội. Nhà nƣớc đã từng bƣớc giao
và tăng quyền tự chủ cho các trƣờng để tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát huy sáng
tạo, tạo mọi nguồn lực để phát triển.
Tác giả Nguyễn Duy Tạo trong Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh) với đề tài “Hồn thiện quản lý tài chính các trƣờng đào tạo
cơng lập ở nƣớc ta hiện nay” đã tập trung phân tích thực trạng quản lý ngân sách giáo
dục đào tạo ở nƣớc ta trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
đổi mới khâu quản lý ngân sách (Nguyễn Duy Tạo, 2009).
Nhìn chung, các nghiên cứu nƣớc ngoài đã cung cấp đƣợc một số vấn đề lý luận
và kinh nghiệm có giá trị về quản lý vĩ mô, cách thức điều khiển nhà trƣờng theo

hƣớng đề cao tính tự quản và trách nhiệm xã hội. Các nghiên cứu trong nƣớc hữu ích
trong việc định hƣớng, cung cấp nội dung và phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc nhằm
tăng cƣờng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm báo cáo giải
trình của nhà trƣờng từ cơ chế đến chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức. Nhìn
chung các nghiên cứu này có điểm chung là đều hƣớng vào giá trị, bản chất của quản
lý tài chính, các phƣơng thức quản lý tài chính, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính và
các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính ở các loại hình trƣờng học.Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở, đặt vấn đề mà chƣa làm rõ
đƣợc thực tiễn công tác QLTC cũng nhƣ chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống các nghiệp


9
vụ cụ thể hay đề xuất đƣợc các biện pháp khoa học và có tính khả thi phục vụ cho
cơng tác QLTC trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ
GDĐT về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Bộ GD&ĐT đã tổ
chức bồi dƣỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thơng.
“Quản trị tài chính trường trung học cơ sở theo hướng tăng cường tự chủ và
trách nhiệm giải trình” là một trong những nội dung bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý
trƣờng trung học cơ sở để triển khai Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này hy vọng sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận về Quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đánh giá ƣu điểm, khuyết điểm về thực
trạng về Quản lý hoạt động tài chính ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà
Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đề từ đó đề xuất một số biện pháp
Quản lý hoạt động tài chính góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác Quản lý
hoạt động tài chính, xây dựng mơi trƣờng giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất
lƣợng giáo dục.
1.2. Các khái niệm có liên quan
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a. Quản lý: Hiện nay, hoạt động quản lý thƣờng đƣợc định nghĩa:
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ
đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý)
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức”.
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kiến hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Các khái niệm trên có những ý chung, đó là:
- Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức.
- Là những tác động có định hƣớng, có mục tiêu xác định.
- Là những tác động phối hợp của nhiều cá nhân để đạt mục tiêu của tổ chức.
Theo tác giả Lê Quang Sơn, Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà
trƣờng. Tài liệu chuyên đề sau đại học(2017): “Quản lý là q trình thực hiện các cơng
việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế
hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức( bố trí tổ chức,
phối hợp nhân sự, phân cơng cơng việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật…),
chỉ đạo điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót( nếu có) để bảo đảm
hồn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.


×